Tải bản đầy đủ (.doc) (201 trang)

Phương pháp quản lý tài chính trong gia đình hiện đại docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.91 KB, 201 trang )

Phương pháp quản lý tài chính
trong gia đình hiện đại
Lời nói đầu
Trong cuộc sống hiện nay, bất cứ việc gì cũng phải tính đến tiền, đấy là
còn chưa nói đến nhà ở, xe cộ, nhu cầu giải trí… chỉ nói riêng việc mỗi con
người từ khi gửi trẻ, đi học, tốt nghiệp đi làm cho đến khi xây dựng gia đình,
sinh con đã phải tiêu rất nhiều tiền, thật khó tưởng tượng một người không
có tiền thì sẽ sống như thế nào trong một xã hội như vậy.
Quản lí tài chính gia đình là một môn khoa học thực hành để giải
quyết thu nhập tiền bạc của mỗi cá nhân trong cuộc sống hàng ngày sao cho
có hiệu quả nhất. Nó gồm ba bộ môn kinh tế học, kế toán học và tài chính
học hợp thành, là phương pháp tư tưởng có tôn chỉ là tìm lợi nhuận lớn nhất
về mặt kinh tế, trên cơ sở ghi chép trung thực khách quan về mặt kế toán,
kèm theo việc thu chi có kế hoạch về mặt tài chính, từ đó giữ được cân bằng
về cơ cấu tiền vốn của mỗi người. Nắm vững các điểm chính trong đầu tư tài
chính gia đình thì có thể giúp bạn chi tiêu có kế hoạch, đầu tư có kế hoạch
và tránh được rủi ro, giảm bớt tổn thất, có thể giành được hiệu quả tốt nhất
trong việc đầu tư. Thực ra, quản lí tài chính gia đình không phải là ngày nay
mới có, nó đã tồn tại trong cuộc sống hàng ngày ở mọi nơi mọi lúc. Khi bạn
cầm được khoản tiền lương đầu tiên, khi bạn phải nộp khoản tiền điện nước
hàng tháng, khi bạn chuẩn bị mua một chiếc ti vi màu thì việc quản lí tài
chính đã bắt đầu từ đó rồi. Nhưng quản lí tài chính thực sự thì lại không phải
ở chỗ đó, việc quản lí tài chính tốt hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
cuộc sống của bạn. Thế nhưng, quản lí tài chính lại thường bị mọi người
xem nhẹ, xét nguyên nhân, có người cho rằng mình chưa có đủ tiền của thì
nói gì đến việc quản lí. Trên thực tế người nghèo thì cần phải càng quản lí
tài chính hơn người giàu bởi vì việc giảm bớt tiền vốn đối với người giàu
ảnh hưởng không lớn bằng người nghèo. Có người cho rằng tiền hiện có đã
xử lí tốt thì không xuất hiện vấn đề gì nữa, nhưng trong xã hội có nền kinh tế
mà đầu tư và tiền tệ rối ren phức tạp thì các giải pháp đầu tư không phải là
việc dễ làm, tiền tệ mất giá luôn luôn có khả năng xảy ra; lại có người cho


rằng công tác bận rộn không có thời gian rỗi để chú ý đến tài chính của mỗi
người, nhưng nếu biết quản lí tài chính một cách khoa học thì hiệu quả sẽ
1
lớn hơn rất nhiều để có thể thoải mái hưởng thụ cuộc sống, còn có người cho
rằng là quản lí tài chính là chỉ nói về bệnh tật, thất nghiệp, rủi ro, nhưng
“người không lo xa tất có hoạ gần", nếu trong lúc cần tiền gấp, khó khăn
chồng chất thì chẳng phải khốn quẫn hơn sao? Cũng có người cho rằng quản
lí tài chính thường phải mời chuyên gia chỉ bảo thì thật phiền phức, nhưng
nếu có được thông tin quản lí tài chính chuẩn xác một cách kịp thời thì có
thể tránh được những tổn thất không cần thiết. Quả thật là quan niệm quản lí
tài chính đúng đắn vẫn chưa được phổ cập trong xã hội, điều này chưa đồng
bộ với sự trưởng thành nhanh chóng của nền kinh tế. Mục đích của quản lí
tài chính gia đình là ở chỗ tìm cuộc sống đầy đủ không thiếu thốn. Bởi vì
quản lí tài chính không chỉ với mục tiêu đơn thuần là làm cho tiền của các cá
nhân có hiệu quả lớn nhất, mà là làm cho tài chính của cá nhân và gia đình
trước sau lúc nào cũng ở trong trạng thái tốt đẹp nhất dưới tiền đề của cả ba
phương diện sau: tính lưu động, tính an toàn và hiệu quả của tiền vốn (tài
sản), từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Học hành thuận lợi, hôn nhân tốt
đẹp, sức khoẻ khoẻ mạnh, tuổi già an nhàn, đó là mục tiêu của cuộc sống,
những mục tiêu này sẽ xây đắp lên chặng đường đời hoàn mĩ. Sử dụng từng
khoản tiền như thế nào cho có hiệu quả, phải nắm lấy từng cơ hội để đầu tư
thế nào cho kịp thời để thực hiện được những mục tiêu này đòi hỏi phải
giải quyết bằng quản lí tài chính. Quản lí tài chính thành công có thể tăng
thêm thu nhập, có thể làm giảm bớt những khoản chi tiêu không cần thiết, có
thể tránh được những rủi ro trong cuộc sống, có thể tích trữ để cần cho tuổi
già sau này. Quản lí tài chính có thể làm cho bạn đàng hoàng đối mặt với
cuộc sống.
Phương thức đầu tư mà người ta thường sử dụng phần lớn vẫn là
những phương thức bảo thủ, mang tính tiêu cực như gửi tiết kiệm, bảo
hiểm… Đại bộ phận thì số tiền của họ có được là do tích luỹ dần theo

phương thức (Kiến tha lâu cũng đầy tổ). Kì thực, phương thức này không
phải là không tốt, nhưng có phương thức quản lí tài chính đầu tư đa dạng
hoá và tiện lợi như thế này thì khoảng cách giàu nghèo giữa người biết quản
lí tài chính để đầu tư và người không biết quản lí tài chính đầu tư ngày càng
lớn. Vì vậy bạn là một phụ nữ hiện đại, phải làm cho mình theo kịp bước đi
của thời đại về các mặt, phải hiểu rõ ưu thế và nhược điểm của bản thân
mình để rồi tiến dần lên.
Hiểu biết về những phương pháp quản lí tài chính và vận dụng linh
hoạt chúng đã trở thành một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng đối với
2
người phụ nữ hiện đại. Do vậy quản lí tài chính trong gia đình đã trở thành
một loại thời thượng, một người càng giỏi quản lí tài chính gia đình thì cuộc
sống càng đầy đủ, thoải mái. Quản lí tài chính cũng giống như một cái cây,
rễ gốc càng chắc thì cành lá càng sum suê. Quan nịêm quản lí tài chính đúng
đắn sẽ làm cho bạn biết sử dụng những đồng tiền có hạn đạt được mức độ
cao của sự giàu có, hạn chế tới mức thấp nhất về rủi ro, và phương pháp
quản lí tài chính mới mẻ càng làm cho bạn khi quyết định từng khoản tiền sẽ
có sách lược đúng đắn, thành thạo, đạt được hiệu quả lớn nhất về tiền của.
Trong cuốn sách này bạn sẽ bắt gặp một số quan niệm khá mới về
quản lí tài chính như tiêu tiền cũng là một cách kiếm tiền, kiếm tiền bằng
cách đầu tư cửa hiệu hay sở thích sưu tập, vật nuôi trong nhà cũng đẻ ra tiền.
Quản lí tài chính không phải là mục đích của cuộc sống, mà là tạo ra phương
thức cuộc sống tốt đẹp. Chúng tôi mong muốn tất cả các bạn đọc đều xây
dựng được quan niệm quản lí tài chính đúng đắn, với hai bàn tay của mình
làm nên cuốc sống gia đình hạnh phúc, biến của cải trở thành hạnh phúc lâu
bền.
Phương Nga - Nguyễn Dương
Chương I: Tiền đẻ ra tiền, quản lí tài chính là làm giàu
Ngày nay không còn là thời đại “người quân tử không nói đến chữ lợi”
nữa mà đã là thời đại “quân tử hiếu lợi, nghĩ cách làm giàu”. Trong một

