Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.6 KB, 11 trang )

lOMoARcPSD|18635197

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến
sự thay đổi về chất và ngược lại
triết (Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Downloaded by ph??ng anh lê th? ()


lOMoARcPSD|18635197

Câu 4: Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng
dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.
Phân tích quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi
về chất và ngược lại, từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận. Vận dụng quy luật này
vào trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên ngày nay.
Bài làm:
- Định nghĩa quy luật: Là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững,tất
yếu giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có điều kiện phù hợp.
+ Căn cứ vào trình độ tính phổ biến, các quy luật có thể được chia thành:

 Các quy luật riêng:Là các quy luật biểu hiện những mối liên hệ đặc trưng
cho một phạm vi nhất định những hiện tượng cùng loại.
Ví dụ: Quy luật vật lý, quy luật hóa học, quy luật sinh học.
 Các quy luật chung:Đó là các quy luật có phạm vi tác động rộng hơn so với
quy luật riêng.
Ví dụ: Quy luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng. Quy luật này được áp dụng
cho cả vật lý, hóa học, sinh học…
 Những quy luật phổ biến:Đây là những quy luật tác động trong mọi lĩnh của
tự nhiên, xã hội và tư duy.


Ví dụ: Ba quy luật của phép biện chứng duy vật:
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay
đổi về chất và ngược lại.
 Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
 Quy luật phủ định của phủ định.


+Căn cứ vào lĩnh vực tác động, các quy luật được chia thành ba nhóm lớn sau:
– Quy luật tự nhiên: Là những quy luật nảy sinh, tác động khơng cần có sự
tham gia của con người, mặc dù một số quy luật tự nhiên cũng tồn tại trong con
người.

Downloaded by ph??ng anh lê th? ()


lOMoARcPSD|18635197

Ví dụ:
+ Quy luật trao đổi chất của các sinh vật sống, bao gồm con người, động vật, thực
vật…
+ Quy luật hình thành, hoạt động của núi lửa.
– Quy luật xã hội:Đó là những quy luật hoạt động của chính con người trong
các quan hệ xã hội; chúng không thể nảy sinh và tác động nếu thiếu hoạt động có ý
thức của con người.
Mặc dù liên quan con người, nhưng con người không thể sáng tạo ra hay hủy bỏ
các quy luật xã hội. Do đó, các quy luật xã hội vẫn mang tính khách quan.
Ví dụ:
+ Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất.
+ Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.

– Quy luật của tư duy:Loại quy luật này nói lên mối liên hệ nội tại của những
khái niệm, phạm trù, những phán đốn mà nhờ đó hình thành tri thức trong tư
tưởng con người.
Ví dụ:
+ Quy luật đồng nhất trong tư duy.
+ Quy luật cấm mâu thuẫn.
+ Quy luật bài chung.
-Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng. Hai mặt
đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng.
-Phép biện chứng duy vật ra đời đem lại quan điểm đúng đắn về khái niệm về
lượng, chất và quan hệ qua lại với nhau giữa chúng; từ đó khái quát thành quy luật
chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại.

Downloaded by ph??ng anh lê th? ()


lOMoARcPSD|18635197

I.

Khái niệm về lượng và chất.
a) Khái niệm về chất.

- Là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng.
- Là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng
khác.
Đặc điểm.
 Thể hiện tính tương đối ổn định của sự vật, hiện tượng. Nghĩa là khi

nó chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó
vẫn chưa thay đổi.
 Mỗi sự vật, hiện tượng đều có q trình ổn tồn tại và phát triển qua
nhiều giai đoạn, trong mỗi giai đoạn ấy nó lại có chất riêng.
→ Mỗi sự vật, hiện tượng khơng phải chỉ có một chất mà có thể có nhiều chất.
Nhờ đó, con người có thể phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng
khác.
Vd: Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083,
nhiệt độ sơi là 2880°C… Những thuộc tính (tính chất) này nói lên chất riêng của
đồng, phân biệt nó với các kim loại khác.
Mối quan hệ giữa chất và sự vật.
 Có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau.
 Trong hiện thực khách quan khơng thể tồn tại sự vật khơng có chất
và khơng thể có chất nằm ngồi sự vật.
Biểu hiện của chất:
 Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó, nhưng
khơng phải bất kì thuộc tính nào cũng có sự biểu hiện chất của sự
vật.
 Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái,
những yếu tố kết cấu thành sự vật. Đó là những cái của sự vật
từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận
động và phát triển của sự vật.

