Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Vị trí vai trò của tình yêu chân chính trong hôn nhân và gia đình hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.78 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Quang Trường
Họ và tên sinh viên…………....MSSV……….Mã lớp bài tập…126026

Hà Nội, tháng 8. năm ..2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Điểm

Nhận xét của giảng viên

TÊN ĐỀ TÀI : VỊ TRÍ VAI TRỊ CỦA TÌNH U CHÂN CHÍNH
TRONG HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI
Giảng viên hướng dẫn
Họ và tên sinh viên…………Mssv……….Mã lớp bài tập………….

Hà Nội, tháng 8 năm 2021


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1


1.

Lý do chọn đề tài...............................................................................1

2.

Tổng quan đề tài................................................................................1

3.

Mục đích nghiên cứu.........................................................................2

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................2

5.

Phương pháp nghiên cứu đề tài.........................................................3

6.

Đóng góp của đề tài...........................................................................3

7.

Kết cấu cấu đề tài...............................................................................3

PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................4
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ TÌNH U CHÂN CHÍNH VÀ HƠN

NHÂN...........................................................................................................4
1.1. Nguồn gốc của Tình yêu nam nữ.......................................................4
1.1.1. Lịch sử.........................................................................................4
1.1.2. Khái niệm và vai trị tình u chân chính....................................4
1.2. Tình u nam nữ nhìn nhận từ khía cạnh Triết học:..........................5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH U VÀ HƠN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH HIỆN NAY........................................................................................7
2.1. Thực trạng hơn nhân gia đình trong xã hội........................................7
2.1.1. Hiện tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết.................................7
2.1.2. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng...........................................7
2.1.3. Ly hôn.........................................................................................8
2.2 Những tác động của cuộc sống............................................................8
2.2.1. Tác động ngoại cảnh khách quan................................................8
i


2.2.2. Tác động của nội cảnh...............................................................10
2.3. Những biện pháp để tình u trong hơn nhân ln bền vững..........13
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................16

ii


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới sau q trình cơng nghiệp , hiện
đại hoá đã trở thành những cường quốc về kinh tế, song cũng khơng ít quốc
gia đã phải trả giá về sự đổ vỡ của mối quan hệ giữa con người với con người.
Giàu có là điều ai cũng mong ước, dân tộc nào cũng hướng tới, song cuộc

sống sẽ trở nên đáng sợ nếu mọi người mọi gia đình, mọi quốc gia dân tộc chỉ
nghĩa đến đồng tiền , đến phát triển kinh tế, mà không quan tâm đến nhau,
đến các vấn đề xã hội, để cho đạo lý, lòng nhân ái, nhân phẩm ... bị chà đạp.
Đã có nhiều ước muốn quay lại tìm kiếm những giá trị nhân văn đích thực
vốn có của tình u, hơn nhân, gia đình để chữa chạy cho những mất mát hư
hỏng do những toan tính thiên về tiền bạc thì những điều thiêng liêng cao đep
của tình u, hơn nhân, của thể chế gia đình đã trở nên bi kịch, xã hội đầy
những rối ren phức tạp.
Việt Nam đang trong q trình xây dựng cơng nghiệp hố, hiện địa hố,
thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu với tất cả các nước trên thế giới, kinh
tế ngày càng phát triển, song bên cạnh đó cũng có những khó khăn, thách
thức chúng ta phải đối mặt. Tình trạng hơn nhân, gia đình đổ vỡ ngày càng
gia tăng, những giá trị thiêng liêng của tình u khơng cịn được coi trọng. Vì
vậy việc nghiên cứu vấn đề này ngày càng có ý nghĩa lớn đối với nước ta. Bởi
thế, tác giả đã chọn đề tài “Vị trí vai trị của tình u chân chính trong hơn
nhân và gia đình hiện đại” để làm đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên.
2. Tổng quan đề tài
Hơn nhân, gia đình khơng chỉ là mối quan tâm của các nhà khoa học
mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt sau năm 1996- năm quốc tế
về gia đình do Liên hợp quốc phát động và thông báo số 178/TB – TW ngày
29/03/1996 của Ban chấp hành TW Đảng về tăng cường nghiên cứu và chỉ
1


đạo vấn đề hơn nhân, gia đình ở nước ta thì đã có rất nhiều cơng trình khoa
học, bài viết đề cập đến các vấn đề này như:
- GS. Lê Thi (chủ biên) – Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình,
gia đình Việt Nam hiện nay – Trung tâm KHXH và NVQG.
- Trần Đình Hựu (1993) – Gia đình truyền thống và những chuyển đổi
thích ứng với thời đại – NXB KHXH – HN.

- Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt
Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Tp.HCM.
- GS.BS Đặng Phương Liệt – Gia đình Việt Nam các giá trị truyền
thống và những vấn đề tâm bệnh lý xã hội – NXB Lao động.
- Kỷ yếu hội thảo khoa học “Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay và
vai trị của người phụ nữ trong gia đình”.
3. Mục đích nghiên cứu
Một là: Làm rõ bối cảnh ra đời tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của
chế độ tư hữu, của Nhà nước” và vấn đề đặt ra liên quan đến hôn nhân và gia
đình những năm cuối thế kỷ XIX.
Hai là: Hệ thống hoá và làm rõ những quan điểm cơ bản của
Ph.Ăngghen về hơn nhân và gia đình trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia
đình, của chế độ tư hữu, của Nhà nước”.
Ba là: Bước đầu đưa ra một số kiến nghị cần vận dụng trong việc giáo
dục nâng cao nhận thức về hơn nhân, gia đình cho sinh viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận tập chung nghiên cứu về các khái niệm cũng như lý luận
về các vấn đề liên quan đến tình u và hơn nhân.

2


5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài này được hình thành dựa trên phương pháp luận là chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Đề tài còn sử dụng phương pháp chung như phương pháp so sánh,
phương pháp hệ thống lơgíc - lịch sử, phương pháp quy nạp diễn dịch,
phương pháp tổng hợp. Và các phương pháp riêng như lược thuật, tổng thuật,
nghiên cứu tài liệu.

Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp xã hội học như: xử lý tài liệu,
phân tích tài liệu... Đề tài này cịn tham khảo các cơng trình khoa học có liên
quan.
6. Đóng góp của đề tài
Tiểu luận tập chung nghiên cứu về những ảnh hưởng của tình u chân
chính đến hơn nhân gia đình nói chung và thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng. Từ
đó nhận thức được ảnh hưởng tốt để tiếp tục phát huy và những ảnh hưởng
tiêu cực để hạn chế.
7. Kết cấu cấu đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận thì gồm những nội dung chính như
sau:
NỘI DUNG

3


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ TÌNH YÊU CHÂN CHÍNH VÀ HƠN
NHÂN
1.1. Nguồn gốc của Tình u nam nữ
1.1.1. Lịch sử
Có rất nhiều người đặt ra câu hỏi: Tình yêu giữa nam và nữ bắt đầu từ
đâu, từ khi nào. Từ khi tổ tiên chúng ta còn sống theo bầy đàn, khơng hề có
khái niệm Tình u khác giới. Mà khi đó những biểu hiện của họ chỉ là bản
năng, chỉ làm theo những thói quen và mục đích đơn sơ là để duy trì nịi
giống. Rồi xét sâu xa hơn nữa đến chế độ Công xã nguyên thuỷ. Ở cái chế độ
này, hầu như cũng chưa xuất hiện khái niệm về tình yêu. “Trong khoảng thời
gian trước Trung cổ thì khơng thể nói đến tình u trai gái được”.Tuy nhiên,
vẻ đẹp về thân thể, tình thân mật, những sở thích giống nhau,…, bao giờ cũng
làm nảy nở trong đơi bên nam nữ sự thèm muốn có quan hệ tính giao với

nhau, và cả đàn ơng lẫn đàn bà đều khơng phải là hồn tồn khơng quan tâm
đến việc họ có mối quan hệ mạt thiết nhất đó với ai.
Nhưng từ đó đến tình u nam nữ như chúng ta ngày nay, thì cịn rất
xa. Trong thời Trung cổ, những quan hệ yêu đương, theo nghĩa hiện đại, chỉ
có ở bên ngồi xã hội quan phương. Nhưng ngồi mối quan hệ yêu đương
giữa các nô lệ, chúng ta thấy những chuyện yêu đương ấy là sản phẩm của sự
tan rã của thế giới cổ đại lúc suy tàn; và hơn nữa, đó cũng chỉ là những
chuyện yêu đương với những phụ nữ sống bên ngoài xã hội phương quan.
1.1.2. Khái niệm và vai trị tình u chân chính
Khái niệm
Theo sách Giáo dục cơng dân lớp 10, tình u chân chính là tình u
trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã
hội. Một tình u chân chính phải có các biểu hiện cơ bản như:
4