thời đại như vậy, lựa chọn phương thức quản lý tài chính sẽ trở thành nhân
tố có tính then chốt quyết định sự giàu nghèo của mỗi con người.
1. Bạn không thích lợi, lợi không thích bạn
2. Biết cách quản lý, luyện đá hóa vàng
3. Ba phương thức quản lý tài chính
Chương II: Biết sử dụng đồng tiền hợp lí
Tiền là một con dao hai lưỡi, quan trọng là bạn sẽ sử dụng nó như thế
nào. Đối với người phụ nữ hiện đại, biết cách quản lý tài chính một cách
khoa học nhất định sẽ giúp bạn đạt được nguyện vọng thao túng đồng tiền
tùy thích và thực sự trở thành nữ chủ nhân của nó.
1. Chủ nhân của đồng tiền vốn dĩ thích tiền
2. Trở thành vị chủ nhân biết chế ngự đồng tiền
3. Muốn tiền nảy nở sinh sôi cần có vài kỹ xảo
3
Chương III: Phụ nữ quản lí tài chính phải biết "tuỳ thời"
Đối với những phụ nữ bình thường, quản lý tài chính cần phải “tùy
người”, “tùy của”. Nhưng đối với một phụ nữ thông minh, bí quyết quản lý
tài chính lại là chỗ “tùy thời”.
1. Thời con gái: cả lãng mạn lẫn kiếm tiền đều không nên bỏ lỡ
2. Sau khi kết hôn: kế hoạch quản lý tài chính phải được điều chỉnh
3. Lúc về già: quản lý tài chính để phục vụ sức khỏe
Chương IV. Biết cách dùng tiền của đàn ông để kiếm tiền
Sử dụng đồng tiền của người khác là cách làm giàu của người nghèo,
còn sử dụng đồng tiền của đàn ông lại là mật mã quan trọng của cái khóa
số mở ra kho vàng của người phụ nữ hiện đại.
1. Người phụ nữ thông minh vay tiền để làm giàu
2. Khéo dùng vốn đi vay để đầu tư
3. Vay tiền phải biết thời cơ
Chương V: Tiết kiệm tiền cũng là một nguồn của cải
Tiết kiệm là đức tính quý báu mà người phụ nữ luôn phải trau dồi nhằm

thích ứng với mọi đổi thay của hoàn cảnh và cũng là một trong những tố
chất quan trọng để quản lý tài chính. Trong quản lý tài chính gia đình, mỗi
đồng tiền tiết kiệm cũng là một đồng lợi nhuận - tiết kiệm tỷ lệ thuận với lợi
nhuận.
1. Tiền nhỏ không nhỏ, góp gió thành bão
2. Tiết kiệm và lợi nhuận tỷ lệ thuận với nhau
3. Người giàu có nhất là người tiết kiệm nhất
Chương VI: Tiêu tiền cũng có thể kiếm ra tiền
Bất luận bạn có tiền hay không có tiền, tiền ít hay nhiều, điểm mấu chốt
là ở chỗ sử dụng đồng tiền một cách linh hoạt. Điều này không những biểu
hiện qua nguồn vốn mà còn đồng thời biểu hiện qua cách tiêu dùng. Cần
phải biết rằng, tiêu dùng đôi khi cũng có thể kiếm ra tiền.
1. Quản lý tài chính còn phải biết tiêu tiền
2. Tiêu tiền là một môn khoa học
3. Có hiểu biết, tiêu tiền cũng là một cách đầu tư
Chương VII: Quản lí tài chính có kế hoạch
4
Quản lý tài chính gia đình phải thiết lập kế hoạch quản lý tài chính và
dự toán thu chi một cách hợp lý.
Kế hoạch hóa quản lý tài chính một cách thành công có thể khiến cho
kinh tế gia đình luôn ở trong tình trạng ổn định; bảo đảm chắc chắn trọng
điểm quản lý tài chính có thể tránh được những mầm họa trong kinh tế gia
đình, từ đó đưa gia đình vững bước đi lên.
1. Phương pháp thứ nhất: kế hoạch
* Thiết lập kế hoạch quản lý tài chính thích hợp với bản thân
* Mấy điểm đáng chú ý khi thiết lập kế hoạch quản lý tài chính
* Thiết lập kế hoạch tích trữ và đầu tư, thu lợi nhuận cao nhất
* Thiết lập kế hoạch nghỉ hưu và thừa kế di sản, chuẩn bị cho tương
lai
2. Phương pháp thứ hai: dự toán

* Dự toán - bản đồ cho hoạt động tài chính
* Làm dự toán để tiết kiệm chi tiêu
* Dùng sổ thu chi để ghi chép chi tiêu hàng ngày
* So sánh thu nhập dự toán và chi tiêu thực tế
Chương VIII: Quản lí tài chính trường kì
Đầu tư lâu dài càng dễ thu lợi nhuận so với đầu tư ngắn hạn.
Tốc độ làm giàu tỷ lệ thuận với thời gian. Đầu tư lâu dài càng dễ thu lợi
nhuận hơn đồng thời tạo ra hiệu quả tâm lý mà đầu tư ngắn hạn không thể
nào có được.
1. Phương pháp thứ nhất: Đầu tư nhà đất
* Có tiền đầu tư cửa hiệu mặt đường
* Làm thế nào đầu tư căn hộ chung cư trong quy hoạch
* 6 mẹo mặc cả nhà đất
* Mượn gà đẻ trứng: vay vốn ngân hàng để đầu tư nhà đất
* Phòng ngừa rủi ro trong đầu tư nhà đất
* Dự báo trước “sốt” nhà đất
2. Phương pháp thứ hai: Đầu tư sưu tập
* Thế giới lung linh của các bộ sưu tập
* Sưu tập mang lại lợi nhuận cao hơn cả cổ phiếu, trái phiếu và địa ốc
* Kỹ xảo lựa chọn sưu tập
* Trình tự đầu tư nghiêm ngặt cần tuân thủ
* Thưởng thức và mua bán các bộ sưu tập
5
* 4 điều nên tránh đối với người sưu tập
Chương IX : Quản lí tài chính nhàn rỗi
Nghỉ ngơi vẫn có thể kiếm được tiền.
Mục đích của kình doanh chính là truy cầu sự sung túc, làm cuộc sống
thêm ý nghĩa chứ không phải để trở thành nô lệ cho đồng tiền. Vì thế, quản
lý nhãn rỗi sẽ trở thành phương thức quản lý hành chính tương lai mà con
người hướng tới.

1. Phương pháp thứ nhất: Giải trí có lợi nhuận
* Vật nuôi: biến sở thích thành tiền bạc
* Kiếm tiền chính từ sở thích cá nhân
2. Phương pháp thứ hai: Kiêm nhiệm nghiệp dư
* Trước khi kiêm nhiệm cần chuẩn bị kỹ càng
* Kỹ xảo và phương pháp thực thi các giai đoạn kiêm nhiệm
Chương X: Đầu tư cửa hàng
Ông chủ nhỏ, làm ăn nhỏ, kiếm tiền lớn
Đầu tư cửa hiệu càng có thể phát huy tiềm năng và trí tuệ kinh doanh
của phụ nữ, thể hiện giá trị nhân sinh của nữ giới. Phụ nữ kinh doanh cửa
hiệu đã trở thành một quang cảnh kinh doanh diễm lệ trong đời sống doanh
thương cũng như cuộc sống gia đình.
1. Phương pháp thứ nhất: Trù hoạch mở cửa hiệu
* Mở loại cửa hiệu nào dễ kiếm tiền?
* Ba nhân tố lớn ảnh hưởng đến việc mở cửa hiệu
* Chọn địa thế “vàng”
2. Thiết kế hình tượng cửa hiệu
*Nguyên tắc cơ bản của thiết kế hình tượng cửa hiệu
* Kỹ xảo trang trí bên trong
* Kỹ xảo trang trí bên ngoài
3. Phương pháp thứ ba: Kỹ xảo đặt tên cho cửa hiệu
* Chiến lược đặt tên
* Đặt tên
* Thiết kế kiểu chữ và màu sắc
4. Phương pháp thứ tư: trưng bày mặt hàng
* Nguyên tắc trưng bày mặt hàng
* Hình thức, phương pháp và kỹ xảo trưng bày mặt hàng
6
5. Phương pháp thứ 5: Kỹ xảo định giá mặt hàng
* Định giá mặt hàng cần coi trọng kỹ xảo

* Giá cả mặt hàng phải điều chỉnh theo thị trường
* Bí quyết giảm giá
* Tiêu thụ nguyên giá
* Ưu thế của mặt hàng giá cố định
6. Phương pháp thứ 6: Cách tiếp đãi khách hàng của những cửa hiệu nhỏ
* Khách hàng mãi mãi là thượng đế
* ý thức kinh doanh làm vừa lòng khách
* Phương pháp lôi kéo khách mua hàng
* Mẹo ứng biến đối với những loại khách hàng khác nhau
Chương XI: từ con đường nhỏ đến đại lộ
Ông chủ nhỏ, làm ăn nhỏ, kiếm tiền lớn
Chương I: quản lí tàI chính là làm giàu
Những câu nói hay về quản lí tài chính của phụ nữ .
1. Quản lí tài chính chính là chỉ mỗi người thông qua việc vận dụng
những kĩ xảo và phương pháp nhất định, sử dụng tiền một cách sáng suốt
nhất, làm cho nó có hiệu quả cao nhất để đạt được lí tưởng và mục tiêu cá
nhân.
2. Tiền bạc cất kĩ thì mãi mãi không tăng lên được, sinh mệnh của đồng
tiền chính là ở chỗ liên tục khai thác và đầu tư để tạo ra hiệu quả cao, kinh
doanh kiếm tiền.
3. Người không biết lo xa, tất sẽ có hoạ gần, lúc chau mày suy nghĩ
thường là lúc cảnh giác cao về việc quản lí tài chính cá nhân. Hàng hoá lên
giá, đứng trước hiện trạng chưa chuẩn bị sẵn thì chỉ có nắm được phương
pháp mới đồng bộ với thời đại thì mới có thể tăng thêm sức lực mới trong vô
vọng.
4. Quản lí tài chính cũng giống như đánh trận, ngoài phải phải xuất kích
để giành chiến thắng, bên trong phải phòng thủ tốt, tích trữ tiền bạc giành
sẵn cho lúc cần thiết, lúc tiến lúc thủ như vậy thì mới gọi là biết cách quản lí
tài chính.
7

