Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

N NG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC NO VA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.51 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC NO VA

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Đỗ Thị Bình

Nguyễn Linh Chi
Mã SV: 18D100066
Lớp: K54A2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC NO VA

Sinh viên thực hiện:


Nguyễn Linh Chi

Mã SV:

18D100066

Lớp:

K54A2


TĨM LƯỢC
Là một doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động 29 năm trong lĩnh vực đầu tư phát triển Bất động sản, Cơng ty Cồ phần Tập đồn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland
Group) đã và đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình, trở thành thương hiệu
uy tín hàng đầu trong ngành Bất động sản tại Việt Nam. Qua thời gian tìm hiểu về
doanh nghiệp, trước một số thực trạng về hoạt động kinh doanh của tập đoàn cùng với
sự hướng dẫn của giảng viên Tiến sĩ Đỗ Thị Bình, em đã hồn thành được đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Cơng ty Cồ phần Tập
đồn Đầu tư Địa ốc No Va”. Qua quá trình nghiên cứu, em càng nhận thức rõ hơn tầm
quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và
của Novaland Group nói riêng. Dựa trên tình hình thực tế, cùng với những lý thuyết
chun mơn, chun ngành đã học và sự hướng dẫn của giảng viên, kết quả đạt được
của bài khoá luận gồm:
Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm khái niệm, nội dung và các yếu tố cấu
thành năng lực cạnh tranh.
Thứ hai: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để phân tích và đánh giá thực
trạng năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va trong
tương quan với các đối thủ cạnh tranh, từ đó, rút ra những thành công, hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế đó.

Thứ ba: Trên cơ sở lý luận đã được hệ thống cùng với những đánh giá khách
quan về thực trạng năng lực cạnh tranh, đưa ra các đề xuất cụ thể nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh cho Novaland Group.
Các kết quả trên đều đảm bảo tính khoa học, tính logic, tính khách quan, trung
thực.
Mặc dù đã cố gắng để hồn thành, song do thời gian có hạn, cùng với kiến thức
thực tiễn chưa chuyên sâu của bản thân nên bài khóa luận cịn tồn tại nhiều thiếu sót.
Em rất mong được thầy cơ góp ý để Khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian tìm hiểu và thực hiện khóa luận với Đề tài: “Nâng cao năng
lực cạnh tranh của Cơng ty Cổ phần Tập đồn Đầu tư Địa ốc No Va”, em đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ để có thể hồn thành đề tài của mình.
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Thương
mại, các thầy cô giáo khoa Quản trị Kinh doanh, các thầy cô giáo thuộc Bộ mơn Quản
trị chiến lược, cùng tồn thể các thầy cơ giáo trong trường Đại học Thương mại đã
giảng dạy và giúp đỡ em trong học tập và tạo điều kiện cho em được ứng dụng những
kiến thức đã học vào nghiên cứu chuyên sâu.
Em xin cảm ơn cô Tiến sĩ Đỗ Thị Bình, giáo viên trực tiếp hướng dẫn em đề tài
này. Em xin cảm ơn cơ vì sự tận tình chỉ bảo, hướng dẫn về phương pháp làm bài cũng
như giúp em chỉnh sửa nội dung chi tiết trong suốt q trình em làm khóa luận này.
Em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Novaland Group cùng tập thể cán bộ, nhân
viên đã tạo điều thuận lợi cho em được tìm hiểu rõ hơn về tập đồn. Cảm ơn anh chị đã
cung cấp số liệu và thông tin thực tế để em hồn thành bài làm của mình.
Trong q trình thực hiện nghiên cứu đề tài, em đã rất cố gắng, tuy nhiên do thời
gian có hạn và năng lực cịn hạn chế nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính
vì vậy, em mong nhận đươc sự đánh giá quan tâm và những lời phê bình, đóng góp
chân thành của các thầy cơ để đề tài được hồn thiện và đạt kết quả tốt.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Nguyễn Linh Chi


5

MỤC LỤC
TÓM LƯỢC

1

LỜI CẢM ƠN

2

MỤC LỤC

3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

6

PHẦN MỞ ĐẦU

7

1.


