BÍ QUYẾT TRỞ THÀNH NHÀ
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TÀI GIỎI
Làm thế nào để trở thành nhà quản trị nhân sự tài giỏi??
Bầu không khí sinh hoạt trong công ty sẽ quyết định sự thành đạt của bạn.Chúng ta
không phủ nhận vai trò của các lĩnh vực khác như quản trị tài chính, quản trị sản xuất,
quản trị hành chính, kế toán… nhưng rõ ràng quản trị nhân sựđóng vai trò rất quan
trọng trong mọi doanh nghiệp. Bất cứ cấp quản trị nào cũng phải biết quản trị nhân
viên của mình.
Quản trị nhân sự là một lĩnh vực phức tạp và khó khăn. Nó bao gồm nhiều vấn đề như
tâm sinh lý, xã hội, đạo đức… Nó là sự trộn lẫn giữa khoa học và nghệ thuật – nghệ thuật
quản trị con người.
Công việc quản trị không hề dễ dàng khiến cho vai trò của nhà quản trị trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết. Một nhà quản trị giỏi cần biết phân tích và nắm vững các yếu tố
môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến công tácquản trị nhân sự.
Muốn lãnh đạo nhân viên thành công, muốn nhân viên an tâm nhiệt tình công tác, nhà
quản trị phải có những bí quyết riêng. Nghệ thuật quản lý nhân sự dựa trên ba bí quyết
đơn giản nhưng rất hiệu quả nhằm tăng năng suất làm việc của nhân viên, tăng lợi nhuận
và sự thỏa mãn của khách hàng. Nhân viên làm việc năng suất hơn nếu như họ biết bạn
muốn họ làm cái gì, họ được khen ngợi khi làm đúng và bị khiển trách rõ ràng nếu làm
việc không tốt, nhưng nhân cách của họ cũng phải được tôn trọng. Những nhà quản trị
nhân sự áp dụng những bí quyết này ít bị căng thẳng và dễ đạt được thành công.
Bí quyết một: xác định mục tiêu
Bí quyết đầu tiên này là nền tảng cho mọi thứ khác. Nếu mục tiêu không rõ ràng, thì
không thể đánh giá được thành quả công việc của nhân viên. Trong hầu hết các công ty,
nhân viên và ban giám đốc có hai mục tiêu khác biệt nhau. Nếu như ban lãnh đạo và nhân
viên không thông tin cho nhau để tìm ra một số mục tiêu chung mà hai bên đều nhất trí,
thì sẽ chẳng có bên nào thỏa mãn, thậm chí lại gây phiền toái cho nhau.
Nếu như bạn hỏi các nhân viên là họ có làm việc tốt hay không, thì câu trả lời thông
thường nhất sẽ là: “Gần đây, tôi chưa hề bị sếp khiến trách” hoặc “không ai nói động gì
tới tôi là tốt rồi”. Để tránh cho nhân viên có thái độ tiêu cực này, bạn phải xác định được
mục tiêu rõ ràng. Các nhà quản trị nhân sự khôn khéo nên cho nhân viên biết ngay từ đầu
là họ phải làm cái gì.
Để hoàn tất quá trình này, hãy viết các mục tiêu trên một mảnh giấy nhỏ, không quá 250
từ. Tại sao phải viết ra giấy? Để nhân viên và ban lãnh đạo có thể đọc được hàng ngày,
xem hành vi của mình có phù hợp với mục tiêu hay không.
Bí quyết hai: khen ngợi
Nhà quản trị nhân sự khôn khéo áp dụng kỹ thuật khen ngợi gồm ba phần cơ bản:
1. Khen ngay lập tức – luôn luôn khen nhân viên đúng lúc họ làm tốt. Đừng để dành lời
khen đó.
2. Khen cụ thể – ai cũng muốn được đối xử tốt nhưng người ta cảm thấy thích nhất khi
được nói chính xác là đã làm tốt cái gì.
3. Chia sẻ tình cảm – hãy phát biểu cảm nhận của mình – không phải là những gì bạn
nghĩ mà là những gì bạn cảm thấy. Tình cảm là yếu tố thân mật hơn những ý nghĩ trong
mối quan hệ con người.
Quan trọng là hãy nhớ khen ngợi nhân viên ngay lúc đầu, khi mà họ bắt đầu hiểu và thực
hiện được gần đúng công việc. Đừng chờ đến khi nhân viên làm thật đúng rồi mới khen.
Những việc làm gần đúng sẽ tạo nên một việc làm thật đúng. Ngoài ra, đừng bao giờ
khiển trách hoặc phạt nhân viên khi họ đang tìm tòi, học hỏi cách làm tốt công việc.
Khiển trách họ vào lúc đó sẽ làm cho họ chán nản muốn trả đũa và thậm chí làm họ muốn
thoát lui
Bí quyết ba: Khiển trách
Bí quyết thứ ba của nhà quản trị nhân sự giỏi là sửa chữa những điều sai trái của nhân
viên để tạo nên những kết quả tích cực. Có bốn quy tắc để khiển trách hiệu quả:
1. Khiển trách ngay: khiển trách ngay khi nhân viên làm sai. Đừng gom các lời khiển
trách đó lại rồi “làm một lượt”. Nếu không thì khi khiển trách nhân viên chính bạn có thể
sẽ nổi khùng.
2. Khiển trách cụ thể: đừng nói chung chung “Anh làm tôi muốn khùng lên…” và khi
người bị khiển trách hỏi tại sao thì nhà quản trị nhân sự giỏi luôn nói rõ nguyên nhân để
họ có thể sửa đổi.
3. Chia sẻ tình cảm: một khi bạn đã giải thích người ta làm sai cái gì thì hãy giải thích
bạn cảm thấy thế nào về điều đó – giận, khó chịu, thất vọng hay một cảm giác khác.
4. Nói cho người ta biết họ tốt thế nào: giai đoạn cuối có lẽ quan trọng nhất. Hãy chấm
dứt lời khiển trách bằng cách nói với nhân viên rằng thái độ mà bạn đang phê phán không
phải là thái độ mà bạn thường thấy ở họ và lại càng không phải thái độ mà bạn mong
muốn trong tương lai. Hành vi sai trái đó chỉ là hiện tượng nhất thời. Về bản chất, họ là
những nhân viên tốt. Có như thế, bạn mới có thể hướng sự chú ý của người bị khiển trách
vào những điều họ đã làm sai, chứ không chú ý vào cách bạn đã đối xử với người đó như
thế nào.
Trong quá trình công tác, chắc hẳn không có một cấp quản trị nào lại thuận buồm xuôi
gió chèo lái nhân viên của mình trong sóng biển yên lặng. Mâu thuẫn giữa các nhân viên
với nhau, mâu thuẫn giữa các nhân viên với cấp quản trị, mâu thuẫn giữa nhân viên với
chính sách của công ty… có thể thường xuyên xuất hiện. Nhà quản trị phải khôn ngoan,
khéo léo giải quyết các vấn đề một cách khoa học nhưng nên uyển chuyển, tránh để xảy
ra các cuộc xô xát, đình công hay bãi công. Và tốt nhất vẫn là nhà quản trị biết giao tế
nhân sự giỏi, biết thu phục và biết động viên nhân viên để họ làm việc một cách hăng hái,
đưa công ty đến đỉnh thành công.