5. Bất luận là thời đại nào, ở đâu, ý nghĩa của quản lí tài chính đều ở chỗ
chiến thắng rủi ro. Chiến thắng rủi ro cũng như chiến thắng bản thân mình,
phải làm sao cho giống như người khổng lồ đột nhiên đứng bật dậy, không
lực lượng nào chống lại được.
Có một câu nói rất hay: “Người nào cũng có duyên với tiền bạc".
Đúng vậy, con người vốn là bình đẳng với nhau, tại sao những người khác
có thể tiêu những món tiền kếch xù mà mình thì lại chỉ có thể than vãn âm
thầm? Thực ra là có bí quyết ở đây, mấu chốt là ở chỗ có quan niệm quản lí
tài chính như thế nào? Cần biết rằng : quan niệm quản lí tài chính đúng đắn
mới là cơ sở để làm giàu của mỗi người.
I. Tiền đẻ ra tiền: Xã hội đang bước vào thế kỉ 21, cùng với việc
nâng cao trình độ kiến thức của mọi người và phương tiện đầu tư ngày càng
phong phú, yêu cầu đổi mới quan niệm quản lí tài chính của mọi người cũng
ngày càng bức thiết. Nhất là sau khi kinh tế xã hội phát triển nhanh chóng,
hàng hoá lên giá đã trở thành hiện tượng kinh tế bình thường, sức mua của
đồng tiền tiếp tục giảm xuống. Làm thế nào để sức mua của đồng tiền của
mình ngày càng được nâng cao và làm thế nào để biết cách sử dụng đồng
tiền đã trở thành vấn đề không thể trì hoãn được nữa. Vì vậy, hiểu biết tri
thức quản lí tài chính trong cuộc sống gia đình hiện đại là rất cần thiết. Là
người chủ gia đình mà không biết quản lí tài chính thì tất nhiên sẽ trở thành
người lỗi thời của thời đại.
Là người phụ nữ hiện đại, phải tiến hành cùng với thời đại về việc đổi
mới quan niệm quản lí tài chính, chỉ có như vậy chúng ta mới nắm quyền
chủ động về kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Tất nhiên, cũng sẽ có người
nói rằng quản lí tài chính là công việc của người giàu, chẳng có ý nghĩa gì
đối với chúng tôi những người hưởng tiền lương. Thực ra nói như vậy là sai,
quản lí tài chính không phải là ở chỗ tiền nhiều, huống hồ người giàu cũng là
do kiếm được từ số tiền ít ỏi, lớp người hưởng tiền lương chỉ cần nắm được
kiến thức quản lí tài chính để đầu tư và sử dụng khôn khéo số tiền có hạn
làm cho nó tăng lên thì hoàn toàn có thể tiến vào đội ngũ người giàu.

Vì vậy, chúng ta không ngại gì mà không nghe ý kiến của các chuyên
gia quản lí tài chính. Thực tế quản lí tài chính của nhiều gia đình đã chứng
minh quan niệm đúng đắn và con đường thành công là:
+ Lượng sức mà làm: Tục ngữ nói: “Thiên hạ không có bữa cơm trưa
miễn phí", cần phải xác định quan điểm thù lao cao thì rủi ro cao. Bất luận là
sự chấp nhận mạo hiểm của mỗi người cao hay thấp thì đều phải tuân theo
8
nguyên tắc cơ bản “lượng sức mà làm", không được vượt quá phạm vi khả
năng của mình. Cái gọi là "giữ được Thanh sơn còn thì không sợ không có
củi đốt", chớ có tiễn "Thanh sơn"đi nốt để rồi mất cơ hội sống cuối cùng.
+ Sở trường cá nhân : Hàng hóa để quản lí tiền bạc rất nhiều làm người
ta hoa cả mắt, đó là tiền gửi ngân hàng, bất động sản, cổ phiếu, vốn ngân
hàng, hàng gửi, hàng hoá tiền tệ phái sinh và chứng khoán có giá trị khác.
Bất kể là đầu tư loại nào, trước khi quyết định đều phải suy nghĩ xem xét kĩ
về đặc tính của sản phẩm và mức độ mạo hiểm, và phải dựa vào sở thích, sở
trường cá nhân để lựa chọn hướng đầu tư. Đối với những hàng hoá mà mình
chưa thông thạo phải trưng cầu ý kiến của chuyên gia, suy nghĩ thật kĩ càng
rồi hãy làm, chớ có mạo hiểm.
+ Phân tán nguy cơ: Lựa chọn nhãn hiệu hàng hoá để đầu tư tiền phải
tuân theo nguyên tắc phân tán nguy cơ, không được đặt tất cả trứng gà vào
trong cùng một giỏ, cho dù một loại hàng hoá đầu tư nào đó có thù lao cao
nhất thì cũng không được có tâm lí đánh bạc, phải nhớ rằng thù lao và nguy
cơ của bất cứ đầu tư nào cũng là tương đối.
+ Quyết đoán: Mục đích của đầu tư là tìm được lợi nhuận cao nhất.
Trong thực tế, nhiều vụ đầu tư để thu lợi nhuận vì chỉ theo đuổi lợi nhuận
cao nhất mà không may bị lỗ vốn. Vụ đầu tư nào cũng đều có mạo hiểm,
người đầu tư phải xác định được trước lãi có thể thu được và tổn thất có khả
năng xảy ra, phải quyết đoán biết dừng đúng lúc để tránh lỗ vốn không chấp
nhận được.
+ Chuyên gia tư vấn: Đánh bạc thắng thua là do vận may, còn đầu tư thì

phải cần đến những kiến thức nghiệp vụ cao. Người đầu tư phải vận dụng
đầy đủ những thông tin tư vấn mà chuyên gia đã cung cấp và phải có khả
năng quy nạp phán đoán, tổng hợp ý kiến của các chuyên gia khác nhau,
chọn lọc để có quyết định đầu tư tốt nhất.
Quản lí tài chính kiểu đầu tư còn phải có một sách lược và cách làm
phù hợp với mình. Trước tiên phải xác định được mức độ chấp nhận rủi ro
của bản thân và phạm vi tổn thất lớn nhất phải gánh chịu, sau đó dựa vào
tính nguy cơ của các loại hàng hoá đầu tư để thiết kế tổ hợp đầu tư phù hợp
với yêu cầu của mình, cần phải cảnh giác sự tuyên truyền "tâm động không
bằng hành động", phải tuân theo nguyên tắc suy nghĩ kĩ trước khi hành
động.
Ngày nay đã không còn là thời đại "người quân tử không nói đến lợi"
nữa, mà là thời đại "người quân tử thích tiền và nghĩ cách làm giàu". Trogn
9
thời đại này, việc lựa chọn phương thức quản lí tài chính sẽ trở thành nhân tố
then chốt để quyết định sự giàu nghèo của mỗi người.
Quản lí tài chính là cách sử dụng thu xếp sáng suốt nhất về tiền bạc
của mỗi người, làm sao cho tiền bạc có hiệu quả và hiệu suất cao nhất để
đạt được lsi tưởng và mục tiêu của mỗi người.
Trong cuộc sống bạn thường phát hiện thấy một tình trạng như thế
này: có một số người cả đời lăn lộn vất vả kiếm tiền nhưng lại không biết
cách quản lí tiền, có một số người quanh năm tích luỹ tiền nhưng lại không
biết hưởng thụ, những người này đều không đáng để học tập. Phương thức
sống hiện đại của chúng ta là phải học tập những cao thủ về quản lí tài chính
để những việc lớn phải có kế hoạch, việc nhỏ phải biết sắp xếp, phải tin
tưởng vào sự tất thắng của quản lí tài chính.
Bạn không thích tiền thì tiền không thích bạn
Chỉ cần có một ví dụ đơn giản là có thể nói rõ được tầm quan trọng
của quản lí tài chính. Giả sử như trong tay bạn đã có 10.000 đồng, sau đó
qua vay mượn bạn có thêm 90.000 đồng, lãi suất hai bên đặt ra là 10%. Nếu