Tính cấp thiết của đề tài

7

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

8

3.

Các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

11

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

11

5.

Phương pháp nghiên cứu

11

6.


Kết cấu của đề tài

14

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1.

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN

1.1.1.

Một số khái niệm cơ bản

15
15
15

1.1.1.1.

Khái niệm cạnh tranh

15

1.1.1.2.

Khái niệm năng lực

15


1.1.1.3.

Khái niệm năng lực cạnh tranh

15

1.1.2.

Một số lý thuyết liên quan

18

1.1.2.1.

Lý thuyết về nguồn lực (RBV) của doanh nghiệp

18

1.1.2.2.

Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

19

1.2.
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP
20
1.2.1.


Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài

20

1.2.2.

Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong

21

1.3.
PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP
22
1.3.1.

Nhận diện SBU và đối thủ cạnh tranh đối sánh của doanh nghiệp

22

1.3.2.

Xây dựng các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của SBU của doanh nghiệp 23

1.3.3.

Đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp

26



6

1.3.4.
1.4.

Xây dựng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

29

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 30

1.4.1.

Nhóm chỉ tiêu định lượng

30

1.4.2.

Nhóm chỉ tiêu định tính

31

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC NO VA
33
2.1.
KHÁI QT VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC NO VA

(Novaland Group)
2.1.1.

Giới thiệu chung về doanh nghiệp

33
33

2.1.1.1.

Thông tin chung về doanh nghiệp

33

2.1.1.2.

Quá trình hình thành và phát triển

33

2.1.1.3.

Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

34

2.1.2.

Kết quả kinh doanh của Novaland Group


34

2.2.
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NOVALAND GROUP
36
2.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngồi

36

2.2.1.1.

Mơi trường vĩ mơ

36

2.2.1.2.

Mơi trường vi mơ

38

2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong
2.3.
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NOVALAND GROUP
2.3.1.

Nhận diện SBU và đối thủ cạnh tranh đối sánh của Novaland Group


39
41
41

2.3.1.1.

Nhận diện SBU hiện tại của Novaland Group

41

2.3.1.2.

Xác định đối thủ cạnh tranh đối sánh của Novaland Group

43

2.3.2.

Xây dựng các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Novaland Group

45

2.3.3.

Đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của Novaland Group

47

2.3.3.1.


Đánh giá năng lực cạnh tranh tuyệt đối

47

2.3.3.2.

Đánh giá năng lực cạnh tranh tương đối

47

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC NO VA
51
3.1.
CÁC KẾT LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC NO VA (Novaland Group)
51
3.1.1.

Thành công

51


7

3.1.2.

Hạn chế


51

3.1.3.

Nguyên nhân

52

3.1.3.1.

Nguyên nhân khách quan

52

3.1.3.2.

Nguyên nhân chủ quan

52

3.2.
CÁC DỰ BÁO THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CẠNH
TRANH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC NO VA (Novaland
Group)
53
3.2.1.

Dự báo thay đổi môi trường kinh doanh

3.2.2. Định hướng cạnh tranh của Novaland Group


53
54

3.3.
CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC NO VA (Novaland Group)
55
3.3.1.

Các đề xuất

55

3.3.1.1.

Nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực

55

3.3.1.2.

Đảm bảo và nâng cao nguồn lực tài chính

55

3.3.1.3.

Xây dựng thương hiệu và hình ảnh sản phẩm


55

3.3.1.4.

Tăng cường việc hợp tác và xây dựng văn hóa doanh nghiệp

56

3.3.2.

Các kiến nghị

56

3.3.2.1.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế của Nhà nước, tạo
mơi trường kinh doanh ổn định
56
3.3.2.2.

