Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.32 KB, 5 trang )
Tĩnh Lâu tự - Một
nguyên mẫu về chùa cổ
Việt Nam
Nằm bên bờ hồ Tây trên địa phận làng Hồ Khẩu thuộc tổng
Trung, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, nay là phường
Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội có một ngôi chùa với
lịch sử lâu đời, đó là chùa Tĩnh Lâu và đã được công nhận di
tích lịch sử văn hóa số 1460 QĐ/BT ngày 26-6-1996.
Theo văn bia cổ, ngôi chùa nằm trên một diện tích rộng lớn
đến 10 công mẫu, sát mép nước hồ Tây. Theo các nhà nghiên
cứu văn hóa thì chùa Tĩnh Lâu có từ thời Lý. Trước đây chùa
có tên gọi là Thanh Lâu tự và có tên gọi nôm là chùa Sải, về
sau đến thời nhà Nguyễn thì đổi tên thành chùa Tĩnh Lâu.
Chùa được dựng trong một khu vực có cảnh quan đẹp, phía
trước chùa là hồ Tây quanh năm dập dềnh sóng nước cùng
với chùa Trấn Quốc, đền Vệ Quốc, phủ Tây Hồ tạo nên
một quần thể di tích văn hóa tuyệt đẹp của thủ đô nghìn năm
văn hiến. Tam quan chùa làm theo kiểu vòm cuốn với kiến
trúc hai tầng tám lá mái, được lợp ngói theo kiểu ngói ống
giả vôi vữa tạo ra vẻ thanh thoát nhẹ nhàng. Khu chính điện
của chùa được kết cấu theo kiểu chữ đinh, gồm năm gian tiền
đường và bốn gian hậu cung. Mái chùa lợp ngói mũi hài, bờ
nóc ở hai đầu kìm đắp hai dấu vuông, bờ dải phía dưới xây
theo kiểu tam cấp trên trang trí các hoa văn hình chữ triện.
Phía trước chùa được mở đầu bằng hai cột đồng trụ xây nối
liền với tường hồi của gian tiền đường, trên đỉnh cột đồng
đắp đôi nghê trong tư thế chầu nhằm thể hiện mục đích soi