Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM, TÁC DỤNG CỦA VỊ THUỐC HẠNH NHÂN TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ TRONG Y HỌC HIỆN ĐẠI (Prunus armeniaca L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.5 KB, 38 trang )

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN THỰC VẬT – DƯỢC LIỆU – ĐÔNG DƯỢC

NGUYỄN THỊ ANH THƯ
1654010020
TỔ 2 – LỚP DƯỢC A – K3
HỌC PHẦN MÔN DƯỢC CỔ TRUYỀN 2

TIỂU LUẬN

TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM, TÁC DỤNG
CỦA VỊ THUỐC HẠNH NHÂN TRONG Y HỌC
CỔ TRUYỀN VÀ TRONG Y HỌC HIỆN ĐẠI
(Prunus armeniaca L.)

HÀ NỘI – NĂM 2020


HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
BỘ MÔN THỰC VẬT – DƯỢC LIỆU – ĐÔNG DƯỢC

NGUYỄN THỊ ANH THƯ
1654010020
TỔ 2 – LỚP DƯỢC A – K3
HỌC PHẦN MÔN DƯỢC CỔ TRUYỀN 2

TIỂU LUẬN

TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM, TÁC DỤNG
CỦA VỊ THUỐC HẠNH NHÂN TRONG Y HỌC
CỔ TRUYỀN VÀ TRONG Y HỌC HIỆN ĐẠI


(Prunus armeniaca L.)
Nơi thực hiện:
1. Học viện Y dược học cổ truyền VN
2. Thư viện Đại học Dược Hà Nội

HÀ NỘI – NĂM 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên
ThS.Trần Thị Thu Hiền đã giảng dạy, hướng dẫn chúng em tận tình từng buổi học trên
lớp và trong quá trình viết tiểu luận.
Em chân thành cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Thực vật – Dược liệu – Đông dược đã cung
cấp những kiến thức, tạo cho em những tiền đề nhờ đó mà em hồn thành bài luận của
mình tốt hơn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Phịng Đào tạo cùng tồn thể các thầy cơ
Học viện Y Dược học Cổ truyền đã dạy dỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập
và rèn luyện. 
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè vì đã ln bên cạnh, ủng hộ và
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Do bản thân vẫn cịn nhiều thiếu sót về kiến thức và khả năng lý luận, kính mong Cơ chỉ
dẫn và đóng góp thêm để bài tiểu luận này được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Sinh viên


Nguyễn Thị Anh Thư
1654010020

i


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan tiểu luận “Tổng quan về đặc điểm, tác dụng của vị thuốc Hạnh nhân
trong Y học Cổ truyền và trong Y học hiện đại” là bài nghiên cứu của riêng em và
chưa từng được cơng bố trước đây. Số liệu, kết quả trình bày trong tiểu luận là trung thực,
không sao chép của bất cứ cơng trình nghiên cứu nào. Khơng có nghiên cứu nào của
người khác được sử dụng trong khóa luận này mà khơng được trích dẫn theo quy định.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2020

Sinh viên

Nguyễn Thị Anh Thư
1654010020

ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÂY THUỐC – VỊ THUỐC..........................................3
1.1.

Tổng quan về họ Hoa hồng...............................................................................3

1.2.

Tổng quan về cây Mơ – Prunus armeniaca.....................................................3

1.2.1.

Đặc điểm thực vật.......................................................................................3

1.2.2.

Phân bố sinh thái.......................................................................................4

1.2.3.

Bộ phận dùng – thu hái – chế biến [6,11].................................................4

1.3.

Dược liệu Hạnh nhân........................................................................................5


1.3.1.

Mô tả...........................................................................................................5

1.3.2.

Vi phẫu.......................................................................................................5

1.3.3.

Thành phần hóa học..................................................................................6

1.3.4.

Định tính [2]...............................................................................................7

1.3.5.

Tiêu chuẩn dược liệu [2]............................................................................8

1.3.6.

