Tải bản đầy đủ (.ppt) (11 trang)

QUAN HỆ VIỆT NAM – CĂMPUCHIA – XIÊM (1802-1963) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 11 trang )


Nhóm 5
1. Trần Thị Hải Lê
2. Nguyễn T. Hoa Khôi
3. Võ Văn Minh
4. Trần T. Diệu Hồng
5. Trần Xuân Hiệp
6. Hồ Đắc Hoà

LƯỢC ĐỒ BA NƯỚC VIỆT NAM – CĂMPUCHIA – THÁI LAN

VIỆT NAM
CĂMPUCHIA
XIÊM
Quan hệ Việt Nam – Cămpuchia – Xiêm từ năm 1802 – 1863
chủ yếu là những quan hệ chính trị - quân sự. Nội dung cơ bản của nó
là cuộc đấu tranh giành giật ảnh hưởng ở Cămpuchia giữa triều
đình Huế và triều đình Băng Cốc. Giai đoạn này mở đầu với sự kiện
triều Nguyễn được thành lập ở Việt Nam và kết thúc khi thực dân Pháp
đặt ách đô hộ ở Cămpuchia.
QUAN HỆ VIỆT NAM – CĂMPUCHIA – XIÊM (1802 - 1863)

QUAN HỆ VIỆT NAM – CĂMPUCHIA – XIÊM (1802 - 1863)
I. KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT NAM – CĂMPUCHIA – XIÊM
TRƯỚC NĂM 1802.
- Từ thế kỷ XVI – XVIII, tương quan lực lượng giữa 3 nước có sự thay đổi lớn:
- Cũng từ đầu thế kỷ XVII, thông qua quan hệ hôn nhân, các chúa Nguyễn ở Đàng
Trong đã bước đầu xác lập được ảnh hưởng với triều đình Cămpuchia
- Nếu giữa Xiêm – Cămpuchia, Việt Nam – Cămpuchia là quan hệ của nước lớn
luôn tìm cách gây ảnh hưởng và mở rông lãnh thổ, thì giữa Việt Nam – Xiêm do sự
ngăn cách về điều kiện địa lý cho nên quan hệ này không phải là xâm lược lãnh thổ


của nhau, mà nó liên quan đến sự tranh giành ảnh hưởng của nhau đối với các nước
nhỏ. Quan hệ này rất phúc tạp, lúc thăng lúc trầm. Nhưng nhìn chung, Nguyễn Ánh
luôn giữ một tình cảm tốt đẹp với Xiêm.
+ VQ Cămpuchia sau thời kỳ Ăngco huy hoàng đã rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài.
+ Nước Đại Việt sau thời Lê sơ cũng lâm vào khủng hoảng và bị chia cắt.
+ Vương quốc Xiêm ngày càng phát triển, trở thành một quốc gia hùng mạnh bậc
nhất trong khu vực.
Trong bối cảnh đó, Cămpuchia trở thành đối tượng xâm lược liên miên của Xiêm.
Triều đình Băng Cốc dễ dàng khống chế triều đình U đông và đến thời Rama I (1782
- 1809) đã hoàn toàn kiểm soát tình hình Cămpuchia.

1. GIAI ĐOẠN TỪ 1802 – 1809.
QUAN HỆ VIỆT NAM – CĂMPUCHIA – XIÊM (1802 - 1863)
* Năm 1802, triều Nguyễn được thành lập, Việt Nam trở thành một quốc gia phong
kiến thống nhất, hùng mạnh. Sự ra đời của triều Nguyễn đã làm thay đổi sâu sắc tương
quan lực lượng, có tác động lớn tới quan hệ nước Việt Nam – Xiêm – Cămpuchia.
- Quan hệ Việt – Xiêm: Trong giai đoạn này trên nền tảng đã được Nguyễn Ánh
xây dựng trước đó, quan hệ Xiêm - Việt Nam rất hoà hảo, tốt đẹp.
- Quan hệ Xiêm – Cămpuchia: Xiêm ra sức củng cố vị trí ở Cămpuchia.
- Quan hệ Việt – Cămpuchia: Để giảm áp lực và sự o ép quá mức của Xiêm, vua
Ang Chan quyết định dựa vào triều Nguyễn . 9/1807, Ang Chan cử sứ giả sang Huế
xin triều Nguyễn tấn phong. Đề nghị của Ang Chan được triều Nguyễn chấp nhận.
Với việc Ang Chan xin thần thuộc, triều Nguyễn đã có cơ hội thuận lợi để tăng
cường ảnh hưởng đáng kể của mình ở Cămpuchia. Có thể nói, với sự kiện này, triều
Nguyễn đã tạo lập được địa vị chính trị ngang bằng với Xiêm ở Cămpuchia.

Chính sách “chư hầu kép” hay “chính sách trung hoà” sáng suốt của Ang
Chan đã làm giảm sức ép của Xiêm và tạo ra sự cân bằng trong quan hệ giữa
hai nước láng giềng lớn mạnh để giữ hoà bình và nền tự chủ của mình.
II. QUAN HỆ VIỆT NAM – CĂMPUCHIA – XIÊM (1802 - 1863)


2. GIAI ĐOẠN 1809 – 1826.
* Sau khi Rama I mất, Rama II lên nối ngôi (1809 - 1824). Đây là thời kỳ
có nhiều biến đổi trong mối quan hệ Việt Nam – Cămpuchia – Xiêm.
- Mốc đầu tiên đánh dấu sự chống đối của Cămpuchia là việc Ang Chan đã
không sang Băng Cốc để dự lễ tang của Rama I. Điều này đã làm cho quan hệ
giữa Xiêm – Cămpuchia xấu đi. Vị thế và ảnh hưởng của Xiêm ở Cămpuchia
bị suy giảm nghiêm trọng
QUAN HỆ VIỆT NAM – CĂMPUCHIA – XIÊM (1802 - 1863)
- Trong thời gian này, nhà Nguyễn đã giành được ưu thế có tính chất quyết
định trong cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng ở Cămpuchia với Xiêm .
- Mâu thuẫn giữa triều đình Băng Cốc và triều đình Huế bùng nổ, nhưng nhìn
chung còn tốt đẹp.

QUAN HỆ VIỆT NAM – CĂMPUCHIA – XIÊM (1802 - 1863)
* Vào những năm 20 của thế kỷ XIX, Miến Điện bị thất bại trong cuộc chiến tranh
Miến – Anh (1824 -1826). Từ đó, Miến Điện không còn khả năng đe doạ Xiêm
nữa. Đây là cơ hội thuận lợi để Xiêm tập trung lực lượng sang phía Đông giành giật
ảnh hưởng ở Cămpuchia với Việt Nam. Và quan hệ Việt Nam – Cămpuchia – Xiêm
đã có những thay đổi quan trọng.
- Sang thời Minh Mạng, quan hệ Xiêm - Việt vẫn tốt đẹp, nó chỉ xấu đi nghiêm
trọng khi Xiêm đàn áp cuộc khởi nghĩa Chầu A Nụ.
- Việc Xiêm đè bẹp hoàn toàn cuộc nổi dậy của Chầu A Nụ đã ảnh hưởng
lớn đến tình hình chính trị ở Cămpuchia. Nó đã khuyến khích các phần tử
thân Xiêm nổi lên. Vua Ang Chan đã nghiêng về Xiêm.

Như vậy, xét về mặt chủ quan cũng như khách quan Xiêm đang có điều
kiện thuận lợi cho một cuộc tấn công mới để mở rộng ảnh hưởng và quyền
lực ở Cămpuchia, nơi mà Việt Nam đang có nhiều ưu thế.
3. GIAI ĐOẠN 1826 – 1833


- Đối với Việt Nam, sau khi Xiêm độc chiếm Lào – “phên dậu” phía Tây của
Việt Nam, nền an ninh phía Tây bị đe doạ. Vì vậy, buộc Minh Mạng phải có
hành động cứng rắn hơn với Xiêm trong vấn đề Cămpuchia.
- Về phía xiêm, Rama III một mặt vẫn cử sứ giả sang Huế đều đặn vào các
năm 1829, 1830, 1831 nhưng mặt khác tích cực chuẩn bị cho một cuộc chiến
tranh lớn chống Việt Nam. Tháng 12/1833, Rama III huy động 5 đạo quân
đồng thời tấn công vào Cămpuchia và Việt Nam chiếm Hà Tiên.
QUAN HỆ VIỆT NAM – CĂMPUCHIA – XIÊM (1802 - 1863)
- Sau thất bại bất ngờ trước quân Xiêm ở Hà Tiên, An Giang, nhà Nguyễn đã
kịp thời chỉnh đốn các tướng lĩnh và tập trung một lực lượng quân đội, vũ khí
lớn để phản công, đẩy lùi quân Xiêm. Trước sự phản công quyết liệt của quân
Nguyễn, quân Xiêm buộc phải rút lui. Thừa thắng, quân Nguyễn vượt biên
giới truy đuổi quân Xiêm trên đất Cămpuchia.

Từ đây, hai nước chính thức cắt đứt quan hệ bang giao, bắt đầu một thời kỳ
căng thẳng, xung đột và chiến tranh giữa hai nước trên đất Cămpuchia kéo
dài hơn 10 năm từ cuối năm 1833 đến đầu năm 1847.

* Năm 1835, Ang Chan mất, Việt Nam đã khôn khéo cân nhắc đưa Ang Mey lên làm
vua - một chính phủ bù nhìn được lập ra ở Cămpuchia. “campuchia thực sự trở thành
một thuộc quốc của nhà Nguyễn”.
- Dưới sự bảo hộ của Việt Nam, Cămpuchia được tổ chức lại từ trên xuống dưới,
triều Nguyễn đã đổi tên Cămpuchia thành Tây Trấn, hoặc “người chỉ huy phía Tây”
và sử dụng các quan chức Việt Nam. Xiêm hết sức căm tức Việt Nam vì Xiêm vẫn
luôn coi Cămpuchia là phên dậu che chắn cho mình từ phía Đông và là thuộc địa
của mình. Vì thế, Rama III đã tìm mọi cách để gây ảnh hưởng trở lại đối với
Cămpuchia.
- Những việc làm của Việt Nam như ghi chép về địa chính, sự điều tra dân số và
thuế đất, thay đổi y phục của quan lại, đổi tên các tỉnh ắt hẳn đã khiến cho các quý

tộc Cămpuchia bất bình, họ đã bàn bạc đến người thừa kế ngai vàng. Ang Im và
Ang Duong được chú ý như những vị cứu tinh của dân tộc, sớm trở về để ổn định
lại đất nước. Cămpuchia lại trông cậy vào Xiêm.
4. GIAI ĐOẠN 1834 - 1347.
QUAN HỆ VIỆT NAM – CĂMPUCHIA – XIÊM (1802 - 1863)

- Về phía Xiêm, khi được sự cầu cứu từ Cămpuchia, Xiêm đã có cơ hội thuận lợi để
hạ bệ quyền lực của Việt Nam, củng cố lại quyền lực của mình ở Cămpuchia.
- Sau khi Minh Mạng mất, Thiệu Trị lên ngôi vua (1841 - 1847), mối quan hệ
giữa Xiêm và Việt vẫn không được cải thiện. Thiệu Trị không muốn có chiến
tranh và đề nghị thiết lập hoà bình để cùng cai quản Cămpuchia nhưng Xiêm
ngoan cố muốn gây chiến để gây ảnh hưởng lớn ở Cămpuchia, gạt bỏ ảnh
hưởng của Việt Nam ở đây. Vì vậy, từ năm 1834 – 1847, Xiêm và Việt Nam
liên tục tiến hành các cuộc chiến tranh trên lãnh thổ của Cămpuchia.

Tuy nhiên, sau hàng chục năm trời tiến hành chiến tranh, cả nước đều rơi vào
tình trạng suy yếu, khủng hoảng cùng với sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân
vào các nước Đông Nam Á đang là một nguy cơ lớn. Vì thế, Năm 1847, Hiệp ước
giữa Băng Cốc và Huế được ký kết. Theo đó, triều Nguyễn công nhận Ang Duong
lên làm vua, và phải triều cống cho cả Việt Nam và Xiêm. Quân Xiêm đồng ý rút
lui khỏi Cămpuchia trừ vùng Battambang và Angkor. Quân nhà Nguyễn phía Nam
Cămpuchia và trao trả tù binh cho Cămpuchia.
QUAN HỆ VIỆT NAM – CĂMPUCHIA – XIÊM (1802 - 1863)

- 3/1848, lễ tấn phong Ang Duong đã chính thức được tổ chức dưới sự chủ trì của
đại diện của Việt Nam và Cămpuchia.
5. GIAI ĐOẠN 1847 - 1863.
QUAN HỆ VIỆT NAM – CĂMPUCHIA – XIÊM (1802 - 1863)
- Ang Duong tìm mọi cách để thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng của cả Xiêm và
Việt Nam. Năm 1853, ông ta đã tìm cách giao thiệp với triều đình Pháp

- Năm 1855, Napoleon III đã cử Đờ Môngtinhi đến Cămpuchia để ký với Ang
Duong “Hiệp ước liên minh và thương mại”. Nhưng lo sợ trước lời đe doa của
Xiêm, Ang Duong đã từ chối.
- Năm 1860, Ang Dương chết, con trai lớn là Norodom lúc này khoảng 20 tuổi lên
nối ngôi trong bối cảnh triều đình có nhiều mâu thuẫn và sức ép từ phía Pháp.
- 11/1863: Cămpuchia kí hiệp ước thừa nhận quyền “bảo hộ của Pháp”

×