Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Đàn trời từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BÙI THỊ THANH HÀ

“ĐÀN TRỜI” TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC
ĐẾN TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HĨA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2022


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BÙI THỊ THANH HÀ

“ĐÀN TRỜI” TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC
ĐẾN TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HĨA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM THỊ PHƢƠNG THÁI

THÁI NGUYÊN - 2022




i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều
trung thực và chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ cơng trình nào khác.
Thái Ngun, tháng 12 năm 2021
Tác giả luận văn


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Ngơn ngữ và văn hóa, Trƣờng Đại học
Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy,
giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới
giảng viên hƣớng dẫn PGS.TS. Phạm Thị Phƣơng Thái đã ln tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã giúp
đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn khơng tránh khỏi
những thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp chân thành
từ các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2021
Tác giả luận văn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 3
3. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu .............................................................. 12
4. Nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................... 12
5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 13
6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 14
7. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 14
NỘI DUNG ..................................................................................................... 15
Chƣơng 1 CỐT TRUYỆN, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN TRONG TÁC
PHẨM VĂN HỌC "ĐÀN TRỜI" VÀ BỘ PHIM CÙNG TÊN ..................... 15
1.1. Nghệ thuật chuyển thể cốt truyện “Đàn trời” .......................................... 15
1.1.1. Khái niệm cốt truyện trong văn học và điện ảnh ........................... 15
1.1.2. Cốt truyện trong tiểu thuyết “Đàn trời” ........................................ 19
1.1.3. Những tiếp thu và sáng tạo từ tiểu thuyết “Đàn trời” của bộ phim
cùng tên .................................................................................................... 21
1.2. Không gian và thời gian nghệ thuật chuyển thể từ tiểu thuyết "Đàn trời" sang
bộ phim cùng tên .............................................................................................. 29
1.2.1. Không gian nghệ thuật ................................................................... 29
1.2.2. Thời gian nghệ thuật ...................................................................... 34
1.3. "Đàn trời" từ tiểu thuyết đến kịch bản phim ............................................ 37
Chƣơng 2 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT "ĐÀN TRỜI"
VÀ BỘ PHIM CÙNG TÊN ............................................................................ 43
2.1. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Đàn trời”..................................... 43


iv

2.1.1. Nhân vật cội nguồn - bảo tồn giá trị đạo đức, văn hóa, phong tục
truyền thống.............................................................................................. 43
2.1.2. Nhân vật người phụ nữ miền núi .................................................... 51
2.1.3. Nhân vật cán bộ viên chức nhà nước ............................................. 54
2.1.4. Nhân vật trung tâm mang lý tưởng, khát vọng sống ...................... 55
2.1.5. Nhân vật có ảnh hưởng xấu tới sự vận động, phát triển của xã hội58
2.2. Hệ thống nhân vật trong phim truyền hình “Đàn trời” ............................ 66
2.2.1. Tuyến nhân vật bị tha hóa, biến chất ............................................. 68
2.2.2. Tuyến nhân vật chính nghĩa ........................................................... 76
2.2.3. Tuyến nhân vật phản chiếu ............................................................ 79
Chƣơng 3 NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNH TRONG
“ĐÀN TRỜI” .................................................................................................. 83
3.1. Ngôn ngữ văn học trong tiểu thuyết “Đàn trời”....................................... 83
3.1.1. Ngôn ngữ miêu tả ........................................................................... 84
3.1.2. Ngôn ngữ đối thoại......................................................................... 89
3.1.3. Ngôn ngữ độc thoại ........................................................................ 91
3.2. Ngơn ngữ điện ảnh trong phim truyền hình “Đàn trời” ........................... 93
3.2.1. Ngơn ngữ hình ảnh ......................................................................... 93
3.2.2. Ngơn ngữ thính giác (âm thanh) .................................................. 102
3.2.3. Nghệ thuật dựng phim .................................................................. 106
KẾT LUẬN ................................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 114


v

Hình 1: Bìa sách "Đàn trời" do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành
Tiểu thuyết: Đàn trời
Tác giả: Cao Duy Sơn



vi

Hình 2: Hình ảnh trong phim “Đàn trời”
Phim truyền hình: Đàn trời
Đạo diễn: Bùi Huy Thuần
Biên kịch: Phạm Ngọc Tiến
Diễn viên:
NSND Hồng Dũng vai ơng Ấn

Dũng Nhi vai ơng Bằng

NSƢT Anh Tú vai Tuệ

Thanh Tùng vai Bảo

NSƢT Lệ Thu vai Diệu

Hồng Chƣơng vai Xẩm Ky

NSƢT Tiến Mộc vai ông Mạc

Phú Thăng vai Đàm Dng

NSƢT Diệu Thuần vai Bà Sắn Pì

Thi Nhung vai Lê

NSƢT Thanh Hiền vai Bà Mý


Khuất Hoa vai Thục Vy

Kiều Thanh vai Nhẫn

Trí Hiếu vai Sơn

Tùng Dƣơng vai Lƣơng Nhân

Hải Yến vai Mỷ

Văn Báu vai ơng Sình

Quốc Qn vai Hng

Đức Quang vai So

Anh Dũng vai Bàn Tín

Sỹ Tiến vai Thức

Vũ Hải vai Sính Pị
Và các diễn viên khác…


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Việc chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh đã xuất
hiện từ lâu và đang là hiện tƣợng rất phổ biến trong đời sống văn hoá nghệ
thuật trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Một trong những yếu tố

