Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Giáo trình Thiết kế trang phục căn bản (Nghề Thiết kế thời trang Cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 99 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: THIẾT KẾ TRANG PHỤC CĂN BẢN
NGÀNH, NGHỀ: THIẾT KẾ THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TCĐNĐT-ĐT ngày 13 tháng 07 năm 2017
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017



TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.



LỜI GIỚI THIỆU
Thiết kế trang phục căn bản là giá trình trình bày những kiến thức cơ bản
về thiết kế trang phục, bao gồm: phương pháp thiết kế áo sơ mi nam, nữ;
phương pháp thiết kế quần âu nam, nữ.
Giáo trình này được biên soạn nhằm mục đích phục vụ công tác giảng dạy,
học tập của sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng nghề Thiết kế thời trang tại
Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp.
Tài liệu này có thể giúp sinh viên dễ dàng học tập và nghiên cứu bởi trong


từng bước thực hiện thiết kế một chi tiết đều có hình ảnh minh hoạ, hướng dẫn
rõ ràng. Qua đó, sinh viên nắm vững được nguyên tắc thiết kế dựng hình chi tiết
mẫu theo tỉ lệ trên cơ sở số đo của cơ thể người, thành thạo kỹ năng thiết kế rập
các chi tiết của sản phẩm áo sơ mi và quần âu.
Chân thành cảm ơn Tổ bộ môn May – Thiết kế trời trang, của Trường Cao
đẳng Nghề Đồng Tháp; các anh/chị nhân viên Ban kỹ thuật của Xí nghiệp May
6, Công ty cổ phần may Hữu Nghị đã giúp đỡ chúng tơi hồn thành giáo trình
này.
Đồng Tháp, ngày 12 tháng 06 năm 2017
Biên soạn
Đàm Thị Thanh Dân