Hồn thiện, bổ sung các chính sách của doanh nghiệp

57

KẾT LUẬN

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO


59

PHỤ LỤC

60


8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1
BCKQKD

Báo cáo kết quả kinh doanh

2

BĐS

Bất động sản

3

DN

Doanh nghiệp

4

NLCT


Năng lực cạnh tranh

DANH MỤC BẢNG
STT

Đề mục

Tên Bảng biểu

Trang

1

Bảng 2.1

Kết quả hoạt động kinh doanh của Novaland Group
từ năm 2018 đến 2020

35

2

Bảng 2.2

So sánh từng đối thủ cạnh tranh của Novaland
Group

44


3

Bảng 2.3

Mức độ đáp ứng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh
tranh của Novaland Group

47

4

Bảng 2.4

Mức độ đáp ứng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh
tranh của Novaland Group so với Vingroup

48

5

Bảng 2.5

Mức độ đáp ứng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh
tranh của Novaland Group so với Him Lam Land

49

DANH MỤC HÌNH VẼ
STT
1


Đề mục
Hình 1.1

Tên Hình

Trang

Mơ hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp

22


9

2

Hình 2.1

Biểu đồ mức điểm quan trọng của các tiêu chí đánh
giá năng lực cạnh tranh của Novaland Group

45


10

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh đóng vai trị vơ cùng quan trọng
và được coi là động lực cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, nếu không có cạnh
tranh thì khơng có sự đổi mới, khơng có sự phát triển cũng như tiến bộ. Hầu hết các
quốc gia nhận thấy trong mọi hoạt động đều tồn tại cạnh tranh, coi cạnh tranh không
những là môi trường thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng suất mà còn là yếu tố
quan trọng trong mối quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội.
Cạnh tranh là một tất yếu khách quan, là động lực thúc đẩy phát triển mọi thành
phần kinh tế, góp phần xóa bỏ những thứ bất hợp lý trong kinh doanh. Cạnh tranh
không chỉ đo lường bằng năng lực nội tại của doanh nghiệp mà còn được đo bằng sự so
sánh giữa các chủ thể với nhau. Để đạt được vị thế cạnh tranh của mình, song song với
việc kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp còn phải phát triển điểm mạnh, hạn chế điểm
yếu nhằm nâng cao vị thế so với đối thủ cạnh tranh.
Những năm gần đây, Việt Nam luôn là một trong những thị trường rất năng động
và có tốc độ phát triển nhanh. Đó là một tín hiệu đáng mừng, là cơ hội lớn cho các
doanh nghiệp trong quá trình nước ta hội nhập nền kinh tế thế giới. Việc tạo ra cơ sở
vật chất và hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội là một
điều tất yếu, đi đôi với việc phát triển kinh tế còn cần phải chú trọng tới phát triển các
ngành phụ trợ một cách đồng bộ. Vì vậy, thị trường bất động sản (BĐS) trong nước có
xu hướng phát triển vô cùng mạnh mẽ và sâu rộng, được đánh giá là một thị trường đầy
tiềm năng và nhiều cơ hội.
Tuy nhiên, tồn tại song song với sự phát triển mạnh mẽ đó là những thách thức
lớn cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Cùng gia nhập vào một thị trường
chung, nếu mỗi doanh nghiệp không tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình được
thì trong mỗi trường đầy khốc liệt ấy, doanh nghiệp sẽ sớm tụt lùi lại phía sau và phải
ra khỏi ngành.
Cơng ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland Group) là một trong
những thương hiệu uy tín hàng đầu về lĩnh vực Bất động sản tại Việt Nam. Tập đoàn


