Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Giải pháp phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.06 KB, 103 trang )

Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
KCNC Khu công nghệ cao
BQL Ban quản lý
CNH- HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
UBND Uỷ ban nhân dân
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GO Giá trị sản xuất
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A

Luận văn tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
Trong quá trình thực hiện chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá
nền kinh tế quốc dân và thực hiện chính sách mở cửa, chủ động tham gia hội
nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng các khu công nghiệp và cụm công
nghiệp ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có vai trò hết sức quan
trọng không những để nâng cao khả năng thu hút đầu tư từ ngoài nước mà
còn nhằm nhanh chóng tạo nên một khu vực công nghiệp năng động có trình
độ công nghệ cao, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế quốc dân
và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.
Mô hình khu công nghiệp và cụm công nghiệp có nhiều dạng khác nhau
như khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp tập trung, cụm công
nghiệp vừa và nhỏ. Chúng đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới và


bước đầu được vận dụng ở Việt Nam và ở Hà Nội. Từ sau khi mở rộng địa
giới, Hà Nội có 11 khu công nghiệp, 1 khu công nghệ cao và 34 cụm công
nghiệp. Việc phát triển hài hoà các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội
phù hợp với những chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô
là điều hết sức quan trọng.
Với nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của những vấn đề liên quan
đến quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội,
tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Hà
Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
Bố cục của bài luận văn tốt nghiệp:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về phát triển khu công nghiệp.
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
1
Luận văn tốt nghiệp
Chương 2: Thực trạng phát triển khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển khu công nghiệp trên địa bàn Hà
Nội.
Bài luận văn còn có phần phụ lục các số liệu cần thiết và danh mục các
tài liệu tham khảo.
Mặc dù có nhiều cố gắng song do một số nguyên nhân chủ quan và
khách quan nên bài viết của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
được các thầy cô góp ý để bài viết của tôi hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giảng viên
hướng dẫn – TS. Nguyễn Tiến Dũng. Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt
tình của các bác, các chú và các anh chị trong Phòng Thống kê Công nghiệp,
Cục Thống kê Hà Nội – nơi tôi thực tập.
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
2
Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Lý luận về khu công nghiệp
1.1.1. Khái niệm về khu công nghiệp
Theo quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định số
36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, hiện nay có 3 khái niệm do Nhà nước
quy định về khu công nghiệp, xuất phát từ đặc điểm sản xuất quản lý của
chúng.
• Khu công nghiệp (industrial zone, industrial park, industrial estate) là
khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho các sản xuất công nghiệp, có ranh giới
địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng
Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh
nghiệp chế xuất.
Từ định nghĩa về KCN cho phép rút ra một số kết luận sau:
- KCN là một khu vực lãnh thổ hữu hạn được phân cách bằng đường bao
hữu hình hoặc vô hình.
- Được phân bố tập trung với hạt nhân là các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp (hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, tư liệu sản xuất) và hệ thống
doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp dịch vụ cho sản xuất công
nghiêp.
- Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ cho sản xuất công
nghiẹp sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo một cơ chế tổ chức
quản lý thống nhất của Ban quản lý KCN. Trong đó KCN có doanh nghiệp
phát triển hạ tầng KCN có trách nhiệm đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và xã hội
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
3
Luận văn tốt nghiệp
của cả khu trong suốt thời gian tồn tại KCN.

- Nguồn nhân lực chủ yếu là người lao động trong nước và tại chỗ.
- Được sự quản lý trực tiếp của Chính phủ từ quyết định thành lập, quy
hoạch tổng thể, khung điều lệ mẫu, kiểm tra, kiểm soát.
• Khu chế xuất (the Export processing zone) là khu công nghiệp tập
trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện
các dịch vụ cho các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất
khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ
hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Tại đây Nhà nước ban hành
các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp nước
ngoài.
• Khu công nghệ cao ( High- Technology park) là khu tập trung các
doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho
phát triển công nghệ cao, gồm nghiên cứu – triển khai khoa học – công nghệ,
đào tạo và các dịch vụ có liên quan, có ranh giới địa lý xác định, do Chính
phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghệ
cao có thể có doanh nghiệp khu chế xuất.
Qua đó ta thấy 3 khái niệm về KCN, KCX, KCNC trong Nghị định
36/CP có liên quan đến nhau, trong đó khái niệm về KCN là chủ đạo và phổ
biến, còn 2 khái niệm kia là sự phát triển với những đặc trưng riêng.
Kỹ thuật cao nhìn chung là loại kỹ thuật đòi hỏi sự tập trung rất cao về
tri thức và kỹ năng hoàn hảo. Về ý nghĩa kỹ thuật cao phải đáp ứng các yêu
cầu: hiệu quả cao, độ tăng giá trị cao và thâm nhập cuộc sống ở mức độ cao.
Khi áp dụng kỹ thuật cao cho loại hình công nghệ nào thì loại hình ấy có thể
gọi là công nghệ kỹ thuật cao. Hiện nay người ta thống nhất các loại hình cần
ưu tiên áp dụng kỹ thuật cao là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và
điện tử, công nghệ chế tạo máy và cơ điện tử, công nghệ vật liệu mới, công
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
4
Luận văn tốt nghiệp
nghệ năng lượng mới, công nghệ hải dương và kỹ thuật du hành vũ trụ. Ba

