Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài dự thi Môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.55 KB, 15 trang )

Hà Thị Thanh Tuyền Chi đoàn 11Đ
Hiện nay, loài người đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nóng bỏng mang tính
thời sự, đặc biệt trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường. Đây là một vấn đề rất nan giải,
cần phải có sự kết hợp của tất cả mọi người, của các tổ chức đoàn thể, các quốc gia …
cùng giải quyết.
Từ các tài liệu sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là từ thực
tế cuộc sống, tôi đã tìm hiểu được một số vấn đề về môi trường. Nó đã giúp tôi hiểu hơn
về môi trường sống xung quanh, nó cho tôi biết mình cần phải làm gì? Mọi người cần
phải làm gì để có một môi trường trong sạch hơn?
Câu 1:
Môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Con người sống trên trái đất,
nên môi trường của loài người chính là không gian bao quanh trái đất, có quan hệ trực
tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Môi trường sống của con người, tức là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người có
ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của con người, đến chất lượng cuộc sống. Theo luật
Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam sửa đổi (Năm 2006) có định nghĩa: “ Môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến
sự sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật”.
Xung quanh con người có ba loại môi trường cơ bản, ba loại môi trường này
ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sống của con người. Đó là môi trường tự nhiên,
môi trường nhận tạo và môi trường xã hội.
1. Môi trường tự nhiên là bộ phận hợp thành của môi trường sống và môi trường sản
xuất của loài người, là bộ phận của môi trường xung quanh. Môi trường tự nhiên bao
gồm toàn bộ các đối tượng của thiên nhiên sống và không sống bao quanh con người,
các đối tượng không chịu ảnh hưởng của họat động của con người, những đối tượng đã
chịu biến đổi nhân tác ở những mức độ khác nhau, nhưng phần nào hay hoàn toàn còn
giữ được khả năng phát triển (Ví dụ như khu rừng bị chặt, đất bỏ hoá …). Môi trường
tự nhiên là tổng hợp các yếu tố tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên trong một thể thống
nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống, hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người
như: Địa hình, điạ chất, đất trồng, khí hậu, sinh vật, các hệ sinh thái và các trường vật lí
(Nhiệt, điện, từ, phóng xạ).


2. Môi trường nhân tạo là tổng hợp các yếu tố vật chất do con người tạo nên. Đó chính
là lượng của cải vật chất nhờ lao động sản xuất của con người cải tạo tự nhiên nhằm
thoả mãn các nhu cầu của xã hội như: Nhà ở, thành phố, trường học…
3. Môi trường xã hội là tổng hợp các mối quan hệ giữa con người với con người, ảnh
hưởng tới sự tồn tại và phát triển của từng cá nhân và cộng đồng dân cư.
Các loại môi trường này cùng tồn tại, tác động tương hỗ lẫn nhau chặt chẽ, trong
đó môi trường tự nhiên được xem là môi trường cơ sở có ảnh hưởng quan trọng đến
mọi hoạt động của con người và giới sinh vật.
Môi trường có ba chức năng chính:
- Là không gian sống của con người, là không gian để xã hội loài người tồn tại và phát
triển.
Hãy bảo vệ môi trường sống
1
Hà Thị Thanh Tuyền Chi đoàn 11Đ
- Là nơi cung cấp tài nguyên, nguyên nhiên liệu cần thiết cho hoạt động sống và sản
xuất của con người.
- Là nơi chứa các chất phế thải, các năng lượng thừa do con người tạo ra trong sinh
hoạt và sản xuất.
Nhưng dân số thế giới đang tăng nhanh, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì
không gian sống càng rộng mở. Bằng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại,
con người đang làm cho môi trường sống của mình ngày càng trở nên tiện nghi hơn. Và
từ đó chức năng của môi trường đã bị lạm dụng theo chiều hướng tiêu cực. Các chất
thải đưa vào môi trường ngày càng nhiều và tích dồn lại vượt quá khả năng tự làm sạch
của môi trường làm cho môi trường bị ô nhiễm. Và con người đang phải sống trong
chính môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng này. Vì thế tất cả mọi người phải
tìm kiếm các công nghệ sạch, tái sử dụng và tiết kiệm tài nguyên.
Câu 2:
Ô nhiễm môi trường có nghĩa là làm bẩn làm thoái hoá môi trường sống. Theo
điều 2 chương I luật Bảo Vệ Môi Trường của Nhà nước Cộng Hoà xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam : “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm

tiêu chuẩn môi trường ”. Thực chất ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi không có lợi
cho môi trường về các tính chất vật lí, hoá học, sinh học từ đó gây hại cho sự tồn tại và
phát triền lâu dài của xã hội loài người. Môi trường bị ô nhiễm bởi các chất gây ô nhiễm
chủ yếu do con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Có nhiều loại ô nhiễm môi trường, nhưng để tìm hiểu đầy đủ nguồn gây ô nhiễm
môi trường, ta phải tìm hiểu các chất gây ô nhiễm.
Theo điều 2 chương I luật Bảo Vệ Môi Trường của Nhà nước Cộng Hoà xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam “Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở nên
độc hại”. Từ đó có thể liệt kê chất gây ô nhiễm môi trường bao gồm bốn loại chính:
1. Những chất gây ô nhiễm vật lí như :
- Bức xạ sóng điện từ
- Ô nhiễm nhiệt
- Tiếng ồn
2. Những chất gây ô nhiễm hóa học như:
- Dẫn xuất khí của cacbon hay cacbuahiđrô lỏng
- Dẫn xuất khí của Cacbon hay Cacbuahiđrô lỏng
- Chất tẩy rửa
- Chất dẻo
- Thuốc trừ sâu và những hợp chất khác
- Dẫn xuất của Lưu huỳnh
- Dẫn xuất của Nitơ
- Kim loại nặng
- Fluorua
- Những phân tử rắn “Aerocol”
- Chất hữu cơ có thể lên men.
Hãy bảo vệ môi trường sống
2
Hà Thị Thanh Tuyền Chi đoàn 11Đ
3. Những chất gây ô nhiễm sinh học như :
- Ô nhiễm môi trường bằng vi khuẩn hay vi rút

- Sự biến đổi quần xã bằng cách du nhập không đúng những loài động vật hay thực vật.
4. Những chất làm hại về mặt thẩm mĩ
- Làm suy thoái cảnh quan và địa hình bằng quy hoạch thiếu phù hợp.
- Thiết lập các hoạt động công nghiệp vào những sinh cảnh còn nguyên vẹn hoặc ít thay
đổi bởi tác động của con người.
Ta có thể kể ra các loại chất gây ô nhiễm chủ yếu :
- Khói bụi :
Khói bụi là những hạt vật chất rắn lơ lửng có kích thước độ hạt phổ biến được
đưa lên không khí do nhiều nguyên nhân khác nhau, có lẫn trong khí thải của các ống
khói nhà máy, xe máy; Gió quấn bụi từ mặt đất lên; Núi lửa phun khói bụi lên loại có
kích thước lớn có thể dùng các biện pháp kĩ thuật loại bỏ dễ dàng, những loại bụi có
kích thước nhỏ có sự phân tán rộng vào khí quyển.
Khói bụi gây hại đến sức khoẻ của con người. Sống trong môi trường có nhiều
khói bụi dễ mắc các chứng bệnh, nhất là bệnh đường hô hấp. Không những thế khói bụi
còn ảnh hưởng đến sự sống của các loài động vật, thực vật nhất là các loài động vật trên
cạn.
Hình 1: Khói bụi từ môi trường đô thị
- Các loại khí thải độc hại :
+ Cacbonmonoxit (CO) là loại rất độc hại đối với cơ thể con người và các loại
động thực vật khác. Loại khí này được hình thành phần lớn do quá trình đốt cháy nhiên
liệu và hoá thạch (Than đá, dầu, bụi, khí đốt). Khi thâm nhập vào cơ thể CO sẽ kết hợp
với sắc tố máu Hemoglobin và gắn chặt vào oxi mà sắc tố máu vận chuyển gây hiện
tượng “Đói oxi” ở tế bào, do đó đã gây tác hại đến cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ hô
hấp. Nhiễm độc nặng CO sẽ dẫn đến bị co giật, bất tỉnh và có thể dẫn đến tử vong.
+ Cacbonđioxit (CO
2
) vốn là thành phần của khí quyển. Nhưng khi nồng độ tăng
quá mức bình thường thì lại trở thành chất gây ô nhiễm độc hại. CO
2
được tạo ra do quá