quan trọng để làm nên một bộ phim hay và tạo đƣợc hiệu ứng, thu hút ngƣời
xem chính là chất lƣợng kịch bản. Trong thời gian qua, việc thiếu kịch bản
chất lƣợng, công nghệ làm phim chƣa phát triển, kinh phí hạn hẹp... dẫn đến
nhiều bộ phim ra đời không để lại ấn tƣợng với ngƣời xem. Đúng lúc này,
giới làm nghề nhanh chóng tìm đƣợc hƣớng đi mới: chuyển thể tác phẩm văn
học sang điện ảnh nhằm tạo sự đột phá, đem lại sinh khí mới cho phim Việt.
Ngƣợc dòng thời gian, nền điện ảnh nƣớc ta đã có nhiều bộ phim chuyển thể
từ văn học ghi dấu ấn với cơng chúng. Có thể khẳng định rằng khi điện ảnh
“bắt tay” với tác phẩm văn học sẽ tạo ra những trái ngọt vừa để phục vụ khán
giả, đồng thời mở ra hƣớng đi mới cho giới trong nghề khi nguồn kịch bản
hay rất khan hiếm. Bởi thế, nghiên cứu về vấn đề chuyển thể các tác phẩm
văn học sang điện ảnh nhƣ một cầu nối tự nhiên để gắn kết mối nhân duyên
của hai ngành nghệ thuật này.
1.2. “Đàn trời” vốn là tiểu thuyết của nhà văn Cao Duy Sơn - nhà văn
tiêu biểu trong hàng ngũ các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Với
tâm niệm, viết về đề tài miền núi, trƣớc hết phải bắt đầu từ sự hiểu biết đến
am tƣờng văn hóa riêng biệt, đặc sắc của vùng miền ấy, thế nên, trong sáng
tác của ông, dù là tiểu thuyết hay truyện ngắn đều mang đậm sắc thái văn hóa
vùng miền nơi ơng sinh ra, lớn lên và gắn bó. Cho dù viết về cuộc sống khi
xƣa hay thời hiện đại với vấn đề thời sự nóng hổi thì văn hóa vẫn là yếu tố
khơng thể thiếu góp phần làm nên hồn cốt, vẻ đẹp và sức sống cho những tác
phẩm của ông bởi lẽ cả đời chỉ theo đuổi đề tài miền núi. Để hoàn thành “Đàn
trời”, nhà văn Cao Duy Sơn phải viết trong 4 năm (2001 - 2004) với nhiều


2
trăn trở trƣớc hiện thực của cuộc sống. Câu chuyện kể về những góc tối chốn
quan trƣờng và cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở một tỉnh lẻ. Một Giám
đốc Đài PT-TH tỉnh nhu nhƣợc đến tha hóa, một Lƣơng Nhân - Giám đốc
doanh nghiệp xuất thân từ đồ tể đã dùng tiền để cấu kết với số cán bộ biến

chất bòn rút tiền Nhà nƣớc, đặc biệt là về một Chủ tịch tỉnh Đinh Xuân Ấn
đầy mƣu lƣợc biến chất đã cuốn hút đạo diễn Bùi Huy Thuần. Ông bèn nhờ
nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến chuyển thể thành phim truyền hình và đƣợc
đơng đảo khán giả ủng hộ, gây đƣợc tiếng vang lớn…
Bộ phim “Đàn trời” đã hấp dẫn chúng tôi ngay từ những tập đầu tiên.
Không chỉ có những màn chia chác lợi lộc, phim cịn mang đến cho ngƣời
xem câu chuyện về đời sống của ngƣời dân miền núi với những tình cảm
dung dị, đậm màu sắc lãng mạn.
Vì vậy, ngƣời viết muốn tìm hiểu một cách hệ thống và sâu sắc hơn mối
quan hệ, sự tƣơng tác lẫn nhau của hai lĩnh vực văn học và điện ảnh, bồi đắp
cho mình những tri thức quý báu. Đồng thời ngƣời viết mong muốn có cơ hội
thâm nhập vào cả hai lĩnh vực yêu thích để phát hiện ra vẻ đẹp bí ẩn đằng sau
của mỗi tác phẩm văn học và điện ảnh, góp phần tìm ra tiếng nói chung giữa
nhà văn và tác giả điện ảnh, sự tƣơng tác, hỗ trợ nhau trong quá trình sáng tác.
Xem xét quá trình vận động và chuyển đổi trạng thái, chuyển đổi loại hình
nghệ thuật từ lĩnh vực văn học sang lĩnh vực điện ảnh.
1.3. Hơn nữa, việc lựa chọn đề tài này còn xuất phát từ thực tế công việc
của tôi. Là một giáo viên dạy Ngữ văn, thực hiện đề tài nhằm đáp ứng yêu cầu
đổi mới phƣơng pháp dạy học môn Ngữ văn trong nhà trƣờng phổ thơng theo
hƣớng tích cực và sử dụng truyền thơng đa phƣơng tiện để nâng cao hiệu quả
giảng dạy. Khi trong xã hội hiện đại, văn hóa đọc ngày càng xuống cấp tôi nhận
thấy điện ảnh đã mở ra một kênh tiếp cận mới đối với tác phẩm văn học. Việc
giảng dạy văn học thông qua điện ảnh sẽ bù đắp sự thiếu hụt văn hóa đọc, đem
lại những trải nghiệm mới mẻ, thú vị cho học sinh và cho cả chính giáo viên, góp
phần giảng dạy tốt hơn văn học hiện đại trong nhà trƣờng.


3
Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Đàn trời - từ tác phẩm
văn học đến tác phẩm điện ảnh”.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Về vấn đề chuyển thể văn học và điện ảnh ở Việt Nam và trên thế giới
Trong hành trình phát triển của mình, ngay từ những ngày đầu tiên, điện
ảnh đã có mối liên hệ chặt chẽ, tƣơng tác với văn học. Với tƣ cách là một môn
nghệ thuật - nghệ thuật thứ bảy, điện ảnh nhanh chóng trở thành loại hình
nghệ thuật lớn của thế kỷ XX và đến hơm nay vẫn đầy sức hấp dẫn, đúng nhƣ
lời Macxim Gorky, nhà văn Nga nổi tiếng đã từng nhận định về sức lôi cuốn
của nghệ thuật điện ảnh: “Không nghi ngờ gì nữa, tƣơng lai nó sẽ chiếm một
địa vị xuất sắc trong đời sống” [27, tr.32].
So với điện ảnh thế giới, điện ảnh Việt Nam còn non trẻ. Tuy nhiên
trong những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam đã có những khởi sắc khi đƣợc
bạn bè năm châu đánh giá cao về chất lƣợng, số lƣợng đặc biệt là hoạt động
chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh. Nhà văn Nguyễn Khắc Phục
từng nói “Nền điện ảnh khơng thể hùng mạnh được khi văn xi kém. Chính
nền văn xi sẽ cung cấp cho điện ảnh từ hình ảnh, ngơn ngữ, tạo dựng tâm lí,
tính cách nhân vật, thúc đẩy hành động, tình huống trong phim ảnh. Kịch bản
hay thì phim làm sẽ hay, sẽ có giá trị” [36, tr.11]. Cho tới nay, đã có rất nhiều
cơng trình nghiên cứu về lý thuyết và vấn đề chuyển thể điện ảnh từ văn học.
Trong đó, có thể nói đến cuốn sách Văn học với điện ảnh của I Vai-SphenMrôm, I Khây- phit- xơ- Ega-bơ-ri-lô-vi-trƣ do Mai Hồng dịch, Nxb văn học
năm 1961 [23]. Cuốn sách đã đề cập tới mối quan hệ giữa văn học với điện
ảnh và phƣơng pháp biểu hiện của truyện phim, bàn về thành phần văn xuôi
trong truyện phim. Nói về Gooc-Ki với sáng tác của các nhà viết truyện phim
và khẳng định chính Gooc-Ki là ngƣời đã ý thức rõ đƣợc việc viết truyện
phim. Cuốn sách Điện ảnh và văn học - Dẫn luận và nghiên cứu của Timothy
Corrigan (2013) do nhóm tác giả Nguyễn Thu Hà, Trần Phƣơng Hoàng,