Có tình cảm chân thực, có sự quyến luyến, gắn bó, đồng cảm sâu sắc về
tâm tư giữa một nam và một nữ, sự hịa hợp về tính cách, nguyện vọng, mơ
ước và khát khao được gần gũi bên nhau.
Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi, thể hiện bằng sự chăm
lo đến những nhu cầu, lợi ích của nhau, tự nguyện xác định cho mình những
nghĩa vụ đối với người mình u.
Có sự chân thành, tin cậy và tơn trọng từ cả hai phía.
Có lịng vị tha, sự cảm thông lẫn nhau.
Tuy nhiên, trên thực tế, những biểu hiện của một tình u chân chính
phong phú hơn nhiều và khái niệm tình u chân chính hiện nay đã khơng chỉ
bó hẹp trong giữa hai giới nam - nữ, mà ngay cả tình yêu của những người
thuộc cộng đồng LGBT cũng đang dần được xã hội nhìn nhận đúng đắn và
chính xác hơn.
Vai trị

Tình u chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với
quan niệm đạo đức tiến bộ xã hội. Đó là tình cảm chân thực, quyến luyến, gắn
bó; quan tâm đến nhau, không vụ lợi; chân thành, tôn trọng lẫn nhau; sự cảm
thơng, lịng vị tha. Một tình u chân chính đặt nền tảng trên sự quan tâm,
chăm sóc, nâng đỡ và hi sinh cho nhau. Là cái mà người ta gọi là tình u vị
tha, bao dung. Tình u chân chính có khả năng cảm hóa con người một cách
thần kỳ, nó có thể mang lại cho con người tất cả sự cao thượng, làm cho
người xấu trở nên tốt hơn, cái bất khả thi biến thành cái khả thi. Đó chính là
điều tuyệt vời của tình u.
1.2. Tình u nam nữ nhìn nhận từ khía cạnh Triết học:
Như đã nói ở trên, thời cổ, tình yêu nam nữ là cái bổ xung cho hơn
nhân, cịn trong thời hiện tại thì tình u là cơ sở vật chất cho hơn nhân. Tình
u khơng có sẵn trong tự nhiên mà nó là một sản phẩm của nhân loại. Con
5


người trở thành chính mình trong lao động. Mọi quan hệ xã hội đều có cơ sở
từ lao động. Tình yêu cũng vậy, nó có nguồn cội vật chất của nó. Nghĩa là
tình u cũng là một phạm trù lịch sử, nó ra đời trong điều kiện lịch sử nhất
định. Đam mê lao động là cơ sở khách quan cho sự phát triển tình cảm của
con người.
Khi tình yêu giữa nam và nữ đã được chấp nhận, nó ngày càng phát
triển và trở nên phong phú. Mỗi con người là một cá thể riêng biệt, tồn tại
tách rời nhau, nhưng khi yêu, giữa họ đã có sự tác động qua lại lẫn nhau. Khi
tình yêu đã đi đến một cái ngưỡng nhất định, đủ điều kiện thì nó trở thành
ngun nhân cho một cuộc hơn nhân. Có thể nói, Tình yêu nghiêm túc là
nguyên nhân dẫn đến hệ quả Hôn nhân. Như vậy, tình u chính là cơ sở, nền
tảng để xây dựng một cuộc sống ra đình thuận hồ, hạnh phúc, là điều mà mỗi
người đều mong có được.
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, có 3 hình thức hơn nhân chính,