Hãy bảo vệ môi trường sống
3
Hà Thị Thanh Tuyền Chi đoàn 11Đ
trình đốt cháy nhiên liệu, núi lửa phun do quá trình hoạt động của các loài động vật…
Ước tính hàng năm lượng CO
2
thải vào khí quyển khoảng 15 tỉ tấn, khoảng 2/3 lượng
này được đại dương và thực vật trên mặt đất hấp thụ, còn lại được tích tụ trong khí
quyển. Nồng độ CO
2
tăng không những đe doạ trực tiếp đến cuộc sống của con người và
động vật mà còn dẫn đến thúc đẩy tăng cường hiệu ứng nhà kính.
+ Sunfuađioxit (SO
2
) cũng được sinh ra do đốt cháy nhiên liệu có chứa lưu huỳnh
khí độc gây hại đến đường hô hấp của giới động vật ảnh hưởng đến quá trình sinh lí
quan trọng của sinh vật nói chung. Một phần SO
2
trong khí quyển gặp hơi nước sẽ tác
dụng để tạo thành axít, đó là nguyên nhân chính gây ra mưa axít gây hại lớn đối với hệ
sinh thái.
+ Các oxít nitơ (NO
2
) chủ yếu được thải ra ở các nhà máy và từ khí thải của các
phương tiện giao thông. NO
2
là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng sương mù
thành phố; Đồng thời NO
2
còn có khả năng kết hợp với các chất khí khác để tạo nên

những hợp chất khí độc hại đối với môi trường. Hàng năm trung bình có khoảng 30
triệu tấn NO
2
bị thải vào khí quyển.
+ Khí mêtan(CH
4
)
Là loại khí độc hại chủ yếu được phát sinh từ các vùng đầm lầy, ngập nước
thường xuyên do kết quả của quá trình phân rã xác sinh vật nhờ một loại vi khuẩn yếm
khí phân huỷ thành khí Mêtan.CH
4
cũng được coi là một dạng hơi đốt, nhưng ở trong
không khí với nồng cao qua mức cho phép thì CH
4
lại rất độc hại, gây ức chế quá trình
hô hấp của động vật và quang hợp của thực vật. Hàng năm ước tính tổng lượng CH
4

thoát ra đạt khoảng 500 đến 600 triệu tấn.
+ Các khí Clorofluorocarbon (CFC) và halon là hợp chất của cácbon có chứa clo,
fluo và brom. Loại khí này được phát sinh từ các qua trình sản xuất của ngành công
nghiệp lạnh và hoá mỹ phẩm. Riêng halon được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực chữa
cháy. Theo ước tính hàng năm có khoảng 80 vạn tấn khí CFC và 60 tấn khí halon thâm
nhập vào khí quyển . Các loại khí này rất hại đối với tầng ôzôn bình lưu. Hiện nay sự
phá huỷ tầng ôzôn bình lưu đang có xu hướng gia tăng, đã có những lỗ thủng tầng ôzôn
xuất hiện gây nguy hiểm đối với sự sống của sinh vật trái đất.
- Các chế phẩm hoá chất độc hại :
Các loại thuốc bảo vệ thực vật (Thuốc trừ sâu) gồm hai loại cơ bản: Lân hữu cơ
(organo – phosphaten ) có tính độc hại cao vì ức chế hoạt tính lên men trong máu, gây
rối loạn hệ thần kinh, nhưng phân huỷ nhanh trong môi trường; Còn clo hữu cơ (hiđrô