11


không ngừng đổi mới, phát triển các dự án, nâng cao năng lực chun mơn cũng như
các chương trình chăm sóc khách hàng, song so với yêu cầu ngày càng cao của nền
kinh tế thị trường, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu kém
so với các công ty đối thủ. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho Novaland, gây ra
những tác động đáng kể đến lợi nhuận và uy tín tập đồn. Để tìm được câu trả lời cho
vấn đề này, cần phải có những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra những
giải pháp hữu hiệu, cách giải quyết kịp thời. Trên cơ sở đó, em đã lựa chọn đề tài
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va”
làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình, nhằm đưa ra một số giải
pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ln là một
đề tài có sức hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu, hoạch định cũng như nhà quản lý của
doanh nghiệp. Có thể nói đây là đề tài luôn được các nhà nghiên cứu cả trong nước và
nước ngồi liên tục đề cập trong các cơng trình nghiên cứu khoa học.
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, có rất nhiều cuốn sách cũng như cơng trình nghiên cứu khai thác về
đề tài này, có thể kể đến như là:
Cuốn “Chiến lược cạnh tranh” của tác giả M.Porter do Nhà xuất bản Trẻ dịch và
phát hành: Tác giả đã giới thiệu về một trong những công cụ cạnh tranh mạnh mẽ nhất,
ba chiến lược cạnh tranh phổ quát là chi phí thấp, khác biệt hóa và trọng tâm, những
chiến lược đã biến định vị chiến lược thành một hoạt động có cấu trúc. Ơng chỉ ra
phương pháp định nghĩa lợi thế cạnh tranh và trình bày một góc nhìn hồn tồn mới về
cách thức phân chia lợi nhuận.
Cuốn “International Competitiveness, The Economic Journal” của Jan Fagerberg
(1988): Tác giả nghiên cứu phát triển và thử nghiệm một mơ hình về các xu hướng
khác nhau trong năng lực cạnh tranh quốc tế và tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia.
Mơ hình liên hệ sự phát triển thị phần trong và ngồi nước với ba nhóm yếu tố là khả
năng cạnh tranh về công nghệ, khả năng cạnh tranh về giao hàng và khả năng cạnh

tranh về giá.


12

Cuốn “Localised learning and industrial competitiveness, Cambridge Journal of
Economics” của tác giả P.Maskell và A.Malmberg (1999): Cuốn sách lập luận khả
năng cạnh tranh bền vững đòi hỏi phải liên tục thay thế các nguồn tài nguyên cũ nát,
xây dựng lại các cấu trúc lỗi thời và đổi mới thể chế quốc gia hoặc khu vực quan trọng
về kinh tế trong bối cảnh sự bắt chước dần biến các năng lực bản địa hóa thành hiện
tượng tồn cầu.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1. Sách báo, tạp chí và các cơng trình nghiên cứu có liên quan
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Đại học
Thương Mại, “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
thuộc Vinatex trong hoạt động xuất nhập khẩu”. Đề tài tập trung nghiên cứu, xác định
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may mặc Việt Nam trong hoạt động xuất nhập
khẩu, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp may mặc trong giai đoạn 2015. Đồng thời, rút ra những bài học cho việc
đưa ra các giải pháp nêu trên.
Đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
hội nhập kinh tế Quốc tế” của tác giả Nguyễn Thế Nghĩa, Tạp chí Cộng sản Online số
23 (143), 2007. Bài viết chỉ rõ, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với
những thách thức thật sự to lớn, đó là hạn chế trong năng lực cạnh tranh, sự lạc hậu về
khoa học - công nghệ, hạn chế về khâu nguyên vật liệu và sự yếu kém về thương hiệu,
chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại. Từ việc phân
tích này, tác giả đã đề xuất gói 5 giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT)
của doanh nghiệp.
Bài viết “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển cân bằng và bền
vững cho Việt Nam” của tác giả Vũ Tiến Lộc, Tạp chí Cộng sản số 05 (96), 2019 đã

chỉ ra tổng quan năng lực cạnh tranh của quốc gia, những lợi thế cạnh tranh của Việt
Nam. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh vẫn còn hạn chế đặc biệt đáng lo ngại là tăng
trưởng năng suất lao động ở Việt Nam đã chậm lại. Do đó tác giả đã đưa ra một số
khuyến nghị chính sách cho Việt Nam nhằm góp phần nâng cao NLCT của quốc gia.
Tạp chí “Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm
Traphaco” thuộc về tác giả Lê Viết Hùng, Phan Thị Thanh Tâm (2010).
2.2.2. Khóa luận của sinh viên