loại hình công nghệ đầu hiện đang được chú trọng ở Việt Nam.
Trong khu công nghệ cao có thể có nhà ở, công trình thương mại dịch vụ
cao, nghỉ ngơi, giải trí.
Khu công nghệ cao là một khu công nghệ đặc biệt, số lượng hạn chế.
Hiện nay Việt Nam mới đang triển khai 2 khu công nghệ cao tại thành phố Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Trong thực tế hiện nay xuất hiện thêm một số khái niệm hay mô hình
công nghiệp mới như KCN địa phương, KCN nông thôn. Đây là các KCN
phục vụ chủ yếu cho các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trong nước
với hoạt động không chỉ đơn thuần là sản xuất mà còn gắn liền với các hoạt
động khác như thương mại, dịch vụ, nhà ở.
Khu công nghiệp về cơ bản là một khu chức năng của đô thị. Hiện nay
mô hình quản lý phát triển khu công nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là mô
hình về Công ty đầu tư xây dựng – kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp và Ban quản lý khu công nghiệp.
• Cụm công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định thành lập, có quy
mô nhỏ hơn khu công nghiệp. Các cụm công nghiệp thường có quy mô nhỏ,
diện tích chỉ khoảng 10-15ha, có thể không có tường rào phân cách. Điều
hành hoạt động cụm công nghiệp là các công ty hoặc cấp hành chính tỉnh,
huyện, xã. Các tiêu chí về cơ sở hạ tầng không nhiều và đôi khi rất đơn giản.
1.1.2. Phân loại khu công nghiệp
Ở Việt Nam, khu công nghiệp thường được phân loại như sau:
- Phân loại theo đặc điểm quản lý: Có 3 loại KCN:
+ KCN tập trung: Là KCN có thể đa ngành, chuyên ngành hoặc là những
KCN có quy mô và diện tích khác nhau được hình thành với các điều kiện
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
5
Luận văn tốt nghiệp
khác nhau.

+KCX: Là khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ
cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác
định do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc cấp giấy phép
thành lập.
+KCNC: Là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và
các đơn vị hoạt động phục vụ phát triển công nghệ cao bao gồm: nghiên cứu,
triển khai khoa học công nghệ, đào tạo các dịch vụ có liên quan, có ranh giới
địa lý xác định, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập.
- Phân loại theo loại hình công nghiệp:
+KCN chuyên ngành: được hình thành từ các xí nghiệp công nghiệp
cùng 1 ngành hoặc 1 số ngành khác nhau nhưng cùng sản xuất ra 1 loại sản
phẩm, chủ yếu hình thành từ các ngành chủ đạo như hoá chất – hoá dầu, điện
tử – tin học, vật liệu xây dựng, chế tạo và lắp ráp cơ khí. ở Việt Nam có hoá
chất Việt Trì, lọc dầu Dung Quất.
+KCN đa ngành: gồm nhiều xí nghiệp thuộc nhiều ngành nghề công
nghiệp khác nhau. Các KCN hiện nay phần lớn là các KCN đa ngành phù hợp
theo cơ cấu phát triển kinh tế và công nghiệp của khu vực.
- Phân loại theo mức độ độc hại: Đây là hình thức phân loại hay được đề
cập tới vì nó quyết định việc bố trí của KCN so với khu dân cư cũng như các
biện pháp để đảm bảo điều kiện về môi trường. Mức độ vệ sinh công nghiệp
của KCN phụ thuộc chủ yếu vào loại hình công nghiệp bố trí trong KCN. [1]
- Phân loại theo quy mô:
+ KCN có quy mô nhỏ: thường có diện tích đến 100ha.
+ KCN có quy mô trung bình: 100 – 300ha.
+ KCN có quy mô lớn hơn 300ha.
Các phân loại này phụ thuộc vào đặc điểm của từng nước và chủ yếu
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
6
Luận văn tốt nghiệp
phục vụ để xếp hạng KCN. Trong tổng số 124 KCN dự kiến phát triển đến