Tác dụng dược lí [4,6,11]...........................................................................8

iii


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................................... 9
2.1.


Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................9

2.1.1.

Đối tượng nghiên cứu................................................................................9

2.1.2.

Địa điểm nghiên cứu..................................................................................9

2.1.3.

Thời gian nghiên cứu.................................................................................9

2.2.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................9

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................9
2.2.2.Phương tiện, công cụ nghiên cứu...................................................................9
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu................................................................................10
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................11
3.1. Tìm hiểu tác dụng của vị thuốc Hạnh nhân trong Y học Cổ truyền và một số
bài thuốc cổ phương có vị thuốc Hạnh nhân........................................................11
3.1.1. Vị thuốc Hạnh nhân và tác dụng trong Y học Cổ truyền............................11
3.1.2. Một số bài thuốc dân gian có vị thuốc Hạnh nhân......................................11
3.1.3. Một số bài thuốc cổ phương có vị thuốc Hạnh nhân..................................13
3.1.4. Phân tích bài thuốc Ma hồng thang...........................................................15
3.1.5. Một số chế phẩm hiện đại có vị thuốc Hạnh nhân......................................19

3.2. Tìm hiểu tác dụng của Hạnh nhân trong Y học hiện đại..................................21
3.2.1. Tác dụng ức chế xơ hóa mơ kẽ thận ở bệnh thận mãn tính của Amygdalin
[15].............................................................................................................................2
1
3.3.2. Tác dụng dược lý của dịch chiết xuất Hạnh nhân và Amygdalin trên tế bào
gan bị tổn thương và ung thư tế bào gan [14]........................................................22
3.3.3. Tác dụng giảm đau, chống viêm và ức chế receptor H1 của Amygdalin và
dịch chiết Hạnh nhân [16]......................................................................................23
iv


KẾT LUẬN..................................................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................1

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

ALT

Aspartate aminotransferase

AST

Alanine aminotransferase


CN

Cơng năng

CT

Chủ trị

QK

Quy kinh

STT

Số thứ tự

TV

Tính vị

TT

Thuốc thử

YHCT

Y học Cổ truyền

YHHĐ


Y học hiện đại

vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 3.1. Một số bài thuốc dân gian có sử dụng Hạnh nhân