bạn dùng 100.000 đồng để đầu tư với số lãi thu được về là 12%, vậy theo
tính toán của bạn, tỉ lệ thu về của bạn là bao nhiêu?
Chúng ta tính toán một chút nhé:
Lãi thu được của đầu tư :
Tỉ lệ thù lao 12% của 100.000 đồng = 12.000đồng
Giá thành vốn : Tỉ lệ lãi 10% của 90.000đồng= 9.000 đồng
Lãi còn lại : 12.000đ- 9.000đ= 3.000đ
Vậy đầu tư 10.000 đồng của bạn thực tế là có lãi 30%.
Như vậy có thể nói chỉ cần bạn động não một chút là có thể biến tỉ lệ
lãi đầu tư 12% thành tỉ lệ lãi thực tế 30% của bạn. Số lãi mà bạn giành được
chính là 3.000 đồng.
Điều này phản ánh thực chất của việc sử dụng kĩ xảo quản lí tài chính
để thu lợi nhuận.
Các bạn đọc, là người thông minh hãy tính toán một chút, nếu bạn chỉ
đầu tư 10.000 đồng của bạn thì lãi thu được là :
10.000 x 12% = 1200 đồng
Nhưng nếu bạn thông qua việc sử dụng tiền vốn của người khác thì bạn
có thể thu được nhiều tiền hơn.
10
90.000 x ( 12%- 10%)= 1800 đồng
Hai khoản này sẽ cùng tạo ra cho bạn lãi 3000 đồng .
Nếu toàn bộ số đầu tư 100.000 đồng này là của mình bạn, theo tỉ lệ lãi
12% thì bạn thu được lãi là: 100.000đ x 12% = 12.000 đồng.
Nhưng nếu bạn đầu tư 100.000đồng này thành 10 khoản đầu tư, tính toán
theo tỉ lệ thù lao thực tế 30% thì số tiền lãi thu được lại là 30.000 đồng.
Từ ví dụ trên có thể thấy: Tiền bạc là như vậy, chỉ do cách quản lí tài
chính khác nhau sẽ dẫn đến lãi suất chênh nhau rất xa. Thế nào? Bạn đã hiểu
được sự hấp dẫn của quản lí tài chính chưa?
Thực ra, lợi ích của quản lí tài chính không chỉ hạn chế ở đó, nếu bạn
giỏi quản lí tiền, chi tiêu có kế hoạch, có hệ thống thì bạn sẽ có "tiền bạc kéo

đến ùn ùn".
Quản lí tài chính sẽ làm giảm nguy cơ đầu tư
Bất luận là bạn xử lý tiền bạc của bạn như thế nào, kể cả dùng phương
pháp nguyên thuỷ nhất như đào hố chôn trong nhà bạn hoặc gửi ngân hàng
hoặc là dùng để mua hàng hoá, mua vàng hoặc cho vay lãi tất cả đều có
một vấn đề chung là mạo hiểm, chúng ta có thể thông qua quản lí tài chính
để giảm bớt một số nguy cơ sau đây:
a) Nguy cơ tài chính: Bạn phải hiểu rõ rằng có lúc tiền đã xuất ra rồi thì
chẳng có cơ hội thu về được. Bất luận là ở trong nước hay nước ngoài, các
cổ đông đầu tư bằng cổ phiếu trước đây cần phải nhớ rõ mọi việc. Nếu tính
toán bạn đi mua bảo hiểm thì công ty bảo hiểm cũng đã có tiền lệ bị phá sản.
Thậm chí, một số công ty nhỏ chưa có tư cách kinh doanh đã mua bán ngoại
tệ hoặc mua bán vàng bạc, rõ ràng là có kiếm được tiền nhưng lại bị những
công ty này lừa gạt làm phiếu giả mà trở thành lỗ vốn. Nếu đầu tư vào
những công ty nhỏ thì cổ phiếu lại có khả năng mất giá trị. Mua trái phiếu
nếu mua phải trái phiếu không tốt thì luôn luôn có khả năng trở thành giấy
bỏ đi, cho nên trước khi có kế hoạch đầu tư, bạn cần phải xem xét kĩ mấy
vấn đề sau đây:
+ Người môi giới mà bạn uỷ quyền có đáng tin cậy không, có ngờ vực
chiếm đoạt tiền của khách hàng hay không? Từ trước đến nay anh ta có hành
vi làm hoá đơn giả không? Bạn gửi tiền vào rồi anh ta có thể cuỗm chạy đi
mất không?
+ Danh mục đầu tư của bạn gồm: tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu, trái
phiếu, bảo hiểm những có bị đổ bể đóng cửa hay không ?
11
+ Tầng lớp quản lí của các công ty đó có đáng tin cậy không? ông chủ có
phải là người gian giảo không?
Nếu nghi ngờ như ba câu hỏi trên thì không nên đầu tư, nếu đã đầu tư
rồi thì cũng phải thu hồi tiền về.
b) Nguy cơ tuần hoàn kinh tế.

Kinh tế lúc thịnh lúc suy, xoay vòng không nghỉ. Khi kinh tế phồn
vinh,hàng hoá, cổ phiếu, hàng tích trữ thậm chí cả kim loại quý hiếm cũng
tăng giá. Nhưng khi kinh tế suy thoái thì giữ tiền mặt và trái phiếu lại có lợi
hơn, còn cổ phiếu và bất động sản thì lại trượt giá. Cũng có thể nói kinh tế
phồn vinh hay suy thoái đều có thể làm cho một số đầu tư tăng giá, một số
đầu tư trượt giá.
Quản lí tài chính hoàn thiện là một tổ hợp vừa tự bảo vệ vừa xuất kích
được thì phải gồm các hạng mục đầu tư khác nhau, trong trường hợp nào thì
phải tự bảo vệ trước, gặp hoàn cảnh kinh tế tốt đẹp thì phải nắm lấy thời cơ
để kiếm được nhiều tiền hơn, đầu tư toàn bộ vào các hạng mục dễ bị ảnh
hưởng nhanh như cổ phiếu và bất động sản thì không phải là thông minh
sáng suốt. Đầu tư phân tán có thể giảm bớt nguy cơ của tuần hoàn kinh tế.
c) Nguy cơ ngành nghề.
Có lúc bản thân nền kinh tế phồn vinh nhưng một số ngành nghề nào đó
thì lại càng ngày càng tiêu điều. Ví dụ như ngành hàng không vào những
năm 80 của thế kỉ 20, bất kể là bạn đầu tư vào ngành hàng không vào lúc
nào thì cũng không tránh khỏi lỗ vốn, ngay cả những chuyên gia trong ngành
do không nhìn rõ được tương lai nên đã thất bại thảm hại. Là người bên
ngoài, bạn càng không nên tập trung đầu tư vào những hạng mục này. Thực
ra, đầu tư phân tán là phương pháp tốt nhất để giảm rủi ro.
d) Nguy cơ lạm phát.
Là người đầu tư, về mặt con số là kiếm được tiền, nhưng nếu tỉ lệ lạm
phát lớn hơn tỉ lệ lãi thu về thì tổn thất về sức mua của đồng tiền còn cao
hơn số tiền lãI thu về. Muốn tránh nguy cơ lạm phát nuốt hết sức mua của
tiền vốn của bạn, bạn nhất định phải đầu tư vào một số hạng mục có thể tăng
giá nếu lạm phát như : bất động sản, cổ phiếu, vàng bạc….Cổ phiếu nói
chung đều tăng giá trong thời kì lạm phát. Tiền tiết kiệm, tráI phiếu có khả
năng xuất hiện hiện tượng không đuổi kịp chỉ số giá hàng. Nhưng chỉ cần
phân phối hợp lí tiền vốn thì có thể kéo chỗ này bù đắp sang chỗ khác, như
vậy vẫn không dẫn đến tổn thất.

e) Nguy cơ lãi suất.
12
Lãi suất tăng sẽ đánh vào giá trị của bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu.
Nhưng mô hình quản lí tài chính tam giác đã dự tính được lãi suất trong đó.
Bởi vì chúng ta đã có tiền gửi tích trữ, có tiền gửi bằng ngoại tệ, cho nên về
mặt đầu cơ cũng có thể chơi trò bán không, giảm nguy cơ lãi suất tới mức
thấp nhất.
f) Nguy cơ kiểm soát của Chính phủ.
Bất luận là đầu tư hoặc thị trường đầu tư loại nào thì cũng luôn luôn phải
chịu sự kiểm soát hoặc can thiệp của chính phủ. Nếu chúng ta gửi toàn bộ số
tiền vào ngân hàng, bỗng nhiên chính phủ tuyên bố điều chỉnh lãi suất hoặc
kiểm soát tiền gửi mỗi ngày giảm 50 đồng. Tiền bạn gửi vào ngân hàng thời
hạn là 10 năm thì chưa thể lấy về được. Nguy cơ này có cách tránh được
không? Có, đó chính là đầu tư phân tán vào các thị trường khác nhau, kể cả
đầu tư hải ngoại.
g) Nguy cơ ngoại vi.
Nguy cơ không chỉ hạn chế ở phạm vi kinh tế chính trị trong nước, thực
tế thì cả thế giới không có chỗ nào là an toàn tuyệt đối cả. Nếu giữ ngoại tệ
thì nhất định không được chỉ giữ một loại, nước ngoài cũng vậy, cũng có thể
xuất hiện tình trạng bất ổn định của kinh tế chính trị, cho nên đầu tư bất
động sản, tài khoản hoặc trái phiếu ở nước ngoài cũng nên đầu tư vào một
nước. Nếu bạn chỉ giữ Đô la Mỹ thì hãy nghĩ lại tình hình trượt giá liên tục
của tất cả ngoại tệ khi đổi sang Đô la Mỹ ở cuối những năm 80 thế kỉ 20.
Bạn nhất định phải tìm hiểu thật kĩ và lĩnh hội sự chỉ bảo về nguy cơ loại
này.
h) Nguy cơ quá tập trung.
Phần trên đã nhấn mạnh nhiều lần về đầu tư phân tán, nói rõ tầm quan
trọng của tiền theo nhiều biện pháp và nguyên lí về mặt chi tiết là giống
nhau. Giả sử như số tiền của bạn được chia ra thành bất động sản, tích trữ,
mua cổ phiếu, mua trái phiếu, ngoài ra còn mua ngoại tệ….Ngoài việc phân

