Gia vị qua ca dao tục ngữ Việt
Từ khi còn nhỏ cho đến năm11 tuổi (năm mẹ tôi mất), tôi còn nhớ rằng hằng đêm
tới giờ lên giường (chúng tôi ngủ giường tầng), mẹ tôi ngồi trên một chiếc ghế
bành dựa ở giữa, mấy cái giường tầng được kê quây thành nửa vòng trước mặt bà.
Bà ngồi tay vừa đan khâu gì đó mà miệng vừa đọc văn thơ, ca dao tục ngữ hay kể
chuyện để ru ngủ chúng tôị Cho nên suốt tuổi thơ, tôi thường mơ đến tiên, đến
cảnh bồng lai, đến cõi trờị Và nếu tôi nhớ không lầm thì tôi chưa hề nghe bà kể lại
một câu chuyện nào cả.
Thế rồi sự kiện này cũng chìm dần vào lãng quên. Có chăng là thời gian tôi còn đi
học, tôi thường được thầy cô dạy Việt văn khen, thuộc nhiều ca dao hay huyền
thoại và chuyện cổ tích. Có chăng nữa là khi đi dạy học giảng bài, những câu
chuyện và thơ văn dễ dàng hiện ra trong trí, khiến tôi hứng thú mà ăn nói khá lưu
loát.Tới sau năm 1975, suốt năm năm ở tù, tôi tự nhiên trở thành một tay kể
chuyện mua vui cho anh em cùng phòng. Ban đầu thì những truyện võ hiệp của
Kim Dung, sau đến các pho truyện Tàu, truyện ta, chuyện Ngàn Lẻ một Đêm rồi
lan man sang cả thơ văn Việt Nam lẫn thế giớị Nào là Tài Tử Đa Cùng Phú của
Cao Bá Quát, Hàn Nho Phong Vị Phú của Nguyễn Công Trứ, Truyện Kiều của
Nguyễn Du, Chinh Phụ Ngâm Khúc Của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm,
Tản Đà, Tú Xương, Hành Phương Nam của Nguyễn Bính Nào Graziella, Le Lac
của Lamartine,Chiến Tranh Và Hòa Bình của Leon Tolstoi, Cuộc Phiêu Lưu Của
Tom Sawyer của Mark Twain, Mối Tình Thiên Thu, Miếng Thịt Bò của Jack
London, và Lá Cỏ(Leaves of Grass) của Walt Whitman Và cứ thế, chưa bao
giờ tôi kể hết được chuyện cả.
Truyện của Kim Dung thì đương nhiên tôi đã là trong những tay mê đọc hồi thập
niên 1960 rồị Nhưng những gì khác phần lớn đều thuộc "kho tàng" do mẹ tôi để
lại, đến bây giờ tôi chỉ quên bớt đi chứ không chắc có thêm được bao nhiêụ
Bạn thử xem qua dưới đây để có thể chứng thực điểm này được chăng. Trước tiên
xin bạn hãy tạm nghe tôi kể chuyện gia vị trong ca dao tục ngữ Việt đã nha. Đầu
tiên, nói về thực phẩm thì đã là sinh vật bắt buộc phải ăn uống và hít thở dưỡng khí
mới sống được. Thực phẩm của con người hơn các sinh vật khác (như thực vật và
động vật) ở chỗ được chế biến và nấu nướng lên mới thành món ăn được hấp thụ
hằng ngàỵ Ban đầu, món ăn của con người chắc cũng đơn giản nhưng sau dần, con
người tiến bộ nên thức ăn đồ uống cũng phức tạp và tinh tế đến độ trở nên các món
ăn uống đặc biệt, tiêu biểu riêng cho từng dân tộc. Chẳng hạn như món hủ tíu, mì
là hai món ăn bình dân ruột của người Trung hoa, cũng như phở của người Việt.
