Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong triết học mác lênin và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.91 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ
ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP TRONG TRIẾT HỌC
MÁC- LÊNIN..............................................................................................2
1.1. Các nhân tố chính..........................................................................2
1.1.1. Các mặt đối lập............................................................................2
1.1.2. Mâu thuẫn biện chứng.................................................................2
1.1.3. Sự thống nhất...............................................................................3
1.1.4. Sự đấu tranh.................................................................................4
1.2. Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
.................................................................................................................4
1.2.1. Thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa.........................................4
1.2.2. Sự phát triển................................................................................5
1.2.3. Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn, biểu hiện: sự chuyển hóa của
các mặt đối lập, mâu thuẫn được giải quyết..........................................6
1.2.4. Tính chất......................................................................................6
II. Ý NGHĨA QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA
CÁC MẶT ĐỐI LẬP TRONG ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở
VIỆT NAM...................................................................................................7
2.1. Những mâu thuẫn phát sinh trong quá đổi mới ở Việt Nam.....7
2.1.1. Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và mục tiêu xây
dựng con người xã hội chủ nghĩa..........................................................7
i


2.1.2. Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và định hướng
XHCN....................................................................................................8
2.1.3. Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội........................9
2.1.4. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất (LLSX) và quan hệ sản xuất


(QHSX)...............................................................................................10
2.2. Một số giải pháp vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập nhằm nâng cao hiệu quả quá trình đổi mới Việt
Nam......................................................................................................15
2.2.1. Đối với đổi mới kinh tế.............................................................15
2.2.2. Đối với ổn định chính trị...........................................................16
KẾT LUẬN....................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................19

ii


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, cách mạng Việt Nam đã và
đang thực hiện bước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội - con đường quá độ bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Con đường ấy đòi hỏi cần phải nắm vững biện
chứng sự vận động, phát triển của các mâu thuẫn trong xã hội, thơng qua đó,
giải quyết một cách đúng đắn, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp cách
mạng ở Việt Nam đi đến thắng lợi.
V. I. Lê-nin tiếp tục phát triển lý luận mâu thuẫn khi chỉ rõ sự phát triển
xã hội trong thời đại đế quốc chủ nghĩa nổi lên hai hình thức mâu thuẫn cơ
bản. Hình thức thứ nhất là các mâu thuẫn đối kháng, điển hình là mâu thuẫn
của các giai cấp cơ bản trong xã hội có giai cấp, giữa một bên bảo thủ, phản
động với một bên tiến bộ, cách mạng; giữa tư bản với lao động, chủ nghĩa đế
quốc với các dân tộc bị áp bức. Giải quyết mâu thuẫn này chỉ có thể thơng
qua đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là cách mạng xã hội. Hình thức thứ hai là
các mâu thuẫn không đối kháng, tiêu biểu là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản
với giai cấp nông dân và các tầng lớp nghèo khổ khác...
Do đó, việc nghiên cứu đề tài “ Quy luật thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập trong triết học Mác - Lênin và ý nghĩa của nó đối với

sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” vừa có ý nghĩa lý luận lẫn thực tiễn.

1


PHẦN II: NỘI DUNG
I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT THỐNG NHẤT
VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP TRONG TRIẾT
HỌC MÁC- LÊNIN
1.1. Các nhân tố chính
1.1.1. Các mặt đối lập
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những
tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách
khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự tồn tại các mặt đối lập là
khách quan và là phổ biến trong thế giới. Theo triết học duy vật biện chứng
của Engels thì tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những
mặt trái ngược nhau. Ví dụ như: Trong ngun tử có điện tử và hạt nhân hay
trong sinh vật thì có sự đồng hoá và dị hoá, trong kinh tế thị trường có cung
và cầu, hàng và tiền. Những mặt trái ngược nhau đó trong phép biện chứng
duy vật gọi là mặt đối lập.
1.1.2. Mâu thuẫn biện chứng
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau theo
hướng trái ngược nhau, xung đột lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.
Theo triết học duy vật biện chứng của Engels thì mâu thuẫn biện chứng tồn
tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu
thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là
nguồn gốc phát triển của nhận thức. Mâu thuẫn biện chứng không phải là
ngẫu nhiên, chủ quan, cũng không phải là mâu thuẫn trong lơgic hình thức.
Mâu thuẫn trong lơgich hình thức là sai lầm trong tư duy.
Nếu bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa đựng sự