cacbonclorime) thì nguy hiểm hơn nhiều, tuy độc tính không cao nhưng lại bền vững
nên nếu dùng thường xuyên có thể gây nhiễm độc mãn, phá hủy nhiều cơ quan trong cơ
thể sống.
- Các loại hoá chất trong sản xuất công nghiệp:
Các kim loại nặng như : Chì, thuỷ ngân, cadimi, acsen.
- Các chất phóng xạ :
Các tia phóng xạ rất nguy hiểm đối với sự sống trên trái đất, nếu bị ảnh hưởng
nhẹ thường gây gánh nặng lâu dài cho nhân loại (Quái thai, dị tật bẩm sinh, ung thư…)
gây đột biến di truyền ở người và động thực vật gây các bệnh thuộc hệ tuần hoàn, hệ
Hãy bảo vệ môi trường sống
4
Hà Thị Thanh Tuyền Chi đoàn 11Đ
thần kinh. Còn nếu bị ảnh hưởng nặng thì sẽ gây ra sự tiêu diệt hàng loạt sự sống của
mọi sinh vật.
- Tiếng ồn, độ rung được coi là chất gây ô nhiễm bắt nguồn từ các dao động cơ học
tạo ra.
Ngoài ra, các loại rác thải công nghiệp và sinh hoạt với các tính chất li, hoá, sinh
phức tạp là những chất gây ô nhiễm ngày càng trở thành vấn đề nan giải và nguy hại đối
với môi trường sống.
Bên cạnh các chất gây ô nhiễm môi trường là các đối tượng gây ô nhiễm môi
trường. Có hai loại đối tượng cơ bản gây ra ô nhiễm môi trường:
- Ô nhiễm môi trường do thiên nhiên gây ra là các tai biến bất thường của tự nhiên gây
suy thoái môi trường nghiêm trọng như : bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, mưa
đá, sóng thần…
- Ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người gây ra như :
+ Hỏa hoạn, cháy rừng, chặt phá rừng, các sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi
trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, các công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật,
văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Đây là loại sự cố thông thường về mặt kĩ thuật.
Hình 2: Cháy rừng ở Đăk Nông
+ Sự cố tìm kiến, thăm dò, khai thác khoáng sản đặc bịêt là dầu khí. Đây là loại

sự cố đặc biệt có liên quan đến cả con người và tự nhiên.
+ Sự cố trong các lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản
xuất tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ. Loại sự cố này đặc biệt nguy
hiểm cần đề phòng hết sức cẩn thận bằng các quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt và tiên
tiến.
Qua việc tìm hiểu về các chất, đối tượng gây ô nhiễm môi trường ta có thể
biết được các loại môi trường bị ô nhiễm :
1. Ô nhiễm môi trường không khí:
Hãy bảo vệ môi trường sống
5
Hà Thị Thanh Tuyền Chi đoàn 11Đ
Sự thải một cách bừa bãi các chất ô nhiễm vào khí quyển gây ra sự ô nhiễm
không khí, làm suy thoái môi trường sống cuả con người. Kể từ khi nền công nghiệp ra
đời, sự ô nhiễm không khí đã tăng lên hết sức nhanh chóng, đặc biệt trong vài thập niên
gần đây ở những nước phát triển sự tăng cường sản xuất công nghiệp và giao thông vận
tải vào trong không khí một lượng khói, khí độc và những nhân tố gây ô nhiễm làm
môi trường bị ô nhiễm khá trầm trọng. Các chất gây ô nhiễm không khí thường ảnh
hưởng đến hệ hô hấp, hệ tim mạch (ôzôn ảnh hưởng đến mắt) như Anđêhít là nhiên liệu
được các động cơ sử dụng, công nghiệp hoá năng, qua trình phân li dầu, mỡ và grixêrin
bằng phương pháp nhiệt, chất này gây ra mùi khó chịu ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp,
gây khó chịu đối với mắt, da, ảnh hưởng đến hệ thần kinh (gây cáu gắt). Amoniac phát
sinh trong quá trình hoá học của sản xuất phân đạm, sơn hay thuốc nổ, hoá chất công
nghiệp, lò than, gây hại tới màng nhày, gây viện tấy đường hô hấp, gây hại cho mắt.
Hay tro muội khói được sinh ra từ lò đốt tự nhiên ở các ngành công nghiệp, cháy rừng,
chất này gây ra các bệnh hô hấp, ảnh hưởng tới thị giác, có thể gât ung thư… Còn rất
nhiều chất khác như Anhiđritsunphuorơ, beri, cađimi, các bon, clo, chì, hiđrixyamít, các
bon oxít, nitơ oxít.
Hình 3: Nguồn gây ô nhiễm từ sản xuất công nhiệp
Những hậu quả của sự ô nhiễm không khí gây ra rất nhiều:
+ Hiệu ứng nhà kính

+ Mưa axít và sương mù axít.
+ Tầng ôzôn bi đe doạ.
+ ô nhiễm phóng xạ.
2. Ô nhiễm môi trường nước:
Nước là một trong những thành phần cơ bản của môi trường sống. Nước tham gia
vào hầu hết các hoạt động trong tự nhiên. Nếu thiếu nước thì sự sống không còn tồn tại
Hãy bảo vệ môi trường sống
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×