tương ứng với 3 giai đoạn phát triển của nhân loại: Ở thời đại mơng muội, có
chế độ quần hơn; Ở thời đại dã man có chế độ hôn nhân cặp đôi; và ở thời đại
văn minh có chế độ một vợ một chồng và được bổ sung bằng tệ ngoại tình và
nạn mãi dâm. Ở giai đoạn cao của thời đại dã man, thì giữa chế đọ hôn nhân
cặp đoi và chế độ một vợ một chồng có xen kẽ sự thống trị của người đàn ông
đối với nữ nô lệ và chế độ đa thê. “Gia đình một vợ một chồng nảy sinh từ gia
đình cặp đôi vào lúc giao thời giữa hai giai đoạn giữa và cao trào của thời kì
dã man.”. Gia đình một vợ một chồng khác với gia đình cặp đoi ở chỗ là quan
hệ vợ chồng chặt chẽ hơn nhiều, hai bên không thể tuỳ tiện ly dị nhau được.
Chế độ một vợ một chồng được sinh ra từ sự tập trung nhiều của cải vào tay
một người - người đàn ông, và từ nguyện vọng của cải ấy của người đàn ông
ấy chứ không phải của ai khác Nếu trong thời Trung cổ, người ta thấy có đơi
chút tình u giữa vợ chồng, thì tình u đó khơng phải là một sở thích chủ

6


quan, mà là một nghĩa vụ khách quan; không phải là nguyên nhân của hôn
nhân, mà là cái bổ sung cho hơn nhân.
Đó là một số qn niệm về tình yêu và hôn nhân qua nhiều thời đại.
Nhưng cho đến ngày nay thì có thể khẳng định một diều rằng Hơn nhân là kết
quả của Tình u.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH U VÀ HƠN NHÂN VÀ
GIA ĐÌNH HIỆN NAY
2.1. Thực trạng hơn nhân gia đình trong xã hội
2.1.1. Hiện tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết
Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội (KT-XH) 53 dân tộc
thiểu số năm 2015 cho thấy tỷ lệ tảo hôn chung của 53 DTTS là 26,6%, trong
đó tỷ lệ tảo hơn cao nhất thuộc các DTTS sinh sống ở vùng có điều kiện KTXH rất khó khăn như: Mơng 59,7%; Xing Mun 56,3%, La Ha 52,7%. Gia Rai
42%; Raglay 38,3%; Bru - Vân Kiều 38.9%,... Trong 40/53 DTTS, tỷ lệ này

là trên 20%, trong đó có 13 DTTS có tỷ lệ tảo hơn từ 40-50% trở lên; 6 DTTS
có tỷ lệ tảo hôn từ 50-60% trở lên.
Đối với việc kết hôn cận huyết, Kết quả điều tra thực trạng KT-XH 53
DTTS năm 2015 cho thấy: tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống của 53 DTTS là
0,65%, trong đó các DTTS có tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống cao gồm: Mạ
4,41%, Mảng 4.36%. Mnông 4,02%, Xtiêng 3,67%,… Hôn nhân cận huyết
xảy ra chủ yếu ở miền núi phía Bắc và Tây Ngun. Một số dân tộc như Lơ
Lơ, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê Đê, Chu Ru, Si La, Pu Péo, Mơng, Rơ Măm,
Brâu … có tỷ lệ hơn nhân cận huyết khá cao, lên đến 10%,
2.1.2. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Theo thống kê, 60% các vụ ly hơn ở Việt Nam có yếu tố bạo lực gia
đình và trung bình, cứ ba vụ ly hơn thì có một vụ do nguyên nhân ngoại tình”
Bài viết trên đưa ra những con số thống kê về thực trạng ngoại tình dẫn tới ly
7


hôn của người Việt Nam. Theo Từ điển tiếng Việt, Ngoại tình là động từ chỉ
quan hệ yêu đương bất chính với người khơng phải vợ hoặc chồng của mình.
Nếu xét theo quy định của pháp luật, ngoại tình khơng vi phạm quy định của
pháp luật nhưng có thể nói, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn
tới vi phạm chế độ hộ nhân một vợ một chồng.
2.1.3. Ly hôn.
Theo Trung tâm tư vấn giáo dục tâm lý thể chất TPHCM nghiên cứu thì
cứ bình quân 2,7 cặp kết hơn thì có một cặp ly hơn. Độ tuổi ly hôn dưới 30
chiếm tỉ lệ cao và năm sau luôn tăng hơn năm trước; Theo thống kê của các
trung tâm tư vấn tình u hơn nhân gia đình ở TP.HCM, số người đến tư vấn
ly hôn chiếm đến 70% trong các ca tư vấn. Ngoài ra, số liệu do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cung cấp thì trong 10 năm trở lại đây có 1.384.660 vụ án
ly hơn Tịa án đã giải quyết.

