Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Các công cụ quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường? Phân tích đặc điểm, tác dụng của công cụ thuế và của công cụ giá cả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.52 KB, 3 trang )

Câu 10
Các công cụ quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường?
Phân tích đặc điểm, tác dụng của công cụ thuế và của công cụ giá cả
------------------------------------* Các công cụ quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị
trường
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhà nước luôn sữ dụng 03 công cụ
chủ yếu, cơ bản sau đây:
- Công cụ pháp luật.
- Công cụ kế hoạch
- Công cụ chính sách kinh tế ( hay công cụ tài chính, tiền tệ và giá cả)
* Đặc điểm, tác dụng của công cụ thuế:
Đặc điểm của công cụ thuế
Trước hết thuế là một công cụ quản lý kinh tế gắn liền với chủ thể sử dụng
là nhà nước. Chỉ có chủ thể quản lý kinh tế là nhà nước mới có quyền đặt ra các
loại thế và thu thuế.
Thuế được thành lập theo luật định, nghĩa là việc ban hành các loại thuế
phải theo một trình tự, thủ tục nhất định do luật pháp quy định.
Khác với lệ phí và các khoản thu khác, thuế không mang tính hoàn trả trực
tiếp mà nó mang tính bắt buộc đối với mọi công dân, tổ chức và mang nặng tính
quyền lực về hình thức nhưng mang bản chất kinh tế sâu sắc, nghĩa là hiệu lực
quản lý của thuế về hình thức là dựa trên quyền uy của nhà nước nhưng về mặt nội
dung và bản chất thì hiệu lực và hiệu quả của công cụ thuế lại bị giới hạn bớt sự
phát triển của nền kinh tế và hiệu quả SXKD.
Trên thực tế cho thấy, chính sách thuế thường bị áp lực rất lớn từ hai phía,
phía chi tiêu của Nhà nước và phía công chúng nộp thuế.
Tác dụng của công cụ thuế
Công cụ chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả nhằm can thiệp vào thị trường
để giải quyết những vấn đề do thị trường đặt ra…
Chính sách thuế đó là việc nhà nước quy định các khoản tiền mà tổ chức,
cá nhân phải đóng góp theo nghĩa vụ, do luật định vào ngân sách.(chỉ nhà nước
mới có quyền đặt ra các loại thuế, việc ban hành thuế phải theo trình tự do luật


định và dưới hình thức văn bản luật). Thuế mang nặng tính quyền lực về hình thức,
nhưng mang bản chất kinh tế sâu sắc:
Điều chỉnh đầu tư cá nhân và đầu tư cộng đồng nghĩa là với nguồn thu chủ
yếu, thông qua đầu tư thuế có vai trò công cụ vật chất để điều chỉnh các hoạt động
kinh tế.


Điều chỉnh sức mua của tiền tệ và giá cả, thu hút vốn đầu tư, phát triển qua
hệ kinh tế quốc tế…
Kiểm soát hiệu quả Kinh tế và hoạt động kinh doanh có nghĩa là thông qua
mức thuế, so sánh chứng thừ nộp thuế chủ thể quản lý có thể biết được hiệu quả
kinh doanh và kiểm soát được các hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh
doanh thuộc nhiều thành phần kinh tế….
* Đặc điểm, tác dụng của công cụ giá cả:
Đặc điểm của công cụ giá cả
Giá cả luôn gắn liền với quan hệ hàng hóa - tiền tệ và những điều kiện cụ
thể của lưu thông hàng hóa. Vì vậy để nâng cao hiệu quả của các biện pháp giá cả
trong quản lý kinh tế, chủ thể QL phải hiểu rỏ bản chất của mqh hàng hóa - tiền tệ,
hiểu rỏ tác động của các nhân tố cung cầu, cạnh tranh đối với giá cả…..
Với tư cách là tỷ lệ trao đổi bằng tiền giuwac các hàng hóa, giá cả phản ánh
mqh hàng hóa - tiền tệ. Vì vậy giá cả chỉ có tác dụng điều tiết, hướng dẫn các hoạt
động sản xuất kinh doanh khi nó phản ánh đúng mối quan hệ hàng hóa - tiền tệ.
Tác dụng của công cụ giá cả
Chính sách giá cả: Có tác dụng giúp thị trường điều tiết các hoạt động kinh
tế chủ yếu thông qua giá cả, nên ổn định giá cả là cách (là cộng cụ) để ổn định nền
kinh tế.
Có 4 biện pháp để ổn định giá
+ Biện pháp định giá trực tiếp (quy định giá) để quản lý giá của hàng hóa
thuộc các ngành độc quyền (như Fe, điện, than, dầu…) và giá của hàng hóa là biện
pháp Nhà nước trực tiếp quy định mức giá cho từng loại hàng hoá, các doanh

nghiệp buộc phải tuân theo. Cơ sở để xác định mức giá quy định là giá cả hàng hoá
ở điều kiện bình thường. Nhà nước không thể quy định mức giá quá cao hay quá
thấp so với thị trường. Thường áp dụng đối với các mặt hàng mang tính chất độc
quyền như: điện, than, nước sinh hoạt, hàng không, thép, giao thông công cộng…)
Ngoài ra còn áp dụng trong những trường hợp và hoàn cảnh đặc biệt, hay ở những
giai đoạn mà sự phát triển kinh tế - xã hội chưa ổn định. Hàng hóa thuộc các ngành
phúc lợi chung; trên cơ sở giá ở điều kiện bình thường..
+ Biện pháp hướng dẫn giá cả bằng cách dựa vào mức giá bình quân để
đưa ra các giới hạn càn thiết về giá (như giá trần, giá sàn, giá tiêu biểu) để các chủ
thể trong nền kinh tế tham khảo… Nhà nước can thiệp gián tiếp vào giá cả bằng
cách chỉ ra những giới hạn cần thiết về giá làm cơ sở tham khảo cho các quyết định
kinh doanh (Giá chỉ đạo, giá bảo hộ thấp nhất và giá hạn định cao nhất, giá tiêu
biểu, hay chỉ số về giá). Việc xác định những giới hạn cần thiết về giá dựa vào mức
giá bình quân của hàng hoá trong 1 khoảng thời gian nhất định thông qua công tác
thống kê giá..


+ Biện pháp khống chế tổng mức giá cả bằng cách đảm bảo tương quan HT qua quỹ dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường công khai Đảm bảo tương quan
hàng hoá-tiền tệ trong lưu thông bằng cách căn cứ vào chỉ số giá cả để nới lỏng
hay thắt chặt tiền tệ thông qua việc điều chỉnh quỹ dự trữ bắt buộc của các Ngân
hàng thương mại thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Căn cứ vào sự thay đổi của
tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cán cân thương mại và lãi suất cho vay để điều
chỉnh lượng tiền trong lưu thông.…
+ Biện pháp hoàn thiện cơ chế giá bằng luật chống độc quyền lũng đoạn,
chống cạnh tranh gian dối và bằng thông tin giá cả thường xuyên cho công chúng

Tóm lại khi chủ thể quản lý sử dụng công cụ giá cả không những phải hiểu
rỏ bản chất của giá cả và cơ chế vận động của nó mà còn phải nắm được nội dung
khách quan của giá cả củng như nguyên tắc sử dụng giá trong thực tiễn.


-------------------------------



×