1


MỤC LỤC


TRANG

Lời giới thiệu

1

Mục lục

2

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học


7

Mục tiêu của mơn học

7

Chương 1: Thiết kế áo sơ mi

9

Giới thiệu

9

Mục tiêu

9

1. Thiết kế áo sơ mi nữ

10

1.1. Đặc điểm hình dáng

10

1.2. Ký hiệu và số đo

11


1.2.1. Ký hiệu

11

1.2.2. Phương pháp đo

11

1.3. Phương pháp thiết kế

11

1.3.1. Thiết kế áo sơ mi nữ căn bản

11

1.3.1.1. Thân trước

12

1.3.1.2. Thân sau

17

1.3.1.3. Đô áo

21

1.3.1.4. Tay áo


22

1.3.1.5. Bâu áo

24
2


1.3.1.6. Bát tay

25

1.3.1.7. Thép tay, trụ tay

26

1.3.2. Thiết kế áo sơ mi nữ biến kiểu

27

1.3.2.1. Thiết kế thân trước

27

1.3.2.2. Thiết kế thân sau

31

1.3.2.3. Thiết kế đô áo


35

1.3.2.4. Thiết kế tay áo

37

1.3.2.5. Thiết kế bâu áo

42

1.4. Các sai hỏng và biện pháp khác phục

44

2. Thiết kế áo sơ mi nam

45

2.1. Đặc điểm hình dáng

45

2.2. Ký hiệu và số đo

46

2.3. Phương pháp thiết kế

46


2.3.1. Thiết kế áo sơ mi nam tay dài

46

2.3.1.1. Thân trước

47

2.3.1.2. Thiết kế thân sau

50

2.3.1.3. Đô áo

52

2.3.1.4. Tay áo

53

2.3.1.5. Bâu áo

54

2.3.1.6. Bát tay

55

2.3.1.7. Thép tay, trụ tay


56

2.3.2. Thiết kế áo sơ mi nam tay ngắn

57

2.3.2.1. Thân trước

57
3


2.3.2.2. Thiết kế thân sau

59

2.3.2.3. Đô áo

61

2.3.2.4. Tay áo

62

2.3.2.5. Bâu áo

63

2.4. Các sai hỏng và biện pháp khác phục


64

Chương 2: Thiết kế quần âu

66

Giới thiệu

66

Mục tiêu

66

1. Thiết kế quần âu nữ

66

1.1. Đặc điểm hình dáng

66

1.2. Ký hiệu và số đo

67

1.3. Phương pháp thiết kế

67


1.3.1. Phương pháp thiết kế quần âu nữ lưng rời

67

1.3.1.1. Thân trước

67

1.3.1.2. Thân sau

72

1.3.1.3. Thiết kế lưng quần

76

1.3.1.4. Thiết kế cụm chi tiết túi hông

76

1.3.1.5. Thiết kế paghet, passant

77

1.3.2. Thiết kế quần lưng liền

78

2. Thiết kế quần âu nam


80

2.1. Đặc điểm hình dáng

80

2.2. Ký hiệu và số đo

81

2.3. Phương pháp thiết kế

81
4


2.3.1. Phương pháp thiết kế quần âu nam không ply

81

2.3.1.1. Thân trước

81

2.3.1.2. Thân sau

85

2.3.1.3. Thiết kế lưng quần


87

2.3.1.4. Thiết kế cụm chi tiết túi hông

88

2.3.1.5. Thiết kế paghet, passant

88

2.3.1.6. Thiết kế cụm túi hậu

89

2.3.2. Phương pháp thiết kế quần âu nam có ply

89

2.4. Các sai hỏng và cách khắc phục

92

Tài liệu tham khảo

95

5


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC

Tên mơn học: THIẾT KẾ TRANG PHỤC CĂN BẢN
Mã mơn học: MH19
I. Vị trí, tính chất của mơ đun
- Vị trí:
+ Mơ đun Thiết kế thời trang căn bản là mô đun chuyên ngành trong danh
mục các môn học/ mô đun đào tạo bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ
cao đẳng nghề Thiết kế thời trang;
+ Mô đun được giảng dạy trước các mô đun sáng tác mẫu.
- Tính chất:
+ Mơ đun Thiết kế thời trang căn bản mang tính tích hợp giữa lý thuyết và
thực hành;
+ Mơ đun địi hỏi phải có sự sáng tạo, kỹ năng nghiên cứu và khả năng
phác thảo các bản vẽ thời trang đạt giá trị thẩm mỹ.
II. Mục tiêu mô đun
- Về kiến thức:
+ Mô tả được các phương pháp phát triển trang phục trong thiết kế thời trang;
+ Trình bày được các phương pháp chép hình mẫu thời trang có sẵn;
- Về kỹ năng:
+ Thực hiện được các phương pháp phát triển trang phục trong khi sáng tác
mẫu;
+ Chỉ ra được các dáng người mẫu trong thiết kế thời trang;+ Thiết kế được
các bố cục sàn diễn;
+ Chép được các dáng thời trang có sẵn;
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, sáng tạo trong học tập và
thiết kế.
III. Nội dung mô đun

6



CHƯƠNG 1: THIẾT KẾ ÁO SƠ MI
Mã chương: MH19-01

Giới thiệu:
Áo sơ mi là trang phục phổ biến của cả nam và nữ, áo được may từ những
chất liệu bình dân như cotton đến những chất liệu cao cấp như lụa, tơ tằm. Trong
ngành thiết kế hiện nay, có rất nhiều phương pháp để thiết kế một chiếc áo sơ
mi. Ở phạm vi của chương này, người học sẽ được tiếp cận phương pháp thiết kế
2D, nghĩa là thiết kế dựa trên số đo của người mặc.
Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Mô tả được hình dáng, cấu trúc sản phẩm áo sơ mi;
+ Trình bày được phương pháp đo thơng số kích thước khi thiết kế áo
sơ mi;
+ Trình bày được phương pháp thiết kế sản phẩm áo sơ mi;
- Kỹ năng:
+ Tính tốn, vẽ chính xác các bản vẽ thiết kế các chi tiết của áo sơ mi;
+ Cắt đầy đủ bộ rập bán thành phẩm của áo sơ mi trên giấy theo tỷ lệ 1:1;
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Xác định được nguyên nhân và biện pháp khắc phục các sai hỏng trong
thiết kế áo sơ mi;
+ Tuân thủ các quy định của bản vẽ kỹ thuật; phát huy tính sáng tạo, thực
hiện thiết kế sản phẩm sơ mi phù hợp xu hướng thời trang.
Nội dung chính:

7


1. Thiết kế áo sơ mi nữ
1.1. Đặc điểm hình dáng


Mặt trước

Mặt sau
Hình 1.1: Mơ tả áo sơ mi nữ

8


Hình 1.2: Các chi tiết bán thành phẩm của áo sơ mi nữ
1.2. Ký hiệu và số đo
1.2.1. Ký hiệu
DA: Dài áo

HEs: Hạ eo sau

VN: Vòng ngực

VE: Vòng eo

VM: Vòng mơng

VNa: Vịng nách

RV: Rộng vai

VC: Vịng cổ

DT: Dài tay


BT: Bắp tay

HN: Hạ ngực

DN: Dang ngực

CT: Rộng cửa tay

XV: Xuôi vai

SV: Sa vạt

1.2.2. Phương pháp đo
- Đo DA: Đo từ đốt xương cổ thứ 7 (chân cổ sau) đến qua khỏi mơng, có
thể đo dài hơn hoặc ngắn hơn (tùy thuộc vào sở thích của người mặc).
- Đo HEs: Đo từ đốt xương cổ thứ 7 (chân cổ sau) đến eo.
- Đo VN: Đo vòng thước dây qua đỉnh cao nhất của ngực (nơi nở nhất
của ngực).
- Đo VE: Đo vòng thước dây qua vòng eo, nơi nhỏ nhất của eo.
- Đo VM: Đo vòng thước dây quanh chỗ nở nhất của mơng.
- Đo VNa: Dang tay chóng vào hơng, đo thước dây qua đầu vai quanh
vòng nách.
- Đo RV: Đo từ đầu vai phải qua đầu vai trái.
- Đo VC: Đo vịng thước dây quanh chân cổ (lồng ngón tay bên trong thước
dây).
- Đo DT:
Tay dài: Đo từ đầu vai đến mắc cá tay.
Tay ngắn: Đo từ đầu vai đến giữa bắt tay.
- Đo BT: Tay để thẳng, đo quanh vịng bắp tay tại vị trí dưới vịng nách.
- Đo hạ ngực: Đo từ chân cổ ngang đường sống vai đến đầu ngực.

- Đo dang ngực: Đo khoảng cách giữa hai đầu ngực.
- Đo rộng cửa tay: Lòng bàn tay hơi khum đo vịng quanh bàn tay, trung
bình từ 20 - 24 cm.
1.3. Phương pháp thiết kế
9


1.3.1. Thiết kế áo sơ mi nữ căn bản
+ Số đo mẫu:
DA: dài áo = 65

HEs: Hạ eo sau = 37

VN: Vòng ngực = 84

VE: Vòng eo = 66

VM: Vòng mơng = 86

VNa: Vịng nách = 34

RV: Rộng vai = 36

VC: Vòng cổ = 33

DT: Dài tay = 56

BT: Bắp tay = 28

HN: Hạ ngực = 22


DN: Dang ngực = 18

CT: Rộng cửa tay = 12

XV: Xuôi vai = 3

BTa: Bát tay = 4

1.3.1.1. Thân trước
+ Ký hiệu các vị trí
Đường khuy nút:

AB

Ngang vai:

AA6

Hạ ngực:

AC

Xi vai:

A6A7

Hạ eo:

AD


Ngang ngực:

CC1

Hạ mơng:

AE

Ngang eo:

DD1

Vào cổ:

AA1

Ngang mông:

EE1

Hạ cổ:

AA2

Ngang lai:

BB1

+ Bước 1: Dựng khung thiết kế

Khung thiết kế áo sơ mi nữ gồm đường dài áo, đường dựng nẹp, đường
khuy nút, đường hạ ngực, đường hạ eo, đường hạ mơng.
Kẻ đường dài áo có chiều dài được tính theo cơng thức:
Dài áo = số đo DA + 2cm sa vạt
Kẻ đường dựng nẹp có chiều dài bằng đường dài áo, song song và cách
đường dài áo 4cm.
Kẻ đường giao khuy (đường khuy nút) có chiều dài bằng đường dài áo,
song song và cách đường dựng nẹp 1,5cm. Ghi ký hiệu hai điểm mút là AB.
Trên đường khuy nút, tìm các điểm hạ ngực, hạ eo, hạ mơng:
Hạ ngực, AC = ¼ VN – 1 cm
Hạ eo, AD = Số đo HEs
Hạ mơng, DE = ½ HEs
10


