Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

QUY LUẬT CHUYỂN hóa từ NHỮNG sự THAY đổi về LƯỢNG THÀNH NHỮNG sự THAY đổi về CHẤT và NGƯỢC lại và sự vận DỤNG của PHẠM THỊ HUYỀN TRANG 11215895,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.77 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC LÊ-NIN
ĐỀ TÀI:
QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY
ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ
CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA
PHẠM THỊ HUYỀN TRANG 11215895, LỚP
LLNL1105(121) _ 26 (63B.MAR)

Họ và tên:

Phạm Thị Huyền Trang

Mã sinh viên:

11215895

Lớp học phần:

LLNL1105(121)_26 (63B.MAR)

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Lê Ngọc Thông

0

Hưng Yên, tháng 12 năm 2021



TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................ 2
B. NỘI DUNG CHÍNH.......................................................................................3
I. PHẦN I: QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ
LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI
.......... 3

1.Vị trí của quy luật ...............................................................................
2.Phạm trù về lượng và chất .................................................................
2.1. Quan điểm của các nhà
2.2. Quan điểm biện chứng
2.2.1. Khái niệm về chất ....................................................................
2.2.2. Khái niệm về lượng .................................................................
3.Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất .....................................
3.1. Những thay đổi về lượn
3.2. Những thay đổi về chất
3.3. Các hình thức của bước
4.Ý nghĩa phương pháp luận .................................................................

II. PHẦN II: VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT VÀO Q TRÌNH
HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÀ TÍCH LŨY KIẾN THỨC CỦA BẢN THÂN ......

Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất trong quá trình học tập, rèn luyện
và tích lũy kiến thức của học sinh, sinh viên .............................................................
2.
Sự khác nhau giữa môi trường học tập phổ thông và

3.
Thực trạng vận dụng ..................................................
3.1. Thành cơ
3.2. Thiếu sót
4.
Định hướng cho bản thân ..........................................
5.
Xây dựng phương pháp học tập tối ưu ......................
5.1. Tích luỹ t
5.2. Siêng năn
5.3. Nghiêm t
5.4. Khắc phụ
5.5. Nâng cao
5.6. Giải trí, s
1.

C. KẾT LUẬN ....................................................................................................................................
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................
1


TIEU LUAN MOI download :


A.

LỜI MỞ ĐẦU

Ước mơ của mỗi học sinh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường là có thể trúng
tuyển vào ngơi trường đại học mình u thích hay chí ít là được bước chân vào môi

trường đại học để được học tập, được nghiên cứu, được rèn luyện bản thân chuẩn bị cho
tương lai. Thi đậu vào đại học chắc hẳn là một niềm vui to lớn và cũng là mục tiêu phấn
đấu của rất nhiều học sinh; đến khi bước chân vào cánh cổng đại học rồi thì lại có biết
bao là dự tính kế hoạch được đặt ra. Có thể nói đại học như là nơi chúng ta đặt một nền
móng quan trọng cho ước mơ tiếp theo của mình. Thế nhưng đậu đại học là một chuyện,
học đại học lại là chuyện khác. Khi tiếp xúc với mơi trường ở đại học, khơng phải ai cũng
có thể bộc phát được hết khả năng và thể hiện được bản thân như khi cịn ở trong mơi
trường phổ thơng bởi lẽ trong q trình học tập và nghiên cứu ở đại học, sinh viên phải
tham gia tích cực vào nhiều hoạt động khác nhau như: tu dưỡng học tập nghiên cứu, văn
nghệ, thể thao, các hoạt động của lớp, của chi đồn, ... Bên cạnh đó, một số khơng ít sinh
viên phải đi làm thêm ngồi giờ. Đặc biệt sự thay đổi môi trường học và môi trường sống
là thử thách khó khăn mà khơng phải ai cũng có thể thích ứng một cách nhanh chóng
được. Hơn nữa, hiện nay, một số thành phần sinh viên trong các trường đại học mắc phải
rất nhiều tệ nạn, bị tha hố nghiêm trọng do họ khơng có mục tiêu học tập đúng đắn, họ
còn chưa xác định được hay vẫn mơ hồ về câu hỏi: "học để làm gì?”. Đối với thanh niên những chủ nhân tương lai của đất nước, việc học tập, trau dồi, tích lũy tri thức là một việc
vô cùng quan trọng và bức thiết; chỉ khi trang bị cho bản thân đầy đủ kiến thức, họ mới
có thể thực hiện được trọng trách, nghĩa vụ thiêng liêng của mình. Bác Hồ từng nói: "Non
Sơng Việt Nam có trở nên vẻ vang hay khơng, dân tộc Việt Nam có thể sánh vai với các
cường quốc năm châu trên thế giới được hay không phần lớn là tuỳ thuộc vào cơng học
tập của các cháu". Ngồi ra, xuất phát từ thực tế của Việt Nam hiện nay - đang trong thời
kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, cịn phải đương đầu rất nhiều khó khăn thử thách trước
mắt, vì vậy thế hệ chúng ta, những tài năng tương lai của đất nước, ngay từ bây giờ phải
có sự hiểu biết nhất định, phải biết tích lũy kiến thức, học tập rèn luyện để rút ra những
bài học cho chính mình và từ từ cải thiện bản thân.
Với tính cấp thiết đó, sau một thời gian học tập và nghiên cứu, cùng với sự hướng
dẫn của giảng viên bộ môn, em đã quyết định chọn đề tài: “Quy luật chuyển hoá từ
những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại và sự vận

dụng vào quá trình học tập, rèn luyện và tích lũy kiến thức của bản
thân”. 2


TIEU LUAN MOI download :


B.
I.

NỘI DUNG CHÍNH

PHẦN I: QUY LUẬT CHUYỂN HĨA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ

LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI
1.

Vị trí của quy luật
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về

chất và ngược lại hay còn được gọi là quy luật lượng – chất là một trong ba quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin. Quy luật này phản ánh và
quy định cách thức chung nhất của sự vận động, phát triển, theo đó sự phát triển được
tiến hành theo cách thức: những thay đổi về chất trong mỗi sự vật chỉ xảy ra khi sự tích
lũy về lượng trong sự vật đó đạt đến một ngưỡng nhất định và khi đó, nếu như thực hiện
thành cơng bước nhảy, sự vật sẽ được đưa sang một trạng thái phát triển tiếp theo. Ph.
Ăng-ghen đã có những khái quát về quy luật lượng – chất như sau:
“... trong giới tự nhiên thì những sự biến đổi về chất - xảy ra một cách xác định
chặt chẽ đối với từng trường hợp cá biệt - chỉ có thể có được do thêm vào hay bớt đi
một số lượng vật chất hay vận động”
— Ph. Ăng-ghen
2.


Phạm trù về lượng và chất

2.1.

Quan điểm của các nhà triết học cổ về lượng, chất

Từ thời xa xưa, con người đã nảy sinh những quan điểm khác nhau về lượng và chất.
Đối với những triết gia cổ tại Hy Lạp, vật chất thường đồng nhất với sự vật. Do đó, họ cố
gắng hiểu vật chất và các hình thức biểu hiện của nó từ góc độ chất. Mặt khác, những
triết gia thuộc trường phái Pitago lại xem đặc trưng về lượng của thế giới vật chất là cơ
sở của mọi sự vật đang tồn tại. Họ coi những mối quan hệ định lượng là quy luật cấu
thành vạn vật trên thế giới.
Trong lịch sử Triết học, phạm trù lượng và chất lần đầu tiên có được ý nghĩa riêng
với tư cách là những phạm trù trong học thuyết phạm trù của Arixtốt. Trong học thuyết
phạm trù của ông, lượng và chất là hai phạm trù mà nếu như thiếu chúng thì bản chất tuy
vẫn tồn tại nhưng ta khơng thể nhận thức sự tồn tại ấy. Ơng xem lượng là tất cả những gì
có thể phân ra thành những bộ phận cấu thành mà mỗi bộ phận trong số đó sẽ là hai hoặc
3

TIEU LUAN MOI download :


nhiều hơn, về bản chất nó là một cái gì đó và hơn nữa là một cái gì đó xác định. Ông phân
lượng thành hai loại: số lượng (loại lượng mang tính chất rời rạc, ví dụ, 6 cái bàn, 4 cái
ghế…) và đại lượng (loại lượng mang tính chất liên tục, chẳng hạn 5m vải, 3l nước, …). Về
phạm trù chất, Arixtốt nêu lên quan điểm: " Tôi gọi chất lượng là cái mà nhờ nó các sự vật
được gọi là một cái gì đó như thế”. Ơng cũng là người tiên phong trong việc giải quyết một
vấn đề cấp thiết của quy luật lượng chất: Vấn đề về tính đa chất của sự vật. Qua đó, ơng phân
biệt sự khác nhau giữa hình thức với bản chất của sự vật – cái sẽ xuất hiện hay mất đi cùng
với sự xuất hiện hay mất đi của chính sự vật đó. Arixtốt đã đặt vấn đề về sự thống nhất biện

chứng của các phạm trù chất lượng và số lượng một cách đúng đắn. Trong các tác phẩm của
mình Arixtốt đã đưa ra nhiều thí dụ liên quan đến lượng và chất, vạch rõ sự phụ thuộc của
những chuyển hoá chất lượng vào sự thay đổi số lượng.