mâu thuẫn, thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật chất và
đặc biệt cựu sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ đó lại càng
2


phải chứa đựng sự mâu thuẫn... sự sống trước hết chính là ở chỗ một sinh vật
trong mỗi lúc vừa là nó nhưng lại vừa là cái khác. Như vậy sự sống cũng là
một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và các quá trình, mâu thuẫn
thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết, và khi mâu thuẫn chấm dứt thì sự
sống cũng khơng cịn nữa và cái chết xảy đến. Cũng như chúng ta đã nhận
thấy rằng trong lĩnh vực tư duy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn,
chăng hạn như mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức vô tận ở bên trong của con
người và sự tồn tại thực tế của năng lực ấy trong những người bị hạn chế bởi
hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế trong những năng lực nhận thức, - mâu
thuẫn này được giải quyết trong sự nối tiếp của các thế hệ, sự nối tiếp đó ít ra
đối với chúng ta trên thực tiễn cũng là vô tận- và được giải quyết trong sự vận
động đi lên vô tận
1.1.3. Sự thống nhất
Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống
nhất với nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau,
tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải
lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề. Các mặt đối lập tồn tại không tách rời
nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân
tố giống nhau đó gọi là sự "đồng nhất" của các mặt đối lập. Với ý nghĩa đó,"
sự thống nhất của các mặt đối lập" còn bao hàm cả sự " đồng nhất" của các
mặt đó. Engels đã đưa ra ví dụ:
“ Giai cấp vơ sản và sự giàu có là hai mặt đối lập, với tính cách như vậy
chúng hợp thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, thống nhất, chế độ tư hữu với tư
cách là sự giàu có buộc phải duy trì vĩnh viễn ngay cả sự tồn tại của mặt đối
lập của nó là giai cấp vơ sản ”— Engels

Do có sự "đồng nhất" của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của
mâu thuẫn đến một lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hoá lẫn nhau.
3


Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau của
chúng. Song đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát
triển khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập.
1.1.4. Sự đấu tranh
Các mặt đối lập khơng chỉ thống nhất, mà cịn ln "đấu tranh" với
nhau. Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài
trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Hình thức đấu tranh của các mặt
đối lập hết sức phong phú, đa dạng, tuỳ thuộc vào tính chất, vào mối liên hệ
qua lại giữa các mặt đối lập và tuỳ điều kiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh
giữa chúng.
1.2. Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh
hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó, sự thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm
cho cái cũ mất đi cái mới ra đời.
1.2.1. Thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa
Sự thống nhất: Sự thống nhất của các mặt đối lập: Là sự ràng buộc, phụ
thuộc, quy định lẫn nhau, đòi hỏi có nhau, nương tựa vào nhau của các mặt
đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình. Là sự đồng nhất của
các mặt đối lập; là sự tác động ngang nhau của các mặt đối lập.
Đấu tranh: Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, bài
trừ và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập. Sự đấu tranh của các mặt đối lập
có thể được biểu hiện ở sự ảnh hưởng lẫn nhau hoặc dùng bạo lực để thủ tiêu
lẫn nhau giữa các mặt đối lập,
Mối quan hệ: Mối quan hệ giũa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt

đối lập thể hiện ở chỗ trong một mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập khơng tách rời nhau, bởi vì trong sự ràng buộc, phụ thuộc quy
4


định lẫn nhau thì hai mặt đối lập vẫn ln có xu hướng phát triển trái ngược
nhau, đấu tranh với nhau. Khơng có sự thống nhất sẽ khơng có đấu tranh,
thống nhất là tiền đề của đấu tranh, còn đấu tranh của các mặt đối lập là
nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.
Sự chuyển hóa của các mặt đối lập là tất yếu, là kết quả của sự đấu
tranh của các mặt đối lập. Do sự đa dạng của thế giới nên hình thức chuyển
hóa cũng rất đa dạng: có thể hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau, cũng có thể
cả hai chuyển thành những chất mới. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập phải
có những điều kiện nhất định.
1.2.2. Sự phát triển
Phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập: Sự phát triển của sự vật,
hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu
thuẫn. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là 2 xu hướng tác động
khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, mâu thuẫn biện
chứng cũng bao hàm cả "sự thống nhất" lẫn "đấu tranh" của các mặt đối lập.
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, trong quá
trình vận động, phát triển của sự vật, sự thống nhất gắn liền với sự đứng im,
với sự ổn định tạm thời của sự vật.
Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển.
Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời;
sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. Việc hình thành, phát triển và
giải quyết mâu thuẫn là một quá trình đấu tranh rất phức tạp, trải qua nhiều
giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng của nó:
Giai đoạn hình thành mâu thuẫn, biểu hiện: đồng nhất nhưng bao hàm
sự khác nhau; khác nhau bề ngoài, khác nhau bản chất, mâu thuẫn được hình