22

2

Bảng 3.2. Một số bài thuốc cổ phương có vị thuốc Hạnh nhân

24

3

Bảng 3.3. Phân tích các vị thuốc trong bài thuốc Ma hồng thang

26


4

Bảng 3.4. Phân tích bài thuốc Ma hồng thang

28

5

Bảng 3.5. Một số chế phẩm hiện đại có chứa vị thuốc Hạnh nhân

30

vii


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

1

Hình 1.1. Hình thái của cành Mơ – Prunus Armeniaca

13

2


Hình 1.2. Hình thái của Hạnh nhân

15

3

Hình 1.3. Vi phẫu của Hạnh nhân

16

4

Hình 1.4. Các thành phần hóa học trong Hạnh nhân

16

5

Hình 3.1. Cơ chế chống khối u của Amygdalin

31

viii


ĐẶT VẤN ĐỀ
 

 Hạnh nhân là nhân hạt khô của quả cây Mơ. Tên Hán Việt của loài cây này là


"hạnh" (杏), tên khoa học là Prunus armeniaca L., thuộc họ Hoa hồng Rosaceae. Từ xa
xưa mơ được nhiều dân tộc trên thế giới, nhất là ở phương Đông biết đến. Mơ là loại quả
có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều vitamin và những chất chống oxy hố mạnh,
khơng những được dùng làm thuốc, món ăn mà cịn có cơng dụng làm đẹp. Thịt quả mơ
có chứa một số acid như acid citric, acid tartric, các flavonoid, carotenoid có tác dụng
kháng viêm, bảo vệ màng tế bào, tăng cường hệ miễn dịch và chống lão hóa, phịng chống
bệnh ung thư, tim mạch. Hạt của quả mơ chứa nhiều chất béo được dùng để pha chế nhiều
sản phẩm trong ngành mỹ phẩm; và glycosid cyanogenic là amygdalin khi bị men thủy
phân thành hydrogen cyanide (HCN). Liều nhỏ amygdalin có tác dụng trấn tĩnh trung khu
hơ hấp, chữa ho, hen, khó thở; tuy nhiên quá liều sẽ dẫn đến buồn nôn, rối loạn hơ hấp,
ngạt thở và có thể tử vong. 
            Trong Y học Cổ truyền, Hạnh nhân có vị đắng, tính ơn, có ít độc; có tác dụng
giáng khí, chỉ khái, bình suyễn, nhuận trường, thơng tiện. Với cơng dụng như vậy, hạnh
nhân có mặt trong nhiều bài thuốc được lập phương từ hàng trăm năm trước và cho đến
nay vẫn có cơng dụng hiệu quả, được ứng dụng trong những chế phẩm hiện đại. Như các
phương thuốc Ma hoàng thang, Ma Hạnh Thạch Cam thang, Tiểu thanh long thang. Một
số chế phẩm hiện đại có tác dụng chữa ho, hen phế quản được ưa dùng hiện nay có mặt
Hạnh nhân trong thành phần như Thuốc ho Bảo thanh, Thuốc Hen P/H, Thuốc ho Ma
Hạnh. 
           Năm 2019, đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc sau đó
lan rộng trên khắp thế giới. Bên cạnh việc điều trị bằng Y học hiện đại, các bác sĩ, các nhà
nghiên cứu khoa học cũng đã nghiên cứu tác dụng của các vị thuốc, phương thuốc cổ
truyền trong việc hỗ trợ điều trị. Và kết quả cho thấy các bài thuốc YHCT rất có hiệu quả
trong q trình điều trị. Các bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh sau khi dùng thuốc đã
không tiến triển nặng hơn. Các phương thuốc cũng được áp dụng trong giai đoạn phục
hồi, giúp cải thiện chức năng các bộ phận trong cơ thể. Cùng với Ma hoàng, Cam thảo,..
1


Hạnh nhân là một trong số các vị thuốc được sử dụng nhiều nhất trong các giai đoạn của

bệnh, từ nhẹ đến nặng [17,18].
            Để hiểu rõ về vị thuốc hạnh nhân, từ đặc điểm hình thái, cách thu hái chế biến, bào
chế và công dụng tương ứng, tác dụng của hạnh nhân, em thực hiện tiểu luận “Tổng
quan về đặc điểm, tác dụng của vị thuốc Hạnh nhân trong Y học Cổ truyền và trong
Y học hiện đại” với hai mục tiêu chính:
1, Tìm hiểu tác dụng của Hạnh nhân trong Y học Cổ truyền và một số bài thuốc cổ
phương chứa vị thuốc hạnh thuốc.
2, Tìm hiểu tác dụng của Hạnh nhân trong Y học hiện đại trong 10 năm gần đây.

2


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÂY THUỐC – VỊ THUỐC
1.1. Tổng quan về họ Hoa hồng
Họ Hoa hồng – Rosaceae thuộc Bộ Hoa hồng (Rosales), phân lớp Hoa hồng
(Rosidae), ngành Ngọc lan (Rosidae).
Nhận biết tại thực địa: là cây gỗ, bụi hay cây cỏ. Lá đơn hoặc kép, mọc so le. Có 2 lá
kèm, đơi khi đính với gốc cuống lá. Hoa đơn độc hay tụ họp thành cụm hoa chùm hoặc
xim. Quả đóng, quả đại, quả mọng kiểu táo hay quả hạch.
Họ Hoa hồng có khoảng 115/3000 lồi thực vật, phân bố tồn cầu, chủ yếu ở vùng
ơn đới Bắc bán cầu. Việt Nam có 20 chi, khoảng 130 loài, chủ yếu mọc hoang, một số
loài được trồng làm cảnh (Hoa hồng, Đào) hay ăn quả (Táo, Lê, Mận, Mơ).
1.2. Tổng quan về cây Mơ – Prunus armeniaca