năm 2020, số KCN có quy mô đến 100ha chiếm tỷ lệ khoảng 28,2%, KCN có
quy mô 100 – 300ha chiếm tỷ lệ 31,5%, KCN có quy mô lớn hơn 300ha
chiếm tỷ lệ lớn nhất đến 40,3%.
Trong một đô thị có thể có nhiều khu công nghiệp với quy mô khác nhau
tuỳ thuộc vào điều kiện phát triển công nghiệp cũng như quy mô đất đai, hệ
thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội kèm theo.
1.1.3.Đặc điểm của khu công nghiệp
KCN và KCX là công cụ để thu hút vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư
trong nước và nước ngoài để tạo ra năng lực sản xuất mới, hiện đại đáp ứng
nhu cầu về hàng hoá của thị trường trong nước và quốc tế. Với cơ cấu được
hình thành trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, KCN và KCX bao gồm
những đặc điểm chủ yếu sau:
- KCN có cơ sở kinh tế đặc thù, ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư trong
nước và nước ngoài tạo môi trường thuận lơị, hấp dẫn cho phép các nhà đầu
tư sử dụng phạm vi đất đai nhất định trong KCN để thành lập các nhà máy, xí
nghiệp, các cơ sở kinh tế, dịch vụ ưu đãi về thủ tục xin và cho thuê đất, miễn
hoặc giảm thuế. Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu thu hút từ nước
ngoài hay các tổ chức, cá nhân trong nước. ở các nước, Chính phủ thường bỏ
vốn xây dựng cơ sở hạ tầng như san lấp mặt bằng, làm đường giao thông. ở
Việt Nam, Nhà nước không có đủ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy,
việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở khu công nghiệp được hiểu là tiến hành
kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước kể cả xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Mọi hoạt động kinh tế trong KCN trực tiếp chịu sự chi phối của cơ chế
thị trường. Bởi vậy cơ chế quản lý trong KCN lấy điều tiết thị trường làm
chính.
- KCN có vị trí địa lý xác định nhưng không hoàn toàn là một vương
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
7
Luận văn tốt nghiệp
quốc độc lập như KCX. Do vậy, các chế độ quản lý hành chính, các quyết

định liên quan đến việc ra vào KCN và quan hệ với các doanh nghiệp bên
ngoài sẽ rộng rãi hơn. Hoạt động trong KCN sẽ là các tổ chức pháp nhân và
các cá nhân trong và ngoài nước tiến hành theo điều kiện bình đẳng.
- KCN là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần và
nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại song song: doanh nghiệp có
100% vốn đầu tư nước ngoài như KCN Hà Nội - Đài Tư, doanh nghiệp liên
doanh như KCN Nội Bài, doanh nghiệp 100% vốn trong nước.
- Việc hình thành các KCN tạo nên sự thay đổi một cách căn bản về hạ
tầng kinh tế – xã hội trong và ngoài KCN, là cơ sở hạ tầng đô thị công nghiệp
và thành phố công nghiệp trong tương lai.
- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và nâng
cao phúc lợi xã hội góp phần tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội cho khu vực có
KCN.
- Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và dịch vụ hỗ trợ sản xuất
và xuất khẩu trong KCN là những doanh nghiệp cơ bản đáp ứng yêu cầu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất
nước.
1.2.Lý luận chung về phát triển khu công nghiệp
1.2.1.Khái niệm và thực chất phát triển khu công nghiệp
Theo cách tiếp cận quản lý vĩ mô, phát triển khu công nghiệp chủ yếu
được hiểu là tăng trưởng số lượng, chuyển dịch quy mô, cơ cấu, nâng cao chất
lượng, hiệu quả khu công nghiệp trong mục tiêu phát triển bền vững hệ thống
kinh tế xã hội của đất nước dưới những điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Có thể rút ra thực chất và nội dung của phát triển khu công nghiệp nước ta
là:
- Phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
8
Luận văn tốt nghiệp
đại hoá, phát triển ngành và lãnh thổ. Phát triển tỷ trọng đóng góp vào tăng

trưởng GDP của khu công nghiệp.
- Phát triển trình độ công nghệ của mỗi ngành công nghiệp, mỗi địa
phương và toàn bộ đất nước.
- Phát triển đồng bộ các tiêu chí kinh tế, công nghệ với bảo đảm yêu cầu
bảo vệ môi trường, tài nguyên và sinh thái.
- Phát triển năng lực sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên cơ sở bảo đảm các yếu tố tăng
cường chuỗi cung ứng giá trị gia tăng, hạ thấp chi phí bình quân trên đơn vị
sản phẩm trong dài hạn và phát triển các yếu tố cạnh tranh bền vững của
chúng.
- Phát triển các điều kiện kinh tế xã hội trong và ngoài hàng rào khu
công nghiệp trong mối liên kết với khu vực, cộng đồng dân cư, tổ chức nguồn
nhân lực và thúc đẩy quá trình đô thị hoá ở các địa phương và cả nước.
1.2.2.Các tiêu chí phát triển công nghiệp
 Số lượng các khu cong nghiệp và số dự án đầu tư :
Số lượng các KCN trên địa bàn phản ánh khả năng quy hoạch xây dựng
KCN để thu hút vốn đầu tư vào địa phương.
Số các dự án đầu tư vào từng KCN cho phép xác định khả năng thu hút
các nhà đầu tư và đồng thời chỉ tiêu này còn cho phép so sánh hiệu quả khai
thác các dự án đầu tư giữa các KCN với nhau.
 Vị trí của khu công nghiệp:
Đây là tiêu chí rất quan trọng đánh giá sự thành công của khu công
nghiệp. Khu công nghiệp đảm bảo vị trí thuận lợi, gần cảng biển, cảng hàng
không, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội thuận lợi, có nguồn nhân lực dồi dào,
hấp dẫn các nhà đầu tư, chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công
nghiệp thấp và được các ngành trong nước hỗ trợ...thì sự phát triển của khu
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
9
Luận văn tốt nghiệp
công nghiệp rất thuận lợi và ngược lại, những khu công nghiệp không đáp