Những vụ ly hơn xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật nhất

là bạo lực gia đình, ngoại tình, khó khăn về tài chính và mâu thuẫn tình cảm
giữa vợ và chồng.
Theo số liệu được cơng bố bởi Vụ Gia đình - Bộ VH-TT-DL kết quả
tổng hợp số liệu cho thấy, từ năm 2009 đến năm 2017 có trung bình khoảng
292.268 vụ bạo lực gia đình, tính trung bình mỗi năm có khoảng 36.534 vụ.
2.2 Những tác động của cuộc sống
2.2.1. Tác động ngoại cảnh khách quan
Tác động rõ nét nhất của xã hội đến quan hệ vợ chồng là vấn đề Nghề
nghiệp. Trong một xã hội phát triển nhanh đến chóng mặt như ngày nay thì
chuyện có một cơng việc ổn định và thu nhập cao khơng lạ gì với mỗi người,
cả nam giới và nữ giới. Ngay khi còn trẻ tuổi, họ đã cố gắng thu thập, trang bị
cho mình những kiến thức và kinh nghiệm để có được cơng việc béo bở và
8


thuận lợi trong tương lai. Và khi đã đạt được ước mơ đó thì họ lại quay cuồng
trong cơn lốc nghề nghiệp. Nhiều cặp vợ chồng cùng thành đạt trong cuộc
sống nghề nghiệp khơng cịn là điều hiếm thấy trong xã hội. Họ ln được
đảm bảo về mặt tài chính, nhưng liệu có khó khăn gì khơng trong cuộc sống
gia dình.Theo thơng tin của bà Catherine Marry, nhà xã hội học người Pháp
nhận định: Năm 1998, có 3/4 các đơi vợ chồng từ 30 đến 54 tuổi mệt nhoài
với hai cuộc sống - cuộc sống nghề nghiệp và cuộc sống gia đình. Vấn đề hai
vợ chồng cùng làm việc ngồi xã hội ln có một cái giá, thường là cao, đôi
khi là rất cao. Họ thường bị sức ép liên hợp của cuộc sống nghề nghiệp và
cuộc sống gia đình. “Có rất nhiều đơi vợ chồng đạt được tất cả danh vọng tiền
tài nhưng họ lại nhận thấy cuộc sống lứa đơi của mình trở thành một cái vỏ
cứng trống rỗng.”.
Trong tiềm thức xã hôi đã xuất hiện sự tranh đua rõ rệt trong các đôi
vợ chồng trẻ hôm nay. Chủ nghĩa cá nhân, cuộc chạy đua giành tiền bạc và
chức vị nghề nghiệp đã bước vào gia đình. Một cuộc chiến giới tính mới đang

âm ỉ ở các cặp vợ chồng muốn tất cả này; sự thành đạt nghề nghiệp và gia
đình, sự thăng tiến cá nhân và hạnh phúc vợ chồng. Thật khơng dễ tìm được
sự cân bằng cho những cặp vợ chồng này: họ không muốn hi sinh cái gì cả, cả
gia đình lẫn việc làm. Và thực tế là họ buộc phải hi sinh một trong hai thứ để
có cuộc sống ổn định. Có khoảng 50% số cặp vợ chồng lựa chọn hi sinh nghề
nghiệp để đảm bảo cho hạnh phúc gia đình, nhưng cũng có từng đấy phần
trăm những đôi vợ chồng hi sinh cuộc sống gia đình để chăm chút cho sự
nghiệp của mình. Hướng giải quyết của họ thường là li thân hoặc li hơn. Đã
có nhiều thay đổi về quan điểm về hôn nhân trong xã hội ngày nay. Theo một
cuộc khảo sát về vấn đề hôn nhân và nghề nghiệp ngày nay cho thấy, số người
phụ nữ ngày nay đạt đến đỉnh vinh quang nghề nghiệp ngày càng tăng. Và
những người phụ nữ này đưa ra một quan điểm: “cuộc sống độc thân là điều
kiện lý tưởng cho sự thành đạt nghề nghiệp.” .
9