Mơ thuộc chi Prunus trong họ Hoa hồng. Một số loài cây thuộc chi Prunus như Mận
(Prunus domestica), Đào (Prunus persica), Mơ ta (hay mơ Nhật Bản) (Prunus mume),
Mơ tây (quả hạnh) (Prunus armeniaca), Hạnh nhân (Prunus dulcis) – thường lấy hạt để
làm thực phẩm. Hiện nay ở Việt Nam, theo quy định của Dược điển, vị Hạnh nhân được
dùng làm thuốc là nhân hạt của quả Mơ tây Prunus armeniaca, có độc và vị đắng.
MƠ 杏

Tên khoa học: Prunus armeniaca L. (Armeniaca vulgaris Lamk)
Tên khác: Ô mai, hạnh, khổ hạnh nhân
Tên nước ngoài: Abricotier (Pháp), Má pheng (Thái),
Họ: Hoa hồng (Rosaceae) [6,11]
1.2.1. Đặc điểm thực vật
Cây nhỏ cao 4-5m, có khi hơn. Lá mọc so le, cuống phiến lá hình bầu dục, nhọn ở
đầu, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa mọc đơn độc ở kẽ những lá đã rụng, có cuống ngắn,
màu trắng, thơm; đài hình bánh xe, 5 răng nhỏ; tràng 5 cánh mỏng. Quả hạch, hình cầu,
có lơng tơ mịn, khi chín màu vàng, đầu quả hơi nhọn, mặt bên có một đường rãnh; hạt
nhẵn. Mùa hoa tháng 1-2; mùa quả tháng 4-5 [6,11].
3


Hình 1.1. Hình thái của quả Mơ – Prunus armeniaca
1.2.2. Phân bố sinh thái
Có nguồn gốc từ Trung Quốc hay Nhật Bản. Ở Việt Nam, mọc hoang và được trồng
nhiều nhất ở vùng xung quanh chùa Hương (huyện Mỹ Đức), Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc
Giang. Mơ là cây của vùng ơn đới, ưa khí hậu ơn hịa [6,11].
1.2.3. Bộ phận dùng – thu hái – chế biến [6,11]
Bộ phận dùng: Quả và hạt.
Quả mơ được hái vào tháng 3-4 (tháng 2-3 âm lịch), khi quả mơ chín (vỏ vàng). Sau
đó được chế thành Bạch mai hoặc Ô mai.
Chế bạch mai hay diêm mai: mơ đã phơi héo, dùng muối sát đều, bỏ vào vại muối
(không thêm nước) 3 ngày 3 đêm thì vớt ra, phơi cho tái rồi lại cho vào vại muối lần thứ
hai, thêm một ngày một đêm nữa, rồi phơi thật khô. Muối thấm vào quả mơ kết tinh thành
một mảng trắng.
Chế ô mai: hái quả già đem về tãi mỏng ở những nơi mát trong 3 ngày cho héo, sau
đó đun nước sơi, cho quả mơ vào đến khi da mơ nhăn lại, cho vào chõ rồi lại phơi. Làm
hư vậy 6-7 lần tới khi quả mơ tím đen. (Kiểu 9 lần đồ, 9 lần phơi hay cửu chưng cửu sái.)
Chế nước cất hạt mơ:

Hạt mơ (nhân)
Nước

1200g

Giã nhân hạt mơ, ép dầu bỏ đi. Cho bã vào nồi cất

lã thêm nước lã vào. Khuấy đều. Để yên hai giờ trở
4


2000ml

lên. Cất lấy hơi nước. Đầu ống dẫn hơi được

Cồn 90o

vừa đủ

nhúng vào bình trong đó chứa sẵn chừng 300ml

Nước cất

vừa đủ

cồn 90o.