thành.
5


Giai đoạn phát triển của mâu thuẫn, biểu hiện: các mặt đối lập xung đột
với nhau; các mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau.
1.2.3. Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn, biểu hiện: sự chuyển hóa của các mặt
đối lập, mâu thuẫn được giải quyết.
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt
đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và
làm cho mâu thuẫn phát triển. Lúc đầu mâu thuẫn mới xuất hiện mâu thuẫn
chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự
khác nhau đó càng ngày càng phát triển đi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập
xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn
được giải quyết. Nhờ đó thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất
mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế.
Tuy nhiên, khơng có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng khơng có
đấu tranh giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không
thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển bao
giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự
vật. Khi mâu thuẫn đã được giải quyết thì sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời
lại bao hàm mâu thuẫn mới, mâu thuẫn mới lại được triển khai, phát triển và
lại được giải quyết làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ.
Do vậy, chính sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn đến sự chuyển hóa của
các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn) là nguồn gốc, động lực của sự vận
động, phát triển. Nếu mâu thuẫn không được giải quyết (các mặt đối lập
khơng chuyển hóa) thì khơng có sự phát triển.
1.2.4. Tính chất
Mâu thuẫn là sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập

bên trong một sự vật, một hiện tượng. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và
6


phổ biến. Mâu thuẫn có tính chất khách quan vì nó là cái vốn có trong sự vật,
hiện tượng, là bản chất chung của mọi sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn có tính
phổ biến vì nó tồn tại trong tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi
quá trình, tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến nên mâu thuẫn rất đa
dạng và phức tạp. Trong các sự vật, hiện tượng khác nhau thì tồn tại những
mâu thuẫn khác nhau, trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng cũng chứa đựng
nhiều mâu thuẫn khác nhau, trong mỗi giai đoạn, mỗi q trình cũng có nhiều
mâu thuẫn khác nhau. Mỗi mâu thuẫn có vị trí, vai trị và đặc điểm khác nhau
đối với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
II. Ý NGHĨA QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA
CÁC MẶT ĐỐI LẬP TRONG ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở
VIỆT NAM
2.1. Những mâu thuẫn phát sinh trong quá đổi mới ở Việt Nam.
2.1.1. Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con
người xã hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường<KTTT> là một loại hình kinh tế mà trong đó các
mối quan hệ kinh tế giữa con người với con người được biểu hiện thông qua
thị trường, tức là thơng qua việc mua- bán, trao đổi hàng hóa- tiền tệ. Trong
kinh tế thị trường, các quan hệ hàng hóa- tiền tệ phát triển, mở rộng, bao quát
trờn nhiều lĩnh vực, có ý nghĩa phổ biến đối với người sản xuất và tiêu dùng.
Do nảy sinh và hoạt động một cách khách quan trong những điều kiện lịch sử
nhất định, kinh tế thị trường phản ánh trình đọ văn minh, và sự phát triển của
xã hội, là nhân tố phát triển sức sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xã hội
tiến lờn. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật tự thân, đặc
biệt là tính tự phát mù quáng, sự cạnh tranh lạnh lùng, dẫn đến sự phá sản,