Đấy là đối với các cặp vợ chồng cùng có thu nhập cao trong xã hội. Còn đối
với những gia đình mà một trong hai người (vợ hoặc chồng) có thu nhập xã
hội cao hơn người kia hoặc chỉ có một trong hai vợ chồng có thu nhập lao
động cũng khơng phải là khơng có những khó khăn. Khi một trong hai người
có thu nhập cao hơn, đương nhiên họ trở thành người chống đỡ về mặt tài
chính cho gia đình. Và người cịn lại sẽ thường có cảm giác mình là người ăn
bám, đặc biệt nếu đó lại là người đàn ơng. Từ đó dễ nảy sinh những vấn đề
mâu thuẫn trong gia đình.
Ta có thể nhận thấy rằng vấn đề tài chính đã tác động mạnh đến hạnh phúc
gia đình.
Cũng như vấn đề nghề nghiệp, những mối quan hệ trong xã hội cũng có tác
động đến gia đình. Khi đã thành đạt trong nghề nghiệp thì địi hỏi người đó
phải có mối quan hệ rộng rãi, có khi là khá phức tạp, những mối quan hệ làm
ăn… Và những mối quan hệ xã hội đôi khi ràng buộc và ảnh hưởng đến họ rất

nhiều. Một con người thành cơng có thể ln ln phải thực hiện những mối
quan hệ xã hội, và nhiều lúc người đó bị cuốn vào, họ giành nhiều thời gian
cho những mối quan hệ xã hội đến nỗi vơ tình sao nhãng cơng việc gia đình.
Những mối quan hệ xã hội cũng thường xuyên tạo nên áp lực đối với họ, đặc
biệt là đối với những cặp vợ chồng trẻ thành đạt. Vì qua chăm chút cho công
việc mà họ không đủ thời gian giành cho nhau. Từ đó, tình cảm có thể phai
nhạt dần, và nhiều mâu thuẫn xảy ra có thể dẫn tới kết quả là những cuộc hôn
nhân dang dở.
2.2.2. Tác động của nội cảnh
Bản thân trong cuộc sống gia đình cũng ln nảy sinh những mâu
thuẫn. Có nhiều người đặt ra câu hỏi là: Tại sao tình yêu sụt giảm sau hơn
nhân? Câu hỏi đó từng làn đau đầu rất nhiều bộ mơn khoa học, trong đó có cả
ngành Triết học. Các nhà khoa học cho rằng “nhiều khi người ta yêu nhau vì
những ưu điểm mà thực ra người kia khơng có và người ta bỏ nhau vì những
10


khuyết điểm mà thực ra người kia cũng khơng có…”. Những người đang u
thường nghĩ rằng kết hơn là hồn thành tình u tuyệt đối, và chỉ có kết hơn
tình yêu mới hoàn thiện. Nhưng thực tế, khi đã về chung sống dưới một mái
nhà, cuộc hôn nhân của họ đã được pháp luật bảo vệ thì cảm giác hồi hộp khi
nghĩ đến nhau tự nhiên biến mất. Hai người khơng cịn cố gắng thể hiện
những mặt tốt đẹp của mình như khi u nữa, thập chí lúc này họ mới bộc lộ
những nhược điểm của mình, khi đó, họ sẽ có cảm giác hụt hẫng và thất vọng
về người bạn đời. Và dẫn đến tình cảm giữa vợ và chồng cũng dần mất đi. Cái
hậu quả của việc tình cảm sụt giảm là hành động Ngoại tình. Phần lớn các bà
vợ thấy chồng mình khơng cịn tình cảm cuồng nhiệt với mình và hàng ngày
họ chỉ nhận được một thứ tình u nhạt như nước ốc. Họ khơng biết rằng đấy
là hậu quả tất yếu của hôn nhân, mà một mực cho rằng chồng họ khơng cịn
giống ngày xưa nữa và họ tự trách mình hồi ấy đã non nớt q, đã chọn lầm

