Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kỹ Thuật Trồng Bắp Lai doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149 KB, 4 trang )




Kỹ Thuật Trồng Bắp Lai

Hiện nay, đang vào đầu mùa mưa, bà con nông dân đã xuống giống và đang
trong thời kỳ chăm sóc cây bắp vụ một. Chuyên mục Khuyến nông xin giới
thiệu với bà con nông dân một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật canh tác cây
bắp, hy vọng sẽ góp phần giúp bà con nâng cao năng suất cho vụ mùa.

Kỹ thuật làm đất: chọn đất thích hợp, cày sâu 15-20 cm, đất mặt tơi xốp, đất
thoát nước nhanh, giữ ẩm tốt, sạch cỏ và tàn dư cây trồng.
Chọn giống: giống phải phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương. Ở Bà
Rịa – Vũng Tàu hiện nay bà con nông dân đang sử dụng một số giống bắp
như: C.919, DK888, C.5252, DK414, LVN10, G49… các loại giống này có
những ưu điểm như: trái to, hạt đều, kháng sâu bệnh, thân cứng, phù hợp với
chất đất của địa phương.
Mật độ: trước khi gieo bắp cần thử tỷ lệ nảy mầm, yêu cầu phải đạt trên 90%,
khi gieo phải đảm bảo mật đ thích hợp tùy giống, mùa vụ, loại đất. Cần
trồng dặm để đảm bảo số cây trên một đơn vị diện tích, lượng giống gieo dao
động từ 13-17kg/ha (tùy giống).
Phân bón: Cần bón phân NPK cân đối, bón đủ, bón đúng.
- Đạm (N): nếu thiếu cây bắp tăng trưởng chậm, trái nh2ỏ, lép. Nếu dư đạm
cây yếu, dễ đổ ngã, sâu bệnh tấn công. Nhu cầu đạm cần thiết suốt cả giai
đoạn sinh trưởng của bắp, nhưng cần nhất từ giai đoạn 10 ngày trước khi trổ
cờ đến 25 ngày sau khi trổ.

- Lân (P): giúp bộ rễ gia tăng, tăng số gié, tăng khả năng kháng sâu bệnh, làm
cho hạt đều. Thiếu lân cây con chậm phát triển, sẽ xuất hiện màu tím đỏ ở bìa
chóp lá.
- Kali (K): Thúc đẩy quá trình hấp thu đạm, lân cho cây bắp, tăng tính chống


chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi. Kali cần nhiều trong thời kỳ cây từ
20 –45 ngày. Thiếu kali cây bắp phát triển chậm, cây yếu, lá già, bị vàng, hạt
nhỏ.
Trồng xen: Nếu độc canh cây bắp trên một diện tích, sâu bệnh phát triển
mạnh. Mặt khác do nhu cầu dinh dưỡng của bắp cao, tập trung trong thời gian
ngắn sẽ làm đất nghèo dinh dưỡng, vì vậy cần luân canh, xen canh trên một
diện tích đất trồng. Có thể trồng xen canh cây bắp với các loại cây như: cây
họ đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu phộng), cây mè hoặc bông vải. Trồng xen
canh giúp đất duy trì dinh dưỡng, cân bằng môi trường sinh thái.
Phòng trừ sâu bệnh: cách tốt nhất để phòng bệnh cho cây bắp là dọn sạch
tàn dư cây trồng, thăm đồng thường xuyên phát hiện sớm các loại sâu bệnh để
có cách xử lý kịp thời. Một số sâu bệnh thường gặp trên cây bắp như: sâu đục
thân, bệnh thối thân…
Thu hoạch: Khi bắp đã đủ chín về mặt sinh lý và sinh thái thì thu hoạch.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×