thất nghiệp, khủng hoảng chu kỳ, ô nhiễm môi trường…
7


Những phân tích trên đây cho thấy, kinh tế thị trường và mục tiêu xây
dựng con người XHCN là một mâu thuẫn biện chứng trong thực tiễn nước ta
hiện nay. Đây chính là hai mặt đối lập của một mâu thuẫn xã hội. Giữa kinh tế
thị trường và quá trình xây dựng con người vừa có sự thống nhất, vừa có sự
đấu tranh. kinh tế thị trường vừa tạo ra những điều kiện để xây dựng, phát huy
nguồn lực con người, vừa tạo ra những độc tố đầu độc, hủy hoại con người.
Việc giải quyết những mâu thuẫn trên đây là việc làm không đơn giản.
Đối với nước ta, mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và quá trình xây dựng con
người được giải quyết bằng vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng XHCN.
2.1.2. Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và định hướng XHCN
Về chế độ kinh tế, trải qua một số năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đó
mang bản chất mới, chứa đựng những động lực phát triển bên trong từ những
khả năng vốn có của chế độ sở hữu đa dạng. Nhờ chuyển sang kinh tế thị
trường, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, bước đầu niềm
tin vào CNXH của người dân được củng cố. Trong lịng dân, CNXH khơng
chỉ là những triết tự lý thuyết trừu tượng mà gắn liền với những vấn đề cụ thể
của đời thường tiến về phía trước phù hợp với cách nghĩ, cách làm của hàng
triệu quần chúng. Vì vậy, càng đổi mới kinh tế càng gần với CNXH hơn.
“Định hướng XHCN” cũng thể hiện ở quan hệ phân phối: phân phối
cụng bằng sẽ tạo động lực cho sự phát triển. Trong kinh tế thị trường, chúng
ta chủ trương phân phối theo lao động, theo vốn trên cơ sở khuyến khích mọi
người tự do sản xuất kinh doanh cơng khai hợp pháp, đồng thời thực hiện
chính sách cụng bằng xã hội. Chế độ XHCN là chế độ của con người, do con
người, vỡ con người do đó chúng ta chủ trương chống bóc lột, bất cơng, chăm
lo sự nghiệp y tế, giáo dục, đấu tranh cho nền đạo đức mới, một lối sống lành

mạnh.
8


Khả năng định hướng trước hết phụ thuộc vào yếu tố chính trị- sự lãnh
đạo của Đảng, sự cân nhắc chọn lựa từ những yếu tố dân tộc, thời đại. Một
Đảng có đủ bản lĩnh mới vỡ CNXH, vỡ hạnh phỳc của nhân dân, có trớ tuệ,
có khả năng hình thành một hệ thống tri thức khoa học và cụng nghệ chính trị
thích hợp, có sức hỳt đối với các lực lượng kinh tế khác, có năng lực tổ chức
thực tiễn. Thực tiễn lãnh đạo cách mạng cũng như công cuộc đổi mới kinh tế
ở Việt Nam chứng tỏ không có một Đảng nào ngồi ĐCS Việt Nam làm được
điều đó. Chính cơng cuộc đổi mới đó củng cố thờm niềm tin của nhân dân về
vai trò lãnh đạo của Đảng, về con đường XHCN mà Đảng và Bác Hồ đó lựa
chọn.
2.1.3. Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.
Trong điều kiện cơ chế thị trường, mỗi con người cụ thể có những nhu
cầu riêng, khơng ai giống ai, có thể phù hợp hay khơng phù hợp, phát triển
khơng theo hướng tích cực mà theo hướng tiêu cực, hướng chủ nghĩa cá nhân.
Từ đó xuất hiện mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xá hội. Việc giải
quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội có vai trò và ý
nghĩa to lớn. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta cần tránh sai
lầm khi thấy sự thống nhất mà không thấy sự khác biệt giữa các mặt lợi ích
hoặc chỉ thấy sự khác biệt mà không thấy sự thống nhất giữa chúng. Sự phát
triển xã hội và lịch sử núi chung chỉ có thể diễn ra bình thường, lành mạnh, đi
đúng quy luật, khi mỗi cá nhân nhận thức tự giác về mối quan hệ cá nhận- xã
hội xột trờn phương diện lợi ích.
Trong các loại lợi ích, lợi ích riêng của cá nhân có vai trò to lớn, vỡ nú
đáng ứng nhu cầu hưởng thụ chính đáng của con người. Lợi ích cá nhân mang
tính chất trực tiếp, cụ thể cũng lợi ích chung của tập thể, xã hội mang tính
giỏn tiếp. Do vậy, trong bất cứ thời đại nào, mỗi cá nhân bao giờ cũng hành