4
Huyền Vũ, Trần Lê Minh chuyển ngữ; Minh Lê hiệu đính, Nxb Thế giới, Hà
Nội [3]. Tác giả đã khái quát sự phát triển của ngành điện ảnh, việc chuyển thể

từ văn học sang điện ảnh, từ điện ảnh và văn học tiền cổ điển đến hình thái cổ
điển, giá trị của điện ảnh và văn học. Từ đó nêu rõ vai trị và vị trí của điện
ảnh giống nhƣ một hệ thống truyền thông đa phƣơng tiện. Cuốn sách trang bị
những kiến thức vô cùng cơ bản về điện ảnh giúp cho ngƣời đọc hiểu đƣợc
kiến thức lý luận về điện ảnh, chuyển thể, cách thức làm phim từ đó đánh giá
đƣợc thành cơng, điểm mới, kế thừa của những tác phẩm văn học đƣợc
chuyển thể sang điện ảnh. Cuốn sách Bàn về cải biên tiểu thuyết thành phim
của Hạ Diễn - Mao Thuẫn, Dƣơng Thiên Hỉ do Đỗ Kim Phƣợng dịch, Nxb
văn hóa - Nghệ thuật năm 1964 [5] đã bàn về cải biên và đƣa ra những minh
chứng cụ thể sát với thực trạng của ngành điện ảnh Trung Quốc mà bất kì
ngƣời làm phim nào cũng coi đây chính là bài học đầu tiên của ngành điện
ảnh Trung Quốc. Cuốn Nghệ thuật điện ảnh, David Bordwel, Kristin
Thompson (Dịch và hiệu đính: Đỗ Thu Hà, Nguyễn Liên, Nguyễn Kim Loan,
Ngơ Tự Lập, Trần Nho Thìn, Trần Hải Yến, Hiệu đính thuật ngữ chuyên
ngành: Phan Đăng Di, Trần Hinh) [2]. Cuốn Văn học dân gian và nghệ thuật
tạo hình điện ảnh, Nguyễn Mạnh Lân, Trần Duy Hinh, Trần Trung Nhàn, Nxb
văn học (2002) [13]. Những cuốn sách này đã nghiên cứu về vấn đề chuyển
thể, cải biên các tác phẩm văn học sang các tác phẩm điện ảnh cả về lý luận,
lý thuyết và thực hành. Có thể coi đây là một kho tàng khổng về những vấn đề
dàn cảnh, dựng phim, âm thanh, sản xuất, phát hành phim… và phê bình một
số tác phẩm điện ảnh kinh điển làm mẫu để ngƣời đọc và ngƣời học có thể
bƣớc đầu tiếp cận nghệ thuật điện ảnh một cách dễ dàng.
Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh những năm gần đây đặc biệt thu
hút sự quan tâm của nhiều độc giả và trở thành đề tài của nhiều luận văn,
khóa luận hoặc nghiên cứu khoa học. Luận văn của Thạc sĩ Đỗ Thị Ngọc Điệp
- năm 2010 Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (Từ


5
góc nhìn tự sự) [30]. Trong cơng trình nghiên cứu này tác giả đã khẳng định

chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh đang rất phổ biến trên
thế giới và Việt Nam. Luận văn đã nhấn mạnh việc chuyển thể dựa trên nghệ
thuật tự sự văn học và nghệ thuật tự sự điện ảnh qua vấn đề chuyển thể. Luận
văn Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ phương
diện cốt truyện và nhân vật (Qua Trăng nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận)
của Thạc sĩ Trần Thị Dung [29]. Luận văn đã làm rõ các khái niệm giữa ngôn
ngữ văn học và ngơn ngữ điện ảnh qua việc phân tích những nét giống và
khác qua phƣơng diện cốt truyện và xây dựng hệ thống nhân vật. Từ đó đánh
giá thành cơng của bộ phim. Luận văn Từ tiểu thuyết “Bến không chống” Dương Hướng đến phim truyền hình “Thương nhớ ở ai” - Lưu Trọng Ninh và
Bùi Thọ Thịnh của thạc sĩ Đinh Thị Kim Dung [28]. Luận văn đã phân tích và
chỉ ra chất liệu văn học đƣợc các nhà làm phim sử dụng trong phim truyền
hình thơng qua hệ thống nhân vật, cách sử dụng chất liệu trong ngôn ngữ
truyền hình trong việc phản ánh nội dung tác phẩm. Luận văn “Đêm hội Long
Trì” từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh của thạc sĩ Nguyễn Tố Việt
Hƣơng [31] bƣớc đầu đƣa ra những nhận xét, đánh giá về những yếu tố làm
nên thành công của tác phẩm ở cả hai loại hình nghệ thuật và xác lập mối
quan hệ giữa văn học và điện ảnh, cũng nhƣ những vấn đề lý luận và thực tiễn
trong việc chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh.
Trong các cơng trình nghiên cứu những năm gần đây, đáng chú ý là
cơng trình nghiên cứu Chuyển thể Văn học và điện ảnh (Nghiên cứu liên văn
bản) của Tiến sĩ Lê Thị Dƣơng xuất bản năm 2016 [6]. Cơng trình đã đi sâu
vào lí thuyết chuyển thể của văn học và điện ảnh nhằm đƣa ra cách nhìn, quan
điểm về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh. Tác giả Phan Bích Thủy cũng
có những nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này với luận án tiến sĩ Từ tác phẩm
văn học đến tác phẩm điện ảnh (Khảo sát việc chuyển thể tác phẩm truyện
văn học thành phim truyện điện ảnh trong lịch sử văn học và điện ảnh Việt