tán như vậy, còn những hạng mục đầu tư hoặc đầu cơ cá biệt cũng không
được quá tập trung, chẳng hạn như mua cổ phiếu không được mua toàn bộ
cổ phiếu đặc sản địa phương hoặc cổ phiếu đơn nhất bất kì. Tốt nhất là mua
nhiều loại khác nhau để tránh khi ngành này bị suy thoái, xuất hiện tình hình
lỗ vốn đổ bể. Mục đích của quản lí tài chính chính là ở chỗ tránh được mấy
loại nguy cơ kể trên. Nếu có một kế hoạch quản lí tài chính có hiệu quả thì
sẽ làm cho bạn hiểu rõ được những nguy cơ có thể đến với đầu tư để thiết
lập một kế hoạch hoàn chỉnh, làm cho nguy cơ giảm tới mức thấp nhất; đầu
13
tư tuy không thể tránh được nguy cơ nhưng kế hoạch quản lí tài chính hoàn
thiện thì lại có thể giảm tới mức thấp nhất những nguy cơ có thể xảy ra,
không dẫn đến việc bạn phải bị cú đánh nặng nề. Những người bị thua lỗ,
khi đen, toàn bộ số tiền đầu tư ra thị trường nhất định là do thiếu một kế
hoạch quản lí tài chính hoàn chỉnh. Nếu có một kế hoạch quản lí tài chính
hoàn thiện, họ nhất định không thể gặp phải những nguy cơ này.
Phải cảm thấy an toàn
Trong một xã hội đầy sự cạnh tranh cao độ, mọi người vẫn có cảm
giác không ổn định. Cảm giác thiếu an toàn là một hiện tượng xã hội phổ
biến. Ví dụ: Năm 1992, Ngân hàng quốc thương Hồng Kông, Trung Quốc
tuyên bố sự kiện nhà Thanh, làm cho rất nhiều người dân thành phố phải
chịu tổn thất nặng nề do gửi toàn bộ số tiền vào ngân hàng này. Ngay cả
ngân hàng cũng có tâm lí chưa chắc đã tin tưởng hoàn toàn, và tuyệt nhiên
không nói năng gì cả.
Một trong những phương pháp có thể làm cho bạn có cảm giác an
toàn đó là biết quản lí tài chính, xử lí thoả đáng số tiền của bạn thì sẽ làm
cho nó tăng lên và trở thành giàu có.
Giảm tổn thất không may
Thực ra thì việc đem toàn bộ số tiền gửi vào ngân hàng không phải là
cách quản lí tài chính tốt nhất. Kế hoạch quản lí tài chính hoàn hảo không
phải là bảo bạn gửi toàn bộ số tiền vào ngân hàng và cũng không xui khiến

bạn đưa hết vào thị trường cổ phiếu hoặc thị trường đơn nhất khác. Quản lí
tài chính có kế hoạch sẽ làm cho tiền của bạn được thu xếp đâu vào đấy, từ
đó mà giảm bớt sự ảnh hưởng đối với tài khoản của bạn khi ngân hàng giảm
lãi suất, có thể giảm được tổn thất không may.
Nâng cao mức sống chung
Biết quản lí tài chính có thể làm cho cuộc sống của bạn được cải thiện,
tuy chưa hẳn đã giàu được, nhưng tối thiểu sẽ dần dần dư dật, cải thiện được
việc ăn ở đi lại của bạn, nâng cao mức sống của cá nhân và gia đình.
Đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho mọi người.
Trong gia đình sự tồn tại của cá nhân không chỉ vì bản thân mình mà còn
phải nghĩ đến người nhà. Một kế hoạch quản lí tài chính hoàn hảo, ngoài
việc có thể đảm bảo cuộc sống của bản thân bạn ra, còn phải đảm bảo cho
14
các thành viên trong gia đình bạn, như đóng bảo hiểm chính là kế hoạch
quản lí tài chính đặt ra cho người nhà. Có thể nói chỉ cần có một kế hoạch
quản lí tài chính hoàn chỉnh thì không chỉ bản thân bạn được hưởng thụ mà
còn làm cho cả gia đình bạn được hưởng thụ.
Đạt được lí tưởng cá nhân
Kế hoạch quản lí tài chính còn có một ưu điểm nữa, đó là chúng có
thể giúp bạn thực hiện lí tưởng và nguyện vọng. Chỉ cần lí tưởng này không
phải là quá cao xa, quản lí tài chính hoàn thiện có thể kéo ước mơ của bạn
gần lại và thực hiện sớm hơn. Thiếu kế hoạch quản lí tài chính thì sẽ đẩy
nhanh ước mơ này kéo dài 8 năm đến 10 năm mới thực hiện được.
II. Biết quản lí tài chính, có công mài sắt có ngày nên kim.
Trong “kinh thánh” có một câu chuyện về làm giàu như thế này: Có
một ông chủ chia tiền thành ba phần rồi giao cho ba người ở, yêu cầu họ
phải quản số tiền đó. Người thứ nhất dùng số tiền này đầu tư các loại; người
thứ hai thì mua nguyên liệu về để sản xuất thành hàng hoá đem bán; người
thứ ba muốn an toàn nên đã chôn tiền dưới gốc cây. Một năm sau, ông chủ
cho gọi ba người ở đến kiểm tra kết quả. Số tiền mà hai người đầu quản lí đã

tăng lên gấp đôi, còn người thứ ba thì đem trả lại nguyên như cũ. Anh ta
giải thích với ông chủ rằng: “Sợ sử dụng không khéo sẽ gây tổn thất cho nên
cất tiền vào chỗ an toàn, hôm nay lấy ra vẫn nguyên vẹn để trả lại ông chủ”.
Trong thực tế, cũng có một câu chuyện kinh điển về tăng trưởng tiền
vốn như thế này: Năm 1896, quỹ giải thưởng Noben lúc mới sáng lập có
9800 nghìn đô la Mỹ. Mỗi năm có năm người được giải thưởng Noben sẽ
phân hết 1 triệu đô la Mỹ . Lúc đầu, Uỷ ban quản lí quỹ giải thưởng Noben
đã xây dựng chương trình quy định chính sách đầu tư quỹ là an toàn và có
thu nhập cố định, như gửi ngân hàng hoặc mua công trái. Nhưng đến năm
1953, quỹ chỉ còn lại có 3,30 triệu đô la. Lúc này, Uỷ ban quản lí quyết định
đem quỹ ra để đầu tư vào cổ phiếu và nhà cửa đất đai. Tính đến nay, tổng số
tiền trong quỹ đã tăng lên đến mấy tỉ đô la Mỹ.
Từ hai câu chuyện trên chúng ta có thể thấy sự tăng trưởng của đồng
tiền quyết định rất nhiều ở phương pháp quản lí tài chính. Quản lí tài chính
hợp lí sẽ làm cho tiền của tăng lên nhanh chóng, còn nếu không biết quản lí
tài chính hoặc quản lí không tốt thì tiền của không thể tăng lên mà còn có thể
làm cho tiền của mà mình đã tích luỹ được bị giảm sút thậm chí bị tổn thất.
15
Trên thực tế, quản lí tài chính sẽ đem lại cho bạn những điều vượt xa
thế này, nó giống như một phương thuốc màu nhiệm thần bí đối với cuộc
sống của bạn, sau khi đem đến cho bạn một thế giới màu sắc rực rỡ là đã
đem đến cho bạn nhiều hơn về trí tuệ tích tiểu thành đại, biến đổi khôn
lường.
Kỳ thực, quản lí tài chính cũng như tạo ra của cải.
Rất nhiều người “ngày làm tối nghỉ”, chẳng buồn để ý đến việc sử
dụng tiền bạc và cũng chẳng có kế hoạch. Có một số người thì lại hay ăn non
(thu không đủ chi), hết tiền thì đi vay, có tiền là đi đánh bạc, đến khi xuất
hiện khó khăn về tài chính thì mới vội vàng cảnh giác đến nguyên nhân thất
bại của mình, đó là thiếu kế hoạch và sự thu xếp tỉ mỉ chu đáo, chưa hề suy
nghĩ về quản lí tài chính hoàn chỉnh để đầu tư tích cực. Vì vậy, bất luận bạn