động vỡ lợi ích của bản thân mình. Chính Vì vậy lợi ích cá nhân đóng vai trị
là cơ sở, động lực trực tiếp kích thích tính tích cực của con người. cũng lợi tập
9


thể và xã hội thể hiện vai trò, động lực của mình thụng qua lợi ích của mỗi cá
nhân. Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội chỉ có thể được thực
hiện đúng đắn khi quan hệ lợi ích cá nhân và xã hội được giải quyết một cách
hài hịa. Đó là q trình mà lợi ích của cá nhân này khơng xõm phạm đến lợi
ích của cá nhân khác và của tồn xã hội.
Lợi ích cá nhân và lợi ích chung nhiều khi vẫn cũng nhiều mâu thuẫn,
thậm chớ xung đột. Ngồi lợi ích của dân tộc, của tổ quốc thì Đảng ta khơng
có lợi ích nào khác. Chính Vì vậy, mỗi cán bộ Đảng viên phải nhận thức rừ
đươc rằng ”lợi ích cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng, lợi ích
của mỗi bộ phận nhất định phải phục tùng lợi ích của tồn thể. Lợi ích tạm
thời phải phục tùng lợi ích lâu dài. Nghĩa là phải đặt lợi ích của Đảng lên trên
hết vỡ lợi ích cả Đảng tức là lợi ích của dân tộc của tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định một cách dứt khốt :”nếu gặp khi lợi ích chung của Đảng
mâu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân thì phải kiên quyết hi sinh lợi ích của
cá nhân cho lợi ích của Đảng…”.
2.1.4. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất (LLSX) và quan hệ sản xuất
(QHSX)
“Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được
hình thành trong quá trình sản xuất”
“Quan hệ sản xuất là toàn bộ những quan hệ giữa người và người trong
quá trình sản xuất và tỏi sản xuất xã hội”. Nú được thể hiện ở ba mặt cơ bản
sau:
– Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.

– Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất.


10


– Quan hệ phân phối sản phẩm lao động.

Ba mặt nói trên là một thể thống nhất hữu cơ tạo thành quan hệ sản
xuất, trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định đối
với các mặt quan hệ khác.

Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, vấn đề lực lượng sản xuất – quan hệ
sản xuất là một vấn đề hết sức phức tạp được Đảng ta đặc biệt quan tâm. Điều
đó được thể hiện trong quán triệt lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lờnin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về CNXH. lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai
mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động
biện chứng lẫn nhau hình thành quy luật phổ biến của toàn bộ lịch sử loài
người – quy luật về sự phù hợp quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của
lực lượng sản xuất . Quy luật này vạch rừ sự phụ thuộc khách quan của quan
hệ sản xuất vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất , cũng như sự tác
động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất trong quá trình
sản xuất và phát triển xã hội. Theo đó lực lượng sản xuất là nội dung của
phương thức sản xuất cũng quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của nú, lực
lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Trong quá trình sản xuất để lao
động bớt nặng nhọc và đạt hiệu quả cao hơn, con người ln tìm cách cải tiến,
hồn thiện cụng cụ lao động và chế tạo ra những công cụ lao động mới, tinh
xảo hơn. Cùng với sự biến đổi và phát triển cơng cụ lao động thì kinh nghiệm
sản xuất, thói quen lao động, kỹ năng sản xuất, kiến thức khoa học của con
người cũng tiến bộ. lực lượng sản xuất trở thành yếu tố hoạt động nhất, cách

11


mạng nhất. cũng quan hệ sản xuất là yếu tố tương đối ổn định, có khuynh
hướng lạc hậu hơn sự phát triển của lực lượng sản xuất .

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất , quan hệ sản xuất cũng
hình thành và biến đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản
xuất . Sự phù hợp đó là động lực làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh
mẽ. Nhưng lực lượng sản xuất luôn phát triển cũng quan hệ sản xuất có xu
hướng tương đối ổn định. Khi lực lượng sản xuất phát triển lên một trình độ
mới thì quan hệ sản xuất không cũng phự hợp với nú nữa, trở thành chướng
ngại, kìm hóm sự phát triển của lực lượng sản xuất , sẽ nảy sinh mâu thuẫn
gay gắt giữa hai mặt của phương thức sản xuất. Sự phát triển khách quan đó
tất yếu dẫn đến việc xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay thế bằng một kiểu quan
hệ sản xuất mới phự hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất , mở
đường cho lực lượng sản xuất phát triển. quan hệ sản xuất là yếu tố quyết
định, làm tiền đề cho lực lượng sản xuất phát triển khi nó phù hợp được với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất . Nó làm nhiệm vụ chỉ ra mục tiêu,
bước đi và tạo ra quy mơ thích hợp cho lực lượng sản xuất hoạt động, cũng
như bảo đảm lợi ích chính đáng của người lao động, phát huy tính tích cực,
sáng tạo của con người – nhân tố quan trọng và quyết định trong lực lượng
sản xuất .