ứng được các yêu cầu trên thì sẽ gặp khó khăn trong việc hình thành và phát
triển khu công nghiệp.
 Quy mô và loại hình khu công nghiệp:
Tuỳ theo đặc điểm và lợi thế của mỗi vùng, địa phương mà xác định quy
mô và loại hình khu công nghiệp cho phù hợp. Đây là tiêu chí rất quan trọng
để các UBND cấp tỉnh lựa chọn quy mô và loại hình khu công nghiệp cho phù
hợp với địa phương mình.
- Về diện tích các KCN:
Đối với các thành phố lớn ở các vùng trọng điểm kinh tế thì phát triển
khu công nghiệp theo các mục tiêu sau: với mục tiêu nhằm thu hút vốn đầu tư
nước ngoài thì hình thành khu công nghiệp có quy mô từ 100-300 ha, chủ đầu
tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Với mục tiêu nhằm di dời các cơ sở công nghiệp trong thành phố, đô
thị lớn tập trung vào khu công nghiệp thì hình thành khu công nghiệp có quy
mô nhỏ hơn 100 ha, chủ đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp là doanh
nghiệp trong nước như KCN Phú Thị, KCN Thanh Trì.
Đối với các tỉnh nằm kề với các thành phố lớn thì phát triển KCN theo
các mục tiêu sau: với mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm khai thác
các thế mạnh của địa phương thì hình thành KCN có quy mô từ 200 – 400ha,
chủ đầu tư phát triển hạ tầng KCN là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Với mục tiêu phát huy nội lực nhằm khai thác các thế mạnh của địa phương
và giải quyết lao động cho địa phương thì hình thành KCN có quy mô từ
100ha, chủ đầu tư phát triển hạ tầng KCN là doanh nghiệp trong nước.
Những địa phương với điều kiện có cảng biển và nguồn nguyên liệu lớn
thì hình thành KCN chuyên sản xuất ổn định một số sản phẩm hàng hoá, đặc
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
10
Luận văn tốt nghiệp
biệt là phát triển các ngành công nghiệp chức năng, quy mô của những KCN
từ 300 -500ha. Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN do liên doanh giữa doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước làm chủ đầu tư.
Những vùng, địa phương ở xa các đô thị lớn, cảng biển thì phát triển
KCN theo các mục tiêu sau: với mục tiêu phát huy nội lực nhằm khai thác các
thế mạnh của địa phương và giải quyết lao động cho địa phương thì hình
thành KCN có quy mô từ 50 – 100ha, chủ đầu tư hạ tầng KCN là doanh
nghiệp trong nước. Với mục tiêu kết hợp kinh tế với quốc phòng thì hình
thành các KCN có quy mô từ 100 -200ha, chủ đầu tư phát triển hạ tầng là
doanh nghiệp trong nước.
- Về nguồn vốn:
+Tổng vốn đầu tư: chỉ tiêu này dùng để xác định tổng số vốn đã được
các nhà đầu tư đầu tư vào KCN, đồng thời là tiêu chí đánh giá, so sánh hiệu
quả thu hút vốn giữa các KCN với nhau.
+Tỷ lệ vốn trên đơn vị diện tích đất KCN (vốn/ha)
Chỉ tiêu này được dùng để so sánh, đánh giá hiệu quả thu hút vốn đầu tư
trên 1 đơn vị diện tích đất giữa các KCN với nhau để từ đó chúng ta có thể so
sánh đánh giá tính hấp dẫn thu hút vốn của các KCN một cách chính xác hơn.
- Về lao động:
+Số lao động trên 1 đơn vị diện tích đất KCN (lao động /ha)
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thu hút lao động và giải quyết
việc làm giữa các KCN với nhau. Qua chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy được
lợi ích của việc xây dựng các KCN trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp
và lao động dư thừa ở các địa phương và KCN.
+Tỷ lệ lao động có chuyên môn, tay nghề: phản ánh trình độ chuyên
môn và tay nghề của những người lao động trong KCN. Từ đó, đánh giá được
trình độ khoa học công nghệ của dự án đi vào hoạt động trong KCN. Chỉ tiêu
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
11
Luận văn tốt nghiệp
này được xác định bằng công thức:
 Quy hoạch sử dụng đất trong khu công nghiệp:

Tiêu chí này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả đất
trong khu công nghiệp, mặt khác đảm bảo sự phát triển bền vững của khu
công nghiệp. Thường tiêu chí này do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền ra quyết định nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của khu công
nghiệp. Theo Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ về
việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ cấu sử dụng đất trong
khu công nghiệp gồm có các bộ phận sau: khu vực các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp thường chiếm 55-62% diện tích khu công nghiệp. Khu vực các
doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thường chiếm 5-7%. Khu vực các doanh
nghiệp dịch vụ sản xuất công nghiệp thường chiếm 3-5%. Khu vực trung tâm
điều hành, công trình công cộng, dịch vụ thường chiếm 3-5%. Khu vực các
công trình kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thường chiếm 21-24% diện tích
khu công nghiệp.
 Hệ số phủ đầy diện tích khu công nghiệp:
Đây là tiêu chí rất quan trọng thể hiện sự thành công hay thất bại của khu
công nghiệp. Hệ số phủ đầy khu công nghiệp được xác định bằng diện tích
đất công nghiệp đã cho các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ công nghiệp
thuê trên tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp. Hệ số này
thường tăng dần theo năm hoạt động của khu công nghiệp và có quan hệ mật
thiết với tỷ suất sinh lợi nội bộ của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp.
Thường mỗi KCN phải trải qua 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: là thời kỳ hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng (mất
khoảng 4-5 năm), từng bước hoàn thiện chính sách và thủ tục với mục tiêu
trước mắt là thu hút các nhà đầu tư vào lấp đầy KCN, nhằm nhanh chóng làm
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
12
Luận văn tốt nghiệp
sống động KCN, thu hồi chi phí triển khai xây dựng, tạo lập càng nhiều càng
tốt công ăn việc làm. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, việc khấu hao các chi

phí triển khai xây dựng KCN có thể kéo dài 15 – 20 năm, nhanh cũng phải
mất 10 năm, còn nếu sau 10 – 15 năm mà vẫn còn trống đa phần diện tích
KCN thì có thể kết luận KCN đó gặp thất bại.
- Giai đoạn 2: giai đoạn trưởng thành, được đặc trưng bởi sự phát triển
các mối liên kết kinh tế ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả giữa doanh nghiệp
trong và ngoài KCN, bởi định hướng này càng rõ nét việc nâng cao hàm
lượng khoa học của các công nghệ và sản phẩm của KCN.
- Giai đoạn 3: giai đoạn hoà nhập, tức KCN mất dần tính khép kín và
vượt trội cả về các ưu đãi lẫn chất lượng cạnh tranh so với các vùng khác
trong nước. Khi đó KCN mất đi ý nghĩa ban đầu.
 Hệ số thoả mãn các nhu cầu về đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu chí này đánh giá chất lượng hạ tầng kỹ thuật xã hội của khu công
nghiệp. Tiêu chí này được thể hiện qua việc đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng
kỹ thuật xã hội của các nhà đầu tư đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất
các loại sản phẩm chứa hàm lượng công nghệ cao có yêu cầu ngặt nghèo về
chất lượng điện, nước, lao động.
 Năng lực sản xuất của khu công nghiệp:
Qua việc đánh giá giá trị sản lượng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu,
nghĩa vụ nộp thuế, năng suất, trình độ công nghệ, số lao động, thu nhập bình
quân lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệ, tiêu chí này đánh
giá hiệu quả kinh tế xã hội của khu công nghiệp. Tiêu chí này phụ thuộc rất
nhiều vào tiêu chí quy mô và loại hình khu công nghiệp. Tiêu chí này là cơ sở
để đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của khu công nghiệp đối với nền kinh tế
của địa phương.
 Chất lượng xử lý nước thải và bảo vệ môi trường:
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
13
Luận văn tốt nghiệp
Khu công nghiệp là nơi tập trung số lượng lớn các nhà máy công nghiệp.
Tại đây, nếu chất thải công nghiệp không được xử lý tốt sẽ làm cho môi