là người thuộc tầng lớp nào, cuộc sống ở thang bậc nào thì cũng phải đặt ra
kế hoạch quản lí tài chính, phải biết khi có tiền thì nên tiêu như thế nào, mua
cái gì trước, cái gì sau, không được tiêu pha bừa bãi… cho nên có thể nói:
Một kế hoạch quản lí tài chính thích hợp sẽ giống như một phép màu thần bí
chỉ trong chốc lát sẽ làm cho số tiền của bạn thay đổi nhanh chóng, tích tiểu
thành đại.
Quản lí tài chính sẽ đảm bảo chắc chắn cho cuộc sống.
Tục ngữ có câu “hoạ phúc bất ngờ”, ý nghĩa câu nói đó là cuộc sống
của con người có lúc có những thay đổi không biết trước được.Còn phương
thức quản lí tài chính hợp lí sẽ có thể chuẩn bị tốt cho những thay đổi này, từ
đó đảm bảo chắc chắn cho cuộc sống của bạn.
a. Khi thất nghiệp chưa tìm được công việc
Nếu bạn có tích luỹ đầy đủ, lại có trình độ học vấn và kinh nghiệm công
tác lại trẻ trung khoẻ mạnh, nếu có thất nghiệp trong thời gian ngắn thì hãy
nhân cơ hội này đi du lịch một chuyến. Thất nghiệp chỉ là tạm thời không
đáng phải lo lắng. Nhưng nếu bạn không còn trẻ tuổi nữa, học vấn và kinh
nghiệm công tác lại không phải là đã cao, trách nhiệm gia đình lại nặng nề
mà gia đình không có nhiều của cải thì thất nghiệp quả là cũng rất đáng sợ.
Cho nên biết quản lí tài chính, phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc đó, nó
có thể đem lại sự đảm bảo chắc chắn nhiều hơn cho cuộc sống của bạn. Cho
dù gặp phải vấn đề thất nghiệp nhưng do bạn biết quản lí tài chính lâu ngày,
đã tích luỹ được cơ sở kinh tế vững chắc và kinh nghiệm dày dạn nên
thường không bị chán chường thất vọng khi thất nghiệp đột ngột. ở nước
16
ngoài, kể cả những nước phát triển, thất nghiệp là việc rất bình thường, chỉ
có điều, trạng thái tâm lí khác nhau mà thôi. Nếu chuẩn bị trước thì những
ảnh hưởng mặt trái đưa đến cũng không đáng sợ.
b. Khi phải trả tiền chữa bệnh nằm viện.
Trong tình hình chi phí thuốc thang chữa bệnh liên tục lên cao, có
bệnh phải vào nằm viện cũng trở thành một gánh nặng. Trước kia, thuốc

thang tất cả đều do nhà nước thanh toán, thuốc uống, tiền nằm viện, mổ xẻ
đều do nhà nước chịu, một khi nhà nước không thanh toán nữa thì chẳng còn
hồn phách nữa, tìm không ra phương hướng, chỉ hận là không thể xoay xở
được. Do mắc bệnh mà nhà bạn chỉ còn bốn bức vách và lại có cảm giác hận
người nhà. Nếu có kế hoạch quản lí tài chính hoàn thiện từ trước thì có thể
tránh được những thảm kịch xảy ra như trong phim ảnh.
c. Khi gặp tai nạn bất ngờ.
Chỉ sợ bất trắc xảy ra, không may gặp phải tai nạn bất ngờ, tàn phế suốt
đời, đi không được, ngồi không ngồi được, mắt lại nhìn thấy người nhà mệt
mỏi, tâm trạng này thật thà chết đi còn hơn. Chỉ có một kế hoạch quản lí tài
chính hoàn hảo mới có thể giảm những ảnh hưởng phụ này tới mức thấp
nhất. Một khi có tình hình không may xảy ra, ngoài lợi nhuận đem lại còn có
bảo hiểm bồi thường. Như vậy có thể ổn định qua ngày, cũng có thể giảm
bớt gánh nặng kinh tế nhất định cho người nhà.
d. Khi qua đời sớm.
Khi qua đời sớm làm cho cuộc sống của người nhà rơi vào hoàn cảnh
khốn đốn. Sinh tử do mệnh, nhưng đảm bảo cuộc sống cho người nhà lại là
việc ở đời. "Trụ cột" gia đình đột nhiên bị gãy, chẳng khác gì trời sụp,
những thành viên khác trogn gia đình bỗng chốc hoá quẫn, không biết kiếm
tiền ở đâu, cũng không biết những ngày tới sống ra sao. Nếu như có kế
hoạch quản lí tài chính hoàn thiện thì không đến nỗi khiến cuộc sống của
người nhà rơi vào khốn quẫn.
e. Khi phải lưu vong tị nạn chính trị.
Tình hình này xảy ra tuy rất ít nhưng nếu bản thân bạn ở nước ngoài, có
lúc vẫn phải lo lắng một chút. Thời thế thay đổi, khi xảy ra biến cố chính trị
thì đây là một trong những nội dung phải xem xét về mục tiêu quản lí tài
chính cá nhân.
Quản lí tài chính để ổn định thu nhập gia đình.
17
Phụ nữ biết quản lí tài chính có thể mở rộng nguồn thu, tăng thêm thu

nhập, ổn định cuộc sống gia đình.
a) Là khoản trợ giúp chi phí cuộc sống.
Kế hoạch quản lí tài chính này giúp ích rất nhiều cho những người có
khả năng mất công việc, thu nhập không nhiều, trẻ mồ côi, quả phụ bất hạnh
và những người tương đối nhiều tuổi, học vấn không cao và khó khăn. Có
một phần thu nhập ngoài công việc chính để giúp thêm cho cuộc sống, đảm
bảo chất lượng cuộc sống và đều có tác dụng ổn định đối với cá nhân và gia
đình.
b) Làm vốn tái đầu tư cố định.
Có thu nhập ổn định, thu nhập ngoại ngạch có thể đầu tư tiếp tục từ từ.
Nếu bạn ngoài việc có lương chính ra, do biết quản lí tài chính, mỗi tháng có
thêm một khoản thu nhập ổn định là mấy nghìn đồng thì bạn có thể suy nghĩ
để đầu tư thu thêm tiền, thu nhập ngoài ổn định này có thể dùng để thanh
toán định kì, đây chính là tái đầu tư, dùng tiền sinh ra tiền, có thể gọi là “lãi
mẹ đẻ lãi con". Khi bất động sản tăng giá thì tài chính của bạn lại càng an
toàn, thu nhập càng dồi dào.
Quản lí tài chính có thể nâng cao hứng thú trong cuộc sống
Người phụ nữ biết quản lí tài chính, có tiền trong tay thì gặp chuyện gì
cũng vẫn bình tĩnh, cuộc sống cũng rất thú vị.
a) Tích trữ đầy đủ.
Bạn có tầm nhìn xa trông rộng, có chí lớn, muốn sau này làm ăn lớn,
nhưng bây giờ chưa có đủ tiền vốn, chỉ cần biết quản lí tài chính, tiến hành
tích luỹ, một ngày nào đó sẽ có đủ số tiền vốn để làm ăn.
Con người ta không nhất định là khi nào thì cần một khoản tiền, một
mục tiêu của quản lí tài chính chính là làm cho bạn có tích trữ đầy đủ để khi
cần thiết có thể sử dụng, không đến mức phải bàng hoàng không có cách
nào, thậm chí còn phải đi vay lãi cao của người khác, thảm hại nhất là khi
cần tiền gấp mà lại không có chỗ cho vay, lúc đó bạn không có cách nào
xoay được và không có lối thoát.
b) Hưởng thụ tiêu dùng cá nhân.