Ở nước ta, giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ, khi thành phần kinh tế
XHCN chưa chiếm vị trí độc tơn, khi các thành phần kinh tế khác có nhiều
khả năng góp phần làm cho sản xuất phát triển, thì một số yếu tố trong quan
hệ sản xuất vượt lên lực lượng sản xuất và hướng vào việc tạo ra cơ sở vật
chất- kỹ thuật ban đầu. Ở đây, phải kể đến yếu tố chủ quan của việc Đảng
lãnh đạo, Nhà nước phát động tính tích cực xã hội của quần chúng bằng

12


những lợi ích vật chất và tinh thần yờu nước vốn có của họ. Tuy nhiên, khơng
thể cho rằng những yếu tố tiên tiến của quan hệ sản xuất mói là tiền đề thúc
đẩy sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, chúng chỉ tác
động tích cực trong một thời gian ngắn. Tại Đại hội VI, Đảng ta đó hồn tồn
đúng khi nhận định :”. . . lực lượng sản xuất bị kìm hóm khơng chỉ trong
trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển
không đồng bộ, có những yếu tố đi q so với trình độ của lực lượng sản xuất
“.
Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất ở nước ta là một vấn đề cần
được quan tâm. Sự lớn mạnh của lực lượng sản xuất tất yếu dẫn tới mâu thuẫn
với chế độ sở hữu tư nhân TBCN, mà mục tiêu của kinh tế thị trường ở Việt
Nam là phải dựa trên chế đô sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất, tức là sự làm
chủ của người lao động đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Sở
hữu xã hội cũng tức là sở hữu Nhà nước, muốn vậy kinh tế Nhà nước phải
phát triển mạnh để thâu tóm nền kinh tế. Nhưng nếu xét trên quan điểm tồn
diện, thì kinh tế Nhà nước hiện nay phát triển chưa đạt yêu cầu mà nguyên
nhân chính là do ý thức thái độ của một số người làm việc trong hệ thống kinh
tế Nhà nước cũng chưa đúng đắn, các thủ tục hành chính liên quan đến kinh tế
cũng phức tạp, bệnh quan liều bao cấp vẫn cũn.
Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, phân phối sản phẩm ở nước
ta cũng nhiều bất cập. Tổ chức quản lý sản xuất là điều kiện thiết yếu cho sự
phát triển của sản xuất. Một nền sản xuất muốn phát triển không chỉ dựa trên
những cơ cấu tổ chức quản lý lỗi thời, chồng chộo. Ở nước ta hiện nay, qua
q trình đổi mới đó xây dựng được một hệ thống chính sách mà bao qt ở
tầm vĩ mơ thì nú đó giải quyết được những vấn đề chính của kinh tế thị
trường: định hướng XHCN, phát triẻn thành phần kinh tế Nhà nước, tiến tới
sở hữu toàn dân, bảo đảm sự công bằng xã hội. . . Nhưng đi vào cụ thể thì