6
Nam) [34]. Điểm qua những bộ phim chuyển thể ấn tƣợng của điện ảnh thế

giới và Việt Nam, tác giả đã đi từ cơ sở lý luận của việc chuyển thể từ tác
phẩm văn học sang điện ảnh có mối quan hệ đồng nhất đồng thời cũng có
nhiều sự khác biệt. Sau đó tác giả đã khái qt quy trình thực hiện việc
chuyển thể, các yếu tố cơ bản của việc chuyển thể. Tác giả Đoàn Tiến Lực
với luận án tiến sĩ Sự chuyển đổi từ ngôn ngữ văn học sang ngôn ngữ điện ảnh
(Qua một số tác phẩm cụ thể) [32] đã làm rõ những xu hƣớng chuyển đổi ở
phƣơng diện ngôn ngữ khi hoạt động giao tiếp văn học chuyển sang hoạt động
giao tiếp điện ảnh.
Ngoài ra, trên báo chí cũng có rất nhiều bài báo tâm huyết nhƣ: Tiểu
Quyên, Văn học - Điện ảnh: hiệu ứng cộng sinh, Báo điện tử Người lao động
[44]. Bài viết của An Hòa Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh [39];
Văn Tuấn Phim chuyển thể - Cú hích cho điện ảnh Việt [49]; Đặng Thế Anh,
Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Hoàn Mối quan hệ giữa văn học và điện
ảnh [35]; Bài viết của Hoài Hƣơng: Tác phẩm văn học - Kho vàng của điện
ảnh Việt [41]; hay bài viết của Nhƣ Thủy: Phim Việt: Lương duyên giữa văn
học và điện ảnh [48] đều cho rằng, “hầu hết các bộ phim điện ảnh và truyền
hình có kịch bản chuyển thể hoặc dựa theo tác phẩm văn học đều ít nhiều tạo
đƣợc ấn tƣợng tốt và chạm đƣợc tới cảm xúc của ngƣời xem, góp phần nâng
cao chất lƣợng của phim Việt Nam”. Các bài báo đã phân tích rõ sự ảnh
hƣởng qua lại giữa văn học và điện ảnh. Văn học luôn là tiền đề nảy sinh ý
tƣởng cho điện ảnh, điện ảnh luôn là công cụ làm đẹp hơn những tác phẩm
văn học. Họ đã khẳng định những tác phẩm chuyển thể luôn đem lại hứng thú,
sự hấp dẫn, tị mị đối với ngƣời tiếp nhận. Ngồi ra, Lê Cẩm Lƣợng với
bài: Cải biên tác phẩm văn học sang kịch bản điện ảnh [42]; hay bài viết của
Thi Thi: Văn học và điện ảnh: Những chuyển động thú vị [46]; hay Đỗ Ngọc
Yên có bài: Mối tơ duyên giữa điện ảnh và văn chương [51]; Huyền Thanh
với bài: Tác phẩm chuyển thể: những mặt mạnh và yếu [45],… đã trao đổi các


7

quan điểm về lý luận và thực tiễn, phân tích mối quan hệ giữa văn học và điện
ảnh qua các bộ phim truyện chuyển thể.
Trong thực tế, mối lƣơng duyên văn học - điện ảnh đã cho ra đời nhiều
tác phẩm điện ảnh đáng giá, thực sự là tài sản q của bộ mơn nghệ thuật thứ
bảy. Đó chính là Cánh đồng bất tận (chuyển thể từ truyện dài của nhà văn
Nguyễn Ngọc Tƣ), Mùa len trâu (dựa trên hai truyện Một cuộc đời bể
dâu và Mùa len trâu của nhà văn Sơn Nam), Người trở về (chuyển thể từ
truyện ngắn của nhà văn Sƣơng Nguyệt Minh), Thương nhớ ở ai (chuyển thể
từ tiểu thuyết Bến không chồng của nhà văn Dƣơng Hƣớng),…
Tóm lại các cơng trình, bài viết mà chúng tôi tiếp cận đƣợc đã cung cấp
cho chúng tôi những hiểu biết cơ bản về vấn đề chuyển thể, về mối quan hệ
đa dạng giữa văn học với điện ảnh. Chúng tơi nhận thấy, hầu hết các nghiên
cứu nói trên đều tập trung vào đối tƣợng phim điện ảnh. Đề tài chúng tôi tiếp
thu dựa trên kết quả khảo sát và nghiên cứu của các cơng trình đi trƣớc, đồng
thời lựa chọn một đối tƣợng nghiên cứu riêng biệt là phim truyền hình “Đàn
trời”. Độ dài và tính dàn trải của phim truyền hình cũng là một khó khăn khi
chúng tôi nghiên cứu đề tài này song cũng gợi cho chúng tôi sự hứng thú khi
đƣợc đi trên một con đƣờng mới.
2.2. Về tiểu thuyết “Đàn trời” và bộ phim cùng tên
Cao Duy Sơn sinh ra và lớn lên ở Cô Sầu (Trùng Khánh, Cao Bằng) một vùng đất có mạch suối nguồn văn hố Tày dạt dào chảy vắt qua nhiều thế
hệ, ngƣời con trai của bản đã lặn ngụp, đã uống nƣớc từ mạch nguồn mát
trong đó để rồi vƣơn mình lớn dậy trong hình hài của dân tộc, quê hƣơng.
Băng qua những vỉa tầng văn hoá, thốt thai từ dịng giống Tày để rồi mọc
mầm, cắm rễ trên đất quê hƣơng, Cao Duy Sơn đi qua tuổi thơ với những
tháng ngày chân trần vất vả dƣới cái nắng xém tóc của mùa hạ, cái rét cắt da
của mùa đông Cô Sầu, những bữa cơm không đủ ấm dạ dày... Trong sự khốn
khó chung của vùng cao ngày ấy, đứa con trai của bản đã cảm nhận đƣợc cái