13

Khóa luận “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
NetNam” của sinh viên Phạm Thị Thoại, K49A2, khoa Quản trị kinh doanh, trường
Đại học Thương Mại thực hiện năm 2016 dưới sự hướng dẫn của ThS. Phùng Mạnh
Hùng. Bài khóa luận đã phân tích vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần NetNam, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị giúp nâng cao năng lực cho
cơng ty.
Khóa luận “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Vận
chuyển nhanh 247 Việt Nam” của sinh viên Nguyễn Thị Tuyến – K52A2 - Khoa Quản
trị kinh doanh – Trường Đại học Thương Mại, dưới sự hướng dẫn của TS Đỗ Thị
Bình, thực hiện năm 2019. Bài khóa luận đã nêu ra được những khái niệm và cácnội
dung, yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh, phân tích và đánh giá được thựctrạng
năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Vận chuyển nhanh 247 Việt Nam, đồngthời
đưa ra được những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho cơng ty đó.
 Khóa luận tốt nghiệp “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Cơng ty Cổ phần tự
động hóa Tân Phát” của sinh viên Đinh Thị Thùy Linh (2017), Trường đại học Thương
Mại. Đề tài đã nêu ra được những khái niệm và các vấn đề liên quan đến cạnh tranh và
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đã phân tích được thực trạng hoạt động và năng
lực cạnh tranh của Cơng ty, từ đó đưa ra các giải pháp, các kiến nghị giúp cho Công ty
nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường. 

Nhìn chung các đề tài nêu trên đều đã đưa ra được những lý luận về năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp, sự thành công và cả mặt hạn chế về khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể, từ đó đưa ra giải pháp và kiến nghị để
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do nền kinh tế luôn phát
triển và biến động không ngừng cùng với bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, vấn đề
nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn mới
cần được khắc phục, địi hỏi các nhà nghiên cứu phải liên tục cập nhật.
Tại Cơng ty Cổ phần Tập đồn Đầu tư Địa ốc No Va, trước đây chưa từng có
cơng trình nào nghiên cứu về đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty và đây
cũng là cơng trình nghiên cứu lần đầu tiên được đưa vào nghiên cứu tại Trường Đại
học Thương Mại. Do vậy, đề tài nghiên cứu về “Nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ phần Tập đồn Đầu tư Địa ốc No Va” có tính mới mẻ và không trùng lặp
với các đề tài nghiên cứu trước đây.


14

3. Các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của cơng ty Cổ phần Tập đồn Đầu tư
Địa ốc No Va, đánh giá những thành công đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân của
thực trạng, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là: Hệ thống hóa những cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh và nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm khái niệm, nội dung và các yếu tố
cấu thành năng lực cạnh tranh.
Hai là: Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần
Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh, từ đó chỉ
ra những thành cơng, hạn chế và ngun nhân của những thành cơng, hạn chế đó.
Ba là: Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của

Novaland Group.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần
Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
● Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng năng lực
cạnh tranh các dự án BĐS đầu tư của Novaland Group trong thị trường khu vực
các tỉnh phía Nam.
● Phạm vi về thời gian: Các dữ liệu và thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài
được thu thập trong thời gian 3 năm gần đây (2018-2020), đề xuất hệ thống giải
pháp trong thời gian tới (2021-2025)
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng 2 phương pháp chính là phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp
phân tích dữ liệu để tìm hiểu một cách cụ thể chính xác và đầy đủ để hiểu rõ về cơng
ty, qua đó nhận diện và đề xuất các phương pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể:
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu


15

5.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là thu thập dữ liệu chưa qua xử lý và khơng
có sẵn. Chính vì vậy, cần sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn để thu thập
được thông tin này.
❖ Phương pháp phỏng vấn
- Đối tượng phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn ban quản trị cấp cao, cụ thể là Phó
Giám đốc ơng Nguyễn Ngọc Huyên và bà Hoàng Thu Châu của Novaland Group.
- Nội dung phỏng vấn:Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn với nội dung về nâng cao
năng lực cạnh tranh của Novaland Group, các vấn đề về thuận lợi, khó khăn, năng lực