cũng nhiều việc cần phải xem xột thờm. Đó là sự chồng chéo về chức năng
13


giữa các cơ quan quản lý, có quá nhiều cơ quan cùng quản lý về một lĩnh vực
nhưng chẳng có cơ quan nào chịu trách nhiệm hính cả; sự độc quyền quản lý
Nhà nước về một số ngành, lĩnh vức như điện, than. . . làm cho các cơ quan
quản lý tương ứng đó sinh kiêu căng, ỷ lại, khơng có ý thức tự vươn lên, ngày
càng xa rời quần chúng. Một số chủ trương cũng mâu thuẫn nhau như khuyến
khích sản xuất trong nước với việc nhập khẩu tràn lan các mặt hàng làm sản
xuất trong nước lao đao. . .
Phân phối ở nước ta với mục tiêu tới là mọi người đều có đầy đủ các
nhu cầu cần thiết. Nhưng hiện nay, vẫn cũng một số vựng nghèo, cơ sở vật
chất rất thiếu thốn trong khi đó ở đo thị thì sản phẩm quá dư thừa tạo nên sự
mất cân bằng trong quan hệ phân phối, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống nhân
dân.
Như vậy, trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường hiện nay ở
Việt Nam, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản xuất
lạc hậu kìm hóm nú diễn ra gay gắt – quyết liệt và cần được giải quyết. Muốn
giải quyết mâu thuẫn này, ta phải nhận biết được nguyên nhân và kết quả của
sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập đó mà tìm ra phương thức thích hợp để tác
động vào sự đấu tranh và chuyển hóa giữa chúng. Từ đó ta có một số biện
pháp để giải quyết mâu thuẫn trên :
Cần phải nắm vững định hướng XHCN trong việc xây dựng nền kinh tế
nhiều thành phần. Vỡ, thứ nhất, mỗi thành kinh tế có bản chất, hoạt động khác
nhau và không tránh khỏi mâu thuẫn. Thứ hai, nền kinh tế nhiều thành phần
tự nó khơng đi theo định hướng XHCN mà có xu hướng tự phát TBCN. Thứ
ba, việc xử lý vấn đề cơ cấu phát triển, cơ cấu thành phần kinh tế có liên quan
đến sự tồn tại và phát triển của chế độ XHCN ở nước ta.
Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế vỡ việc xây dựng nền kinh tế

thị trường không thể tách rời việc xây dựng đông bộ và vận hành có hiêu quả
14


cơ chế quản lý kinh tế – cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng XHCN. Xây dựng và củng có cơ chế phân phối trong nền kinh tế
thị trường.
Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta là
mâu thuẫn giữa hai mặt đối lập thống nhất trong phương thức sản xuất
XHCN, việc giải quyết mâu thuẫn này sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, dẫn đến
việc chuyển hóa giữa chúng tạo nên phương thức sản xuất mới: phương thức
sản xuất Cộng sản chủ nghĩa.
2.2. Một số giải pháp vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập nhằm nâng cao hiệu quả quá trình đổi mới Việt Nam
2.2.1. Đối với đổi mới kinh tế
Trên cơ sở tiếp tục đổi mới toàn diện về kinh tế để có một cơ sở đúng
đắn cho việc hoạch định chính sách, đường lối kinh tế phát triển, cần tập trung
mấy điểm sau đây:
Củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, về mặt tư duy kinh tế
cần xác định: chủ đạo khơng có nghĩa là độc quyền, khơng có nghĩa là ưu đãi
tuyệt đối cho kinh tế nhà nước, mà chủ đạo trên cơ sở có thực lực, tự phát
triển để có thực lực, để đủ sức cạnh tranh bình đẳng trên thương trường. Chủ
đạo bằng thực lực, sức mạnh của chính mình chứ khơng phải bao cấp, ưu đãi,
ỉ lại độc quyền vị thế để chèn ép các thành phần kinh tế khác. Kinh tế nhà
nước phải đủ sức cạnh tranh một cách văn hóa, lành mạnh trên thương trường
với tất cả các thành phần kinh tế khác, theo hành lang pháp lý.
Tổ chức, sắp xếp lại kinh tế hợp tác, trong đó vấn đề nông nghiệp, nông
dân và nông thôn theo hướng kinh tế dịch vụ, hợp tác sản xuất lớn cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh liên kết và hợp tác dựa trên quan hệ lợi
ích, áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường. Cơ