Tại các điểm A, B, C, D, E kẻ đường vng góc AB.
Kết quả của bước dựng khung thiết kế:

Hình 1.3: Khung thiết kế thân trước áo sơ mi nữ căn bản
+ Bước 2: Vẽ vòng cổ
AA1: Vào cổ = 1/6 VC
AA2: Hạ cổ = 1/6 VC + 1cm
Đường vuông góc từ A1 cắt đường vng góc từ A2 tại A3
Nối A1A2, A4 là điểm giữa.
Nối A3A4, lấy A4A5 = 1/3 A3A4, vẽ vòng cổ từ A1 A5 A2.
Từ A2 kẻ ngang đường giao khuy xuống 0,2 cm và vẽ đối xứng vòng cổ
qua đường dựng nẹp.
Kết quả của bước vẽ vịng cổ:

Hình 1.4: Vẽ vịng cổ áo sơ mi nữ căn bản


11


+ Bước 3: Vẽ vai con
AA6: Ngang vai = ½ RV
A6A7: Hạ xuôi vai = số đo XV + 1cm
Nối A1A7 là đường vai con của áo.
+ Bước 4: Vẽ vịng nách
CC1: Ngang ngực = ¼ VN + 3cm cử động (có thể ít hơn hoặc nhiều hơn)
Từ A7 hạ đường vng góc xuống CC1 tại C2, lấy C2C3 = 2,5 cm
Nối A7C3 gọi là đường xiên nách.
Lấy C4 là điểm giữa của A7C3; Nối C1C4, lấy C5 làm điểm giữa.
Nối C3C5, lấy C5C6 = 2/5 C3C5
Vẽ vòng nách áo từ A7 C4  C6  C1

Hình 1.5: Vẽ vai con, vòng nách áo sơ mi nữ căn bản
+ Bước 5: Vẽ sườn thân, gấu áo (lai áo)
DD1: Ngang eo = ¼ VE + 3cm cử động + 3cm pen
12


Lưu ý: cử động và pen có thể ít hơn hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào số đo của
ngực và eo. Trường hợp ngực và eo chênh lệch nhiều thì cần cử động eo và pen nhiều
để đường sườn áo khơng bị gãy tại vị trí eo. Ngược lại, ngực và eo chênh lệch ít thì cử
động eo và pen cũng ít để điểm ngang eo khơng vượt q điểm ngang ngực làm mất
form của áo.
EE1: Ngang mơng = ¼ VM + 3cm cử động
Nối đường sườn thân từ C1  D1E1. Đoạn từ ngực đến eo đánh cong
lỏm 0.5cm, đoạn từ eo đến mông đánh cong lồi 0.5cm.

Ngang lai BB1 có thể lấy bằng ngang mơng EE1 hoặc kéo dài từ EE1.
B1B2 = 2cm (Sa vạt)
B2B3 = 1cm giảm sườn (hoặc nhiều hơn khi thiết kế áo vạt bầu)
Lấy B4 là điểm giữa của BB3. Vẽ gấu áo từ B  B4  B3

Hình 1.6: Vẽ sườn áo, lai áo sơ mi nữ căn bản
+ Bước 6: Vẽ pen áo
Kẻ đường thẳng song song và cách AB 1 khoảng = ½ Dang ngực.
Đo từ ngang vai 1 khoảng = số đo hạ ngực để xác định điểm đỉnh ngực.
Từ đỉnh ngực đo xuống 4cm để xác định điểm đầu pen. Điểm cuối pen cách
đường ngang eo 12cm.
Tại vị trí eo, lấy đủ độ rộng pen theo công thức.
13


Nối đường gấp pen như hình vẽ.