Downloaded by ph??ng anh lê th? ()


lOMoARcPSD|18635197

 Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính lại biểu
hiện 1 chất của sự vật.

 Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính
khơng cơ bản.
 Thuộc tính cơ bản: là những thuộc tính cơ bản được
tổng hợp lại tạo thành vật chất của sự vật; quy định sự
tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, chỉ khi nào
chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay
mất đi. Nhưng thuộc tính ấy chỉ bộc lộ qua các mối
liên hệ cụ thể với các sự vật khác.
Vd: Con người khác với động vật chính là nhờ những tính quy
định vốn có của con người: khả năng chế tạo vũ khí, máy móc và
khả năng sử dụng cơng cụ, tư duy...
 Chất của sự vật không những quy định bởi chất của những nguyên tố
tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành
mà, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật. Trong hiện thực các sự vật được
tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác
nhau.
Vd: Kim cương và than chỉ đều có cùng thành phần hóa học là
nguyên tố Cacbon tạo nên; nhưng do phương thức liên kết giữa các
nguyên tố Cacbon là khác nhau nên chất của chúng hoàn toàn khác
nhau. → Kim cương rất cứng cịn than chì rất mềm.
b) Khái niệm về lượng.
- Là phạm trù triết học dùng để chỉ thuộc tính vốn có của sự vật về mặt số lượng,
quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính
của sự vật.
- Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó. Lượng của
sự vật khơng phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người.
Biểu hiện của lượng.
 Lượng của sự vật biểu hiện kích thước dài hay ngắn, số lượng ít hay
nhiều, quy mơ lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh
hay chậm...


Downloaded by ph??ng anh lê th? ()


lOMoARcPSD|18635197

Vd: Đơn vị đo lượng cụ thể như vận tốc ánh sáng là 300.000 km
trong 1 giây,...
 Bên cạnh đó, lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trìu tượng và khái
quát.
Vd: Trình độ nhận thức của một người, ý thức trách nhiệm cao hay
thấp của 1 công dân,...
 Lượng còn biểu thị yếu tố kết cấu bên trong của sự vật (số lượng
nguyên tử hợp thành nguyên tố hóa học, số lượng lĩnh vực cơ bản
của đời sống xã hội) hoặc có những lượng cịn vạch ra yếu tố qui
định bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự
vật).
Phân biệt lượng và chất: chỉ mang tính tương đối. Điều này phụ thuộc vào từng
mối quan hệ cụ thể xác định. Có những tính quy định trong mối quanh hệ này là
chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại biểu thị lượng của sự vật và ngược
lại.
Vd: Xét con số 16 có nhiều cách xác định khác nhau: tích của 2 và 8, bình phương
của 4, tứ thừa của 2, 16 tổng khác nhau...
II.

Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất.

- Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thay đổi thống nhất giữa mặt chất và mặt
lượng. Chúng tác động qua lại với nhau. Trong sự vật, quy định về lượng không
bao giờ tồn tại nếu khơng có tính quy định về chất và ngược lại.

- Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển, sự thay
đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật hiện tượng đã tích lũy những thay đổi về lượng
đến một ngưỡng nhất định.
- Quy luật này cũng chỉ ra tính chất của sự vận động và phát triển, cho thấy sự thay
đổi về lượng của sự vật hiện tượng diễn ra từng bước và kết hợp với sự thay đổi
nhảy vọt về chất làm cho sự vật hiện tượng vừa có những bước tiến tuần tự, vừa có
những bước tiến đột phá.