15


chế, chính sách của Nhà nước tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác xã trên
cơ sở phát triển và phát huy vai trị của kinh tế hộ.
Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổ
chức sản xuất, kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ
phần.
Tiếp tục đổi mới tư duy về kinh tế tư nhân theo tinh thần Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, về hồn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì, kinh tế tư nhân đem lại lợi ích to lớn cho xã
hội, trong khi chỉ cần Nhà nước thừa nhận, tạo hành lang pháp lý cho nó hoạt
động. Kinh tế tư nhân ở đây khơng ai khác đó là người dân làm kinh tế - dân
doanh.
Đến lúc chúng ta cần bỏ tư duy xem tư nhân là phi xã hội chủ nghĩa;
khắc phục nhanh và mạnh mẽ mâu thuẫn lơ-gíc trong tư duy, đó là, một mặt,
đề cao vai trò làm chủ của dân; mặt khác, lại dị ứng với thành phần kinh tế tư
nhân. Khắc phục được lỗi lơ-gíc này mới có thể thay đổi được thái độ đối với
kinh tế tư nhân, từ đó tạo mọi điều kiện trong hành lang luật pháp, chính sách
để kinh tế tư nhân phát triển đa dạng, phong phú.
Gắn liền với đó là, thực hiện liên kết kinh tế nhà nước với kinh tế tư
nhân để tăng nguồn lực đầu tư tập trung trọng điểm, đồng thời khắc phục tình
trạng manh mún, dàn trải, chia cắt, lãng phí. Kinh tế tư nhân liên kết với kinh
tế nhà nước sẽ tạo thành thế và lực của nền kinh tế để giải quyết các vấn đề về
việc làm, đời sống, an sinh, phúc lợi xã hội,... mở ra điều kiện và tạo động lực
để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
2.2.2. Đối với ổn định chính trị
Hiện nay, chúng ta đổi mới tương đối rõ nét và toàn diện về kinh tế,
nhưng đổi mới chính trị cịn chậm, thậm chí có khi còn do dự, lúng túng chưa
thực sự thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế.

16


Đổi mới tồn diện chính trị ở nước ta hiện nay, trước hết là “Tiếp tục
nghiên cứu và tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ lý luận về Đảng cầm quyền”.
Đây là vấn đề quan trọng nhất về chính trị hiện nay ở Việt Nam. Đảng Cộng
sản Việt Nam - đảng duy nhất cầm quyền. Cầm quyền trong điều kiện thể chế
pháp quyền, hệ thống chính trị nhất nguyên đòi hỏi Đảng làm rõ hơn nữa
những vấn đề: Tư duy về Đảng cầm quyền; quan niệm về cầm quyền trong
mối quan hệ với lãnh đạo, quản lý quản trị xã hội; nội dung cầm quyền;
phương thức cầm quyền; thể chế cầm quyền; mơ hình cầm quyền; điều kiện
để cầm quyền; dự báo những nguy cơ có thể xảy ra đối với Đảng cầm quyền
và chủ động tìm kiếm những giải pháp đẩy lùi nguy cơ, tranh thủ và tận dụng
thời cơ phát triển đất nước.
Giám sát và kiểm soát quyền lực cần được bắt đầu từ trong Đảng và đi
liền với nó là dân chủ trong Đảng. Hồ Chí Minh coi thực hành dân chủ là chìa
khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn. Dân chủ trong Đảng tốt, xã hội sẽ
dân chủ.
Kiểm soát quyền lực: tạo ra một thói quen, một nhu cầu biết lắng nghe
ý kiến của dân từ cơ sở, tiếng nói của người dân đối với Đảng, Nhà nước, chế
độ, quan chức, công chức bắt đầu từ cơ sở. Cùng với đó, tìm cách khắc phục
bệnh hình thức trong việc tiếp dân. Tỉnh nào cũng có văn phịng đại biểu
Quốc hội, đồn đại biểu Quốc hội, có cả bộ máy, kinh phí định kỳ tiếp dân.
Nếu làm tốt tất cả những quy trình trên, nền chính trị của chúng ta mới
thực sự là chính trị hành động, chính trị có hiệu quả và đổi mới chính trị khi
ấy mới đem lại lợi ích cho nhân dân. Vì vậy, chúng ta cần giải quyết tốt các
vấn đề về thực hành dân chủ, nghiên cứu lý luận về Đảng cầm quyền và kiểm
soát quyền lực. Tháo gỡ được những vấn đề này sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển
chứ khơng cản trở, thậm chí khơng làm tổn hại đến kinh tế và như thế nhân
dân được lợi từ đổi mới chính trị.

17


Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đây là
quan hệ giữa 3 chủ thể với chức năng nhiệm vụ khác nhau, với thẩm quyền,
trách nhiệm khác nhau. Đảng có trọng trách lãnh đạo, dẫn dắt xã hội; Nhà
nước có trọng trách về thể chế hóa, biến quan điểm đường lối của Đảng thành
luật pháp, chính sách để thực hiện; nhân dân là chủ thể gốc của quyền lực. Nó
là quan hệ giữa các chủ thể chính trị pháp lý được thể chế hóa, được hiến
định. Vì vậy, trước hết, chúng ta phải nhận thức, xử lý đúng đắn mối quan hệ
giữa Đảng - Nhà nước - Nhân dân.

18



×