1.3. Dược liệu Hạnh nhân

KHỔ HẠNH NHÂN

Semen Armeniacae amarum
Hạnh đắng, Hạnh nhân đắng
Hạt lấy ở quả chín được bỏ hạch cứng đã phơi hay sấy khô của cây Mơ
(Prunus armeniaca L.), họ Hoa hồng (Rosaceae). [2]
1.3.1. Mô tả
Hạt hình tim dẹt, dài 1 cm đến 1,9 cm, rộng 0,8 cm đến 1,5 cm, dày 0,5 cm đến 0,8
cm. Mặt ngoài màu nâu vàng đến màu nâu thẫm. Một đầu hơi nhọn, một đầu trịn, 2 mặt
bên khơng đối xứng. Ở đầu nhọn có rốn vạch ngắn nổi lên. Ở phía đầu trịn có một hợp
điểm với nhiều vân màu nâu sẫm tỏa lên. vỏ hạt mỏng, hạt có 2 lá mầm màu trắng kem,
nhiều dầu béo. Không mùi, vị đắng. [2]

Hình 1.2. Hình thái Hạnh nhân.
1.3.2. Vi phẫu
Vỏ hạt có những tế bào đá hình gần trịn tập hợp thành khối, thành tế bào dày, rõ rệt
và đồng nhất, đường kính 60 μm đến 90 μm. Nhìn phía trên, tế bào đá có hình tam giác tù,
thành tế bào rất dày ở đỉnh. [2]
5


Hình ảnh vi phẫu của Hạnh nhân trong một nghiên cứu so sánh Hạnh nhân và Đào
nhân của các nhà khoa học Hàn Quốc [19]:

Hình 1.3. Vi phẫu Hạnh nhân
1.3.3. Thành phần hóa học
Nhân hạt mơ chứa 35-40% chất béo, 3% chất amygdalin C20H27O11 và men emunsin.
Amygdalin chịu tác dụng của men emusin cho acid cyanhydric (HCN), andehyd benzoic
(C6H5CHO) và glucose (C6H12O6). Năm 1951, người ta phát hiện trong dung dịch hạt mơ
acid pangamic (về sau là vitamin B-15) với một tỷ lệ khá cao. Vitamin B-15 có tác dụng
kích thích q trình chuyển hóa oxy trong tế bào. Các chất béo chủ yếu trong dầu hạt mơ
là acid oleic và acid linoleic [4,6].


6


Hình 1.4. Các thành phần hóa học trong Hạnh nhân
1.3.4. Định tính [2]
A. Nghiền vài hạt dược liệu với nước, ngửi thấy mùi đặc biệt của benzaldehyd.
B. Lấy 0,1 g bột dược liệu cho vào một ống nghiệm, nhỏ vào mấy giọt nước, treo
một băng giấy nhỏ có tẩm acid picric bão hịa vào phía trên mặt dược liệu, nút
kín ống nghiệm, ngâm ống trong cách thủy khoảng 10 min, bằng giấy thuốc thử
sẽ chuyển sang màu đỏ gạch. Giấy tẩm acid picric bão hòa: Thấm ướt giấy bằng
dung dịch acid picric bão hịa (TT), để khơ ngồi khơng khí. Trước khi dùng
thấm ướt bằng dung dịch natri carbonat 10 %.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Cloroform – ethyl acetat – methanol – acid formic (15 :
40 : 22 : 10), dùng sau khi pha và được để ở 5 °C đến 10 °C trong 12 h.
Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu vào bình Soxhlet, thêm một lượng
dicloromethan (TT) thích hợp. Đun hồi lưu 2 h bỏ dịch chiết dicloromethan. Lấy
bã bay hơi hết dung môi đến khô, thêm 30 ml methanol (TT), đun hồi lưu 30
min, để nguội, lọc.
Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan amygdalin chuẩn trong methanol (TT) để
được dung dịch có nồng độ khoảng 2 mg/ml.
Dung dịch dược liệu đối chiếu: Nếu khơng có chất đối chiếu lấy 2 g Khổ hạnh
nhân (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 μl mỗi dung dịch trên. Triển
khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra để khơ
trong khơng khí, nhúng nhanh bản mỏng trong dung dịch acid phosphomolybdic
8 % trong ethanol chứa acid sulfuric 15%. Sấy bản mỏng ở 110 °C đến khi các
vết hiện rõ. Trên sẳc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc

và giả trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu hoặc
phải có vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết của amygdalin trên sắc ký đồ
của dung dịch chất đối chiếu.
7


1.3.5. Tiêu chuẩn dược liệu [2]
-

Độ ẩm: không quá 7.0%.

-

Không bị ơi: nghiền vài hạt dược liệu với nước nóng, không được ngửi thấy mùi ôi
của dầu.

-

Tạp chất: không được có tạp chất và lẫn những mảnh vụn của vỏ quả trong.

-

Hoạt chất: dược liệu phải chứa không dưới 3,0% amygdalin (C20H27NO11), tính
theo dược liệu khơ kiệt.

-

Bảo quản: nơi khơ mát, tránh mốc mọt.

1.3.6. Tác dụng dược lí [4,6,11]

Amygdalin trong hạnh nhân vào cơ thể phân hủy thành HCN. HCN làm giảm oxy
máu và sự cảm thụ với oxy của các tế bào của hệ thần kinh trung ương khiến hệ thần kinh
trung ương bị rối loạn. Khi uống liều nhỏ amygdalin, chất HCN giải phóng từ từ có tác
dụng trấn tĩnh trung khu hơ hấp, do đó có tác dụng chữa ho.
Vitamin B15 có tác dụng kích thích q trình chuyển hóa oxy trong tế bào làm cho
tế bào chóng hồi phục và làm cho cơ thể chậm già. Hiện nay vitamin B15 được dùng
trong những bệnh về tim, phổi, viêm gan và xơ gan trong giai đoạn đầu.

8


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

* Vị thuốc Hạnh nhân.
* Các tài liệu, bài viết, tạp chí, sách báo, các nguồn thơng tin chính thống có đề cập
và cung cấp thơng tin về Hạnh nhân.
+ Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS. Đỗ Tất Lợi
+ Giáo trình “Dược học cổ truyền” của PGS.TS Phạm Xuân Sinh
+ Sách “Phương tễ học” - Hoàng Duy Tân, Hoàng Anh Tuấn
+ Sách “Phương tễ học” - PGS.TS. Nguyễn Nhược Kim
+ 577 bài thuốc dân gian gia truyền – Âu Anh Khiêm
+ Các đề tài, luận văn, luận án có liên quan đến Hạnh nhân.
...
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9-10 năm 2020.

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện dựa trên các tài liệu, báo cáo, các luận văn, luận án của
những người đi trước từ đó phân tích, tổng kết lại. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong
tiểu luận:
- Phương pháp mô tả hồi cứu
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
2.2.2.Phương tiện, cơng cụ nghiên cứu
- Máy tính, điện thoại để tra cứu
9


- Bút, sổ ghi chép
- Mạng Internet
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Trình bày được tác dụng của vị thuốc Hạnh nhân trong Y học Cổ truyền.
- Trình bày một số bài thuốc dân gian chứa vị thuốc Hạnh nhân.
- Trình bày một số bài thuốc chứa vị thuốc Hạnh nhân.
- Phân tích bài thuốc “Ma hồng thang” có chứa vị thuốc Hạnh nhân.
- Trình bày một số chế phẩm hiện đại có chứa Hạnh nhân trong thành phần.
- Trình bày một số tác dụng của Hạnh nhân trong Y học hiện đại trong 10 năm gần
đây.

10



×