Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TỔNG CỤC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNHQUỸ DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP VỚI CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ-SỨC KHỎE SINH SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.13 MB, 5 trang )

1

TỔNG CỤC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH QUỸ DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC
LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP VỚI
CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ-SỨC KHỎE SINH SẢN VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2011-2020
Uỷ viên Bộ chính trị ĐCSVN, Chủ tịch nước CHXHCNVN Trương Tấn Sang trao
Huân chương Độc lập hạng nhất cho ngành DS-KHHGĐ ngày 20/12/2011
Sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp là yếu tố quyết định đảm
bảo cho Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020
thực hiện thành công, góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
2 3
Các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách (bao gồm các vị lãnh đạo Đảng, Quốc hội,
Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp trung ương và các vị lãnh đạo Đảng, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc ở các địa phương) đã ban hành nhiều văn bản
chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách dân số và sức khỏe sinh sản, đề ra mục tiêu, các giải
pháp cụ thể đẩy mạnh thực hiện chính sách, khắc phục yếu kém, tồn tại; phân công trách nhiệm
cụ thể cho từng cơ quan, tổ chức, đầu tư kinh phí cho công tác dân số và sức khỏe sinh sản.



























Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thông qua sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số, 12/2008
Các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách cần đánh giá đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng
của Chiến lược dân số-sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020 (được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011) đối với sự phát triển bền vững của
đất nước, sự tác động tương hỗ giữa dân số và phát triển, xu hướng biến động dân số để từ đó
xây dựng các chính sách chủ động tận dụng các cơ hội, thích ứng với những thách thức, kiện
toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số, tạo điều kiện cho sự phối hợp đồng bộ giữa các ban,
ngành, đoàn thể, tổ chức theo các quan điểm:
1. Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản là một nội dung quan trọng của Chiến lược
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao
chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội;
2. Giải quyết đồng bộ các vấn đề dân số, sức khỏe sinh sản, tập trung nâng cao chất
lượng dân số, cải thiện sức khoẻ bà mẹ trẻ em, phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng”, chủ
động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh;
3. Giải pháp cơ bản thực hiện công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản là sự kết hợp
đồng bộ, hiệu quả giữa vận động, giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi, cung cấp dịch vụ
dự phòng tích cực, chủ động, công bằng, bình đẳng và chế tài kiên quyết, hiệu quả đối với các

đơn vị, cá nhân hoạt động dịch vụ vi phạm quy định về chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi;
4. Đầu tư cho công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản là đầu tư cho phát triển bền
vững, mang lại hiệu quả trực tiếp về kinh tế, xã hội và môi trường. Tăng mức đầu tư ngân sách
Nhà nước, tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ, huy động sự đóng góp của nhân dân, ưu tiên
nguồn lực cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng ven biển và hải đảo;
5. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền; nâng cao hiệu
lực quản lý nhà nước; huy động sự tham gia của toàn xã hội; tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ
chức, bộ máy để thực hiện có hiệu quả công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Mức sinh thay thế chưa đạt được ở 28 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc
Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên (chiếm 34% dân số cả nước).
- Chất lượng dân số chậm được cải thiện: Số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 66
tuổi, xếp thứ 116 trên thế giới năm 2009. Tỷ lệ dân số đã qua đào tạo về chuyên môn kỹ thuật
còn rất thấp, chỉ có 13,4% dân số từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo, trong đó 1,6% cao đẳng,
4,2% đại học và 0,2% trên đại học (Báo cáo Kết quả suy rộng mẫu trong Tổng điều tra dân
số và nhà ở 01-4-2009). Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước có chỉ số phát triển con người ở
mức trung bình.
- Tỷ lệ tử vong mẹ, tử vong trẻ em, suy dinh dưỡng còn cao ở các vùng Bắc Trung bộ,
Tây Nguyên và Tây Bắc; tình trạng phá thai còn cao (29 ca/100 trẻ đẻ sống, Niên giám Thống
kê Y tế 2009).
- Thông tin và dịch vụ sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh
niên, nam giới, người di cư, người khuyết tật, người có HIV, dự phòng và điều trị các bệnh
viêm nhiễm đường sinh sản/lây truyền qua đường tình dục, vô sinh chưa đáp ứng được nhu
cầu của các nhóm khách hàng.
Kiên định vai trò lãnh đạo và hoạch định chính sách
Những hạn chế, tồn tại trong giai đoạn 2001-2010
4 5
- Nội dung, hình thức truyền thông chưa thật sự phù hợp với đặc điểm vùng, miền, chưa
quan tâm đúng mức các nhóm đối tượng đặc thù; Sản phẩm truyền thông chưa đủ về số lượng,
hạn chế về chất lượng, thiếu tài liệu truyền thông cho người dân tộc thiểu số, phân phối chưa
kịp thời; Các mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng chưa phát triển.