8

tình ngƣời bản mình nhiều nhƣ lá cây rừng; những lề lối, tập tục, ứng xử trong
cuộc sống hằng ngày hay trong các dịp sinh hoạt lễ, tết đều tuân theo những
quy chuẩn nhất định. Tình bản, tình mƣờng vì thế mà gắn kết nhƣ nhựa cây
thông và tràn đầy lòng nhân bản.
Con ngƣời miền núi và những vỉa tầng văn hoá truyền thống dân tộc
Tày - ký ức tuổi thơ đã bám rễ, ám ảnh sâu trong tâm trí Cao Duy Sơn. Nó
khiến ơng day dứt, khắc khoải tựa hồ nhƣ đang mang một món nợ đối với quê
hƣơng. Và ơng khơng thể tìm thấy một chốn bình an để neo đậu tâm hồn nếu
khơng trả đƣợc món nợ đó.
Năm 1984, tình cờ đƣợc đi dự trại sáng tác văn học Dân tộc thiểu số
(DTTS) ở Tuyên Quang (khi ấy Cao Duy Sơn đang là phóng viên của Đài
Phát thanh tỉnh Cao Bằng), ông đã đặt bút viết thử truyện ngắn “Dƣới chân
núi Nục Vèn” kể về cuộc sống của ngƣời dân quê ông. Thật bất ngờ, truyện
ngắn đầu tay này đã gây đƣợc sự chú ý của nhiều độc giả và ngay sau đó đã
đƣợc in trang trọng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội. “Bắn phát súng” đầu tiên
thành công, Cao Duy Sơn nhƣ đƣợc “tiếp lửa” để bắt đầu dấn thân vào con
đƣờng văn nghiệp đầy nhọc nhằn và bất trắc. Từ các tiểu thuyết “Ngƣời lang
thang” (Giải A của Hội đồng Văn học DTMN 1993), “Cực lạc” (xuất bản
năm 1994), “Hoa mận đỏ” (1999), “Đàn trời” (Giải A-Hội VHNT các DTTS
Việt Nam 2007), đến các tập truyện ngắn “Những chuyện ở Lũng Cô Sầu”
(Tặng thƣởng Hội Nhà văn Việt Nam 1997); “Những đám mây hình ngƣời”
(giải B của Hội VHNT các DTTS VN 2002); “Ngôi nhà xƣa bên suối” (Giải
thƣởng Hội Nhà văn Việt Nam 2008), “Hoa bay cuối trời” (2008), ngòi bút
của Cao Duy Sơn đã phác thảo nên những bức tranh sinh động về cuộc sống ở
vùng cao miền núi phía Bắc.
Bằng bút pháp dung dị, nhẹ nhàng mà chân thật, không khoa trƣơng,
thông qua đặc tả diễn biến nội tâm nhân vật trong từng cốt truyện, hòa chung
vào dòng chảy của văn chƣơng dân tộc Cao Duy Sơn đã gửi đến độc giả một
thơng điệp: “Mất văn hóa nghĩa là mất gốc”.



9
2.2.1. Về tiểu thuyết “Đàn trời”
Tiểu thuyết “Đàn trời” của Cao Duy Sơn là tác phẩm tiêu biểu viết về
đề tài miền núi gây đƣợc tiếng vang lớn. Tác phẩm duy nhất đƣợc Hội nhà
văn Việt Nam trao giải A - Giải thƣởng Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu
số Việt Nam năm 2006. Trong tiểu thuyết “Đàn trời”, Cao Duy Sơn đã khéo
léo dựng nên một bức tranh sinh động về cuộc sống ở miền núi đƣợc xen lồng
giữa hiện tại và quá khứ. Mƣợn bối cảnh ở một toà soạn báo địa phƣơng, tác
giả từng bƣớc hé lộ cho độc giả thấy những mối quan hệ chằng chịt trong một
tập thể trí thức. Ở đó có những nhà báo trẻ đầy tâm huyết, trách nhiệm với
nghề nhƣ Vƣơng, Thức. Nhƣng cũng có những vị đang nắm giữ quyền lực
cao nhất song năng lực lại yếu kém, thiếu bản lĩnh chính trị, luồn cúi, nịnh bợ
cấp trên và tự đánh mất nhân cách của mình, đó là Tổng Biên tập Tuệ. Từ mối
quan hệ trong toà soạn báo, tác giả mở rộng ra cả một xã hội thu nhỏ ở vùng
cao. Trong xã hội đó có những kẻ nắm giữ quyền lực luôn tự vỗ ngực ta đây
luôn cơng tâm vì dân, vì nƣớc nhƣng thực ra nhân cách chỉ đáng ba xu.
Những vị “quan tham”, “doanh nghiệp đen” đó ln bày mƣu tính kế để thao
túng quyền lực, bòn rút tiền của của Nhà nƣớc và nhân dân, bƣng bít tội lỗi và
sẵn sàng trù dập bất kể ai dám đứng lên đấu tranh với những biểu hiện tiêu
cực. Đại diện cho những “chân dung đen” đó là vị Chủ tịch tỉnh Đinh Xuân
Ấn, Giám đốc doanh nghiệp Lƣơng Nhân.
Xung quanh tiểu thuyết này có rất nhiều bài viết của các nhà lý luận văn
học, nhiều công trình luận văn đƣợc dƣ luận rất quan tâm nhƣ: Đặng Thùy
An, Nguyễn Ngọc Chung, Cao Thành Dũng, Bountee Keomoungkhoun,…
Năm 2007, trong luận văn thạc sĩ “Thi pháp nhân vật tiểu thuyết trong
tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn” của tác giả Đặng
Thùy An (Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội) đã cho thấy sự vận động trong
thi pháp nhân vật tiểu thuyết và tƣ duy tiểu thuyết của nhà văn đồng thời đề
cập đến đặc trƣng thể loại tiểu thuyết và cách xây dựng nhân vật tiểu thuyết

để từ đó thấy đƣợc tài năng nghệ thuật của nhà văn Cao Duy Sơn.