cạnh tranh và các đối thủ cạnh tranh của cơng ty.
- Mục đích phỏng vấn:Giúp tìm ra được các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp, thu thập được những điểm yếu, điểm mạnh của doanh nghiệp, đồng
thời thu thập được quan điểm giải quyết của ban lãnh đạo công ty trong vấn đề nâng
cao năng lực cạnh tranh của công ty.
❖ Phương pháp điều tra khảo sát
- Đối tượng điều tra:Các trưởng phòng ban và những nhân viên làm việc trong
công ty. Cụ thể là:
● Bà Nguyễn Thị Mỹ Vân, trưởng phòng kinh doanh của Novaland Group
● Nhân viên Nguyễn Tấn Vũ
● Nhân viên Nguyễn Đăng Thanh Nhân
● Nhân viên Lê Trương Hồng Uyên
● Nhân viên Ngô Thùy Linh
● Nhân viên Vũ Văn Lộc
● Nhân viên Trương Ngọc My
● Nhân viên Nguyễn Đức Trọng
● Nhân viên Nguyễn Trung Đức
● Nhân viên Nguyễn Thùy Trang


16

- Nội dung điều tra:Các vấn đề xoay quanh các yếu tố cấu thành nên năng lực
cạnh tranh của công ty .
- Mục đích của phiếu điều tra:Thu thập các thông tin về thực trạng năng lực cạnh
tranh nguồn của cơng ty dưới góc độ đánh giá của nhân viên công ty.
Trên cơ sở cấu thành năng lực cạnh tranh thu được từ phỏng vấn và điều tra, đánh
giá và xếp loại khả năng đáp ứng của công ty và các đối thủ cạnh tranh. Thu được
thông tin từ phỏng vấn và điều tra có thể nhận diện được năng lực cạnh tranh của công
ty. (Các mẫu phỏng vấn, điều tra và kết quả tổng hợp được đính kèm ở phụ lục)

5.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là những thông tin đã có sẵn hoặc là các kết
quả nghiên cứu đã có từ trước được tập hợp để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Dựa trên kết quả, có cái nhìn tổng quan về vị thế của cơng ty trên thị trường, các thuận
lợi, hạn chế và môi trường tác động của công ty.
❖ Các nguồn dữ liệu thứ cấp cơ bản:
- Nguồn nội bộ: Các báo cáo chức năng khác nhau trong cơng ty (báo cáo về chi
phí, báo cáo về doanh thu, hoạt động phân phối chức năng…) của các phịng ban:
phịng Nhân sự, phịng Hành chính, phịng kinh doanh, phịng kế tốn, thơng tin từ
website của cơng ty,…
- Nguồn bên ngồi: Cơ quan thống kê và quản lý nhà nước; Các tổ chức hiệp hội;
Sách, tạp chí học thuật chun ngành; Luận văn, khóa luận, kết quả hội nghị; các
phương tiện truyền thông (Internet, bách khoa mở…), các tổ chức thương mại …
❖ Các phương pháp tìm kiếm dữ liệu thứ cấp
- Thư viện
- Các trung tâm tài liệu
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu


17

Phương pháp phân tích dữ liệu là q trình tính tốn các thơng tin, số liệu đã thu
thập được, sử dụng ứng dụng phần mềm excel để thống kê dữ liệu trên phiếu điều tra.
Đồng thời, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chứng để đưa ra các
kết luận chính xác về thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty từ các thông tin đã thu
thập được.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời cảm ơn, danh mục bảng biểu hình vẽ, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu,
phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; phần nội dung chính chia làm 3
chương:

Chương I: Một số lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương II: Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cơng ty Cổ
phần Tập đồn Đầu tư Địa ốc No Va