Mãi về sau, quan điểm phiến diện thần thánh hóa, quá nhấn mạnh các đặc tính về
lượng đã được cải biên trong Triết học cổ điển Đức, đặc biệt đã được thay thế bởi triết
học Hegel. Xét về nguồn gốc của Lượng từ sự thống nhất trong những mặt đấu tranh của
cái Một và cái Nhiều, tính đứt đoạn và tính liên tục được Hegel xem như là hai phương
diện của Lượng. Một khi ta “trừu tượng hóa” hay khơng xét đến một trong 2 mặt ấy, các
nghịch lý quen thuộc về tính khả phân vơ hạn của vật chất, của thời gian và không gian
mới nảy sinh. Sau này, theo quan điểm biện chứng, Hegel đã nghiên cứu từ “chất được
xác định” đến “chất thuần tuý”; khi chất phát triển đến một điểm nhất định thì lượng ra
đời; sau đó, lượng tiếp tục tiến hố, tích lũy khơng ngừng; cuối cùng, “số lượng” chính
là đỉnh cao nhất của q trình tiến hoá. Trong việc xem xét mối quan hệ biện chứng giữa
sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất, Hegel đặc biệt nhấn mạnh phạm trù bước
nhảy. Chính dựa trên học thuyết của Hegel, Lênin đã đi đến một kết luận quan trọng: Để
xem một người theo quan điểm biện chứng hay siêu hình về sự phát triển, tiêu chí cơ bản
để đánh giá là việc người đó có thừa nhận bước nhảy hay khơng. Có thể nói, Hegel đã
phân tích một cách tỉ mỉ sự thống nhất biện chứng, mối quan hệ qua lại, sự chuyển hoá
giữa lượng và chất, nhìn nhận lượng và chất trong quá trình ln ln vận động và phát
triển khơng ngừng. Tuy nhiên, dù có nhiều đóng góp trong sự hồn thiện của phép biện
chứng duy vật trong tương lai, Hegel về bản chất là nhà triết học duy tâm, ông chỉ coi
các phạm trù lượng, chất, độ như những bậc thang tự phát triển của tinh thần, của “ý
niệm tuyệt đối” chứ khơng phải là những bậc thang mang tính nhận thức của con người
đối với thực tại khách quan.
4

TIEU LUAN MOI download :



Sau này, Mác - Lênin đã kế thừa tư tưởng của Hegel và hoàn thiện hơn để rồi phép
biện chứng duy vật ra đời như một cột mốc đánh dấu giai đoạn phát triển cơ bản trong
quan niệm về lượng và chất, mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự
thay đổi về chất nói chung. Tiếp theo, chúng ta cùng đi sâu vào một cách rõ ràng, sâu sắc
hơn về quan điểm biện chứng duy vật về lượng và chất.
2.2.

Quan điểm biện chứng duy vật về lượng, chất

Xuyên suốt lịch sử triết học, nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm lượng, chất và
mối quan hệ giữa chúng đã xuất hiện và được phổ biến. Những quan điểm này phụ thuộc vào
thế giới quan và phương pháp luận của các triết gia hoặc các trường phái triết học.

Tuy nhiên, phép biện chứng duy vật ra đời đã mang lại cái nhìn đúng đắn và tồn diện
hơn về khái niệm chất, lượng và mối quan hệ biện chứng giữa chúng, từ đó khái quát
thành nội dung quy luật lượng chất.
2.2.1. Khái niệm về chất
Xung quanh chúng ta tồn tại vô số sự vật, hiện tượng. Tại sao chúng ta lại có thể
phân biệt được sự vật này hay hiện tượng kia? Đơn giản là vì những thứ khác nhau có
những thuộc tính, đặc tính và quy định khác nhau. Tất cả động vật và thực vật đều được
đặc trưng bởi q trình đồng hóa và dị hóa, nhưng chúng khác nhau. Sở dĩ chúng ta có thể
phân biệt các hiện tượng khách quan vì chúng khác nhau về chất.
“Chất là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm
cho sự vật, hiện tượng là nó mà khơng phải là sự vật, hiện tượng khác”. Chất của một sự
vật, hiện tượng giúp nó được phân biệt với những sự vật, hiện tượng khác và thường trả
lời cho câu hỏi “sự vật, hiện tượng đó là gì?”. Ta cần phân biệt chất với tính cách là phạm
trù triết học với khái niệm chất của các ngành khoa học cụ thể và trong cuộc sống hàng
ngày (hóa chất trong hóa học, hạt chất trong vật lý, ….). Những khái niệm này không
đồng nhất với nhau, phạm trù triết học về chất có nội dung khái quát hơn nhiều, bao hàm

được tất cả những khái niệm chất của khoa học cụ thể.
Đặc trưng của chất là thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng. Khi
chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác thì chất của những sự vật, hiện tượng này
vẫn chưa thay đổi. Mỗi sự vật, hiện tượng đều tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn,
5

TIEU LUAN MOI download :


trong mỗi giai đoạn thì sự vật, hiện tượng đó lại thay đổi chất, sở hữu những chất riêng.
Hơn nữa, chất của các sự vật được quy định bởi sự kết hợp một cách hữu cơ giữa những
thuộc tính vốn có của các sự vật đó; đồng thời bản thân mỗi sự vật sở hữa mn vàn
thuộc tính, mỗi thuộc tính ấy cũng biểu hiện một phức hợp những đặc trưng về chất của
mình, do đó mỗi thuộc tính lại được coi là một chất. Như vậy, mỗi sự vật, hiện tượng
khơng phải chỉ có một chất mà có thể có vơ vàn chất.
Để xác định chất của sự vật thì ta cần phải xác định các thuộc tính của nó. Đặt sự
vật cần xác định thuộc tính trong mối liên hệ với một sự vật khác là cách giải quyết vấn
đề này. Trước hết, thuộc tính về chất là một phương diện nào đó về chất của sự vật được
biểu hiện ra khi tác động qua lại với các sự vật khác: tính chất, trạng thái, yếu tố… Đó là
những đặc tính tồn tại vốn có của sự vật từ khi được sinh ra hoặc trong quá trình vận
động và phát triển hình thành. Chẳng hạn, khi cho muối vào nước và khuấy lên, ta thấy
muối tan dần trong nước, đó chính là tính tan của muối. Sau đó, ta nếm thử hỗn hợp
muối và nước thì ta thấy có vị mặn. Vậy có thể phát biểu rằng, tính tan, vị mặn, …. chính
là thuộc tính của muối, chúng ta chỉ nhận biết được điều này khi chúng ta nếm thử hay
nói cách khác, khi vị giác của chúng ta tiếp xúc, tương tác qua lại với chúng. Tất cả
những thuộc tính trên của muối là những cái mà vốn có của muối, nhưng chúng chỉ thể
hiện ra trong quan hệ của muối với nước hay trong quan hệ của muối với vị giác của con
người. Đặc điểm cơ bản nói trên quy định cách thức nhận thức của con người đối với vật
chất của sự vật, hiện tượng. Qua đây, ta rút ra kết luận: Để nhận thức được chất với tư
cách là sự hợp nhất của tất cả các thuộc tính vốn có của sự vật đó, chúng ta phải nhận

thức sự vật trong sự hòa hợp của các mối quan hệ có thể xảy ra giữa sự vật đó với các sự
vật khác.
Chất có mối quan hệ vô cùng sâu sắc với sự vật, hiện tượng; chúng không thể tách
rời nhau. Bởi trong thực tại khách quan, ta thấy khơng có sự vật nào tồn tại mà khơng có
chất và cũng khơng có chất nào tồn tại bên ngoài sự vật. Chất của một sự vật thể hiện thơng
qua thuộc tính của nó. Tuy nhiên, đây không phải mối quan hệ tương đương khi không phải
bất kì thuộc tính vào cũng biểu hiện chất của sự vật. Với tư cách là những phương diện của
chất được biểu hiện thông qua các mối quan hệ, các thuộc tính của sự vật được chia ra thành
hai vị trí khác nhau: những thuộc tính cơ bản và những thuộc tính khơng cơ bản. Chất cơ bản
của sự vật được cấu thành từ tổng hịa các thuộc tính cơ bản của sự vật đó. Tuy nhiên, thuộc
tính của sự vật chỉ được thể hiện thông qua qua các mối