10
Năm 2011, Nguyễn Ngọc Chung tác giả luận văn thạc sĩ “Thi pháp
nhân vật tiểu thuyết Đàn trời và Chòm ba nhà của Cao Duy Sơn” cũng đi sâu
nghiên cứu thi pháp nhân vật tiểu thuyết trong sáng tác của Cao Duy Sơn qua
việc tìm hiểu kiểu nhân vật và phƣơng thức miêu tả nhân vật để thấy thi pháp
nhân vật mang nét riêng của nhà văn, khẳng định vị trí của ơng trong nền văn
học đƣơng đại.
Năm 2013, trong luận văn thạc sĩ “Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Cao
Duy Sơn”, tác giả Huỳnh Thị Mỹ Phụng nhận định: “Cao Duy Sơn có ý thức
sâu sắc trong việc tìm tịi và sáng tạo ngơn ngữ. Ngơn ngữ của ơng là sự kết
tinh tài năng, tâm huyết của một tấm lòng say mê nghệ thuật, là sự thăng hoa
của tâm hồn tinh tế và nhạy cảm. Vì thế những trang tiểu thuyết viết về miền
núi của Cao Duy Sơn lấp lánh vẻ đẹp của ngôn từ” [33, tr.16]. Trong luận
văn, tác giả cũng tìm hiểu ngơn ngữ tiểu thuyết Cao Duy Sơn ở khía cạnh
ngơn ngữ ngƣời kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Cao Thành Dũng với luận
văn “Tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hố” có đề cập
dấu ấn văn hóa miền núi đƣợc tái hiện trong tác phẩm của nhà văn và ngôn
ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết.
Năm 2020, Bountee Keomoungkhoun với luận văn “Đặc điểm ngôn ngữ
nhân vật trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn” làm sáng tỏ đặc điểm vai
trị ngơn ngữ nhân vật và đặc điểm phong cách nghệ thuật Cao Duy Sơn.
Bên cạnh những những công trình nghiên cứu, luận văn có thể kể đến
bài viết của PGS.TS Cao Thị Hảo, khoa Ngữ văn, trƣờng ĐHSP Thái Nguyên
“Diện mạo văn học Tày ở Cao Bằng thời kì hiện đại” trên tạp chí Nghiên cứu
văn học số 4 - 2017, tác giả đánh giá “Đàn trời đã tái hiện một cuộc đấu tranh
âm thầm nhƣng đầy cam go giữa một thế hệ những nhà báo trẻ đầy tâm huyết
(Vƣơng, Thức) với những kẻ quyền lực nhƣng mất nhân cách, yếu kém về

năng lực (Tuệ, Ấn, Lƣơng Nhân). Qua đó tác giả gióng lên hồi chng cảnh
báo về những giá trị chân chính trong xã hội đang bị bào mòn trƣớc cơn lốc
của thời mở cửa” [9, tr.61].


11
Nhƣ vậy tiểu thuyết “Đàn trời” của Cao Duy Sơn đã đƣợc nghiên cứu
trên nhiều phƣơng diện, nhất là về phƣơng diện nội dung và ngôn ngữ nghệ
thuật, thi pháp nhân vật. Ngay từ khi ra đời, cuốn tiểu thuyết “Đàn trời” đã
ghi đƣợc dấu ấn và cho đến hôm nay, vẫn là một trong các tác phẩm đƣợc biết
đến nhiều nhất của Cao Duy Sơn.
2.2.2. Về bộ phim truyền hình “Đàn trời”
Tiểu thuyết “Đàn trời” đã đƣợc nhà văn Phạm Ngọc Tiến chuyển thể
kịch bản và đạo diễn Bùi Huy Thuần dựng thành phim truyền hình vào năm
2012. Bộ phim phản ánh khá thành công những “mảng tối” trong chốn quan
trƣờng ở một tỉnh lẻ xa trung ƣơng, phố thị. Phim chính luận thƣờng khơng
đúng khẩu vị của khán giả trẻ, nhƣng nhiều bạn đã say sƣa theo dõi bộ phim
dài 36 tập trên sóng truyền hình quốc gia và xem lại trên các trang mạng. Nhƣ
vậy, bộ phim đã chiếm đƣợc cảm tình của số đơng khán giả màn ảnh nhỏ và
tạo đƣợc hiệu ứng khán giả rất tốt. Xung quanh bộ phim này có khơng ít tranh
luận và cũng đã có khá nhiều bài viết, chủ yếu bình luận, điểm phim. Nhiều
bài viết nhắc đến thành cơng của bộ phim nhƣ: Bài viết Đàn trời khai thác
chốn quan trường của Nga Linh [38]; hay bài viết Đàn trời - lòng người của
Đỗ Ngọc Yên [50]; bài viết Đàn trời - Góc nhìn rộng về phóng viên thời sự
truyền hình của Bùi Nguyễn [43],… đã phân tích, đánh giá những điểm mới,
hấp dẫn, thu hút của bộ phim trên nền tác phẩm văn học gốc là tiểu thuyết
“Đàn trời”. Nhƣ sự hấp dẫn của dàn diễn viên, những ngƣời trực tiếp để lại
ấn tƣợng đối với công chúng sau khi xem phim. Ở “Đàn trời” hồn tồn vắng
bóng các kiều nữ chân dài, hotgirl, mà chỉ có một dàn diễn viên gạo cội nhƣ
NSND Hoàng Dũng, các NSƢT nhƣ Diệu Thuần, Anh Tú, Trung Anh... và

các diễn viên đã thành danh nhƣ Dũng Nhi, Kiều Thanh... Các bài viết đều
cho rằng phim chính luận lâu nay vẫn thu hút sự quan tâm của khán giả nhƣ là
một đặc sản của VTV, nhƣng với “Đàn trời”, đặc sản ấy lại càng hấp dẫn hơn
với những tình tiết phim lãng mạn. Câu chuyện phim chống tiêu cực vẫn rất


12
gay cấn, nhƣng không tạo cảm giác căng thẳng cho ngƣời xem bởi đan xen
vào đó là những cảnh phim nên thơ, trữ tình.
Tuy nhiên, dù đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu, bài báo tìm hiểu
về sáng tác của Cao Duy Sơn nhƣng một cơng trình tìm hiểu chuyên sâu theo
hƣớng nghiên cứu mối quan hệ giữa tiểu thuyết “Đàn trời” và bộ phim cùng
tên vẫn chƣa đƣợc thực hiện. Chính bởi vậy, chúng tơi thực hiện đề tài: “Đàn
trời - từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh”, hy vọng với hƣớng tiếp
cận này, những giá trị đã phát lộ và còn tiềm ẩn của tác phẩm sẽ đƣợc soi
sáng thêm, phát hiện thêm. Từ đó, khẳng định rõ hơn mối quan hệ giữa văn
học và điện ảnh trong kho tàng nghệ thuật nƣớc nhà.
3. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện luận văn, chúng tôi tập trung khảo sát tiểu thuyết “Đàn trời”
và bộ phim cùng tên trên hai phƣơng diện: từ tiểu thuyết đến kịch bản phim
và những yếu tố làm nên thành công của cả hai tác phẩm.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện luận văn này chúng tơi nhằm vào các mục tiêu chính sau:
- Phân tích và chỉ ra chất liệu văn học đƣợc các nhà làm phim sử dụng
trong điện ảnh.
- Đánh giá đƣợc những nét kế thừa về cốt truyện, không gian, thời gian,
nhân vật, ngôn ngữ và những nét mới của việc chuyển thể và những yếu tố
sáng tạo của nhà làm phim.
- Hƣớng tới cách tiếp cận mới đối với việc dạy học tác phẩm văn

chƣơng trong nhà trƣờng thông qua điện ảnh.
4. Nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát tiểu thuyết “Đàn trời” và bộ phim cùng tên.
- Chỉ ra những đặc sắc trong chuyển thể từ tiểu thuyết đến kịch bản điện


