Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phố Hàng Bạc - Một trong những di sản phố cổ ở Hà Nội docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.89 KB, 5 trang )



Phố Hàng Bạc - Một
trong những di sản phố
cổ ở Hà Nội

Phố cổ Hà Nội nổi tiếng với những ngôi nhà chồng diêm, nhà
hình ống, những mái ngói cong, lô xô mềm mại tạo ra nét
duyên dáng riêng làm cho Hà Nội có nét đẹp riêng không hề
giống với các thành phố khác trên thế giới. Phố Hàng Bạc là
một trong những con phố cổ ở Hà Nội - một di sản của Hà
Nội mà chúng ta cần gìn giữ.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia Sử học thì trong các
sách chính sử đều không thấy chép niên đại cụ thể sự ra đời
của phố Hàng Bạc, nhưng căn cứ theo nội dung của tấm bia
đặt tại đình Dũng Hãn (42 Hàng Bạc) có thể xác định được
phố Hàng Bạc ra đời vào thời Lê hoặc có thể sớm hơn một
chút.

Vào thời Lê, phố Hàng Bạc thuộc về phường Đông Các,
huyện Thọ Xương. thời Nguyễn, phố Hàng Bạc thuộc thôn
Dũng Thọ, tổng Hữu Túc sau đổi thành tổng Đông Thọ,
huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức. Ngày nay phố Hàng Bạc
dài 280m, đi từ phố Hàng Mắm đến ngã tư tiếp giáp với
Hàng Đào (trước kia là phố chuyên nghề nhuộm chuội và bán
tơ lụa), Hàng Ngang (nơi sinh sống và buôn bán của các Hoa
kiều gốc Quảng Đông) và phố Hàng Bồ (nơi tập trung buôn
bán các thứ bồ đan bằng tre, nứa), thuộc phường Hàng Bạc,
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Dưới thời Pháp, phố có tên là Rue
des Changeurs tức là Phố của những người đổi tiền.



Tại phố Hàng Bạc, ngoài những người dân gốc, vốn đã từng
sinh sống từ trước còn có cư dân của ba làng khác di cư đến.
Đó là dân của các làng Châu Khê (Hưng Yên), Định Công
Thượng (Thanh Trì, Hà Nội) và làng Đồng Sâm nổi tiếng với
nghề chạm bạc, người Định Công chuyên về đồ đậu, còn
người Châu Khê lại làm nghề đúc bạc đổi tiền.

Để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cho vua quan, Nho
sỹ và để xây dựng nhà cửa, cung điện, những thương nhân,
thợ thủ công từ các địa phương đến kinh thành ngày một
nhiều. Phương thức di dân phổ biến là cả một tập thể thôn
xóm theo những người họ hàng thuộc các vị tổ nghề cùng
nhau lên kinh đô, rồi lại cùng nhau sống quây quần tại một
địa điểm, một phường nhất định. Hình thức di cư này tạo nên
các phường chuyên nghề và chuyên mặt hàng của đất Kinh
kỳ Thăng Long 36 phố phường. Mỗi phường sản xuất và bày
bán một loại hàng cố định. Đây chính là nét độc đáo của khu
phố cổ Hà Nội.

Những người dân sống ở khu phố cổ Hà Nội vẫn luôn có sự
liên hệ với các làng quê gốc của mình. Họ vẫn có nhà và
ruộng đất ở quê, và họ vẫn trở về quê vào các dịp lễ Tết vừa
để hưởng quyền lợi, vừa thực thi nghĩa vụ với làng. Họ luôn
gắn bó với nhau hướng về làng quê gốc trong việc xây dựng
đền thờ vọng thành hoàng làng mình. Như vậy, những người
dân sống ở khu phố cổ Hà Nội tồn tại trong nhiều mối quan
hệ, vừa là thành viên của thôn, phường sở tại, vừa là thành
viên của làng quê gốc.


Khi lên phố Hàng Bạc sinh sống, những người dân làng Châu
Khê đã dựng 2 ngôi đình. Đó là đình Trương Thị ở số nhà 50
và đình Kim Ngân ở số nhà 42. Đến cuối thế kỷ XIX, khi dân
làng Châu Khê lên lập nghiệp ngày càng đông, 2 ngôi đình
không đủ chỗ cho dân làng hội họp và tế lễ họ đã mua Nội
Miếu ở thôn Hài Tượng (nay ở số 30 phố Hàng Giầy) để làm
đền thờ vọng về quê, gọi là Châu Khê vọng sợ. Hàng năm cứ
đến ngày 19 tháng Giêng, những người dân Châu Khê phố
Hàng Bạc lại trở về làng Châu Khê, Hưng Yên để dự hội quê
mình.

×