Downloaded by ph??ng anh lê th? ()


lOMoARcPSD|18635197

a. Chất và lượng có mối quan hệ thống nhất với nhau.
- Chất và lượng không tách rời nhau, mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng
bởi vì mỗi sự vật hiện tượng đều phải phải có tính quy định về chất lại vừa vừa có
tính quy định về lượng, nên khơng có chất thiếu lượng và ngược lại.
- Tuy nhiên không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đển sự thay đổi
về chất. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về
chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là Độ.(Độ
chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn
mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện
tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn cịn là nó, chưa chuyển
hóa thành sự vật và hiện tượng khác.)
Vd: Người sống lâu nhất trên thế giới theo Guinness cơng nhận có tuổi thọ là 118
tuổi. Như vậy giới hạn từ 0→118 năm là “độ” của con người xét về mặt tuổi.
b. Lượng thay đổi dẫn đến sự thay đổi về chất.
- Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về
lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự
thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là Điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới

điểm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất
mới(sự thay đổi về lượng đạt đến điểm nút). Đây chính là bước nhảy trong q
trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Vd: 0°C, 100°C, 118 tuổi là điểm nút,...
- Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa tất yếu trong quá
trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình
thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện
của mỗi sự vật. Đó là các bước nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn
bộ, tự phát và tự giác,... Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát
triển; đồng thời, đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn
trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng.
Vd: Sự chuyển hóa từ nước lỏng thành hơi nước là 1 bước nhảy. Có bước nhảy này
là do nước lỏng có sự thay đổi về nhiệt độ và đạt đến 100°C.

Downloaded by ph??ng anh lê th? ()


lOMoARcPSD|18635197

Các hình thức của bước nhảy:
 Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất
nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cấu thành sự vật.
 Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời
gian dài.
 Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả
các mặt các bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật.
 Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1 số bộ
phận của sự vật.
c. Lượng tác động trở lại chất.
- Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động

tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu, quy
mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Vd: Nếu bạn tăng thời gian tự học ở nhà, giảm thời gian chơi Game online thì sẽ
thu nhận được nhiều kiến thức hơn, làm bài sẽ đạt được nhiều điểm cao hơn.
→ Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa
hai mặt chất vả lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút lất yếu sẽ dẫn
đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở
lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Q trình đó
liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
III.

Phương pháp luận.

- Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích lũy về
lượng để có biến đổi về chất, khơng được nơn nóng cũng như bảo thủ. Bước nhảy
làm cho chất mới ra đời thay thế chất cũ là hình thức tất yếu của sự vận động, phát
triển của sự vật hiện tượng. Tuy nhiên, những thay đổi về chất do bước nhảy gây
nên vì vậy khi lượng tích lũy đến mức giới hạn, đến điểm nút, độ nên muốn tạo ra
bước nhảy phải thực hiện q trình tích lũy về lượng.
- Thứ hai, vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của sự
vật, hiện tượng với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút, do đó,
trong công tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nơn nóng tả khuynh; mặt

Downloaded by ph??ng anh lê th? ()


lOMoARcPSD|18635197

khác, theo tính tất yếu quy luật thì khi lượng đã được tích lũy đến giới hạn điểm

nút sẽ tất yếu có khả năng diễn ra bước nhảy về chất của sự vật, hiện tượng. Vì thế
cũng cần phải khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tác thực tiễn. Tả
khuynh chính là hành động bất chấp quy luật, chủ quan, duy ý chí, khơng tích lũy
về lượng mà chỉ chú trọng thực hiện những bước nhảy liên tục về chất. Hữu
khuynh là sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ, khơng dám thực hiện bước
nhảy mặc dù luợng đã tích lũy tới điểm nút và quan niệm phát triển chỉ đơn thuần
là sự biến hóa về lượng.
- Thứ ba, vì bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú, do
vậy, trong nhận thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức
của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng tĩnh vực cụ thể. Đặc biệt,
trong đời sống xã hội, quá trình phát triển khơng chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách
quan, mà cịn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do đó, cần phải nâng
cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy q trình chuyển hóa từ lượng
đến chất một cách có hiệu quả nhất.
- Thứ tư, quy luật yêu cầu phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc
vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng, do đó phải
biết lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết đó trên
cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật của chúng.
IV.