13
ảnh và những yếu tố tạo nên thành công.
- Thấy đƣợc những đóng góp của nhà văn Cao Duy Sơn và đạo diễn
Bùi Huy Thuần, biên kịch Phạm Ngọc Tiến đối với nền nghệ thuật nƣớc nhà.
Đồng thời, chỉ ra sự gắn kết giữa văn học và điện ảnh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài, chúng tôi vận dụng đồng bộ các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành. Các kiến thức chủ yếu đƣợc sử
dụng trong luận văn là các lý thuyết về liên văn bản giữa văn học và điện ảnh,
phân tích điện ảnh và phân tích văn học dựa trên các hƣớng tiếp cận liên
ngành. Ngồi ra, chúng tơi có sử dụng các kiến thức, khái niệm của lĩnh vực
văn học và điện ảnh trong q trình phân tích, tìm hiểu vấn đề.
- Phƣơng pháp nghiên cứu thi pháp học: vận dụng lí thuyết thi pháp học
để nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết của Cao Duy Sơn.
- Luận văn cũng sử dụng một số thao tác khoa học cụ thể khi tiến hành
nghiên cứu nhƣ: Đối chiếu, so sánh; tổng hợp; phân tích và lý giải, khảo sát,
thống kê... nhằm chỉ ra các yếu tố đƣợc kế thừa và sáng tạo trong phim
chuyển thể so với tác phẩm văn học và lý giải một cách đầy đủ, khoa học.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi tƣ liệu chúng tôi dùng để khảo sát trong luận văn này là:
1. Tác phẩm văn học “Đàn trời”, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 708 trang,
năm 2012. Tác giả: Cao Duy Sơn.
2. Phim truyền hình “Đàn trời”, Hãng Phim truyện Việt Nam, 36 tập

Đạo diễn: Bùi Huy Thuần; Biên kịch: Phạm Ngọc Tiến.
Bên cạnh đó, ngƣời viết cũng nghiên cứu thêm một số trƣờng hợp
chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh Việt Nam để có điều kiện so sánh,
đối chiếu, từ đó có đƣợc cái nhìn bao quát hơn.


14
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thƣ mục tài liệu tham khảo, luận văn có
cấu trúc gồm ba chƣơng nhƣ sau:
- Chương 1: Cốt truyện, không gian, thời gian trong tác phẩm văn
học “Đàn trời” và bộ phim cùng tên.
- Chương 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Đàn trời” và bộ phim
cùng tên.
- Chương 3: Ngôn ngữ văn học trong tiểu thuyết “Đàn trời” và ngôn
ngữ điện ảnh trong bộ phim cùng tên.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình nghiên cứu đầu tiên về chuyển thể tiểu thuyết
“Đàn trời” và phim truyền hình cùng tên với mong muốn đánh giá đƣợc sự kế
thừa, điểm tƣơng đồng và sự sáng tạo của nghệ thuật chuyển thể. Từ đó nhấn
mạnh những đóng góp của Cao Duy Sơn đối với nền văn học; sự lựa chọn
sáng tạo, xây dựng thành công của nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến, đạo diễn
Bùi Huy Thuần trong nền điện ảnh của Việt Nam. Đồng thời, thêm một lần
nữa làm sáng tỏ quan niệm “văn học chính là cái kho vô tận và nền tảng vững
chắc để điện ảnh có đƣợc nguồn tƣ liệu quý giá”. Đồng thời, điện ảnh cũng là
chất xúc tác giúp văn học chuyển tải sống động thế giới hiện thực khách quan,
điện ảnh “tác động đến văn học bằng cách kiến giải tác phẩm, bằng sự tác
động vào phƣơng thức thuật chuyện của văn học”.
Luận văn cịn là nguồn tƣ liệu hữu ích cho việc dạy văn trong nhà
trƣờng qua góc độ điện ảnh, góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao chất

lƣợng dạy và học môn Ngữ văn.


15
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CỐT TRUYỆN, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN TRONG TÁC PHẨM
VĂN HỌC "ĐÀN TRỜI" VÀ BỘ PHIM CÙNG TÊN
1.1. Nghệ thuật chuyển thể cốt truyện “Đàn trời”
1.1.1. Khái niệm cốt truyện trong văn học và điện ảnh
1.1.1.1. Khái niệm cốt truyện trong văn học
Trong văn học, cốt truyện luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà văn.
Ngành tự sự học (Narratology) khơng cịn là một ngành nghiên cứu mới mẻ
trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Nó ra đời từ phƣơng Tây, có thể thấy từ
thời Platon và Aristotle. Nhƣng phải đến thời Tezvetan Todorov, tác giả lớn
của Cấu trúc luận Pháp xuất bản Ngữ pháp Câu chuyện mƣời ngày (1969) thì
ngành nghiên cứu này mới trở thành một ngành nghiên cứu độc lập. Tezvetan
Todorov định nghĩa: “Tự sự học là lí luận về cấu trúc của tự sự. Để phát hiện
cấu trúc và miêu tả cấu trúc ấy, ngƣời nghiên cứu tự sự đem hiện tƣợng tự sự
chia thành các bộ phận hợp thành, sau đó cố gắng xác định chức năng và mối
quan hệ qua lại của chúng” (Ngữ pháp “Câu chuyện mƣời ngày”).
Trong lí thuyết của tự sự học thì vấn đề cốt truyện trong các tác phẩm tự
sự là yếu tố mấu chốt trong kết cấu hay chủ đề của truyện. Cốt truyện trong
đƣợc hiểu là một hệ thống cụ thể hệ thống các sự kiện, những biến cố hành
động trong tác phẩm tự sự với một trình tự nhất định về khơng gian, thời gian
nhằm làm nổi bật chủ đề từ tƣởng tác phẩm. Tự sự học vẫn coi cốt truyện là
một yếu tố cơ bản để tìm ra cấu trúc và kết cấu tác phẩm văn xuôi.
Đƣợc coi là ngƣời đặt nền móng xây dựng lý thuyết nghiên cứu cốt
truyện, trong tác phẩm Nghệ thuật thi ca, với quan điểm “nghệ thuật là sự mô
phỏng”, Aristote cho rằng: “Sự mô phỏng hành động là cốt truyện. Cốt truyện

là sự kết hợp các sự kiện, tính cách là cái cho ta biết tính chất nhân vật hành
động, còn tư tưởng là cái mà qua đó người nói muốn chứng minh một điều gì