trường bị ô nhiễm trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống,
sức khoẻ con người. Bảo vệ môi trường sinh thái là tiêu chí đánh giá sự phát
triển bền vững của khu công nghiệp.
1.2.3.Sự cần thiết phải phát triển khu công nghiệp
1.2.3.1.Vai trò của khu công nghiệp
Phát triển các KCN, KCX đang là mục tiêu hướng tới của nhiều tỉnh,
thành phố trong cả nước. Mỗi KCN ra đời sẽ là đầu mối quan trọng trong việc
thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo động
lực cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công
lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập, tạo đà tăng trưởng công nghiệp theo
quy hoạch tổng thể, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của sản
phẩm trong nước, tạo việc làm và hạn chế ô nhiễm do chất thải công nghiệp
gây ra.
Phát triển các KCN cũng thúc đẩy hình thành và phát triển các đô thị
mới, các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ, tạo điều kiện cho quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả, tăng thu nhập và tạo việc làm cho
người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực,
xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – kỹ thuật tạo đà cho sự phát triển đất nước.
Mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp đã
luôn được nhấn mạnh trong các kỳ Đại hội Đảng gần đây. Cùng với các vấn
đề khác, mục tiêu này cũng luôn đựơc quán triệt đi đầu trong phương hướng
hành động của Chính phủ. Thực hiện đựơc mục tiêu nêu trên khi và chỉ khi
hàm lượng kinh tế mang lại do sản xuất công nghiệp của quốc gia đã đạt tỷ
trọng nhất định, cơ cấu tăng trưởng của nền kinh tế không còn phụ thuộc
nhiều vào nông nghiệp. Để đạt được điều này, không thể cứ tuỳ tiện đâu có
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
14
Luận văn tốt nghiệp
đất đủ điều kiện là ở đấy xây dựng nhà máy, xí nghiệp, KCN.
Muốn thực hiện được các mục tiêu, phương hướng đã đề ra, việc quy

hoạch phát triển KCN đáp ứng các hoạt động sản xuất công nghiệp để phát
triển khả năng tương hỗ, giảm chi phí cho lưu thông, mở rộng khả năng tiếp
cận thị trường là tất yếu. Căn cứ vào bài học kinh nghiệm trong nước và các
nước trên thế giới và khu vực đã trải qua cho thấy, tổ chức các hoạt động sản
xuất công nghiệp vào các KCN tập trung là hướng đi duy nhất.
KCN, KCX chính là một cửa mở, một nhịp cầu thông thương giữa thị
trường trong nước với thị trường nước ngoài, một vùng tạo nên phản xạ 2
chiều, cung cấp nhiều thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp trong
nước. Nếu xây dựng thành công, KCN và KCX sẽ trở thành một mô hình kinh
tế năng động, có hiệu quả cao. Đây sẽ là nơi đào tạo cán bộ kỹ thuật, công
nhân lành nghề và cán bộ quản lý có trình độ cao, đủ sức vươn xa hơn ra thị
trường thế giới. Với mật độ công nghiệp cao, cơ cấu kinh tế năng động, kỹ
thuật cao, công nghệ mới, các khu này sẽ có tác dụng rút ngắn khoảng cách
giữa thị trường trong nước với thị trường thế giới và làm thay đổi bức tranh
kinh tế của đất nước.
1.2.3.2.Mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp và thành phố
Công nghiệp ngày nay đã trở thành nhân tố quan trọng trong việc hình
thành và phát triển các điểm dân cư. Trong các nước công nghiệp phát triển,
các xí nghiệp có thể chiếm từ 30- 60% đất xây dựng và ảnh hưởng tích cực
đến sự hình thành bố cục quy hoạch kiến trúc của thành phố. Do vậy việc bố
trí và tổ chức quy hoạch tổng thể các xí nghiệp công nghiệp có ảnh hưởng rất
lớn đối với vấn đề tổ chức không gian kiến trúc đô thị.
Từ khi công nghiệp hình thành và phát triển, đời sống tinh thần của xã
hội đổi mới. Công nghiệp tạo ra một nguồn lực dồi dào cho dân cư đô thị, đời
sống được cải thiện một xã hội văn minh, khoa học kỹ thuật được phát triển.
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
15
Luận văn tốt nghiệp
Công nghiệp phát triển một bộ mặt của thành phố thay đổi, bên cạnh khu
dân cư đầy chất trữ tình và ấm cúng là các nhà máy với những không gian sản

xuất hoành tráng, những KCN với những tổ hợp kiến trúc hiện đại làm cho
thành phố trở nên hiện đại, đồ sộ và bề thế.
Công nghịêp phát triển kéo theo hàng loạt các vấn đề mà đô thị phải
giải quyết, đó là nạn ách tắc giao thông, phương tiện đi lại của công nhân từ
nơi ở đến nơi làm việc, giao thông công nghiệp như việc vận chuyển hàng
hoá, nguyên liệu và thành phẩm cũng đòi hỏi đáp ứng và gây khó khăn cho
thành phố.
Sản xuất công nghiệp có những ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống
của thành phố, tiếng ồn, khói bụi, mùi, hóa chất, nước thải công nghiệp gây ô
nhiễm môi trường đang là một vấn đề nan giải cho thành phố. Sự ô nhiễm này
tác động xấu đến sức khoẻ của con người, uy hiếp sự tồn tại của di tích văn
hoá nghệ thuật, làm xấu đến môi trường cảnh quan. Vì vậy cần nghiên cứu
các giải pháp quy hoạch các xí nghiệp công nghiệp nhằm hạn chế ô nhiễm
công nghiệp và bảo vệ môi trường KCN và đô thị, trên cơ sở thúc đẩy phát
triển sản xuất đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường.
1.3.Bố trí khu công nghiệp
1.3.1.Nguyên tắc phân bố khu công nghiệp
1.3.1.1.Bố trí các khu công nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã
hội nhằm phát triển nhanh hiệu quả
- Có khả năng tạo ra cơ sở kỹ thuật hạ tầng thuận lợi về giao thông vận
tải, cung cấp điện nước, xử lý môi trường đảm bảo, phát triển bền vững lâu
dài, có đủ dư địa để mở rộng và phù hợp với những tiến bộ của khoa học công
nghệ, của nền văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp thế giới.
- Có khả năng cung cấp hoặc là gần với nguồn nguyên liệu.
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
16
Luận văn tốt nghiệp
- Có khả năng về thị trường tiêu thụ sản phẩm cả nội tiêu và ngoại tiêu.
- Có nguồn lao động đầy đủ về khối lượng, chất lượng đáp ứng cho sản
xuất và chi phí tiền lương thích hợp.