6

TIEU LUAN MOI download :


liên hệ cụ thể với các sự vật khác. Bởi vậy, có thể nói sự phân chia thành thuộc tính cơ
bản hay khơng cơ bản chỉ mang tính chất tương đối. Chẳng hạn, trong mối quan hệ cụ thể
này, thuộc tính này là thuộc tính cơ bản biểu hiện chất của sự vật, nhưng trong một mối
quan hệ cụ thể khác, lại xuất hiện những thuộc tính khác cịn thuộc tính này lại chỉ là
thuộc tính khơng cơ bản. Chẳng hạn, trong mối quan hệ với động vật, hay cụ thể hơn là
động vật lớp Thú, bộ Linh trưởng thì những thuộc tính như thuộc tính có khả năng tư duy,
chế tạo, sử dụng công cụ và sản xuất, … của con người là những thuộc tính cơ bản khiến
cho con người khác biệt, tách biệt với các chi khác, loài khác, trở thành sinh vật cấp cao
nhất; những thuộc tính khác khơng là thuộc tính cơ bản. Tuy nhiên, trong mối quan hệ
giữa con người với con người thì những thuộc tính kể trên lại là thuộc tính khơng cơ bản,
thay vào đó thuộc tính cơ bản là những thuộc tính như dấu vân tay, ngoại hình, ….
Khơng những phụ thuộc vào thuộc tính, yếu tố cấu thành lên nó mà chất của sự
vật, hiện tượng cịn được quy định bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa các yếu tố

cấu thành. Ví dụ: Với cùng ba chất C (Carbon), H (Hidro) và O (Oxy), chúng có thể liên
hết với nhau tạo nên vô số chất nhưng thuộc tính của từng chất lại khác nhau. Thứ nhất, ta
có CH3COOH (Axit axetic hay còn gọi là giấm) – một chất lỏng khơng màu với vị chua
đặc trưng, có thể làm quỳ tím hóa đỏ và tạo ra những phản ứng hóa học đặc trưng của
nhóm Axit Cacboxylic (Phản ứng đặc trưng nhất là tạo thành ethanol). Thứ hai, cũng từ 3
chất trên nhưng với phương thức liên kết khác, ta có C2H5OH (etanol hay rượu etylic) –
một chất lỏng khơng màu, thành phần của những thức uống có cồn, nhưng chất này
khơng làm đổi màu quỳ tím và có phản ứng đặc trưng với oxy tạo ra ngọn lửa màu xanh.
Thực tế, trong một cộng đồng, một tập thể nhất định, phương thức liên kết, mối liên hệ
giữa những cá nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của tập thể đó, có thể phát triển vững
mạnh hơn hoặc cũng có thể yếu kém hơn, hay nói cách khác là làm thay đổi chất của tập
thể.
Qua đây, ta thấy được sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng được quy định
bởi cả những yếu tố cấu thành nên sự vật và cả cấu trúc, phương thức liên kết giữa những
yếu tố ấy.
2.2.2. Khái niệm về lượng
Tính đồng nhất và tính đặc thù của sự vật khơng chỉ được xác định bởi các quy
định về chất mà còn bởi các quy định về lượng. Vì vậy, rượu (trong suốt) không chỉ khác
7

TIEU LUAN MOI download :


nhau về mùi vị, về tác dụng sinh học… mà còn ở độ đậm đặc (hay khối lượng riêng) giữa
các loại; hai tấm ván giống nhau về chất liệu và hình dạng, nhưng khác nhau về kích
thước. Do đó, bên cạnh những tính quy định về chất, bất kì sự vật nào cũng có những tính
quy định về lượng. Khái niệm về lượng được phát biểu như sau: “Lượng là phạm trù triết
học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mơ, trình độ
phát triển, biểu thị con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật”. Trong thực tế,
lượng có thể được quy định bằng những đơn vị đo lường cụ thể và chính xác như kích

thước (dài hay ngắn), số lượng đại lượng (ít hay nhiều), trình độ (cao hay thấp), quy mô
(rộng hay hẹp), nhịp điệu (nhanh hay chậm), …. trong khi nhìn nhận về sự vận động và
phát triển của sự vật.
“Những lượng không tồn tại mà những sự vật có lượng hơn nữa những sự vật
có vơ vàn lượng mới tồn tại”
— Ph. Ăng-ghen
Trong thực tế, lượng của sự vật thường được xác định bằng những con số cụ thể
như vận tốc của chiếc xe ô tô này là 60km/h, cái thùng này chứa 3l nước, …. Một ví dụ
khác: Trong hóa học, đối với mỗi một phân tử nước (H2O), lượng là số nguyên tử cấu
thành lên nó, bao gồm 2 nguyên tử H (Hidro) và một nguyên tử O (Oxy). Tuy nhiên,
không phải lượng nào cũng có thể được đo đạc chính xác bằng các con số, có những tính
quy định về lượng chỉ có thể được biểu thị thơng qua cách trừu tượng hay khái qt hóa
bằng định tính như tình u, lịng tốt, trình độ văn hóa, ý thức trách nhiệm, ... Ngồi ra, có

những lượng biểu hiện yếu tố cấu thành bên trong của sự vật (số lượng các hạt trong một
nguyên tử , số lượng các lĩnh vực trong đời sống con người), có những lượng vạch ra yếu
tố quy định bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao, diện tích, thể tích của
sự vật). Chỉ bản thân lượng thì khơng nói lên sự vật đó là gì bởi các thơng số về lượng
khơng ổn định, giữ nguyên mà thường xuyên đổi biến cùng với sự vận động biến đổi của
sự vật, đó cũng chính là phương diện không ổn định của sự vật, phương diện thay đổi
khơng ngừng trong q trình vận động phát triển của sự vật.
Đặc trưng của lượng là tính khách quan vì nó là một hình thức thể hiện của vật
chất, là cái tồn tại có sẵn ở sự vật, hiện tượng; hơn nữa cịn có thể chiếm một vị trí nhất
định trong không gian và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Tồn tại bên trong
sự vật, hiện tượng là vô vàn lượng được chia thành nhiều loại khác nhau; có lượng mang
8

TIEU LUAN MOI download :



tính quy định bên trong, có lượng chỉ bộc lộ đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng;
hơn nữa, sự vật, hiện tượng càng phức tạp thì lượng của chúng càng đa dạng. Trong tự
nhiên và phần lớn xã hội, lượng có thể được xác định bằng những con số chính xác. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp của xã hội và nhất là trong tinh thần con người, lượng
khó có thể cân đo đong đếm được bằng số liệu cụ thể mà chỉ có thể được nhìn nhận thơng
qua năng lực trừu tượng hóa.
Sự khác biệt giữa chất và lượng không tuyệt đối mà chỉ mang ý nghĩa tương đối,
tùy theo từng mối liên hệ mà ta xem xét được đâu là chất và đâu là lượng. Một tính quy
định có thể là lượng trong mối quan hệ này, nhưng trong mối quan hệ khác lại được coi là
chất; ngược lại, có những thứ là chất của sự vật trong mối quan hệ này, song lại biểu thị
lượng của sự vật trong mối quan hệ khác. Chẳng hạn số lượng sinh viên giỏi, khá hay
trung bình nhất định của một lớp sẽ nói lên chất lượng học tập của lớp đó. Nhiều học sinh
khá, giỏi có nghĩa là lớp đó học tốt, nhiều học sinh học lực trung bình thì ta có thể hiểu
chất lượng học tập của lớp đó khơng được cao. Ở đây, tính quy định này vừa biểu thị
lượng cụ thể, vừa thể hiện chất của sự vật. Trong ví dụ tiếp theo, số 4 trong mối quan hệ
với các số nguyên dương khác thì bản thân nó được coi là chất. Nhưng trong mối quan hệ
số 4 có tổng số bằng số 3 và số 1 cộng lại, hay bằng số 2 mũ 2 thì khi ấy nó được coi là
lượng.
Chất và lượng là hai mặt gắn liền, ràng buộc chặt chẽ và không thể tách rời. Trong
suốt quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng, chất và lượng của không bất
động, giữ nguyên mà luôn luôn vận động, thay đổi; hơn nữa vận động không phải tách
biệt, cô lập với nhau mà ln chuyển hóa lẫn nhau theo một quy luật nhất định.

3.

Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất

3.1.

Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất


Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại chất và lượng. Hơn nữa, chất và lượng của sự
vật mang tính khách quan. Trong sự tồn tại khách quan của chúng, sự vật có vơ số chất, vì
vậy, nó cũng tồn tại vô số lượng. Tuy nhiên, giữa chất và lượng là mối quan hệ qua lại lẫn
nhau; nếu sự vật có một chất nhất định thì chắc chắn sẽ tồn tại một lượng tương ứng với
chất đó. Chẳng hạn, sự phân biệt về chất của nước khi ở thể rắn (nước đá) và khi ở thể
9

TIEU LUAN MOI download :


lỏng được xác định bởi lượng là nhiệt độ nước; nước khi ở thể rắn sẽ có nhiệt độ thấp hơn
nước khi ở thể lỏng. Sự chuyển hóa tương quan giữa chất và lượng là cơ sở cho quá trình
vận động và phát triển của sự vật.
Lượng và chất luôn ln biến đổi trong suốt q trình vận động và phát triển của
sự vật. Sự biến đổi này không diễn ra đơn lẻ, cô độc với nhau, trái lại chúng có mối quan
hệ qua lại với nhau. Lượng vận động và biến đổi nhanh hơn chất, nhưng không phải mọi
thay đổi của lượng đều làm thay đổi căn bản về chất. Chất của sự vật có thể được giữ
nguyên nếu lượng của chúng thay đổi trong một khoảng giới hạn nhất định. Trong giới
hận đó, sự thay đổi của lượng chưa dẫn tới sự thay đổi của chất. Nếu lượng vượt qua giới
hạn đó, sự vật khơng cịn là nó, chất sẽ thay đổi, chất mới ra đời thay thế chất cũ. Giới
hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng (tăng lên hoặc giảm đi) chưa làm thay đổi căn bản
về chất được gọi là độ. “Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa
lượng và chất, nó là khoảng giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay
đổi căn bản về chất của sự vật”. Chẳng hạn, độ của chất sinh viên là từ khi nhập học tới
trước khi bảo vệ thành công đồ án, luận văn tốt nghiệp.
Trong giới hạn của “độ”, lượng thay đổi liên tục, tăng dần hoặc giảm dần nhưng
chất vẫn chưa biến đổi. Chất thay đổi chậm hơn lượng. Sự thay đổi cơ bản về chất của sự
vật, hiện tượng chỉ xảy ra khi lượng được tích lũy dần đến một thời điểm nhất định.
Những điểm giới hạn mà tại đó lượng thay đổi đủ để chất có những thay đổi căn bản được

gọi là điểm nút. Ta rút ra được khái niệm của điểm nút như sau: “Điểm nút là phạm trù
triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi
chất của sự vật”. Mỗi hai điểm nút sẽ xác định được 1 độ. Ví dụ, thời điểm sinh viên bảo
vệ thành công đồ án, hoặc luận văn tốt nghiệp là điểm nút kết thúc chất sinh viên, sinh
viên sẽ chuyển lên chất mới: chất cử nhân.
Khi lượng liên tục biến đổi, tích lũy đến một thời điểm nhất định, sự vật phải thực
hiện một bước nhảy để có thể thay đổi căn bản về chất. Vì vậy, ta có thể phát biểu khái
niệm bước nhảy như sau: “Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn
chuyển hóa của chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra”. Một giai đoạn phát
triển của sự vật sẽ kết thúc khi sự vật đó thực hiện bước nhảy, đồng thời một giai đoạn
phát triển mới sẽ được mở ra. Như vậy, nếu lượng khơng được tích lũy dần dần trong suốt
giai đoạn phát triển thì sự vật sẽ khơng thể có bước nhảy vọt về chất.
10

TIEU LUAN MOI download :


Sự vật, hiện tượng khốc lên mình một chất mới có nghĩa là chúng đã thực hiện
thành cơng bước nhảy. Sau đó, lượng bên trong những sự vật, hiện tượng này lại tiếp tục
tích lũy cho đến điểm nút. Tại đây, chúng thực hiện một bước nhảy mới và khởi đầu cho
giai đoạn phát triển tiếp theo. Cứ như thế, sự vận động và phát triển của sự vật, hiện
tượng kéo dài nối tiếp nhau theo một chu kì tạo nên một đường dài thay thế nhau vô tận
sự vật, hiện tượng cũ bằng sự vật, hiện tượng mới. Không những vậy, Quy luật lượng –
chất còn nêu lên sự tác động trở lại lượng của chất sau khi chất đã có được những thay
đổi căn bản.
3.2.

Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng

Sự thay đổi về lượng luôn ràng buộc chặt chẽ với sự thay đổi về chất, chịu sự

ảnh hưởng của chất. Sau khi sự vật đạt được sự thay đổi căn bản về chất, chất mới này
không tồn tại một cách thụ động mà tác động ngược trở lại lượng của sự vật. Sự tác
động ngược này rõ nét nhất tại thời điểm bước nhảy về chất diễn ra, chất mới sẽ quy mô
và tốc độ phát triển của lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất và
lượng. Chẳng hạn, khi đã trở thành cử nhân thì tốc độ đọc, hiểu vấn đề sẽ tốt hơn khi
còn là sinh viên. Như vậy, không chỉ sự thay đổi về lượng gây nên những sự thay đổi về
chất mà cả sự thay đổi về chất cũng gây nên những thay đổi về lượng.
Qua đó, quy luật chỉ ra rằng quan hệ lượng - chất là quan hệ biện chứng. Những
thay đổi về lượng chuyển thành những thay đổi về chất và ngược lại; chất là mặt tương
đối ổn định, lượng là mặt dễ biến đổi hơn. Lượng biến đổi, mâu thuẫn với chất cũ, phá
vỡ độ cũ, chất mới hình thành với lượng mới; lượng mới lại tiếp tục biến đổi, đến độ nào
đó lại phá vỡ chất cũ đang kìm hãm nó. Q trình tác động qua lại lẫn nhau giữa lượng
và chất tạo nên sự vận động liên tục. Tùy vào sự vật, hiện tượng, tùy vào mâu thuẫn vốn
có của chúng và vào điều kiện, trong đó diễn ra sự thay đổi về chất của sự vật, hiện
tượng mà có nhiều hình thức bước nhảy.
3.3.

Các hình thức của bước nhảy

Thứ nhất, nếu được quy định bởi tốc độ của sự thay đổi, bước nhảy sẽ chia thành
2 loại: Bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần. Bước nhảy đột biến là bước nhảy được
thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm thay đổi toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật. Ví
dụ, phản ứng hạt nhân (Ur 235 đạt đến khối lượng nhất định sẽ xảy ra vụ nổ hạt nhân) rất
11

TIEU LUAN MOI download :


nhanh và làm thay đổi chất của sự vật nhanh chóng. Ngược lại, bước nhảy dần dần là
bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích luỹ dần dần những nhân tố của

chất cũ làm dần dần mất đi. Ví dụ, q trình chuyển hố từ vượn thành người diễn ra rất
lâu dài, hàng vạn năm. Quá trình cách mạng đưa nước ta từ một nước nơng nghiệp lạc
hậu quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ lâu dài qua nhiều bước nhảy dần dần.
Thứ hai, căn cứ vào nhịp độ và quy mô thực hiện bước nhảy, ta chia bước nhảy
thành 2 loại: Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ. Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy
làm thay đổi toàn bộ về chất tất cả các mặt các bộ phận, các yếu tố cấu thành sự vật. Ví
dụ, khi thực hiện cách mạng Tháng Tám năm 1945, chúng ta đã thực hiện bước nhảy toàn
bộ trên tất cả các mặt đời sống kinh tế - chính trị - xã hội - văn hoá - đạo đức, … Bước
nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của những yếu tố riêng lẻ của sự vật. Ví dụ,
q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay đang hàng ngày, hàng giờ làm
thay đổi từng mặt đời sống kinh tế - xã hội - văn hoá theo hướng xã hội chủ nghĩa. Trong
hiện thực, các sự vật có thuộc tính đa dạng, phong phú nên muốn thực hiện bước nhảy
tồn bộ phải thơng qua những bước nhảy cục bộ. Sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta đang diễn ra từng bước nhảy cục bộ để thực hiện bước nhảy toàn bộ, tức là chúng ta
đang thực hiện những bước nhảy cục bộ ở lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực chính trị, lĩnh vực xã
hội và lĩnh vực tinh thần xã hội để đi đến bước nhảy tồn bộ - xây dựng thành cơng chủ
nghĩa xã hội trên đất nước ta.
Từ những sự phân tích ở trên có thể rút ra nội dung của quy luật chuyển hoá từ
những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại như sau: mọi sự
vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút sẽ
dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở
lại sự thay đổi của lượng mới lại có chất mới cao hơn. Q trình tác động đó diễn ra liên
tục làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi.
4.

