Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Các công cụ quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường? Phân tích đặc điểm, tác dụng của công cụ pháp luật và của công cụ kế hoạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.07 KB, 3 trang )

Câu 9
Các công cụ quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường?
Phân tích đặc điểm, tác dụng của công cụ pháp luật và của công cụ kế hoạch
--------------------------* Các công cụ quản lý kinh tế của nền kinh tế thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhà nước luôn sữ dụng 03 công cụ
chủ yếu, cơ bản sau đây:
- Công cụ pháp luật
- Công cụ kế hoạch
- Công cụ chính sách kinh tế ( hay công cụ tài chính, tiền tệ và giá cả)
* Đặc điểm, tác dụng của công cụ pháp luật:
Pháp luật với tư cách công cụ quản lý kinh tế, bao gồm tổng thể các văn
bản pháp luật trực tiếp liên quan đến sự tồn tại và vận hành của nền kinh tế.
Đặc điểm của công cụ pháp luật trong quản lý kinh tế:
Quản lý bằng pháp luật là quản lý bằng sức mạnh của những quyền uy
khách quan kết hợp với sức mạnh quyền uy của Nhà nước. Nội dung của pháp luật,
đặc biệt là pháp luật kinh tế chính là những quan hệ, những lợi ích kinh tế khách
quan được xã hội thừa nhận và bảo vệ dưới dạng ý chí của Nhà nước; Sự thừa nhận
và bảo vệ đó dược cụ thể hóa thành những chuẩn mực về quyền và nghĩa vụ để
điều chỉnh hành vi của các tâp jther người lao động, đảm bảo hành vi của họ phải
phù hợp với những quan hệ và lợi ích kinh tế khách quan. Nói cách khác việc tuân
thủ pháp luật, hành động theo pháp luật đó là lẽ hiển nhiên cúa pháp luật chứ
không phải vì sự cưỡng chế của nhà nước. Vì vậy, pháp chế kinh tế có ý nghĩa
quyết định trong việc nâng cao hiệu lực quản lý của công cụ pháp luật.
Quản lý bằng pháp luật chứa đựng tính phổ quát và công bằng, đối tượng
điều chỉnh của pháp luật kinh tế là những quan hệ kinh tế cơ bản, quan trọng nhất
và chung nhất, vì vậy những quy định của pháp luật có ý nghĩa phổ biến, bao quát
tất cả các đối tượng tham gia và không có sự phân biệt.
Tác động quản lý của công cụ pháp luật là xác định quyền và nghĩa vụ của
các bên và đảm bảo thực hiện. Ngoài ra, còn là sự tác động điều chỉnh gián tiếp
dưới hình thức đưa ra các giả định về điều kiện để quy định quyền và nghĩa vụ cho
các hoạt động kinh tế.


Tác dụng của công cụ pháp luật:
Thứ nhất: bằng việc sát lập cho thị trường một cơ chế pháp lý để hoạt động,
pháp luật trực tiếp bảo vệ và hỗ trợ sự điều tiết của cơ chế thị trường nhằm hướng
tới mục tiêu của quản lý kinh tế. Như vậy, tác động quản lý của pháp luật không
chỉ là sự tác động hỗ trợ bên ngoài đối với cơ chế thị trường mà còn là tác động từ


bên trong để hình thành khả năng thực hiện sự quản lý có khoa học đối với nền
kinh tế.
Thứ hai: Với tư cách là sự tổ chức có tính nhà nước của các quan hệ kinh tế
khách quan dưới hình thức quyền và nghĩa vụ cơ bản, pháp luật sát lập được một
trật tự và môi trường kinh doanh lành mạnh. Pháp luật kinh tế không chỉ là hành
lang duy trì trật tự mà còn tạo ra tính trật tự ấy đó là sự phân cấp về thẩm quyền,
điều kiện thực hiện, phạm vi, trình tự thực hiện, những điều được làm và không
được làm (Chẳng hạn trật tự và môi trường kinh doanh có thể bị phá hoại bởi
những hành vi cạnh tranh không lành mạnh do không có luật bảo vệ).
Thư ba: Pháp luật kinh tế bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ
thể kinh tế trong cơ chế thị trường. Thông qua việc ghi nhận quyền và nghĩa vụ
cũng như việc đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ ấy mà lợi ích chính đáng,
quyền sở hữu các chủ thể tham gia vào các quá trình kinh tế được thực hiện.
Tóm lại: Tác dụng của công cụ pháp luật trong quản lý kinh tế nhằm đưa
tính trật tự, tính tổ chức vào nền kinh tế và vào các hoạt động kinh tế, vì nó quản lý
bằng pháp luật và quyền và nghĩa vụ luôn hàm chứa (sự phân cấp, thẩm quyền,
điều kiện thực hiện, phạm vi trình tự thực hiện, được làm và không được làm ).
Tuân thủ pháp luật làm nảy sinh các quyết định quản lý nhất là quyết định áp dụng
pháp luật.
* Đặc điểm, tác dụng của công cụ kế hoạch:
Công cụ kế hoạch: đó là chương trình hành động của chủ thể quản lý; trong
đó xác định rõ các mục tiêu phải đạt, các việc phải làm, các biện pháp thực hiện,
điều kiện thực hiện và tiến độ hoàn thành vv

Đặc điểm của công cụ kế hoạch:
Kế hoạch không chỉ gồm cái có thể, mà gồm cả cái mong muốn vì vậy nên
kế hoạch dễ tạo lối mòn trong suy nghĩ và hành động; Kế hoạch làm dễ mất đi tính
mền dẻo, năng động mất tính chủ động ).
Vì vậy, nhà quản lý không nên tuyệt đối hóa kế hoạch, kế hoạch nên chỉ
bao gồm những nội dung đủ định hướng và mang tính tháo gỡ những vấn đề đã đặt
ra.
Kế hoạch là cái khung khống chế, nếu kế hoạch không đúng thì hậu quả rất
nghiêm trọng vì thế nên: kế hoạch chỉ gồm những khống chế không cần thiết (đủ
định hướng ); Kế hoạch luôn mang tính tháo gỡ những vấn đề đặt ra của nhà quản
lý.
Kế hoạch có tính quyền uy luôn mâu thuẫn với tính hiệu quả (lấy hiệu quả
là chủ yếu)…Trên tinh thần dành ưu tiên cho cấp dưới thực hiện chứ không dành
thuận lợi cho nhà quản lý.
Tác dụng (vai trò) của công cụ kế hoạch trong quản lý kinh tế


Thứ nhất: Nhờ kế hoạch mà chủ thể quản lý và đối tượng quản lý biết được
hướng đi và lựa chọn con đường thích hợp để nhanh chóng đạt tới mục tiêu. Nó tạo
ra “cái khung” và xác lập một ngôn ngữ chung qua đó mọi tổ chức, mọi ngành,
mọi thành phần kinh tế cũng như các thành viên trong các tổ chức kinh tế hành
động tự giác, chủ động và thống nhất.
Thứ hai: Công cụ kế hoạch góp phần hình thành tư duy “vượt trước”, giúp
cho các nhà quản lý tiên đoán được sự thay đổi tình hình, từ đó chuẩn bị các
phương án cần thiết để thích ứng với sự thay đổi đó.
Thứ ba: Hoạt động kế hoạch cho phép các nhà quản lý hình dung và mô tả
sự phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ. Từ đó, hình thành các phương án
kinh doanh, trên cơ sở dự kiến những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải và
những thời cơ thuận lợi mà doanh nghiệp cần tận dụng.
------------------------




×