Tiền càng nhiều thì hưởng thụ cũng càng rất nhiều. Nếu bạn chưa định
làm ăn lớn, bạn làm việc vất vả cũng vì muốn chi tiêu thoải mái một chút,
hưởng thụ cuộc sống nhưng nếu chưa có kế hoạch quản lí tài chính, tiêu sài
hoang phí thì hai chữ "hưởng thụ" cũng rất vô duyên với bạn. Giả sử vẫn
18
trong phạm vi khả năng của bạn, nếu có kế haọch quản lí tài chính hoàn
thiện, chi tiêu hợp lí, hưởng thụ cuộc đời, nâng cao hứng thú cuộc sống như
vậy thì cũng không uổng công lao vất vả của bạn.
Quản lí tài chính để phòng cho tuổi già có cuộc sống an nhàn
Trong khi chế độ phúc lợi xã hội chỉ có thể đảm bảo được mức cơ bản
cho những người nghỉ hưu thì mọi người phải biết tính toán để nâng cao chất
lượng cuộc sống lúc tuổi già. Người nào cũng sẽ có ngày nghỉ hưu,, nếu
mình có kế hoạch quản lí tài chính tốt, có đầy đủ tiền thậm chí dư dật cho
lúc nghỉ hưu thì có thể làm cho cuộc sống tốt hơn, không phải lo lắng về ăn
mặc, an nhàn tuổi già.
Quản lí tài chính có thể đối phó được với lạm phát
Những năm gần đây, lạm phát đã trở thành căn bệnh mang tính thế
giới, nếu bạn có thu nhập có tích luỹ nhưng không biết quản lí tài chính thì tỉ
lệ tăng giá về thu nhập và tích trữ của bạn hàng năm không cao bằng tỉ lệ
lạm phát. Có thể nói kế hoạch cũng không đuổi kịp sự thay đổi, tiền tích trữ
sụt giá liên tục, 10 đồng biến thành 5 đồng. Để đối phó với hậu quả mất giá
tiền tệ do lạm phát đem lại, bạn càng phải biết quản lí tài chính.
Quản lí tài chính có thể làm cho sự nghiệp phát triển
Quản lí tài chính không phải là giữ bo bo lấy tiền, chỉ cần có thần giữ
của thì mới làm như vậy. Quản lí tài chính là biết sử dụng tiền để thực hiên lí
tưởng của mình. Nếu lí tưởng của bạn là mong muốn phát đạt, từ không đến
có, từ có đên giàu, từ giàu thành tỉ phú, tất cả đều phải gắn liền với kế hoạch
quản lí tài chính hoàn hảo. Đối với mỗi người, chỉ cần dính dáng đến kiếm
tiền và dùng tiền là đã liên quan đến việc quản lí tài chính rồi. Người không
biết quản lí tài chính có thể sẽ chẳng làm được việc gì cả, cả đời chỉ ngơ ngơ

ngác ngác trong xã hội. Còn những người biết quản lí tài chính thì có thể
bước lên được con đường thành công. Nếu mục tiêu là làm giàu, khi đã có
kế hoạch quản, lí tài chính hoàn hảo thì bạn sẽ bước lên được chặng đường
thành công.
III. Quản lí tài chính phải có phương pháp mô hình tam giác.
Thương trường có chiến lược của thương trường, giá cả có chiến lược
của giá cả, còn chiến lược quản lí tài chính chính là ở chỗ tự bảo vệ, giảm
thấp rủi ro, xây dựng tuyến phòng vệ cho mình, tiến hành và tranh thủ thu
19
nhập ổn định, tiến thêm bước nữa để giành được lợi ích lí tưởng, cuối cùng
là đạt được mục đích làm giàu. Các chuyên gia đầu tư và chuyên gia tài
chính nước ngoài qua nhiều năm nghiên cứu và kinh nghiệm quản lí tài
chính thực tế đã tìm ra được mô hình tam giác về quản lí tài chính. Mô hình
tam giác này được sắp xếp trong chiến lược quản lí tài chính. Sắp xếp chiến
lược tốt là không được để có sai sót mà phải chú ý đến toàn cục và mô hình
tam giác về quản lí tài chính có thể làm được điều này.
Cấu trúc kim tự tháp tài chính
Một chiến lược quản lí tài chính là phải làm được đến mức “có thể
tiến công, có thể thoái thủ". Trước hết phải có lực lượng phòng thủ ổn định,
không sợ sự tấn công của các trận bão táp tiền tệ, có thể giữ vững đại cục,
vững chắc như sắt thép. Còn đại quân tiên phong cũng phải có lực lượng
chém giết, nắm lấy thời cơ, bắn phát nào trúng phát đó, kiếm được món tiền
lớn. Kế hoạch chiến lược tài chính lí tưởng là phải sắp xếp tiền vốn, có thể
biểu thị bằng hình tam giác, hình tam giác này cũng giống như kim tự tháp,
cho nên gọi là kim tự tháp tài chính.
Vì sao chiến lược quản lí tài chính lại biểu thị bằng hình tam giác, vốn
là có ý nghĩa sâu xa và triết lí ở trong đó, người đầu tư phải nghiên cứu thật
kĩ về mô hình quản lí tài chính kiểu này. Bạn hãy nhìn cạnh đáy của hình
tam giác, nó rộng hơn đỉnh rất nhiều. Cạnh đáy này rộng hơn phần trên
chính là tiền quỹ phòng thủ trong quản lí tài chính và phần đỉnh nhọn của

hình tam giác là mũi tiến công, tác dụng trong đầu tư là xuất kích nếu không
thì càng làm càng loạn.
Cạnh đáy càng rộng thì cơ sở thị trường càng dày càng chống chọi
được các đợt xung kích bất kì, rất khó lung lay, là chiến lược quản lí tài
chính lí tưởng. ý nghĩa của hình tam giác là ở đó.
Cùng là tam giác tài chính nhưng nếu cạnh đáy ngắn hơn trước thì nền
móng yếu hơn, dễ gặp phải các đợt xung kích của kinh tế chính trị. Phần đáy
càng yếu thì quản lí tài chính càng không tốt. So sánh thì thấy phải xuất kích
khi nền tảng vững chắc, cơ sở ổn định.
Phần đáy rộng thì trọng tâm đương nhiên là tốt hơn, khó bị đổ, vững
chắc không sợ bất kì trận xung kích nào, nói cách khác, phương pháp xử lí
tiền là nếu cất phòng thủ càng nhiều tiền thì càng an toàn, càng khó đổ bể.
Nếu bạn đem toàn bộ tài sản đi đánh bạc, chỉ giữ lại rất ít để phòng thân thì
chiến lược tài chính của bạn sẽ rất yếu ớt, gió thổi bay rất nguy hiểm.
20
Giả sử, tỉ lệ phòng thủ chỉ chiếm số ít, còn tỉ lệ xuất kích lại chiếm đại
đa số thì là một hình tam giác lật ngược, cách sắp xếp như vậy sẽ làm trọng
tâm bất ổn nhất, sẵn sàng bị đổ, không chịu nổi các trận xung kích, đó không
phải là mô hình quản lí tài chính lí tưởng.
Về mô hình quản lí tài chính trên đây đầu nặng chân nhẹ, tiến công
nhiều hơn phòng thủ, hoàn toàn không có khả năng phòn ngự, chúng ta
không cần phải giải thích nhiều, phải khẳng định đó là trạng thái lắc lư muốn
đổ, mọi người đều có thể hiểu được rằng đại bộ phận tiền dùng để xuất kích,
nền tảng yếu, trọng tâm không vững, lay nhẹ là đổ không thể trải qua được
sóng gió. Nhiều người lần đầu bước vào thị trường chứng khoán, khi gặp
cơn sốt đã không chống lại được sự cám dỗ, vừa vay mượn vừa bán nhà để
mua cổ phiếu, mong muốn có kinh tế để đổi đời, tình hình cũng không khác
gì hình ảnh tam giác lật ngược đã nói ở trên.
Cho nên quản lí tài chính hoàn thiện là không được ăn xổi ở thì, chỉ
muốn tiến công không chú ý đến phòng thân, đó là một phương pháp quản lí

tài chính thất bại.
Chiến lược tiến công phòng thủ của quản lí tài chính.
a. Phòng vệ.
Cũng giống như người hộ vệ sát cạnh chủ soái trong quân đội, không cần
phải xuất kích đánh trận. Về mặt sắp xếp tiền bạc, đây là một khoản tiền để
phòng thân và không được dùng nó để kiếm thêm tiền. Bảo hiểm thích hợp
trong gia đình, chuẩn bị tốt kế hoạch sau khi nghỉ hưu để cho tuổi già của
mình không phải lo lắng về cuộc sống, chuẩn bị tốt chỗ ăn ở, sống phải có
nhà, hoàn thành tâm nguyện cho con cái ra nước ngoài học tất cả những tài
sản có thể để lại được cho người thân đều xếp vào trong nội dung phòng vệ
và phải chiếm tỉ lệ lớn nhất trong số tiền quản lí theo kiểu tam giác.
Nếu ngay cả bước phòng vệ này cũng chưa làm được, chỉ biết dùng
tiền bừa bãi, nếu khi có việc thì bạn biết làm thế nào? Công việc phòng vệ sẽ
giúp bạn không phải lo lắng về sau. Nhà lầu cao vạn trượng cũng được xây
từ mặt đất, phòng thủ tốt cũng giống như chôn trụ cột cho công trình kiến
trúc, chôn càng sâu thì càng có sức chống đỡ tốt. Gia sản cũng có thể ngày
càng cao to. Quản lí tài chính cũng như vậy, nền móng càng tốt thì cơ hội để
kiếm được tiền sau này càng ngày càng nhiều, càng rộng.
b) Phòng ngự.
21
Người hộ vệ bên cạnh là người gần mình nhất, đó là công tác hộ vệ.
Phòng ngự là cao hơn một bước, là công tác phòng thủ bên ngoài. Kết hợp
hai công tác này sẽ trở thành một bức tường thành vững chắc bảo vệ tài
chính cá nhân của bạn. Quản lí tài chính có hai sự bảo hộ này tự nhiên bạn
sẽ gối cao đầu không phải lo nghĩ, giảm bớt ưu phiền.
c) Tiến công.
Đầu tư mang tính xuất kích sẽ có một số mạo hiểm nhưng nếu nắm chắc
được cơ hội thì lợi nhuận rất đáng khả quan. Giàu phải có tính tiến thủ, đợi
thời cơ, nhìn đúng rồi hãy tiến, không phải là loại hình phòng thủ bị động
nữa. Nhưng trước khi tiến công, công tác phòng vệ và phòng ngự tuyệt đối