người. Thậm chí có người cịn tin rằng nếu họ không chọn người chồng bây
giờ mà chọn một trong số đàn ông đã yêu họ trước đay thì chắc chắn hai
người vẫn cịn duy trì được tình u tuyệt đối. Đó chính là sai lầm cơ bản của
khơng ít người, khiến họ mơ tưởng một người khác sẽ mang đến cho họ tình
yêu tuyệt đối và nảy sinh ý nghĩ ngoại tình.
Nguyên nhân thứ hai ảnh hưởng đến hơn nhân đó là khi đứa con đầu lịng
ra đời. Người ta thường cho rằng kết hơn với tình u lớn thì cuộc hơn nhân
đó sẽ tồn tại suốt đời. Ngờ đâu khi đứa con - kết quả của hơn nhân - ra đời thì
mối quan hệ lãng mạn của khơng ít cặp un ương cũng chấm dứt, bởi họ
không thể cùng lúc vừa dành thời gian cho con lại vừa quan tâm đến nhau.
Khi mối quan hệ yêu đương – cái cốt lõi của hôn nhân hiện đại – đã ra đi thì
hơn nhân cũng đến bên bờ vực thẳm. Những thống kê từ bộ Tư pháp tại Mỹ
cho thấy “tỉ lệ “li hôn xanh” (tỉ lệ li hôn của những đôi vợ chồng trẻ) sau khi
đứa con ra đời chiếm 41.27 % tổng số vụ li hôn của Mỹ năm 2002.” . Chúng
ta biết rằng, hai thành phần quan trọng của mối quan hệ vợ chồng là tình yêu
11


mà họ trao cho nhau và sự cần có nhau trong cuộc đời, không thể tách rời.
Nếu một trong hai nhân tố mất đi thì nhân tố kia cũng sẽ mất nốt .Khi đứa con
ra đời, mối quan tâm lớn nhất bây giờ của cả hai người, đặc biệt là của người
mẹ là chăm sóc đứa trẻ. Đứa con trở thành một bộ phận quan trọng trong cuộc
sống của họ, khiến cho họ ít cịn có những khoảng khắc riêng tư giữa hai
người và không thể quan tâm đến nhau trọn vẹn nữa. Khi đó, áp lực của cuộc
sống gia đình làm cạn kiệt dần những cảm xúc của tình yêu. Cơ hội để hai vợ
chồng hoàn toàn quan tâm đến nhau khơng cịn thì sự chăm sóc đối với nhau
cũng khơng cịn và tình u mà hai người dành cho nhau cũng héo tàn, địng
thời nguy cơ li hơn xuất hiện.
Trên đây là một vài nguyên nhân cơ bản tác đọng đến cuộc sống hôn nhân
và dẫn đến hiện tượng li hơn hiện nay. Trước tình trạng số vụ li hôn và

nguyên nhân li hôn ngày càng tăng, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều ý
kiến để giảm thiểu và hạn chế tình trạng mẫu thuẫn gia đình dẫn tới li hôn.

12


2.3. Những biện pháp để tình u trong hơn nhân ln bền vững
Như ở trên đã phân tích những ngun nhân dẫn tới mâu thuẫn, và
những cuộc li hôn. Tôi thiết nghĩ, để có được một cuộc hơn nhân hạnh phúc
bền lâu, điều quan trọng là mỗi người trong gia đình đều phải có nghị lực để
vượt qua những rắc rối trong hơn nhân. Thứ nhất, đó là phải biết Chấp nhận
thực tế, chia sẻ với nhau những suy nghĩ thầm kín với người bạn đời. Thứ hai
là Thừa nhận nhau, tức là thừa nhận những sai lầm của nhau chứ khơng lờ nó
đi. Thừa nhận để tìm ra hướng giải quyết cho mâu thuẫn. Thứ ba là Xây dựng
lại tình cảm. Tất nhiên, khi tình cảm vợ chồng đã sứt mẻ thì tình cảm sẽ
khơng thể cịn giữ được như trước nữa. Nhưng họ vẫn nên tìm một hướng giải
quyết hợp lí để chữa trị vết thương lịng. Và điều cuối cùng là Hãy để cho quá
khứ trôi đi. Tha thứ và hiểu biết là những yếu tố quan trọng để khơi phục lại
niềm tin trong tình u.
Một tình trạng mới mà kết quả thường là những cuộc li dị, đó là Sống
thử trước hơn nhân. Tình trạng này ngày càng phổ biến và theo điều tra thì “ở
Mỹ, có đến 80% các cuộc hơn nhân sau khi “chung sống thử” đã kết thúc
bằng li dị”. Vì vậy, cần hạn chế suy nghĩ sống thử trong giới trẻ ngày nay.
Theo một số nghiên cứu tâm lý cho rằng, Tình u là sự tự bằng lịng
với chính mình, khơng chờ đợi người kia phải đáp ứng yêu cầu của mình.
Nghiã là “tự làm cho mình hạnh phúc chứ khơng phải làm cho người khác
hạnh phúc. Nhưng cũng có nhiều ý kiến khác. “Giáo sư John Gray, một trong
những chuyên gia tâm lý gia đình hàng đầu nước Mỹ cho rằng: Sai lầm lớn
nhất của con người là chúng ta tưởng rằng để có sự hồ hợp, hai vợ chồng
phải giống nhau. Chúng ta quên mất một điều cơ bản là, vợ chồng không phải