Hình 1.7: Vẽ pen áo sơ mi nữ căn bản
+ Bước 7: Xác định vi trí túi áo
Gọi T là điểm đầu túi.
T nằm cách đường ngang ngực 2 cm, cách đường dựng nẹp một khoảng =
(vào cổ - 1 cm).
Từ T kẻ một đường song song đường ngang ngực.
TT1: Rộng miệng túi = 2/5 CC1 (2/5 ngang ngực)
T1T2 = 0,5cm
Từ T kẻ một đường song song đường dựng nẹp
TT3: Dài túi = 2/5 CC1
T2T4 = TT3
Nối T3T4, T5 là điểm giữa.
T5T6 = 1,5 đáy nhọn

Nối T4T6, T3T6

14


Hình 1.8: Định vị và thiết kế túi áo
+ Bước 8: Gia đường may
- Nẹp áo: không gia đường may
- Vịng cổ: 0.7cm
- Các vị trí cịn lại (vịng nách, vai con, sườn áo, lai áo): 1cm
+ Bước 9: Cắt bán thành phẩm
Dùng kéo thật sắc cắt chi tiết theo đường may đã gia. Khi cắt, phải cắt sát
dấu chì, không để lồi, lỏm, răng cưa ở mép rập.
Nẹp áo cắt sát đường vẽ. Các vị trí cong như vịng cổ, vịng nách, vịng lai
cắt từng đoạn ngắn mới chính xác.
Pen áo có thể dùi lỗ ở các vị trí đầu pen, đuôi pen, cạnh pen hoặc cắt
bỏ hẳn pen trên rập. Việc này giúp cho sang dấu pen lên vải được nhanh và
chính xác.
Cắt xong dùng ngón tay sờ vào mép rập, nếu khơng có cảm giác ghồ ghề ở
mép rập là đạt.

Hình 1.9: Bán thành phẩm thân trước áo sơ mi nữ căn bản
1.3.1.2. Thân sau
+ Bước 1: Sang dấu khung thiết kế
Sang dấu khung thiết kế thân trước gồm đường ngang vai, ngang ngực,
ngang eo, ngang mông, đường sa vạt.
15


Khung thiết kế thân sau:


B2

Hình 1.10: Khung thiết kế thân sau áo sơ mi nữ căn bản
+ Bước 2: Vẽ vòng cổ
AA8: vào cổ = 1/6 VC + 0,3 cm
A8A9 = 1/20 VC + 0,5 cm (vẽ lên phía trên, gọi là điểm mẹo cổ)
Vẽ hình chữ nhật AA8A9A10
Nối AA9, A11 là điểm giữa.
Nối A8 A11, A11A12 = 1/3 A8A11
Vẽ vòng cổ từ A9  A12  A.
+ Bước 3: Vẽ vai con
A10A13: Ngang vai = ½ RV + 0,5 cm
A13A14: Hạ xuôi vai = số đo XV
Nối A9A14: Đường vai con.
+ Kiểm tra chiều dài đường vai con thân sau lớn hơn đường vai con thân
trước khoảng 0,3cm là đạt.
+ Bước 4: Vẽ vịng nách
CC7: Ngang ngực = ¼ VN + 2 cm cử động
Từ A14 hạ đường vuông góc xuống CC7 tại C8.
C8C9 = 1,5 cm
Nối A14C9, C10 là điểm giữa.
16


Nối C7C10, lấy C11 là điểm giữa.
Nối C11C9, lấy C11C12 = 1/3 C11C9.
Vẽ vòng nách từ A14C10  C12  C7

Hình 1.11: Vẽ vịng cổ, vai con, vịng nách thân sau áo sơ mi nữ căn bản

+ Bước 5: Vẽ sườn thân
DD2: Ngang eo sau = ¼ VE + pen + cử động
EE2: Ngang mơng = ¼ VM + 2cm
Vẽ đường sườn giống như thân trước
B2B5: Ngang lai = ngang mông EE2 hoặc được kéo dài từ EE2
Giảm sườn B5B6 = B2B3 (giảm sườn thân trước) = 1cm
Vẽ lai áo thân sau từ B 2  B6
Vẽ đường giữa thân sau bằng nét chấm gạch đậm.
+ Bước 6: Vẽ pen áo
Trên đường Ngang ngực CC7 đo vào 1 khoảng = ½ dang ngực, kẻ đường
gấp pen song song với đường dài áo.
Từ ngang ngực đo xuống 4cm để xác định điểm đầu pen. Điểm cuối pen
cách đường ngang eo 12cm.
Tại vị trí eo, lấy đủ độ rộng pen theo cơng thức.
Nối đường gấp pen như hình vẽ.
17