không được thiếu. Mô hình tam giác quản lí tài chính đã biểu hiện chính là
một phương pháp quản lí tài chính kiểu tiên tiến tuần tự, từng bước từng
bước một, giảm bớt tổn thất do khinh suất đem lại, đây mới là chiến lược
thông minh.
d) Cuộc chiến quyết liệt.
Vào một thị trường ồn ào náo nhiệt để tìm ra một số hạng mục giàu tính
đầu tư để rửa tiền. Rửa tiền, rửa ngoại tệ, rửa hàng để phát tài, trong khi
chưa rửa thì đã có thể bị xoá sổ rồi. Trong thị trường đầu cơ, nếu không phải
là bạn chết thì tôi chết, và không có mảnh đất cho chuyển đổi, do trận chiến
dữ dội nên chúng ta không thể đem quá nhiều tiền đi đầu tư, chỉ chiếm một
tỉ lệ nhỏ nhất thôi. Vận may không tốt, thua rồi nhưng chỉ cần chiếm tỉ lệ
không quá lớn trong hình tam giác là có thể tiến công được. Mục đích của
cuộc chiến quyết liệt này là lấy tiêu chuẩn là làm giàu, làm cho mục đích
cuối cùng của tài chính cá nhân là từ nhỏ thành lớn, từ nhiều thành giàu, từ
giàu thành tỉ phú. Đương nhiên là cũng như đã nói ở trên, muốn thực hiện
mục tiêu này, vẫn phải đi từ thấp lên, chớ có hoang tưởng một bước lên tới
trời.
Tỉ lệ phòng thủ, tiến công trong quản lí tài chính
Do tính cách của mỗi con người khác nhau, nên tỉ lệ phân bố tài chính
trong tiến công và phòng thủ cũng chưa có một tiêu chuẩn chính xác tuyệt
đối. Trong tình hình bình thường, vẫn có một tỉ lệ chung như sau :
Lấy 1/3 số tiền để sử dụng làm phòng thủ tuyệt đối, sau đó tiếp tục
đầu tư mang tính phòng ngự, 60% vốn dùng để phòng thân. Tiền vốn đầu cơ
tuyệt đối chỉ chiếm 17%, còn đầu tư mang tính xuất kích, tức là những đầu
tư không quá mạo hiểm cũng chỉ chiếm hơn 20% một chút. Mô hình tam
22
giác tài chính này đã là một mô hình rất mạo hiểm. Để chắc chắn hơn thì tỉ
lệ tấn công phòng thủ có thể là 5432 thậm chí là 4321 đều có thể áp dụng
được, tuỳ từng trường hợp cụ thể để lựa chọn tỉ lệ cho thích hợp.
Mô hình tam giác quản lí tài chính nhất định phải bắt đầu từ cái cơ

bản nhất. Nếu ngay cả phòng thủ bạn cũng không làm được thì cũng đừng có
nghĩ đến điều khác nữa. Chỉ có sau khi bạn đã phòng thủ mới có thể xem xét
đến đầu tư mang tính phòng ngự. Sau một thời gian, bạn kiểm tra lại một
chút về thành tích tài chính cá nhân và so sánh với trước đó thì sẽ phát hiện
thấy sau khi vận dụng mô hình kim tự tháp tài chính, kết quả tài chính sẽ
tiến bộ hơn trước rất nhiều.
Tóm lại, sau khi xây dựng cơ sở vững chắc rồi đầu tư mang tính tiến
công, sau đó đầu cơ kiểu kịch chiến. Một toà nhà cao lớn sẽ được xây cao
dần từ mặt đất, nền móng càng vững chắc thì càng kho đổ. Nguyên lí quản lí
tài chính cũng giống như vậy, đây là quan điểm quản lí tài chính cơ bản nhất
nhưng cũng quan trọng nhất.
23
Chương II: Biết làm chủ đồng tiền
Tiền bạc là con dao hai lưỡi, quan trọng là ở chỗ bạn sử dụng nó như
thế nào. Đối với một phụ nữ hiện đại, học để biết phương thức quản lí tài
chính một cách khoa học thì nhất định sẽ đạt được ý muốn là chi phối được
đồng tiền, thực sự trở thành bà chủ của tiền bạc.
Quan niệm đúng đắn về quản lí tài chính là : thích tiền nhưng không
thể làm nô lệ của đồng tiền, sống chết vì đồng tiền thì không đáng. Bạn phải
suy nghĩ để học được một phương pháp quản lí tài chính để từ tình trạng bị
đồng tiền chi phối một cách bị động, do thu nhập không đủ, vốn không đủ
chuyển sang chủ động chi phối đồng tiền và lại còn giỏi sử dụng đồng tiền.
Tục ngữ có câu: Biết kiếm tiền không bằng biết tiêu tiền, đó là đạo lí. Do
bạn biết điều chỉnh mức sống vật chất của mình chứ không phải là tiếp nhận
bất đắc dĩ để đủ no ấm, và không có dư dật, vậy quản lí tài chính hoàn thiện
tất sẽ giúp bạn đạt được mong muốn luôn luôn chi phối được đồng tiền, thực
sự trở thành bà chủ của đồng tiền.
Người chủ của đồng tiền thích tiền
Có người nói tiền càng nhiều càng đau đầu, do phải tính toán thường
xuyên, được cũng lo, mất cũng lo, vừa sợ mất, vừa sợ trộm, cho nên tiền

nhiều cũng đem lại áp lực. Nhưng nếu không có tiền thì cuộc sống cũng lại
có vấn đề, sự no ấm của người nhà, việc học hành của con cái, vấn đề sinh
lão bênh tử của cha mẹ cũng trở thành áp lực. Kì thực, chỉ có biết sử dụng
đồng tiền thì bất luận là bạn thu nhập cao hay thấp đều có thể giảm bớt áp
lực cho bạn. Tiền là vũ khí lợi hại có hai mặt có thể giúp bạn giải quyết vấn
đề để xem bạn nắm được phương pháp sử dụng tiền như thế nào, Quản lí tài
chính chính là dạy cho bạn biết làm người chủ của đồng tiền, dùng tiền để
giải quyết các vấn đề của bạn chứ không để bản thân đồng tiền trở thành khó
khăn và gánh nặng cho bạn, áp bức bạn, thậm chí nô dịch bạn.
24
a) Coi trọng tiền bạc nhưng không đắm đuối tiền bạc.
Tiền có tốt không? Rất nhiều người có tính tiêu cực nói rằng :”Tiền bạc
là nguồn gốc của mọi tội ác”. “Kinh Thánh” cũng nói : “Thích tiền là nguồn
gốc của mọi tội ác”. Hai câu nói trên tuy không khác nhau nhiều nhưng về
bản chất lại khác nhau rất lớn.
Trên thực tế, tiền bạc có thể làm cho con người được sống tốt đẹp hơn
trong 12 lĩnh vực:
+ Hưởng thụ vật chất.
+ Vui chơi giải trí
+ Giáo dục
+ Du lịch
+ Chữa bệnh
+ Đảm bảo kinh tế sau khi nghỉ hưu
+ Bạn bè
+ Lòng tin vững mạnh hơn
+ Hưởng thụ cuộc sống đầy đủ hơn
+ Thể hiện mình tự do hơn
+ Kích thích bạn giành được thành tích lớn hơn
+ Tạo cơ hội để làm các việc công ích
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh : Tiền bạc đều rất

quan trọng đối với tất cả mọi xã hội, mọi người: tiền là có ích. Nó làm cho
người ta có thể thực hiện được rất nhiều hoạt động có ích, cùng với việc tạo
ra của cải cho cá nhân nó cũng cống hiến cho xã hội và người khác.
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay, nhu cầu về mức
sống của mọi người không ngừng nâng cao. Trogn cuộc sống hiện thực, mỗi
người chúng ta đều phải thừa nhận rằng : đồng tiền không phải là vạn năng,
nhưng không có tiền thì không thể làm đựơc gì cả, mỗi người chúng ta đều
phải có một tài sản nhất định : nhà cửa rôịng rãi, đồ dùng gia đình hợp thời
đại, máy móc hiện đại hoá, quần áo hợp thời trang, xe ô tô con phù
hợp….những thứ này đều phải cần tiền để mua. Việc tiêu dùng của mọi
người là vô bờ bến, khi bạn đã muốn mua thứ gì cho mình là bao giờ cũng
mong muốn phải mua được đồ mới, tốt hơn. Trong xã hội hiện đại, tiền là
phương tiện để trao đổi, tiền chính là sức mạnh. “Nghĩ cách làm giàu” của
Napoleon- Hil đã khích lệ hàng triệu độc giả tích cực tìm cách làm giàu.
Cuốn sách này đã đưa ra một số dẫn chứng cụ thể về những người dùng trí
tuệ của mình để làm giàu, Những người này đã lập ra một số quỹ, đến nay
25

×