hai người bạn đồng giới mà là hai người khác giới - người đàn ông và người
đàn bà. Hai người đó khơng bao giờ giống nhau cả” . Cũng theo ông, “Mong
muốn người này giống người kia là một điều ảo tưởng. Tốt hơn hết hãy xem
họ khác nhau như thế nào để sống chung với sự khác nhau đó. Nghĩa là biết
13


chấp nhận sự khác nhau để hoà hợp với nhau”. “Ngay cả cách thức yêu
thương của đàn ông và đàn bà cũng không giống nhau. Cho nên vợ chồng
phải biết yêu thương nhau theo cách mà người kia cần chứ khơng phải theo
cách mà mình muốn.”.
Theo tạp chí “To meld”, có 10 điều bạn cần làm để có tình u bền vững.
Đó là: Tơn trọng nhau; Khám phá những điều tốt và thường xuyên động viên
nhau; Luôn làm chủ cảm xúc; Không bao giờ xem thường người yêu; Không
nên làm lớn chuyện; Khơng nên tự làm khổ mình; Biết tơn trọng và làm chủ
bản thân; Sống vị tha; và điều quan trọng khơng kém là phải tìm hiểu ký trước
khi đưa đến quyết định kết hơn …
Bí quyết chỉ là lý thuyết, cịn trên thực tế cuộc sống ln ln thay đổi,
khơng thể lường trước được, vì vậy, những bí quyết chỉ giúp chúng ta tham
khảo thêm, còn làm như thế nào để tình yêu gia đình bền vững là do mỗi
người cố gắng bằng nỗ lực bản thân mỗi người.

14


PHẦN III: KẾT LUẬN
Tình u, hơn nhân là cơ sở cho việc hình thành một gia đình - tế bào
của xã hội, với chức năng riêng mà khơng có bất cứ thiết chế xã hội nào có
được. Vấn đề tình u, hơn nhân, gia đình có vai trị đặc biệt quan trọng đối
với cá nhân và xã hội, nó được chủ nghĩa Mác bước đầu qua tác phẩm đã luận

chứng một cách khá đầy đủ và đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng
Sản Việt Nam tiếp thu vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn cách mạng
Việt Nam. Một lần nữa khẳng định tính đúng đắn, giá trị bất diệt của chủ
nghĩa Mác- Lênin đối với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa nói chung, và xây
dựng gia đình mới xã hội chủ nghĩa nói riêng. Qua đây chúng ta cũng thấy tác
phẩm có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với việc giáo dục nhận thức, định hướng
cho hành động về của tầng lớp thanh thiếu niên, nhất là tầng lớp sinh viên trí
thức trong xã hội hiện nay đang tiếp xúc với nhiều nền văn hố có cả tích cực
lẫn tiêu cực.
Tình u và Hơn nhân là chuyện cả đời người, không thể quyết định
vội vàng trong giây lát. Hiểu biết để có được những lựa chọn tốt nhất, để giữ
được mối tình bền lâu sẽ giúp mỗi người chúng ta có quyết định đúng đắn
trong chuyện lựa chọn người sẽ sống với bạn suốt cuộc đời cịn lại, và hạn chế
những mâu thuẫn khơng đáng có trong cuộc sống vợ chồng.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tơn giáo Chính phủ: Báo cáo tổng kết năm 2018, phương
hướng, nhiệm vụ năm 2019
2. Wikipedia.org
3.

/>
nam-%E2%80%93-thuc-tien-sinh-dong/5366.html
4. />
16




×