16
đó, hay đơn thuần là bày tỏ ý kiến của mình” [2, tr.35]. Qua quan điểm này
chúng ta hiểu cốt truyện liên quan đến tính cách và hành động của nhân vật.
Một khái niệm khác liên quan đến cốt truyện đƣợc đề cập đến trong cuốn Lý
luận văn học của GS. Hà Minh Đức cũng nói: “Cốt truyện là một hệ thống các
sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống, và nhất là những xung đột xã
hội một cách nghệ thuật, qua đó, các tính cách hình thành và phát triển trong
những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ tƣ tƣởng và chủ đề tác
phẩm” [17, tr.29]. Lê Bá Hán trong Từ điển thuật ngữ văn học nêu rõ: “Cốt
truyện là hệ thống sự kiện cụ thể đƣợc tổ chức theo yêu cầu tƣ tƣởng và nghệ
thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức
động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch. Cốt truyện không phải là
yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm văn học. Trong tác phẩm trữ tình, cốt truyện
(với ý nghĩa chặt chẽ nhất của khái niệm này) không tồn tại vì ở đây tác giả
biểu hiện sự diễn biến của tình cảm, tâm trạng” [8, tr.85-86]. Nhƣng chƣa đồng
tình với quan điểm này, có một định nghĩa khác trong giáo trình Lý luận văn
học do Trần Đình Sử chủ biên, tập 2, phần “Tác phẩm và thể loại văn học”:
“Cốt truyện là một chuỗi các sự kiện đƣợc tạo dựng trong tác phẩm tự sự, kịch.
Một số văn bản trữ tình cũng có yếu tố cốt truyện. Khái niệm cốt truyện nhằm
tách truyện thành hai phần: một là chuỗi các sự kiện rất đặc trƣng cho thể loại
tự sự và kịch, và một phần khác quan trọng không kém là các yếu tố miêu tả,
lời kể, lời bình. Thiếu các yếu tố này thì truyện khơng thể thành truyện” [18,
tr.56]. Còn Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học lại đề cao vai trò của
cốt truyện: “Cốt truyện trỏ lớp biến cố của hình thức tác phẩm. Chính hệ thống
biến cố đã tạo ra sự vận động của nội dung cuộc sống đƣợc miêu tả trong tác
phẩm. Tính truyện (có cốt truyện) là phẩm chất có giá trị quan trọng của văn

học, sân khấu, điện ảnh và các nghệ thuật cùng loại” [1, tr.113].
Nhƣ vậy, cốt truyện đƣợc hiểu là một phần quan trọng khi khai thác bất
cứ một tác phẩm nghệ thuật nào. Khi xác định đƣợc cốt truyện, lúc đó ngƣời
đọc sẽ hiểu rõ hơn đƣợc các chi tiết, cách sắp xếp các chi tiết, sự kiện và tâm


17
lí nhân vật của tác phẩm. Điều đó cũng cho thấy tƣ tƣởng mà nhà văn muốn
gửi gắm tới ngƣời đọc qua hệ thống các sự kiện, hành động của nhân vật.
Cốt truyện là yếu tố quan trọng trong văn xi tự sự, nhất là trong
những tiểu thuyết. Vì thế, nhà văn phải chắt lọc trong việc dùng sự kiện, chi
tiết,… và tạo đƣợc tình huống truyện độc đáo để qua một “lát cắt ngang” ấy
mà nói lên “đời sống nghìn năm thảo mộc” theo cách nói của nhà văn Nguyễn
Minh Châu. Bởi thế, cốt truyện sẽ là yếu tố cơ bản để tạo nên một tác phẩm
hay, hấp dẫn và có giá trị. Nói về vai trị của cốt truyện, nhà văn ngƣời Anh
Maugham đã nhấn mạnh: “Nhà văn sống bằng cốt truyện, y nhƣ hoạ sĩ sống
bằng màu và bút vẽ vậy”. Chất lƣợng tác phẩm đƣợc đánh giá bằng cốt truyện
hay và hấp dẫn. Vì vậy, trong các tác phẩm tự sự truyền thống, để tạo ra các
cốt truyện chuẩn mực nhà văn phải đặc biệt quan tâm và dụng công kĩ càng.
Chức năng của cốt truyện trong tác phẩm văn xuôi là tạo nên mạch vận hành
của sự kiện, “một mặt, cốt truyện là một phƣơng diện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt
truyện, nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách nhân vật; mặt
khác, cốt truyện còn là phƣơng tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội”.
Theo đó, đối với cốt truyện với tƣ cách là một hệ thống các sự kiện, biến cố
cần phải đƣợc sắp xếp, tổ chức một cách chặt theo trình tự phát triển để tạo ra
hiệu quả thẩm mỹ. Cốt truyện giống nhƣ q trình vận động của một xung
đột, thƣờng có diễn biến là mở đầu, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc.
Tuy nhiên, do quy luật sáng tạo văn học và nhất là do yêu cầu thể hiện chủ đề
- tƣ tƣởng tác phẩm, không nhất thiết bất cứ cốt truyện nào cũng cần theo trật
tự nhất định và có đầy đủ các bƣớc mở đầu, diễn biến, kết thúc.

Nhƣ vậy, cùng với thời gian quan niệm về cốt truyện đã có nhiều thay
đổi nhƣng khơng thể phủ nhận về vai trị, ý nghĩa của nó đối với tác phẩm tự
sự. Quyết định thành cơng của tác phẩm chính là cốt truyện. Cốt truyện với
sức hấp dẫn riêng của nó chính là một yếu tố hàng đầu thu hút những nhà làm
phim khi họ có ý định chuyển thể sang tác phẩm điện ảnh.


×