Ý nghĩa phương pháp luận

Thứ nhất, sự vận động và phát triển của vạn vật bao giờ cũng xảy ra dưới phương
thức tích luỹ dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để
chuyển về chất. Do đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải

biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Từ xưa đến nay,
dân gian ta đã có rất nhiều những câu thành ngữ, tục ngữ phản ảnh ý nghĩa này như: “tích
12

TIEU LUAN MOI download :


tiểu thành đại”, “năng nhặt chặt bị”, “góp gió thành bão” … Những việc làm vĩ đại của
con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình thường của con người
đó. Phương pháp này giúp cho chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nơn
nóng,” đốt cháy giai đoạn” muốn thực hiện những bước nhảy liên tục.
Thứ hai, quy luật của xã hội chỉ được thực hiện thơng qua hoạt động có ý thức của
con người. Do đó, khi đã tích luỹ đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước
nhảy, phải kịp thời chuyển những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, từ
những thay đổi mang tính chất tiến hố sang những thay đổi mang tính chất cách mạng.
Chỉ có như vậy chúng ta mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, “hữu khuynh”
thường được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về lượng.
Bên cạnh đó, ta cũng cần tránh rơi vào “tả khuynh: - nhấn mạnh bước nhảy khi chưa đủ
sự tích lũy về lượng; bởi lẽ, khi đó ta rất dễ rơi vào phiêu lưu, mạo hiểm.
Thứ ba, trong hoạt động con người cịn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức
của bước nhảy. Sự vận dụng này tuỳ thuộc vào việc phân tích đúng đắn những điều kiện
khách quan và những nhân tố chủ quan, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, từng điều kiện
cụ thể hay quan hệ cụ thể. Mặt khác, đời sống xã hội của con người rất đa dạng, phong
phú do rất nhiều yếu tố cấu thành, do đó để thực hiện được bước nhảy tồn bộ, trước hết
phải thực hiện bước nhảy cục bộ làm thay đổi về chất của từng yếu tố.
Thứ tư, sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức
liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật. Do đó, trong hoạt động của mình chúng ta phải
biết cách tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở
hiểu rõ bản chất, quy luật, kết cấu của sự vật đó. Ví dụ như trên cơ sở hiểu biết đúng đắn
về gen, con người có thể tác động vào phương thức liên kết giữa các nhân tố tạo thành

gen làm cho gen biến đổi. Trong một tập thể cơ chế quản lý, lãnh đạo và quan hệ giữa các
thành viên trong tập thể ấy thay đổi có tính chất tồn bộ thì rất có thể làm cho tập thể đó
vững mạnh.
AI. PHẦN II: VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT VÀO QUÁ TRÌNH

HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÀ TÍCH LŨY KIẾN THỨC CỦA BẢN THÂN
Bước vào trường Đại học trở thành một sinh viên - một bộ phận đóng vai trị quan
trọng trong cơng cuộc xây dựng tương lai của đất nước. Đó là một vinh dự, một phần
13

TIEU LUAN MOI download :


thưởng cao quý nhưng đồng thời cũng là một trách nhiệm, nghĩa vụ nặng nề dành cho
những học sinh có nhiều cố gắng trong những năm học phổ thông. Nhưng liệu rằng sự
nhiệt tình, ý chí quyết tâm trong thời phổ thơng đó có cịn được phát huy và những
phương pháp học tập có cịn phù hợp trong mơi trường đại học? Đối với một tân sinh
viên mới chân ướt chân ráo bước vào cánh cổng Đại học như em, có vơ vàn khó khăn,
thử thách đang chờ đợi ở phía trước. Do vậy, trong phần II của bài tiểu luận này, em đã
dành nhiều thời gian để xem xét lại bản thân một cách thận trọng và nghiêm túc cũng như
vận dụng quy luật lượng – chất để xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân và chuẩn bị kĩ
càng cho quá trình học tập mang lại hiệu quả cao.
1. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất trong q trình học tập, rèn

luyện và tích lũy kiến thức của học sinh, sinh viên
Quá trình học tập của mỗi học sinh là một q trình dài, khó khăn và cần sự cố gắng
không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh. Quy luật chuyển hóa
từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: mỗi học sinh tích lũy
lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà,
đọc thêm sách tham khảo, … thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua

những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp. Khi đã tích lũy đủ lượng tri
thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn. Như vậy, q
trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra, các kì thi là điểm nút và việc học
sinh được sang một cấp học cao hơn là bước nhảy. Trong suốt 12 năm học, học sinh phải
thực hiện nhiều bước nhảy khác nhau. Trước hết là bước nhảy để chuyển từ một học sinh
trung học lên học sinh phổ thông và kỳ thi lên cấp 3 là điểm nút, đồng thời nó cũng là
điểm khởi đầu mới trong việc tích lũy lượng mới (tri thức mới) để thực hiện một bước
nhảy vô cùng quan trọng trong cuộc đời: vượt qua kì thi đại học để trở thành một sinh
viên. Sau khi thực hiện dược bước nhảy trên, chất mới trong mỗi người được hình thành
và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩ cũng như cách hành
động của mỗi sinh viên, đó là sự chín chắn, trưởng thành hơn so với một học sinh trung
học hay một học sinh phổ thông. Và tại đây, một quá trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến
thức) mới lại bắt đầu, quá trình này khác hẳn so với quá trình tích lũy lượng ở bậc trung
học hay phổ thơng. Bởi đó khơng đơn thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảng
của thầy cô mả phần lớn là sự tự nghiên cứu, tìm tịi, tích lũy kiến thức, bên cạnh những
14

TIEU LUAN MOI download :


kiến thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc từ các
hoạt động trong những câu lạc bộ. Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ, các sinh
viên sẽ thực hiện một bước nhảy mới, bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời, đó là
vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng cử nhân và tìm được một cơng việc. Cứ
như vậy, q trình nhận thức (tích lũy về lượng) liên tục diễn ra, tạo nên sự vận động
khơng ngừng trong q trình tồn tại và phát triển của mỗi con người, giúp con người ngày

càng đạt đến trình độ cao hơn, tạo động lực cho xã hội phát triển.
2. Sự khác nhau giữa môi trường học tập phổ thông và môi trường đại học
Ở cấp bậc nào cũng có sự khác biệt nhau về nhiều thứ, nhưng có lẽ bậc phổ thơng và


bậc đại học là hai cấp độ có nhiều sự thay đổi nhất. Với nhiều người, bước vào giảng đường
đại học chính là bước sang một trang mới trong đời với rất nhiều thay đổi cả trong

suy nghĩ lẫn cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên. không giống như việc theo học tại các
trường cấp 2, cấp 3, việc học đại học hoàn toàn khác khi mơi trường địi hỏi tính tự lập và
tự học hỏi cao hơn. Do đó một số tân sinh viên sẽ cảm thấy choáng ngợp khi bước vào
những ngày đầu trên giảng đường đại học.
Nếu như ở phổ thông mỗi lớp học chỉ dao động sĩ số khoảng 40 đến 50 người thì đại
học có sự khác biệt lớn. Lớp học của bạn có thể có sĩ số lên đến 80 đến 100 người. Điều này
gây khó khăn hơn cho cả quá trình học của sinh viên và quá trình dạy của giáo viên.

Thường thì ở các nước có điều kiện giáo dục tốt hơn, sĩ số thường chỉ dao động từ 20 đến
30 sinh viên. Ví dụ: Gần chúng ta nhất là nước bạn Lào, số lượng sinh viên trong một lớp
chỉ khoảng trên 20 người. Vì vậy, giảng viên không thể quan tâm đến từng sinh viên một
như khi ta cịn học trung học phổ thơng. Do đó, có thể thấy một trong những khác biệt
lớn nhất và dễ nhận thấy nhất giữa học đại học và học phổ thông là tự học. Tự học là sự
tự giác trong học tập, là sự chủ động trong tư duy tìm kiếm kiến thức, kỹ năng học tập
khơng chỉ ở trên lớp mà cịn cả ở ngồi nhà trường. Vào mơi trường Đại học, thầy cơ
khơng cịn đọc cho ta chép nữa; mỗi tiết học giảng viên đều giảng bài một cách liền mạch
và khơng có chuyện dừng lại đọc từng chữ một nữa nên chúng ta cần học cách ghi chép
hiệu quả. Bên cạnh đó, giáo viên cấp 3 sẽ tập trung vào việc cung cấp thông tin để giúp
cho học sinh hiểu hơn về nội dung và các tài liệu liên quan trong sách giáo khoa, đồng
thời, giáo viên cũng sẽ viết các thông tin liên quan lên bảng để học sinh có thể dễ dàng
nắm được. Tuy nhiên, giảng viên đại học hầu như không giảng bài dựa trên sách. Thay
15