Vận dụng quy luật này vào trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh
viên ngày nay.

* Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa
phương pháp luận với việc học tập và rèn luyện của sinh viên như sau:
Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Đại Học:
So với học ở phổ thơng thì khối lượng kiến thức ở cấp độ Đại học tăng lên một
cách đáng kể.
Một ví dụ đơn giản, nếu học phổ thơng thì một mơn học sẽ kéo dài trong một năm,

vì thế khối lượng kiến thức được chia đều ra kiến học sinh dễ dàng tiếp nhận hơn.
Trong khi ở Đại học một môn chỉ kéo dài khoảng 8 đến 18 buổi học (từ 1 đến 2
tháng). Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về số lượng kiến thức sẽ khiến tân sinh viên
gặp những khó khăn. Chính vì thế sinh viên cần phải chủ động tìm hiểu và sãn
sàng để thích nghi với sự thay đổi này. Không chỉ khác biệt về khối lượng kiến
thức, học đại học và phổ thơng cịn có sự khác biệt về sự đa dạng kiến thức. Tiếp
đến là các nhiệm vụ trong học tập, nếu học phổ thông hoạt động chủ yếu là ở trên

Downloaded by ph??ng anh lê th? ()


lOMoARcPSD|18635197

lớp còn học đại học còn đi kiến tập, thực tập,... Đây là cơ hội cũng nhưng cũng là
thách thức cho sinh viên. Ở đây là sự khác nhau về bản chất chứ khơng chỉ là sự
thay đổi về hình thức, bởi vậy có thể nới sự chuyển đổi từ phổ thơng lên Đại học
cũng giống như q trình biến đổi từ lượng thành chất. Chính vì vậy mà người sinh
viên cần phải thay đổi nếp sống mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, phù
hợp với yêu cầu của ngành giáo dục Đại học. Chỉ khi nào làm được như vậy sinh
viên mới hy vọng đạt được những thành tích rực rỡ trong q rình học tập và
nghiên cứu của mình.
* Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ:
Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diến ra
bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước
nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên cũng khơng nằm ngồi điều
đó.Để có một tầm bằng Đại học chúng ta cần phải tích lũy đủ số lượng các tín chỉ
của các mơn học.Như vậy có thể coi học tập là q trình tích lũy về lượng mà điểm
nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy và điểm số xác định q trình tích lũy kiến
thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa. Do đó, trong hoạt động nhận
thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng ( tri thức) làm

biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật. Cần học tập đều đặn hạng ngày để
chất được thấm sâu vào mỗi sinh viên. Tránh gặp gấp rút mỗi khi sắp đến kỳ thi,
như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức được trong quá trình học tập. Tránh tư
tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày.
Hàng ngày mỗi tân sinh viên vẫn đến trường để học tập, tiếp thu những kiến thức
mới và lượng kiến thức ngày một nhiều, nhưng chưa thể ra trường để làm việc
ngay được vì kiến thức mỗi sinh viên chưa tích lũy đầy đủ, chưa đảm bảo để ta làm
việc. Nhưng nếu qua 4 năm mỗi sinh viên học tập và rèn luyện chăm chỉ để tích
lũy kiến thức, tích lũy kinh nghiệm qua thầy cô, qua những lần đi thực tập...(lượng)
và tốt nghiệp Đại học đạt kết quả cao, đảm bảo về chuyên môn cho mỗi sinh viên
ra trường làm việc. Nói cách khác chất đã thay đổi và biến đổi sang chất mới.
* Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc,
trung thực.
Trong thực tiễn đời sống của con người, muốn có sự thay đổi về chất, cần có sự
tích lũy về lượng, sự tích lũy ấy là do tự bản thân mỗi chúng ta phấn đấu, đánh đổi
bằng sức lao động mà có được, chứ khơng nhờ vào một sự giúp đỡ nào khác.Với
việc học tập và rèn luyện của sinh viên cũng vậy. Trong một kỳ thi, nếu có sinh
viên gian lận để một kết quả tốt thì chẳng khác gì “khơng làm mà địi có ăn”. Bằng
gian lận, ta có thể qua được kỳ thi, nhưng về bản chất thì vẫn chưa có được biến
đổi nào về chất, khi học những kiến thức sâu hơn, khó hơn chắc chắn ta sẽ không
tiếp thu được, không đáp ứng được yêu cầu công việc sau này và nếu ta giúp đỡ
bạn bè theo cách của anh bạn thì khơng khác gì chúng ta đang hại họ.

Downloaded by ph??ng anh lê th? ()


lOMoARcPSD|18635197

*Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên:
Ngạn ngữ Trung quốc có câu” Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính

cách, gieo tính cách găp số phận” câu nói đó có ý nghĩa triết học của nó. Đó là quy
luật lượng- chất trong triết học, rõ ràng là, những thói quen mà chúng ta đang có
được hình thành từ sự tích lũy của nhiều hành vi được lặp đi lặp lại trong cuộc
sống hàng ngày, nhiều thói hư như thế đến lượt nó lại quyết định đến tính cách của
chúng ta,và số phận của mỗi con người phụ thuộc vào tính cách của họ. Khi tích
lũy hành vi (lượng) dần dần sẽ tạo nên thói quen (chất), sinh viên cần rèn luyện
cho mình tính chăm chỉ, tự chủ năng động trong q trình học tập, tích lũy tri thức
giản đơn nhất từ những thói quen hàng ngày.Trong cuộc sống cũng như trong quá
trình học tập sinh viên phải rèn luyện hàng ngày để hình thành những thói quen
học tập, rèn luyện tốt, như:phải biết tiết kiệm thời gian,làm việc nghiêm túc và
khoa học,....tích lũy nhiều thói quen như vậy sẽ góp phần hình thành nên tính cách,
giúp chúng ta thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
*Sự phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên.
Một tập thể bao gồm nhiều cá nhân. Mỗi cá nhân có phẩm chất tốt (lượng) sẽ góp
phần tạo nên “chất” tốt cho tập thể đó. Một lớp học tập tốt, nếu trong lớp có nhiều
cá nhân có ý thức học tập tốt, ln cố gắng để phấn đấu đạt được thành tích cao.
Một lớp đồn kết nếu các cá nhân ln sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Có thể nói uy
tín, thành tích của một lớp phụ thuộc vào sự phấn đấu nỗ lực của mỗi sinh viên.
Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng
và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trị to lớn trong việc học
tập và rèn luyện của sinh viên trường Đại học hiện nay. Lượng và chất là hai mặt
thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi nào lượng được tích lũy tới một độ nhất
đinh mới làm thay đổi về chất, do đó trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập
của sinh viên phải tích lũy dần về lượng và đồng thời phải biết thực hiện và thực
hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi để biến đổi về chất.
Những việc làm vĩ đại của con, bao giờ cũng tổng hợp những việc làm bình
thường, vì vậy mỗi sinh viên phải ln tích cực học tập, chủ động trong công việc
học tập và rèn luyện của mình cả đức và tài, để trở thành một con người phát triển
tồn diện, tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội mà khơng chịu tích lũy về kiến thức
(lượng). Cũng như trong hoạt động của mình ơng cha thường có câu: “tích tiểu

thành đại”,...

Downloaded by ph??ng anh lê th? ()



×