Hình 1.12: Vẽ sườn áo,lai áo, pen thân sau áo sơ mi nữ căn bản
+ Bước 7: Tách đô áo
Xác định chiều dài đô áo theo công thức:
Dài đô AF = 1/10 VN
Kẻ đường vng góc vào trong, cắt vịng nách tại điểm F1
Lấy điểm hạ gục nách F1F2 = 1cm
Vẽ đường ngang đơ áo từ F  F2

Hình 1.13: Tách đô thân sau
Sau khi vẽ đường tách đô, lấy một tờ giấy có chiều dài bằng chiều dài đơ
áo + 2cm đường may và chiều ngang bằng 2 lần rộng vai thân sau + 2cm đường
may. Gấp đôi tờ giấy theo chiều ngang, sang dấu phần đô đã vẽ trên thân sau để

có được chi tiết đơ áo.
+ Bước 8: Chừa đường may
Chừa 1cm đường may cho tất cả các vị trí: đường ráp đơ, vịng nách, sườn
áo, lai áo.
18


Hình 1.14: Chừa đường may pen thân sau áo sơ mi nữ căn bản
+ Bước 9: Cắt bán thành phẩm
Cắt theo đường may đã chừa.
Cắt từng lớp để đảm bảo độ chính xác của chi tiết: cắt lớp có dấu chì
trước, sau đó sang dấu lớp đã cắt cho lớp cịn lại để cắt hồn chỉnh thân sau.

Hình 1.15: Bán thành phẩm thân sau áo sơ mi nữ căn bản
1.3.1.3. Đô áo
Trên cơ sở đô áo đã được sang dấu từ thân sau, tiến hành chừa đường may
và cắt.

19


Hình 1.16: Gia đường may và cắt bán thành phẩm đô áo sơ mi nữ căn bản
1.3.1.4. Tay áo
+ Bước 1: Dựng khung thiết kế
AB: Dài tay = số đo DT – số đo bát tay
AC: Hạ nách tay = VN/10 + 2cm (trung bình từ 8  10)
Từ A, B, C kẻ 3 đường vng góc vào trong

Hình 1.17: Khung thiết kế tay áo sơ mi nữ căn bản
+ Bước 2: Vẽ vòng nách tay áo

CC1: Ngang nách tay = ¼ VN – 2 cm
Kiểm tra trước khi vẽ vòng nách: đo khoảng cách từ A đến C. Nếu AC
có độ dài bằng ½ vịng nách thực tế đo được trên thân áo (vòng nách thân
trước, vòng nách thân sau, vịng nách trên đơ áo) là đạt. Trường hợp khơng
bằng nhau thì người thiết kế phải gia, giảm ngang nách tay, sau đó mới tiến
hành vẽ vịng nách.
AA1: Điểm đầu tau = 4,5cm
Nối A1C1, chia làm 3 phần ta có các điểm A2, A3
20


Giảm vng góc A3 = 1cm
Phân giác góc A1 tại A5= 1cm
Vẽ vòng nách thân sau từ C1 A4  A2  A5  A
Vẽ vòng nách thân trước dựa vào vòng nách thân sau giảm đều 0,8 cm.
+ Bước 3: Vẽ sườn tay
BB1: Cửa tay = số đo CT + 11.5 xếp Ply
hoặc = 1/8 VNg + 2cm + 11.5 xếp Ply
Nối sườn tay C1B1, ở đoạn giữa đánh cong 0,5cm.
+ Bước 4: Vẽ lai tay
B1B2 = 1cm (giảm sườn tay)
B1B3: vị trí xẻ thép tay = 1/3 BB1
Từ B3 kẻ lên một đoạn vng góc BB1 = 10cm (chiều dài đường xẻ)
Vẽ lai tay từ B  B2

Hình 1.18: Thiết kế tay áo sơ mi nữ căn bản

+ Bước 5: Chừa đường may
21



×