18

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Khái niệm cạnh tranh ra đời khi nền kinh tế thị trường xuất hiện. Trong lịch sử
phát triển của nền kinh tế thế giới, tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh.
Theo M.Porter (1998) thì cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh
tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà
doanh nghiệp đang có. Kết quả q trình cạnh tranh là sự bình qn hóa lợi nhuận
trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.
Từ điển kinh doanh của Anh (1992) lại cho rằng cạnh tranh là sự ganh đua, sự
kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài
nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình.
Theo Paul Samuelson (1948), cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp
cạnh tranh với nhau để giành khách hàng.
Ngồi ra cịn rất nhiều các cách hiểu khác nhau về cạnh tranh, nhưng có thể hiểu
chung về cạnh tranh như sau: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà
sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân...) nhằm giành lấy những
vị thế để tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch
vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

1.1.1.2. Khái niệm năng lực
Theo Sanchez & Heene (2004) thì năng lực là khả năng duy trì, triển khai và phối
hợp các nguồn lực, các khả năng nhằm giúp công ty đạt được mục tiêu trong những bối
cảnh cạnh tranh; do đó năng lực chiếm một cấp độ thứ bậc cao hơn so với các nguồn
lực và khả năng.
Ta có thể hiểu đơn giản rằng: Năng lực chính là khả năng liên kết các nguồn lực
để cùng phục vụ cho một mục đích chung. Năng lực biểu thị sự liên kết giữa những
nguồn lực hữu hình và vơ hình riêng có của mỗi tổ chức. Năng lực thể hiện khả năng
sử dụng các nguồn lực, đã được liên kết một cách có mục đích, nhằm đạt được kết quả
mong muốn


19

1.1.1.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Vào đầu những năm 1990, khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở
Mỹ. Theo Aldington Report (1985), doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh
nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn
các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt
được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng đảm bảo thu nhập cho người lao
động và chủ doanh nghiệp. 
Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt (2010) thì năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp là những năng lực doanh nghiệp thực hiện đặc biệt tốt
hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh mà các đối thủ cạnh tranh
không dễ dàng thích ứng hoặc sao chép.
Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế
của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của
khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và
lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu
dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với

các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
1.1.1.4. Các cấp độ năng lực cạnh tranh
Khi nghiên cứu về cạnh tranh, các nhà nghiên cứu hay sử dụng khái niệm sức
cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh…Tuy nhiên, các khái niệm này là một khái niệm
phức hợp được xem xét ở các cấp độ khác nhau như: năng lực cạnh tranh của quốc gia,
năng lực cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh
của sản phẩm/dịch vụ.
- Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia: Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu định
nghĩa: Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành
quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao
xác định sự thay đổi tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người theo thời gian. Ở cấp độ
quốc gia, khái niệm năng lực cạnh tranh có ý nghĩa là năng suất sản xuất quốc gia.
Năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con người, tài nguyên
vè vốn của một quốc gia, bởi chính năng suất xác định mức sống bền vững thể hiện qua
mức lương, tỉ suất lợi nhuận từ vốn bỏ ra, tỉ suất lợi nhuận thu được từ tài nguyên thiên


20

nhiên. Năng lực cạnh tranh không phải là việc một quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực
gì để thịnh vượng mà là quốc gia đó cạnh tranh hiệu quả như thế nào trong các lĩnh
vực.
- Năng lực cạnh tranh ngành: Cạnh tranh cấp ngành được chia thành 2 loại, cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản
xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hố hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này
có sự thơn tính lẫn nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt
động của mình trên thị trường. Những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh
doanh thậm chí phá sản.
Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong các

ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất. Trong quá trình cạnh
tranh này, các chủ doanh nghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên
đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lợi nhuận. Sự điều chuyển tự
nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này sau một thời gian nhất định sẽ hình thành nên
một sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất, để rồi kết quả cuối cùng là, các
chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn như nhau thì cũng chỉ thu
được như nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.
- Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
dựa trên việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra
những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi
nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các
yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng, khả năng cung ứng,
mức độ chuyên môn hóa các đầu vào; các ngành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho
doanh nghiệp; yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ; vị trí của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp:
Thị phần: thị phần được hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữa
trong tổng dung lượng thị trường. Chỉ tiêu này càng lớn, nói lên sự chiếm lĩnh thị
trường của doanh nghiệp càng rộng.



×