Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Trầm cảm được chữa trị như thế nào? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.87 KB, 9 trang )

Trầm cảm được chữa trị như thế nào?

Có hai phương pháp
điều trị trầm cảm, hoặc
được thực hiện đơn lẻ
từng phương pháp
hoặc cũng có thể phối
hợp cả hai cùng lúc,
đó là điều trị bằng
thuốc (hóa dược) và
tâm lý trị liệu.


1. Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm
(Antidepressants)

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được sử dụng để
điều trị chứng trầm cảm. Người bệnh không nên tự ý
sử dụng các loại thuốc này mà nhất thiết phải tuân
thủ theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
Thời gian điều trị cũng cần phải được bảo đảm thực
hiện đầy đủ.

Tùy theo đợt trầm cảm xuất hiện lần đầu hay là đợt
tái phát mà thời gian điều trị thuốc có thể thay đổi từ 6
tháng cho đến vài năm. Cần theo dõi và khám định kỳ
trong thời gian dùng thuốc để bác sĩ có thể đánh giá
hiệu quả của việc dùng thuốc cùng các tác dụng phụ
của thuốc nếu có. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai hoặc
cho con bú, việc dùng thuốc cũng phải hết sức thận
trọng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.



Nếu dùng thuốc có hiệu quả, người bệnh có thể cảm
thấy ăn ngủ tốt hơn, tái lập dần các hứng thú với cuộc
sống và có cái nhìn tích cực hơn về tương lai cũng
như về bản thân. Mặc dù hiệu quả của thuốc có thể
bắt đầu nhận thấy sau một tuần điều trị, tuy nhiên
hiệu quả đầy đủ nhất do tác dụng của thuốc chỉ có
thể đạt được sau 8-12 tuần dùng thuốc.

2. Tâm lý trị liệu (Psychotherapy)

Tâm lý trị liệu là phương pháp chữa trị bằng cách
dùng các kỹ thuật tiếp cận và hỗ trợ tâm lý cho người
bệnh. Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT: Cognitive
Behavior Therapy) thường được sử dụng để giúp
người bệnh trầm cảm hình thành những suy nghĩ tích
cực hơn về bản thân mình, về thế giới xung quanh và
về tương lai.

Bên cạnh đó, một số các biện pháp hỗ trợ khác về
tâm lý – xã hội, ví dụ: huấn luyện nâng cao kỹ năng
giao tiếp, hóa giải xung đột... cũng có thể giúp người
bệnh hội nhập tốt hơn vào đời sống và thích nghi hơn
với công việc.

Trường hợp phụ nữ bị trầm cảm kèm theo bối cảnh
có các vấn đề xung đột quan hệ vợ chồng, mâu thuẫn
gia đình... có thể phải cần đến tham vấn hôn nhân
hoặc trị liệu gia đình...


Một số điều ‘‘Nên’’ và ‘‘Không nên’’ khi bị trầm
cảm

- Đừng tự cô lập bản thân. Nên cố gắng duy trì sự
tiếp xúc với những người thân, nếu có thể thì nên nói
chuyện với bác sĩ của bạn, với bạn bè, đồng nghiệp,
hoặc thậm chí có thể tìm đến một chuyên viên tham
vấn tâm lý.

Những chia sẻ của người bạn đời đóng vai trò rất quan
trọng trong liệu pháp tâm lý cho người phụ nữ bị trầm
cảm.

- Đừng vội vã thực hiện những quyết định quan
trọng chẳng hạn như ly hôn hoặc ly thân, bởi vì bạn
khó có thể suy nghĩ sáng suốt khi đang trầm cảm.

- Đừng tự trách bản thân vì mình bị trầm cảm vì bạn
đã không tự gây ra căn bệnh này cho mình.

- Đừng thất vọng vì mình không thể cảm thấy cuộc
sống một cách tốt đẹp; cần phải kiên nhẫn với căn
bệnh này. Việc chữa trị cần có thời gian để bệnh cải
thiện.

- Đừng bỏ cuộc.

- Nên tập thể dục thường xuyên, vì việc này giúp
cải thiện sức khỏe và giúp bạn lấy lại năng lượng cho
tinh thần của mình.


- Tập lại thói quen ăn uống điều độ và thành phần
thức ăn cân đối giữa các chất.

×