- Thông tin, số liệu và nghiên cứu khoa học về dân số và sức khỏe sinh sản chưa kịp
thời, đầy đủ, chính xác, còn khác biệt giữa các nguồn số liệu. Phân tích, dự báo các vấn đề
dân số và sức khỏe sinh sản chưa đáp ứng đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành, xây dựng kế
hoạch và chính sách; Lồng ghép các yếu tố dân số vào lập kế hoạch và hoạch định chính sách
chưa thành quy trình bắt buộc của các ngành, địa phương.
- Một số vấn đề mới phát sinh trong công tác dân số như mất cân bằng giới tính khi sinh,
già hóa dân số chưa được giải quyết tích cực nên diễn biến ngày càng phức tạp.
Về chất lượng dân số
- Số trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh có xu hướng tăng. Sức khỏe và thể lực, đặc biệt là
chiều cao, cân nặng và sức bền của người dân Việt Nam còn hạn chế.
- Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi còn cao ở Tây Bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên.
- Cơ cấu bệnh tật có xu hướng chuyển từ các bệnh nhiễm khuẩn là chủ yếu sang các
bệnh rối loạn chuyển hoá, di truyền và hậu quả của tai nạn thương tích.
- Tình trạng trẻ em thừa cân, rối nhiễu tâm trí, tự kỷ, tiểu đường có xu hướng tăng.
- 16 dân tộc có dân số dưới 10.000 người đang có nhiều vấn đề về sức khoẻ và phát
triển cần quan tâm. Một số dân tộc có nguy cơ suy thoái do còn phổ biến tình trạng tảo hôn,
kết hôn cận huyết thống. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục ở các nhóm dân tộc
này còn nhiều hạn chế.
- Một số bệnh như sốt rét, bướu cổ, phong chiếm tỷ lệ cao ở khu vực đồng bào dân
tộc ít người.
- Còn khoảng cách lớn về tình trạng sức khỏe sinh sản giữa các vùng, các nhóm thu
nhập, giữa đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn. Kiến thức và kỹ năng chăm sóc
sức khỏe bà mẹ và trẻ em còn nhiều hạn chế, dẫn đến tỷ lệ chết bà mẹ và trẻ em còn cao ở
các vùng khó khăn, miền núi và dân tộc ít người.
- Tình trạng phá thai còn nhiều; tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền
qua đường tình dục, HIV còn cao. Vô sinh và ung thư đường sinh sản là thách thức mới trong
chăm sóc SKSS
- Lạm dụng và sử dụng chất gây nghiện như thuốc lá, rượu bia, ma túy, những hiện
tượng căng thẳng về tâm lý kể cả tự tử, gây thương tích, vi phạm pháp luật ngày càng trở
nên nghiêm trọng đối với giới trẻ.

- Chỉ số phát triển con người tuy từng bước cải thiện, nhưng vẫn ở mức thấp.
Về cơ cấu dân số
- Cơ cấu dân số bắt đầu chuyển từ giai đoạn cơ cấu “dân số trẻ” sang giai đoạn “già hoá
dân số” và bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” với số người ở độ tuổi lao động (15-59 tuổi)
gấp đôi số người phụ thuộc (dưới 15 tuổi và từ 60 tuổi trở lên). Sự chuyển đổi này tạo ra những
cơ hội lớn, đồng thời nảy sinh những thách thức gay gắt về giáo dục, đào tạo nghề, tạo việc
làm và chăm sóc sức khoẻ cho hàng chục triệu người lao động, đặc biệt là thanh niên.
Phần trăm Tỷ lệ dân số theo nhóm tuổi, 1979- 2011
Nguồn TCTK, Tổng điều tra dân số 1979- 2009. Điểu tra biến động dân số KHHGĐ 2011
- Tỷ số giới tính khi sinh tăng nhanh và liên tục, năm 2011 lên tới gần 112 bé trai so với
100 bé gái được sinh ra, về lâu dài mất cân bằng giới tính sẽ có những tác động đến an ninh xã
hội, gây khó khăn cho việc xây dựng gia đình của các thế hệ tương lai.
- Số người cao tuổi ngày càng tăng, cùng với bối cảnh mức sinh thấp, quy mô gia đình
nhỏ, đòi hỏi bức thiết có các loại hình chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi phù hợp.
Những thách thức và cơ hội trong giai đoạn 2011-2020
42,6
39,2
33,4
25,0
24,0
52,6
56,1
60,8
68,4
69,0
4,8
4,7
5,8
6,6
7,0

0
20
40
60
80
100
1979
1989
1999
2009
2011
65+
15-64
0-14
T? l? dân s? theo nhóm tu?i, 1979-2011
Ngu?n: TCTK, T?ng di?u tra dân s? 1979-2009; Ði?u tra bi?n d?ng DS-KHHGÐ 2011.
Ph?n tram
“…Tôi hy vọng rằng, những thành
công và bài học của các nước sẽ
giúp Việt Nam định hướng lại
chính sách về phát triển gia đình
và xây dựng một hệ thống chăm
sóc y tế và xã hội hiệu quả hơn để
đưa tỷ số giới tính khi sinh trở về
mức sinh học bình thường”.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
tại Hội thảo quốc tế về Mất cân bằng giới tính
khi sinh, Hà Nội, 5-6/10/2011
6 7
Về quy mô dân số

- Nước ta có qui mô dân số 87,8 triệu người (đứng thứ trên 13 thế giới), mật độ dân số
hơn 260 người/km
2
, là một trong những nước có mật độ dân số rất cao. Dù đạt mức sinh thay
thế chung toàn quốc, một số nơi vẫn chưa loại trừ khả năng mức sinh tăng trở lại. Phương
tiện tránh thai còn thiếu so với nhu cầu, đặc biệt là cho đối tượng thanh niên và người chưa
có gia đình.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị chuyên đề công tác DS-KHHGĐ,18/7/2008
- Tại những nơi có mức độ đô thị hóa cao, mức sinh thấp có khả năng xuống quá thấp.





























DÂN SỐ VIỆT NAM (TRIỆU NGƯỜI)
Nguồn TCTK, Tổng điều tra dân số 1979- 2009. Điểu tra biến động dân số KHHGĐ 2011
Về phân bố và quản lý dân số
- Di cư diễn ra với cường độ ngày càng mạnh, đặc biệt dịch chuyển lao động giữa các
vùng đòi hỏi tăng cường quản lý dân số, đổi mới phương thức quản lý và đáp ứng nhu cầu dịch
vụ xã hội cơ bản cho hàng triệu người di cư.
- Lồng ghép các biến dân số vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội là yêu cầu khách
quan, làm chưa tốt, dẫn đến vừa lãng phí, vừa thiếu hụt trong đầu tư, phát triển.
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu lực của Đảng và Nhà nước thông qua việc
ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện tốt công tác DS và SKSS.
Chỉ đạo xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách trong lĩnh vực DS và SKSS ứng với những
thay đổi về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư.
Các hành động ưu tiên để phát huy vai trò lãnh đạo và
hoạch định chính sách
8
2. Chỉ đạo thống nhất nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác DS, chăm
sóc SKSS các cấp; khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự và của cộng đồng
vào công tác DS và chăm sóc SKSS.
3. Chỉ đạo thống nhất để các ngành, địa phương đưa được mục tiêu DS và SKSS vào
nội dung các chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, khuyến
nông, nâng cao phúc lợi xã hội, gắn kết dân số với phát triển bền vững.
4. Phân bổ ngân sách quốc gia hợp lý. Tăng mức đầu tư cho công tác DS và SKSS; ưu
tiên nguồn lực cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng ven biển và hải đảo, rút ngắn dần sự

khác biệt giữa các vùng miền.


Bà Vũ Thị Bích Việt - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên
Quang,Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh phát
biểu tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống ngành DS-
KHHGĐ Việt Nam (26/12/1961-26/12/2011)

×