Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.79 KB, 5 trang )
Diếp cá chữa trĩ
Dấp cá còn gọi là diếp cá, trấp cá, gọi theo tiếng Hán là
ngư tinh thảo. Đây là loại cây mọc hoang được trồng để
làm rau gia vị. Dấp cá được Đông y dùng để chữa nhiều
bệnh.
Diếp cá là dạng cây cỏ, cao 20-40 cm. Thân màu lục hoặc đỏ
tía. Lá mọc so le, hình tim, có bẹ, khi vò có mùi tanh như cá.
Hoa nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt, họp thành bông có 4 lá
bắc màu trắng trông như một chiếc hoa riêng lẻ. Hạt hình trái
xoan nhẵn.
Cây mọc trên đất ẩm trong thung lũng, ven suối, bờ mương.
Phân bố khắp các tỉnh miền núi và có nhiều ở các vườn nhà
vùng đồng bằng nông thôn. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn
cây, bỏ rễ. Thu hái quanh năm và thường dùng tươi.
Theo Đông y, rau diếp cá vị cay tanh hôi (có mùi tanh như
cá), tính ấm mát, hơi có độc, đi vào kinh phế. Có tác dụng
chữa trĩ, đinh nhọt, chữa chốc đầu, ghẻ lở, đau răng, sởi, đau
mắt đỏ, bí tiểu tiện, phụ nữ kinh nguyệt không đều, có thể
phối hợp với một số vị thuốc nam khác chữa sốt xuất huyết.
Thường dùng dưới dạng sắc hoặc ép nước cốt hoặc chế dầu
dấp cá để nhỏ mắt. Liều dùng thông thường loại cây khô từ
6-12 g, hoặc cây tươi (dùng lá) từ 20-40 g.
Một số bài thuốc có rau diếp cá
- Chữa sốt xuất huyết:
Rau diếp cá, lá bồ ngót, lá cỏ mực, mỗi thứ 100 g, sắc đặc,
uống làm nhiều lần trong ngày.
- Chữa bệnh trĩ: