Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tổng quan về Nam phi,quan hệ Việt nam và Nam phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.81 KB, 5 trang )

Giới thiệu tổng quan về
Cộng hoà Nam Phi và quan hệ với Việt Nam
1.Giới thiệu chung
Cộng hoà Nam Phi nằm ở Nam phần châu Phi, giáp ranh với các nước: Cộng hòa
Namibia, Cộng hoà Botswana, Cộng hòa Zimbabwe, Cộng hòa Mozambique,
Vương quốc Swaziland, Vương quốc Lesotho (Lesotho nằm lọt trong lãnh thổ
Nam Phi) và giáp với hai đại dương là Ấn Độ dương và Đại tây dương.
Quốc khánh: ngày 27 tháng 4 (Freedom Day) .
Tổng thống: ông Thabo Mbeki.
Phó Tổng thống: bà Phumzile Mlambo Ngcuka.
Diện tích: 1 219 090 km2. Có 9 tỉnh. Mỗi tỉnh có cơ quan lập pháp và Nội
các riêng.
Dân số: 47,4 triệu người (giữa năm 2006). Theo số liệu thống kê năm 2001 tỷ lệ
dân số Nam Phi như sau: 79% người Phi, 9,6% người da trắng, 8,9% người da
màu, 2,5% người gốc Ấn Độ và châu Á.
Nam Phi là nước có nhiều dân tộc khác nhau, trong đó đông nhất là dân tộc
isiZulu, chiếm 23,8% dân số, kế đến là dân tộc isuXhosa, chiếm 17,6%, dân tộc
Africaans chiếm 13,3%, dân tộc Sesotho sa Leboa chiếm 9,4%... (số liệu thống kê
năm 2001).
80% người dân Nam Phi theo Thiên chúa giáo, 1,5% theo Hồi giáo, 15,1% không
theo tôn giáo nào (số liệu thống kê năm 2001).
Hơn 26% người trong độ tuổi lao động thất nghiệp (năm 2005).
Thu nhập quốc dân (GDP): 239,4 tỷ USD (năm 2005), chiếm 25% GDP của toàn
châu Phi.
GDP bình quân đầu người: 5.056 USD/người/năm (năm 2005).
Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Anh, tiếng isiZulu, isiXhosa, isiNdebele, Africaans,
siSwati, Sesotho sa Leboa, Sesotho, Setswana, Tshivenda và Xitsonga.
Các thành phố chính: Pretoria, Johannesburg, Cape Town (có điểm du lịch nổi
tiếng là Mũi Hảo Vọng), Durban, Port Elizabeth, Bloemfontein, East London,
Kimberley.
Tiền tệ: đồng Rand, dưới Rand là cent (100 cent = 1 Rand).


2. Tình hình chính trị; chính sách đối ngoại, nước và khu vực ưư tiên trong
chính sách đối ngoại:
-Chính trị: Tình hình chính trị nhìn chung ổn định, Chính phủ của Tổng thống
Thabo MBEKI trong mấy năm vừa qua luôn giữ được mức tăng trưởng kinh tế cao
nhất trong 20 năm qua.
Những thách thức chính của Nam Phi hiện nay: dịch bệnh, nhất là HIV/AID; thất
nghiệp, chênh lệch giàu nghèo cao…
-Chính sách đối ngoại: Nam phi là nước lớn trong khu vực, có tiếng nói và tầm ảnh
hưởng đến nhiều quốc gia châu Phi. Trong thời gian vừa qua, đặc biệt kể từ khi
Nam Phi trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, Nam
phi đã được tín nhiệm với vai trò trung gian hoà giải các cuộc khủng hoảng và
xung đột ở nhiều quốc gia ở châu Phi như: Bờ Biển ngà, Cộng hoà Công gô, Su
đăng, Zimbabwe… và thực tế đã có những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực này.
3. Tình hình phát triển kinh tế, các đối tác chính:
Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1994 – 2004 đạt khoảng 3%, năm 2005 đạt
4,9%, năm 2006 đạt 5%, dự kiến năm 2007 đạt 4,8% và năm 2010 đạt 6%.
Các đối tác chính trong xuất khẩu của Cộng hoà Nam phi là Anh, Mỹ, Nhật, Đức,
Trung Quốc, Italia…, trong nhập khẩu là Đức, Anh, Mỹ, Trung quốc, Nhật Bản,
Arập Xê – út, Pháp…
4. Ngành, mặt hàng, lĩnh vực trọng điểm hoặc có tiềm năng phát
triển:
Công nghiệp chiếm 30,3% GDP của Nam Phi (2006), với nhiều ngành khác nhau,
trong đó công nghiệp mỏ là lớn nhất (22,4% năm 2006), đứng đầu thế giới về khai
thác vàng (275 tấn năm 2006), kim cương, kim loại quý nhóm platin, quặng
crom… Công nghiệp chế tạo ngày càng phát triển mạnh: hoá dầu, hoá chất, cao su,
nhựa 22,5%, sắt thép kim loại 22,4%, thực phẩm và đồ uống 16,4%, gỗ, sản phẩm
gỗ, giấy 11%, ô tô 8,6%, nội ngoại thất 5,8%, dệt may, da, giầy dép 5,4%. Nam phi
là nhà sản xuất thép lớn nhất châu Phi, chiếm 60% sản lượng thép của toàn châu
lục. Sửa chữa tầu biển và năng lượng cũng là điểm mạnh của Nam Phi. ESKOM là
một trong 11 công ty sản xuất điện lớn nhất thế giới, sản xuất 95% điện của Nam

Phi và cung cấp điện cho hơn 30 nước châu Phi.
Lĩnh vực dịch vụ vủa Nam Phi khá phát triển, chiếm 67,1% GDP (2006). Quan
trọng nhất phải kể đến Du lịch, bình quân đóng góp khoảng 5% vào GDP.Năm
2005 có khoảng 7,4 triệu khách du lịch đến Nam Phi, tăng 10,3% so với năm 2004.
Năm 2006 Nam phi đón 8,5 triệu khách ( trong đó 7,9 triệu đến vì mục đích du
lịch, 200 ngàn đến vì mục đích làm ăn, buôn bán). Ngoài ra các dịch vụ như tài
chính ngân hàng, viễn thông, vận tải của Nam phi khá hoàn chỉnh và tiên tiến so
với các nước đang phát triển khác. Viễn thông, xây dựng và kho bãi chiếm 10%
GDP năm 2006.
Xây dựng là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất năm 2006, đạt 13,3%. Một trong
những động lực là việc chuẩn bị cho World Cup 2010.
II. Quan hệ giữa Việt Nam và Nam Phi
1. Chính trị
Việt Nam và Nam Phi có quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời, được bắt nguồn
và hun đúc trong lịch sử đấu tranh giải phóng, giành độc lập dân tộc của hai dân
tộc.
Việt Nam và Nam Phi thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1993. Việt Nam mở Đại
sứ quán tại Nam Phi từ năm 2000. Nam Phi mở Đại sứ quán tại Việt Nam từ 2002.
Đại sứ Nam Phi tại Hà Nội: ông Ratubatsl Super Moloi (từ tháng 1/2008).
Địa chỉ Đại sứ quán Nam Phi tại Hà nội: tầng 3, nhà Central Building, 31 phố Hai
Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: +84-4-936 2000/1/2/3, Fax: +84-
4-936 1991.
2.Thương mại:
Nam Phi ưu tiên đẩy mạnh xuất khẩu.
-Thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Nam Phi liên tục tăng trong những năm
vừa qua, xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi từ 1,2 triệu USD vào năm 1992
lên 101 triêu USD năm 2006, xuất siêu ngày càng nghiêng về Việt Nam, 6 tháng
đầu năm 2007 Việt Nam nhập khẩu từ Nam phi 22 triệu USD và xuất sang Nam
Phi 65,5 triệu USD.
-Nam phi có những mặt hàng được Việt Nam quan tâm nhập là: Thép cán, thép

không gỉ, gỗ (gỗ chống hầm lò), gỗ xẻ, nhôm tấm, enzym, nho tươi, quả thuộc họ
cam, quýt, máy móc, máy đo tầm xa, quả khô, da thuộc, rượu vang, hoá chất thuộc
da, sợi tổng hợp, rượu phenol, đèn điện… Khả năng cạnh tranh hàng hoá của Nam
Phi khá cao, chất lượng tốt, giá cả tương đối hợp lý.
- Nam phi quan tâm và nhập một số mặt hàng của Việt Nam như: Cà phê, giầy
dép,dệt may, sản phẩm nhựa, thiết bị điện, điện tử và linh kiện điện…Bạn cũng
quan tâm đến thiết bị cơ khí, hạt tiêu, hạt điều, cơm dừa, đồ trang trí nội, ngoại
thất, đồ gỗ ngoài trời…
- Thị hiếu người tiêu dùng Nam Phi: những mặt hàng có chất lượng cao được
người có thu nhập cao ưa dùng. Ngược lại, đại bộ phận dân số Nam Phi là người có
thu nhập thấp thường tìm mua những hàng hoá rẻ tiền và có màu sặc sỡ…
- Thị trường Nam Phi có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập.
Nhưng là thị trường đã ổn định, có hệ thống luật pháp toàn diện và chặt chẽ nên
việc tiếp cận thị trường Nam phi không phải dễ dàng, đòi hỏi phải kiên trì và hoạch
toán dài hơi. Ngành xây dựng của Nam phi đang tăng rất nhanh, nhu cầu về xi
măng, gạch cao cấp, trang trí nội thất rất lớn. Nam Phi cũng mong muốn xúc tiến
hợp tác với Việt Nam về sản xuất đồ gỗ, xây dựng. VN có thể hợp tác với Bạn để
sản xuất những mặt hàng trên. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể tiếp cận việc mở
nhà hàng, khách sạn.
- Cộng đồng người Việt Nam ở Nam phi thực sự mới được nhen nhúm từ giữa
những năm 90 của thế kỷ XX. Số lượng người Việt kinh doanh, học tập ở Nam Phi
được cho là đông nhất vào năm 2005, với tổng số khoảng 60 người, nhưng hiện
nay chỉ còn khoảng 40 người.
3. Đầu tư:
Nam Phi rất chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài nhằm giữ và tăng tốc độ phát triển
kinh tế, tạo công ăn việcc làm cho người dân lao động (Nam phi là nước có tỷ lệ
thất nghiệp rất cao (các số liệu thống kê dao động từ 20 đến 30% ).
Lĩnh vực thu hút vốn đầu tư là vật liệu xây dựng, một số ngành công nghiệp như
chế biến hải sản, sản xuất xi măng...
Hiện nay Nam phi có 2 dự án đầu tư vào Việt Nam, đó là dự án sản xuất nước ngọt

Coca Cola và dự án liên doanh với công ty Vinamilk sản xuất bia tại TP Hồ chí
Minh. Việt Nam chưa có dự án đầu tư nào vào nam Phi
4. Du lịch:
- Nam Phi có nhiều danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch. Du lịch sinh thái
(trang trại, săn bắn) rất phát triển. Cape Town là thành phố du lịch nổi tiếng của
Nam Phi.
- Số lượng khách du lịch Nam Phi đến Việt Nam ngày càng tăng. Từ chỗ hàng
tháng chỉ có khoảng chục người xin thị thực vào Việt Nam, nay số lượng này đã
đạt trung bình trên dưới 100/khách/tháng. Qua tìm hiểu được biết khách du lịch
Nam Phi thường quan tâm đến phong cảnh của Việt Nam (khác hẳn với phong
cảnh Nam Phi), văn hóa, con người, lịch sử và ẩm thực Việt Nam (thức ăn được
đánh giá là phong phú, ngon, rẻ).
5. Khoa học, Công nghệ:
- Khai thác mỏ ở độ sâu cao, chiết xuất xăng dầu từ than đá.
- Đào tạo y, bác sỹ và điều dưỡng viên chất lượng cao.
6. Các lĩnh vực khác:
- Nông nghiệp: Sản xuất theo mô hình trang trại lớn, không thể làm nhỏ lẻ vì điều
kiện đất đai và nguồn nước khan hiếm.
- Công nghiệp: Nam Phi có thế mạnh về Công nghiệp khai thác mỏ ở độ sâu lớn,
chiết xuất xăng dầu từ than đá. Mong muốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực chế tạo
máy, chế biến hải sản xuất khẩu…
- Lâm nghiệp: Trồng rừng cũng là một trong những lĩnh vực Nam Phi ưu tiên.
(Du lịch)

×