TIEU LUAN MOI download :



vào đó, giảng viên sẽ đưa ra các tình huống - trường hợp thực tế áp dụng, cung cấp các
thông tin cơ bản để học sinh có thể tự do thảo luận hoặc nghiên cứu. Giảng viên sẽ chỉ
đóng vai trị là người định hướng và cung cấp thơng tin hỗ trợ sinh viên trong việc tự
nghiên cứu. Vì vậy, giảng viên luôn cung cấp cho các sinh viên các tài liệu đính kèm và
yêu cầu đọc trước khi lớp học bắt đầu. Nếu khơng đọc trước tài liệu thì việc khơng hiểu
chuyện gì đang xảy ra trong lớp học là hết sức bình thường.
Ở phổ thơng, bằng việc hay bị kiểm tra miệng, kiểm tra 15p hay 1 tiết, ta mới bắt tay vào

học bài cũ, soạn bài mới. Giáo viên cấp 3 cũng sẽ thường xuyên nhắc nhở học sinh về

deadline (hạn) nộp bài tập, deadline của các kỳ thi sắp tới. Nhưng khi lên đại học, chuyện
này khơng cịn xảy ra nữa. Sinh viên chỉ có kiểm tra giữa kì và cuối kì. Thậm chí khơng
chép bài cũng khơng sao cả nên từ đó có thể khiến ta trì hỗn việc học. Hơn nữa, tất cả
các thơng tin về lịch kiểm tra và nội dung đã được nêu rõ trong giáo trình tổng quan
(được cung cấp trước khi mơn học bắt đầu) - trong đó nêu rõ thời gian kiểm tra, phương
thức kiểm tra, cách chấm điểm. Nếu sinh viên khơng đọc kỹ thì sẽ là một thiệt thịi lớn. Ở
cấp bậc trung học phổ thơng, nếu muốn giỏi rất dễ, chỉ cần bỏ tiền đi học thêm là được, tự
học đóng góp phần nhỏ thơi nhưng bước chân vào cánh cổng đại học rồi thì phải tự thân
lo lấy. Đối với những sinh viên xa nhà thì nay cũng phải tự nhắc nhở mình học tập chứ
gia đình khơng cịn kè kè ở bên nữa. Vì vậy, tân sinh viên nói chung và bản thân nói riêng
nên nhận thức được nếu như học phổ thông ta được các thầy cô, bố mẹ kèm cặp, nhắc nhở

thường xuyên thì học đại học, ý thức của bản thân sẽ là yếu tố quyết định nhất với năng
lực học tập của bạn. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ, chúng ta khơng cịn sổ liên lạc và
cũng chẳng cịn họp phụ huynh, vì chúng ta đã đủ 18 tuổi và là một người trưởng thành.
Một điều nữa mà ta có thể dễ dàng nhận ra về sự khác biệt giữa môi trường phổ
thông và môi trường đại học đó chính là sự đa dạng, nâng cao và tăng lên khối lượng kiến
thức. Khối lượng kiến thức ở cấp độ đại học tăng lên một cách đáng kể. Một ví dụ đơn
giản, nếu ở bậc phổ thơng thì một mơn học sẽ kéo dài trong một năm, vì thế khối lượng
kiến thức được dàn trải đều ra khiến học sinh dễ dàng tiếp nhận hơn. Trong khi ở bậc đại

học, một mơn học chỉ kéo dài trung bình từ 9 đến 18 buổi học (từ 1 đến 2 tháng), nghĩa là
trong một buổi học, sinh viên sẽ phải tiếp thu kiến thức của nhiều bài hay có thể là cả một
chương (mỗi chương khoảng 20-30 trang), tiến độ học cịn tùy vào cấu trúc mơn học đó,
nhưng nói chung, đó là một khối kiến thức lớn. Nếu như sinh viên khơng biết chọn lọc,
tóm tắt kiến thức để tiếp thu thì rất dễ rơi vào quá tải kiến thức, gây nên sự nản chí, khơng
16

TIEU LUAN MOI download :


có động lực học. Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về khối lượng kiến thức sẽ khiến tân sinh
viên gặp phải những khó khăn và thậm chí có thể bị sốc.
Khơng chỉ có sự khác biệt về khối lượng kiến thức, học đại học và học phổ thơng cịn
có sự khác biệt về sự đa dạng kiến thức. Rõ ràng, sự đa dạng về kiến thức sẽ tỉ lệ thuận
với cấp bậc học, học càng cao thì kiến thức càng đa dạng. Đầu tiên là các loại tài liệu liên
quan đến môn học, học đại học khác biệt với phổ thơng ở chỗ, muốn giỏi thật sự thì
người học cần chủ động đọc rất nhiều loại tài liệu khác nhau, đồng thời chủ động tìm
kiếm các bài tập thực tế, các phương pháp thực hành để cụ thể hóa lý thuyết thành kỹ
năng. Ví dụ: sinh viên Sư phạm thì cần phải chủ động tìm kiếm cơ hội để được đứng lớp
(có thể là dạy thêm), sinh viên Kinh tế thì cần tìm kiếm các trải nghiệm về kinh doanh,
buôn bán, … Đây là những điều mà học phổ thơng khơng thể có. Tiếp đến là các nhiệm
vụ trong học tập, nếu học phổ thông hoạt động chủ yếu là ở trên lớp thì học đại học cịn
có nhiều thử thách mang tên: kiến tập, thực tập, … Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách
thức cho sinh viên và chỉ có ở sinh viên. Sự đa dạng về kiến thức khiến sinh viên cần biết
cách khai thác cũng như tiếp cận một cách khôn ngoan và khoa học để có thể có kết quả
học tập tốt nhất. Đi cùng với việc khối lượng kiến thức tăng lên, kiến thức đa dạng hơn
thì chắc chắn cường độ học tập của bạn cũng phải tăng lên. Thời gian học một môn kéo
dài hơn, kiến thức được các thầy cô truyền đạt nhanh hơn và nhiều hơn. Đồng thời sinh
viên cũng cần đọc nhiều loại tài liệu hơn, tiếp thu nhiều loại kiến thức hơn.
Học đại học, bạn cũng sẽ phải tư duy nhiều hơn với các hoạt động tập thể, nhóm,

hay thuyết trình, … nhiều hơn. Ngồi ra, các hoạt động ngoại khóa cũng khiến cường độ
học tập của sinh viên tăng lên đáng kể.
Qua đó, có thể nói việc học tốt ở cấp 3 phần lớn dựa vào sự nỗ lực và chăm chỉ của
bản thân người học, vì các mơn học và phương pháp giảng dạy chủ yếu cấu trúc theo
dạng “good-faith effort”, tức là phần thưởng của nỗ lực chính là điểm tốt. Tuy nhiên, bậc
Đại học thì gần như lại thiên nhiều hơn về kỹ năng tốt, nhưng chỉ chăm thơi chưa đủ, cịn
phải đầy đủ và thuần thục các kỹ năng. Vì trong bài đánh giá của bậc Đại học, nội dung
tập trung rất nhiều vào tư duy, lối suy nghĩ - diễn đạt và bày tỏ quan điểm. Ngồi ra, cịn
có rất nhiều những thay đổi đối với 1 tân sinh viên khi bước chân vào cánh cổng đại học
hay nó cách khác là khi ta có những thay đổi căn bản về chất: từ học sinh trở thành sinh
viên đại học, nhưng những khác biệt mà em đã nêu trên là những điều khác biệt cơ bản,
đặc biệt có thể gây ra khó khăn, thử thách cho nhiều sinh viên và cần được khắc phục.
17

TIEU LUAN MOI download :


3.

Thực trạng vận dụng

3.1.

Thành công (Ưu điểm)

Trước khi xuất hiện trong mơn Triết học Mác – Lenin trong học kì đầu đại học của
hầu hết các sinh viên, quy luật lượng – chất đã được khái quát một cách ngắn gọn trong
vai trò là cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng ở môn Giáo dục cơng
dân lớp 10. Vì vậy, khi cịn là học sinh, em cũng đã nắm được khái quát nội dung quy luật
lượng – chất. Vào thời điểm đó, bản thân em đã nhận thức được những thành cơng của

mình trong việc vận dụng quy luật này trong học tập và rèn luyện; đồng thời tiếp tục phát
huy trong học kì đầu đại học.
Từ khi được phổ cập kiến thức về Quy luật lượng – chất trong môn học Giáo dục
công dân lớp 10, em đã có những suy nghĩ tự kiểm điểm lại bản thân trong suốt quãng
thời gian đi học để rút ra những điểm mạnh mà mình đạt được.
Thứ nhất, em tự nhận thấy bản thân đã có những thành cơng nhất định trong việc tích
lũy lượng đều đặn, thường xuyên và đầy đủ. Lượng ở đây chính là kiến thức được thầy cô
giảng dạy trên trường và những tìm tịi học hỏi thêm của riêng bản thân sau giờ học trên
trường. Ở trên lớp, em vẫn luôn giữ cho mình ý thức ghi chép bài đầy đủ, chú ý nghe thầy
cô giảng bài và hăng hái phát biểu xây dựng buổi học. Bên cạnh đó, việc đọc và sưu tầm
sách là sở thích của em nên em đã đọc qua nhiều sách với nhiều thể loại kiến thức khác
nhau như: tâm lí học, chiêm tinh học, khoa học đời sống, …. Qua việc tích lũy kiến thức
đầy đủ, đều đặn trong quá trình học tập, em đã đạt được thành công đầu tiên là kết quả tốt
trong những bài kiểm tra thường xuyên trên lớp của thầy cô, những bài thi cuối kì của
trường cũng như trang bị cho bản thân những kĩ năng cần thiết cho tương lai.
Thứ hai, em nghĩ điều tiếp theo mà mình đã đạt được chính là thực hiện thành cơng
các bước nhảy quan trọng trong quãng thời gian còn là học sinh. Khi đã tích lũy đủ lượng
trong q trình học tập (được coi là độ trong phần vận dụng này), đến một thời điểm thích
hợp, học sinh sẽ phải thực hiện các bước nhảy để phát triển, thay đổi cơ bản về chất trong
bản thân mình. Các điểm nút ở đây là những kì thì chuyển cấp, từ cấp một lên cấp hai,
cấp hai lên cấp ba và đặc biệt là cấp ba lên đại học. Những bước nhảy trên đều quan trọng
và em tự tin là mình đã thực hiện đúng thời điểm (không rơi vào hữu khuynh hay tả
khuynh), thậm chí là thực hiện tốt với khả năng của mình. Chính việc em thành cơng thi
đỗ vào những trường mà mình mong muốn đã chứng minh cho điều này. Bên cạnh đó, em
18