- Tiết kiệm đất sản xuất nông nghiệp cho năng suất cao, nên sử dụng các
khu đất hoang hoá để dùng cho phát triển công nghiệp.
- Kết hợp yêu cầu phát triển an ninh quốc phòng trong từng trường hợp
cụ thể của từng khu vực.
- Phát triển khu công nghiệp là sự kết hợp chặt chẽ với quy hoạch và quy
trình đô thị hoá, phân bố dân cư, hình thành mạng lưới đô thị hài hoà trên các
vùng, tránh tập trung xây dựng các đô thị, khu công nghiệp quá lớn.
1.3.1.2.Kết hợp cải tạo các khu công nghiệp cũ và phát triển các khu
công nghiệp mới theo một kế hoạch mà phù hợp cho phát triển kinh tế theo
vùng
- Đối với các khu công nghiệp và cơ sở công nghiệp cũ hiện có, cần đầu
tư chiều sâu, tận dụng năng lực cải tạo, đổi mới công nghệ nâng cao chất
lượng sản phẩm. Về kết cấu hạ tầng cần nâng cấp cải tạo để khắc phục ô
nhiễm môi trường, phục vụ cho việc tiếp tục xây dựng các nhà máy mới, cải
tạo các nhà máy cũ trong khu công nghiệp.
- Đối với khu công nghiệp mới quy hoạch xây dựng cần đầu tư đồng bộ
từ đầu các điều kiện kết cấu hạ tầng cả trong và ngoài khu công nghiệp để
phát huy nhanh hiệu quả đầu tư.
- Phát triển các hình thức khu công nghiệp đa dạng phong phú, có những
cơ chế mềm cho từng khu công nghiệp để nhằm thu hút mạnh vốn đầu tư
trong nước và nước ngoài. Xây dựng một số khu công nghiệp kỹ thuật cao
làm hạt nhân cho sự phát triển công nghiệp gắn với công nghệ mới hiện đại.
- Phát triển hệ thống khu công nghiệp – cụm - điểm công nghiệp tại các
thị xã, thị trấn, thị tứ phục vụ cho công nghiệp chế biến các sản phẩm nông,
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
17
Luận văn tốt nghiệp
lâm, ngư nghiệp, đây là mô hình quan trọng trong việc công nghiệp hoá - hiện
đại hoá nông thôn Việt Nam.
1.3.1.3.Khai thác thế mạnh của các vùng, miền để phát triển khu công

nghiệp đều khắp cả nước
Tạo cho mỗi vung miền, mỗi địa phương đều có khu công nghiệp, điểm
công nghiệp để thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa - hiện đại hoá, tăng trưởng nhanh, thu hẹp khoảng cách phát triển
giữa các vùng, đồng thời ưu tiên phát triển các cùng trọng điểm để làm cơ sở
thúc đẩy các vùng lân cận phát triển theo.
1.3.2.Bố trí khu công nghiệp trong đô thị
Trong điều kiện mức độ đô thị hoá ở Việt Nam còn thấp, phần đông các
đô thị mới hình thành và phát triển, các ranh giới của đô thị được đề cập dưới
đây được hiểu là ranh giới của đô thị trong các bản vẽ quy hoạch tổng thể được
phê duyệt.
 Khu công nghiệp bố trí ven thành phố:
Đây là giải pháp dành cho KCN có quy mô chiếm đất lớn cũng như có
các xí nghiệp công nghiệp với mức độ gây độc hại thuộc nhóm I, II. Chúng có
thể phân tán, hoặc nằm về một phía của đô thị.
ở dạng bố trí phân tán, KCN có thể tiếp cận thuận lợi với tất cả các bộ
phận chức năng khác của đô thị, nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển mở
rộng của đô thị sau này. Khi đó KCN có thể nằm sâu vào trong đô thị.
KCN bố trí về một phía (cuối hướng gió chủ đạo) thường sử dụng trong
các thành phố phát triển theo hình thức dải, thuận lợi cho việc phát triển đô thị
sau này.
 Khu công nghiệp nằm cạnh các khu dân cư:
Đây là giải pháp thường sử dụng cho KCN có quy mô chiếm đất nhỏ và
trung bình và có mức độ độc hại cấp III, IV. Chúng thường nằm dọc theo các
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
18
Luận văn tốt nghiệp
trục đường chính của đô thị hoặc đường nối từ đường cao tốc vào đô thị. Giải
pháp này làm giảm thời gian đi lại của công nhân, cũng như góp phần hạn chế
quy mô chiếm đất của đô thị.

 Khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp nằm xen kẽ trong các khu
dân cư:
Đây là giải pháp sử dụng cho KCN, cụm công nghiệp có quy mô chiếm
đất nhỏ với mức độ độc hại cấp IV, V. Chúng có thể là các xí nghiệp công
nghiệp xây dựng mới, nhưng phần lớn tồn tại trong trường hợp trước kia khu
đất công nghiệp nằm ven đô thị, hiện đô thị đựơc mở rộng nên các xí nghiệp
công nghiệp này nằm xen vào các khu dân cư. Một số xí nghiệp công nghiệp
phải di chuyển, số còn lại phải cải tạo lại, chuyển sang sản xuất loại sản phẩm
khác để phù hợp với quy định về mức độ độc hại.
 KCN, cụm công nghiệp nằm tách biệt ngoài đô thị:
Đây là các KCN, cụm công nghiệp bố trí nằm ngoài đô thị không phải
do mức độ độc hại mà do yêu cầu về tổ chức hoạt động hay nhu cầu về vận
chuyển. Do nằm cách biệt với đô thị nên các KCN và cụm công nghiệp này
đòi hỏi phải tổ chức hệ thống hạ tầng xã hội kèm theo. Chúng có thể phụ
thuộc vào đô thị hiện có hoặc phát triển thành một khu vực độc lập và trong
nhiều trường hợp là tiền đề để hình thành một đô thị mới. KCN và cụm công
nghiệp nằm ngoài đô thị gồm:
- KCN hoặc cụm công nghiệp khai thác khoáng sản, nhiên liệu như các
cụm công nghiệp khai thác than, dầu khí.
- KCN hoặc cụm công nghiệp các xí nghiệp bảo quản, chế biến tại khu
vực nông thôn, miền núi, duyên hải để khai thác nguồn nguyên liệu nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản tại chỗ, hạn chế khối lượng vận chuyển nguyên liệu.
- KCN hoặc cụm công nghiệp nằm trên các tuyến đường ra sân bay, cảng
để thuận tiện cho việc nhập nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm.
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
19
Luận văn tốt nghiệp
- KCN hoặc cụm công nghiệp với hệ thống giao thông quốc gia và cảnh
quan tự nhiên tại các vùng ngoại ô. Đây là các KCN, cụm công nghiệp thuộc
loại hình công nghệ kỹ thuật cao, phát triển đồng bộ cùng với các loại hình

chức năng khác như nghiên cứu, thương mại, ở, tạo thành các đơn vị phát
triển “công viên khoa học”, “làng khoa học”.
Hình 1.1.Sơ đồ vị trí KCN trong và ngoài đô thị
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
20
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của Hà Nội
2.1.1.Điều kiện tự nhiên
Hà Nội nằm ở trung tâm vùng châu thổ sông Hồng là nơi hội tụ nhiều
điều kiện thuận lợi về đất đai, địa hình, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên
khoáng sản. Hà Nội có diện tích là 3346 km
2
. Năm 2008, dân số của Hà Nội
khoảng 6, 3 triệu người.
Phần lớn diện tích của Hà Nội và vùng phụ cận là vùng đồng bằng, thấp
dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Khí hậu mang đặc trưng của vùng nhiệt
đới gió mùa. Mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, khoảng 0,5km/km
2
. Nước
sông Hồng và sông Đuống chất lượng tương đối tốt, nhưng các sông khác bị
ảnh hưởng nhiều của nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Khoáng sản khá
phong phú và đa dạng với 40 loại như than đá, quặng kim loại, phi kim loại,
vật liệu xây dựng.
2.1.2.Hạ tầng cơ sở
Hà Nội có hệ thống hạ tầng cơ sở khá hoàn chỉnh bao gồm hệ thống giao
thông, điện, nước. Hà Nội vừa là cửa ngõ và cũng là đầu mối của tất cả các
loại hình giao thông như đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng

không. Hà Nội có đường Quốc lộ 1 Bắc Nam đi qua, Quốc lộ 3 đi Thái
Nguyên, Bắc Cạn. Hà Nội có 2 cảng sông chính là cảng Khuyến Lương và
cảng Phà Đen cho phép tàu có trọng tải 2000-3000 tấn cập cảng. Sân bay
quốc tế Nội Bài với 44 chuyến bay quốc tế và nội địa / ngày, mỗi năm phục
vụ 1, 5 triệu lượt khách.
Vũ Thuý Hương Lớp: Kế hoạch A
21

×