Chẳng hạn như đề cập tới món mì ống Spaghetti là người ta nhớ ngay đến người Ý,
món dưa bắp cải cay gọi là Kim chi của Đại hàn, trà Lipton của dân Anh, món Big
Mac là thức ăn vội và Coca Cola là nước giải khát nổi tiếng khắp thế giới của dân
Mỹ vậy. Đến như gia vị là các thứ dặm thêm vào (lúc chế biến hay ngay trước khi
dùng bữa) những món ăn, cũng mang sẵn nội dung phong phú của lịch sử văn minh
và tính chất văn hóa của cả một dân tộc. Nói như thế không ngoa khi người ta đề
cập tới "cà ri" của người gốc Ấn độ, ngũ vị hương (năm mùi vị gồm chua, cay,
ngọt, mặn, đắng) của người Trung hoa, "sauce mayonnaise" của người Pháp , và
"seasoning" của người dân Mỹ. Vậy gia vị là gì đã chứ? Gia là bỏ thêm vàọ Vị, nếu
danh từ thì là cảm giác do lưỡi nếm biết, là mùi vị (Việt Nam Từ Điển của Lê văn
Đức và Lê Ngọc Trụ), nếu động từ nghĩa là nếm xem vật đó có mùi gì(Hán Việt Từ
Điển của Thiều Chửu).
Nôm na mà nói, gia vị là các thứ cây cỏ nói chung (trong đó gồm đủ mọi loại: cả lá
lẫn quả như chanh; cả lá lẫn củ như lá và củ hành, tỏi; vỏ cây như quế; cỏ như các
loại rau thơm ) bỏ vào thực phẩm để tẩm, để ướp hay để nấu nướng thành ra các
món ăn có những mùi vị khác nhau, có những tác dụng khác nhau cho cơ thể và
đời sống nói chung. Và chính tự gia vị có một "đời sống" liên tục linh động và
phong phú hóa, qua nhiều lần qua kinh nghiệm mà điều chỉnh dần dần, theo sức
phát triển trường tồn của những giống dân khác nhau, để cuối cùng bây giờ trở
thành gia vị độc đáo riêng của từng giống dân một. Đến giai đoạn này, gia vị là
một trong những nét của nếp văn hóạ Thế còn gia vị của người Việt ta thế nào, qua
một số ca dao tục ngữ tiêu biểu?
Gia vị đã là nét văn hóa
Riêng về thực phẩm, sinh vật "người"đã sớm khẳng định là" ăn để mà sống chứ
không sống để mà ăn", hoặc " ăn lấy thơm lấy tho chứ không ai ăn lấy no lấy
béo". Và lại tiến sâu thêm vào chi tiết hơn nữa, thực phẩm ít nhất có thêm ba nấc
thang phức tạp và đồng thời tinh tế trong điều kiện sống của người, theo như tục
ngữ Việt Nam được ghi lại sau đây:
Mùi vị: Khả năng của con người là nhận biết được mùi vị của những gì ăn uống và
hít thở vào cơ thể mình," ăn phải mùi, chùi phải sạch",hay "ăn lấy vị, chứ ai lấy bị
mà mang". Do đó "thực bất tri kỳ vị", ăn mà không biết đến mùi vị là ý muốn chê
người nào đó tự đánh mất tri giác làm người của mình." Ăn thịt người không tanh",
câu tục ngữ này dùng để hạ nhục người nào đó xuống hàng thú vật. Đương nhiên
vẫn có trường hợp thừa trừ, bấtđắc dĩ thì không kể.
Phân biệt và điều chỉnh: Nhận biết được mùi vị là yếu tố căn bản khi đề cập tới
thực phẩm của con ngườị Chẳng hạn"ăn muối còn hơn ăn chuối chát". Hay văn
chương hơn, diễn tả mùi vị cay và chua bằng từ ngữ chỉ tác dụng của mùi vị đó khi
được nếm và ăn tới, chẳng hạn "ăn ớt sút sít, ăn quít ê răng". Bước thêm bước nữa,
con người cũng có khả năng loại bỏ đi các thứ mùi vị không thích hợp hay có hạị
Chẳng hạn như mùi tanh, "ăn thịt người không tanh"; mùi sắp hư thối, "cái dưa thì
khú, cái cà thì thâm".
Chế biến, sáng tạo: Không những thế con người còn biết tìm đủ cách thức chế
biến, sáng tạo ra mùi vị, thay đổi mùi vị đi nữạ Ở khả năng này, gia vị đã bắt đầu
hiện diện một cách tinh tế hơn nữạ Đó là giá trị của những câu chẳng hạn như:
"Cơm lành, canh ngọt",
"Ngon cơm, ngọt canh",
"Cá không ăn muối cá ươn",
hay" Có ngon chẳng còn đến giờ"