TIEU LUAN MOI download :


cũng nhận thấy mỗi khi hoàn thành một bước nhảy, khi bản thân đã có một sự thay đổi

căn bản về chất, khả năng tiếp thu bài giảng, phân tích số liệu, học hỏi, … của mình sẽ
được nâng cao hơn trước, sẵn sàng cho những kiến thức khó hơn, phức tạp hơn. Và cứ
như thế, em vẫn giữ cho mình sự đều đặn trong việc tích lũy lượng suốt quá trình học và
cuối cùng đi đến bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời học sinh: bước nhảy từ cấp
ba lên đại học, từ một học sinh trở thành một sinh viên. Nhờ việc trang bị cho mình đầy
đủ kiến thức, em đã tự tin, quyết tâm thực hiện bước nhảy, kịp thời chuyển hóa những
thay đổi về lượng thành thay đổi về chất. Cuối cùng, em đã thành cơng đỗ vào ngơi
trường mình ln mơ ước và ngưỡng mộ - Trường Đại học Kinh tế quốc dân; cũng như
mở ra một sự khởi đầu mới mang đầy tính tích cực cho bản thân mình.
3.2.

Thiếu sót (Khuyết điểm)

Như em đã nêu trước đó về sự khác biệt giữa mơi trường phổ thông và môi trường
đại học, bản thân em đã cảm thấy khá khó khăn trong thời gian đầu khi mới bắt đầu hịa
nhập vào mơi trường đại học. Vậy nên phần lớn thiếu sót mà em tự nhận thấy ở bản thân
xuất hiện trong khoảng học kì đầu vừa qua; em thấy mình đã bị mất tập trung, có chút
chểnh mảng trong q trình tiếp thu, tích lũy kiến thức. Có hai ngun nhân chính mà em
nghĩ đã ảnh hưởng đến bản thân và khiến cho việc tích lũy lượng trong giai đoạn đầu đại
học bị gián đoạn:
Thứ nhất, kì thi đại học là một kì thi vơ cùng quan trọng và học sinh cần phải nắm
chắc kiến thức đã tích lũy được dần dần trong suốt thời gian đi học, khơng phải đến lúc
gần thi thì mới “vắt chân lên cổ” mà ôn thi bởi như vậy sẽ khơng hiệu quả và cịn gây
hoảng loạn. Tuy nhiên, dù có học tốt đến đâu thì hầu như những học sinh như em vẫn sẽ
có xu hướng lo âu, áp lực, thậm chí học ngày học đêm một khoảng thời gian dài trước khi
thi đại học. Điều này dẫn đến sự chểnh mảng, mất tập trung trong học tập khi mới vào kì
đầu bởi tư tưởng muốn được nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian ôn thi mệt mỏi. Có thể
gọi thời gian để chơi, để tận hưởng, thư giãn này là phần thưởng cho bản thân vì đã cố
gắng, nỗ lực và hồn thành ước mơ của mình. Hơn nữa, học kì đầu này sinh viên hầu như
đều học các mơn đại cương, những mơn này chưa có nhiều kiến thức chuyên môn như

những môn học phần ở những kì sau nên em cũng như nhiều tân sinh viên khác sẽ có tư
tưởng chủ quan, khơng học chăm chỉ.

19

TIEU LUAN MOI download :


Thứ hai, tình hình dịch Covid-19 đang lan rộng và hồnh hành hiện nay cũng góp
một phần khơng nhỏ trong việc phân tán động lực cũng như sự tập trung học tập của em.
Dạo gần đây, một vài tỉnh thành đã cho học sinh cấp bậc THPT đi học trở lại nhưng hầu
hết các sinh viên đại học thì chưa có cơ hội lên trường. Vì khơng thể ra khỏi nhà tương
tác với mọi người, không thể lên trường để làm quen với bạn mới, thậm chí cịn chưa
được tận mắt nhìn thấy trường hay bước chân vào khn viên trường, em cảm thấy có sự
tụt giảm nhất định trong hứng thú và động lực học tập của mình. Vì ở nhà lâu ngày nên có
rất nhiều tân sinh viên như em cũng nảy sinh cảm giác chán nản, mất đi sự háo hức như
lúc mới biết tin trúng tuyển. Mọi thứ đều được kết nối bằng mạng Internet nên càng
không thể tránh khỏi việc mất mạng, mất điện, trục trặc kĩ thuật dẫn đến gián đoạn tiết
học. Bên cạnh đó, sự linh hoạt trong chương trình học, mơi trường học online (tại nhà)
cũng là phương diện gây nên sự lười biếng, tâm lí học hành thụ động cho sinh viên. Có
những người học quá tự do, "ngẫu hứng lên thì học, khơng thì thơi để lúc khác". Với học
trực tuyến, chẳng có ai nhắc bạn phải học tập hằng ngày, chẳng có ai kiểm tra việc học
của bạn từng li từng tí như thời trung học phổ thơng. Tuy em không học ngẫu hứng, vẫn
vào học đúng giờ, đủ buổi nhưng trong suốt buổi học, em không tự tin nói rằng mình đã
tập trung tồn bộ vào bài giảng của thầy cơ. Vì khơng có ai giám sát, hồn tồn tự giác
nên có rất nhiều phương tiện có thể gây sao nhãng tinh thần như: điện thoại, máy tính, ….
Vì vậy, khi viết bài tiểu luận này, em đã định hướng lại mục đích học tập cũng như xây
dựng phương pháp học tập tối ưu cho bản thân để khắc phục những thiếu sót của mình
trong những học kì tới; đồng thời cũng là gợi ý, tham khảo cho những tân sinh viên đang
gặp tình trạng như em.

4.

Định hướng cho bản thân

Một người sinh viên Đại học luôn mang trong mình nghĩa vụ cao cả là phải học tập,
rèn luyện, bồi dưỡng, trau dồi bản thân để phấn đấu trở thành những công dân gương
mẫu, những cán bộ công nhân viên chức góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. Là một
tân sinh viên, em cũng đã có những định hướng mục tiêu nhất định cho bản thân để hồn
thành thật tốt đúng theo trách nhiệm của mình. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, bản
thân em nói riêng các mọi sinh viên nói chung đều phải hiểu biết sâu sắc quan điểm giáo
dục của Đảng, nắm chắc công tác đào tạo cán bộ và thông suốt mục tiêu đào tạo của
trường, có như vậy sinh viên mới tìm được phong cách riêng và xây dựng được phương
20

TIEU LUAN MOI download :


pháp học tập, rèn luyện, tích lũy kiến thức hợp lí. Em cần xem xét lại bản thân, xem
mình học để làm gì, học cho ai, học để phục vụ ai. Việc này đồng nghĩa với việc xác định
mục đích học tập, rèn luyện, nghiên cứu từ đó hiểu được mình phải phấn đấu để trở
thành con người như thế nào, tìm được động lực để mình phấn đấu
Ngồi việc xây dựng phương pháp học tập đúng đắn, việc tìm hiểu và nắm bắt những
thay đổi, những nhu cầu thực tiễn cần thiết của xã hội cũng đóng vai trị vơ cùng quan
trọng; bởi khi đó chúng ta sẽ chủ động hơn trong nắm bắt cơ hội việc làm, dễ dàng tìm ra
được cơng việc ổn định phù hợp với bản thân. Muốn được như vậy, người sinh viên như
em phải thường xuyên nâng cao trình độ nhận thức về tình hình, nhiệm vụ, nắm vững yêu
cầu của ngành giáo giục nhất là đối với bậc giáo dục Đại học cùng các vấn đề khác có
liên quan. Hiện nay trong các nhà trường tình trạng sinh viên xác định mục tiêu phấn đấu
một cách chung chung, học cốt sao chỉ để qua các kì thi. Chính vì thế nên nhiều sinh viên
vẫn chưa tìm được phương pháp học tập tốt. Quả thật: “Nếu khơng có mục đích thì con

người khơng làm được gì cả và khơng thể làm nên cái vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.
Việc xác định động cơ học tập cho bản thân vô cùng quan trọng, là tính chất quyết
định nội dung, hình thức, phương hướng học tập tốt. Việc hình thành động cơ học tập cần
phải đi sâu vào tâm tư, tình cảm của con người và tùy thuộc vào hồn cảnh, bộ mơn học
tập của mỗi sinh viên. Trong mơi trường địi hỏi phải tự giác học tập thì động cơ chính là
mồi lửa châm ngòi cho sức mạnh, niềm đam mê học tập cho mỗi chúng ta. Động cơ là
kim chỉ nam xác định hành động và quy định thái độ của con người đối với hành động ấy.
5.

Xây dựng phương pháp học tập tối ưu

Sau khi hình thành động cơ học tập thành cơng thì bước tiếp theo là xác định phương
pháp học đúng đắn. Nếu phương thức học tập chính xác thì với động cơ có sẵn từ trước
sẽ giúp ta giữ vững động lực học tập, luôn luôn hứng thú, hăng say học tập, cháy hết
mình với sự nghiệp, sứ mệnh trong quãng đời sinh viên.
5.1.

Tích luỹ tri thức dần dần và kiên trì học hỏi

Như em đã trình bày bên trên, kiến thức ở môi trường Đại học rất đa dạng, có thể nói là
“nặng” đối với những tân sinh viên chưa kịp thích ứng như em. Vì vậy, muốn tiếp thu được
kiến thức một cách thuận lợi, em sẽ không học nhồi nhét, dồn dập mà sẽ học từ từ, chậm mà
chắc. Học từ dễ đến khó, khơng nhảy cóc, khơng bỏ lỡ bài nào để có thể hiểu

21

TIEU LUAN MOI download :


được sâu sắc bài học. Việc phải tiếp thu nhiều kiến thức giống như việc phải ăn một con

voi vậy. Vì nó q to nên ta cần phải ăn từ từ, ăn từng miếng một mới xong được, và
đương nhiên là cần thời gian để làm điều đó. Nếu ta cố ăn một lúc thì chắc hẳn sẽ bội
thực, chán ản không muốn ăn nữa. Với lượng kiến thức đồ sộ lại nhiều mảng rộng lớn,
em cần có thời gian để có thể nắm bắt và tiếp thu hồn tồn. Do kiến thức khó nên có thể
sự tiến bộ sẽ khơng đến trong ngày một ngày hai. Đơn giản vì ta chưa cung cấp đủ lượng
kiến thức cần thiết để có thể thấu hiểu được tri thức ấy. Có nghĩa là ta đang trong khoảng
giới hạn (độ) của tri thức ấy. Vậy nên ta cần kiên trì học hỏi, khơng được chán nản để có
thể cung cấp đủ lượng làm chuyển hóa chất.
5.2.

Siêng năng, nổ lực khơng ngừng, xậy dựng kế hoạch học tập tốt

Học là quá trình hợp tác giữa người nói và người nghe cho nên mỗi chúng ta cần phải
chuẩn bị tâm thế cho việc tiếp nhận tri thức. Để có thể tiếp thu bài một cách tốt nhất, em
nghĩ mình nên chuẩn bị bài trước ở nhà bằng cách đọc qua tài liệu, giáo trình, nghiên cứu
thêm các nguồn tài liệu để bổ sung cho bản thân kiến thức liên quan. Cái gì khơng hiểu
thì em sẽ cố gắng mạnh dạn hỏi lại thầy cô hay trao đổi với bạn bè. Nắm bắt rõ những
phần khó trong bài học sẽ giúp ta thuận lợi hơn cho việc ơn tập sau này. Cịn những gì mà
ta cho là đã hiểu ở nhà thì sau khi nghe giảng bạn sẽ thấu hiểu hơn hoặc là nhận ra mình
đã hiểu sai và từ đó nhớ lâu hơn.
Với cơng việc hằng ngày và những bài tập về nhà thì em sẽ tạo cho bản thân một kế
hoạch học tập cụ thể cho mình để giải quyết vấn đề dễ dàng và toàn diện hơn. Lập kế
hoạch cụ thể cho từng công việc trong một ngày một cách rõ ràng. Điều này có thể giúp
em sửa dần một thói quen xấu đã có từ trước đó: để dành bài, khơng làm ngay, thường để
“nước đến chân mới nhảy”. Ngoài ra, xây dựng kế hoạch học tập cần phải dựa trên thời
gian mình có và khả năng thực hiện được. Nếu như em làm theo một kế hoạch học tập mà
không phù hợp với khả năng của bản thân, em sẽ rất dễ thấy nhàm chán, chán nản, từ đó
gây ra tâm lý dễ dàng từ bỏ. Em sẽ xây dựng một bản kế hoạch phù hợp với tình hình
hiện tại của bản thân; khi cảm nhận được bản thân đã đáp ứng được thì em sẽ dần nâng
cao sự nghiêm khắc và tần suất học tập lên; làm vậy em sẽ khơng bị chống ngợp từ

những ngày đầu thực hiện.
Bên cạnh đó, khơng gian học cũng đóng một vai trị khơng kém quan trọng trong quá
trình tiếp thu tri thức. Một khơng gian đơng người, ồn ào, náo nhiệt thì rất dễ gây mất tập
22

TIEU LUAN MOI download :


trung trong học tập. Một không gian riêng tư, tĩnh lặng, bình ổn sẽ hợp lí hơn. Đối với
em, q im lặng rất dễ gây buồn ngủ nên những khi không phải giờ học trên lớp mà là
thời gian tự học, em thường bật nhạc nhẹ để kích thích sự hứng thú và tạo cảm hứng trong

học tập. Hơn nữa, em sẽ thường xuyên sắp xếp, dọn dẹp không gian học tập sao cho sạch
sẽ, gọn gàng vì nếu để chúng bừa bộn, em rất dễ chán nản, không muốn ngồi vào bàn học.
5.3.

Nghiêm túc thực hiện kế hoạch học tập và trung thực trong thi cử

Ai ai cũng có thể lên được một kế hoạch hồn hảo, nhưng có mấy ai thực hiện được
kế hoạch đó. Người có ý chí kiên định thực hiện nó hằng ngày, hằng tháng, hằng năm là
người chiến thắng. Bước nhảy trên con đường tiến tới khám phá tri thức tồn nhân loại
có thực hiện được hay khơng là do ta có nghiêm túc thực hiện kế hoạch học tập được hay
không.
Khi ta đã xây dựng được phương thức học phù hợp thì tức ta đã có thể nắm chắc tri
thức, hiểu được thầy cơ giáo giảng bài. Từ đó tránh tình trạng quay cóp trong thi cử. Nếu
bị bắt thì ta sẽ phải học lại mơn đó, từ đó gây chán nản, càng ngày càng chìm vào hố sâu.
Tức là chất trong ta đã thay đổi, mà chất thay đổi dẫn đến lượng mới cũng hình thành,
nhưng lại theo chiều hướng xấu. Ta đâm đầu vào làm các việc vô bổ khác thay vì học tập,
lượng tri thức cạn dần và rồi sẽ đẩy ta ra khỏi cánh cổng đại học. Trung thực trong thi cử
vừa giúp ta tránh gặp phải tình trạng trên vừa giúp ta rèn luyện đạo đức, giữ vững đức

tính tốt đép của mình. Nếu chất là đạo đức mà thay đổi thì thật là nguy hiểm cho bản
thân, gia đình và cả xã hội.
5.4.

Khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ. Tránh thói tự mãn

Quy luật lượng – chất giúp em hiểu được rằng, mặc dù cũng mang tính khách quan,
nhưng quy luật xã hội lại diễn ra thơng qua các hoạt động có ý thức của con người; do
đó khi đã tích luỹ đầy đủ về lượng phải quyết tâm tiến hành bước nhảy, kịp thời chuyển
những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất; chuyển những thay đổi mang
tính tiến hố sang thay đổi mang tính cách mạng. Chỉ có như vậy mới khắc phục được tư
tưởng bảo thủ, trì trệ, hữu khuynh thường biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là thay
đổi đơn thuần về lượng.
Bên cạnh đó, em cũng phải luôn giữ cho bản thân sự tự tin, sự chắc chắn và điều này
khác hồn tồn với thói tự mãn. Khi tiếp thu một lượng kiến thức nào đó tương đối nhiều
23

TIEU LUAN MOI download :


×