Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tiểu luận triết học phật giáo tư tưởng phật giáo trong tác phẩm hồng lâu mộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.15 KB, 35 trang )

TRƯỜNG
KHOA
*****

TIỂU LUẬN
TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG TÁC PHẨM HỒNG LÂU MỘNG

Sinh viên:
Khoa:
Lớp:

..........................


1
MỤC LỤC
Tran
g
MỞ ĐẦU
I.

2

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

3

1.1

Tác giả


3

1.2

Về tác phẩm Hồng Lâu Mộng

8

II

TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT HỒNG
LÂU MỘNG
11

2.1

Thiên mệnh và duyên khởi

12

2.2

Sắc không – Không sắc

20

2.3

Quan niệm về nhân sinh


21

2.4

Tư tưởng giác ngộ trong Hồng Lâu Mộng

26

KẾT LUẬN

32

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

33


2

MỞ ĐẦU
Nói đến kho tàng văn học cổ Trung Quốc, không thể không nhắc đến Hồng
Lâu Mộng, bởi đây là một tác phẩm xuất sắc nhất, một tuyệt tác tiêu biểu cho Văn
học Trung Hoa. Khi sáng tác tác phẩm Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần khơng có
ý định tạo dấu ấn riêng trên bức tường của sự lãng quên. Nhưng thực tế, khi tác
phẩm ra đời cũng như trong quá trình chịu sự thách thức của thời gian và dịng
chảy của sự phát triển văn học, nó lại chứng minh được đây là kiệt tác có sức nặng
nhất trong kho tàng khổng lồ văn học Trung Hoa.
Theo thời gian, việc đánh giá, tranh luận, phản biện cũng như thưởng thức,
diễn tiếp cùng hàng loại các hoạt động dịch thuật...… đã khẳng định những giá trị
to lớn của danh tác Hồng Lâu Mộng trên văn đàn quốc tế. Tào Tuyết Cần đã mượn

triết lý Phật giáo, Ngo giáo, Đạo giáo để hịa chung và hồn chỉnh lên một tác
phẩm đa sắc màu. Nếu như tư tưởng nhà Nho trong Hồng Lâu Mộng là âm điệu
chính cố kết do phím đàn tạo ra thì bên cạnh đó, tư tưởng Phật giáo là hịa âm
nhẹ nhàng ln phát ra. Chính vì vậy, nắm được khuynh hướng tư tưởng chủ đạo
trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng không phải là việc dễ làm, bởi lẽ, bản thân tác
phẩm đã bao hàm nhiều yếu tố đa dạng, chịu nhiều sự chi phối khác nhau của các
hiện tượng xã hội nhưng lại gắn kết chặt chẽ và không tách rời nhau, tạo nên một
chỉnh thể nghệ thuật hoàn chỉnh. Hồng Lâu Mộng đã thực hiện tốt sứ mệnh của
mình, đó chính là gạn đục khơi trong, thanh lọc con người: “người, đưa con người
lên bậc cao hơn trong đời sống tinh thần, thấm vào tâm hồn con người một cách
bí ẩn, lắng sâu”
Phật giáo được truyền bán từ Ấn Độ vào và được coi như một hệ tư tưởng
Trung Hoa bắt đầu từ thời nhà Tần ( 221-206TCN), nhưng phải sang thời Đông
Hán những năm 25 đến 220 sau cơng nguyện, Phật giáo mới có đất diễn ở Trung
Quốc, giai đoạn này đạo Phật phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu sắc, rộng
lớn đến văn hóa Trung Hoa. Các sáng tác văn học cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều tư
tưởng của Phật giáo với nhiều tiểu thuyết viết về báo ứng chí quái, cảm ứng như


3
“U Minh Lục” của Lưu Nghĩa Khánh. Tiếp theo đó, thể loại tiểu thuyết chương hồi
cũng chị ảnh hướng khá nhiều tư tưởng Phật giáo về đề tài, tình tiết lẫn nhân vật.
Nhiều tiểu thuyết hoàn toàn lấy tư tưởng Phật giáo làm chủ đề, như “Tây Du
Ký”, “Tề Công Truyện”. Đặc biệt, “Hồng Lâu Mộng” có màu sắc tư tưởng Phật
giáo đậm đà. Có nhiều con đường và nhiều tiêu chí khác nhau để tiếp cận tác
phẩm Hồng Lâu Mộng, tuy nhiên trong khuôn khổ bài tiểu luận, tác giả xin đề cập
đến một số nội dung về: “tư tưởng phật giáo trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng”
NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1.1. Tác giả

1.1.1. Tào Tuyết Cần
Tào Tuyết Cần sinh năm 1715-1763), ơng có tên tên Triêm, hiệu là Tuyết
Cần, Cần Khê, Cần Phố. Sinh ra ở tỉnh Liêu Dương, Tổ tiên ông vốn là người Hán,
Trong thời kỳ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, thì ông tổ đời thứ năm của Tào Tuyết Cần là Tào
Tích Viễn đã nhập tịch Mãn Châu. Cũng từ đó, nhà họ Tào bắt đầu thay đổi,
thịnh vượng vào vào những năm Khang Hy (1662 – 1722).
Theo một số tài liệu nghiên cứu cho thấy, Tào Tuyết Cần xuất thân danh gia
vọng tộc, gia cảnh khá giàu sang, so với nhà họ Giả được miêu tả trong tác phẩm
Hồng Lâu Mộng, nhà họ Tào cịn có mối quan hệ với vua chúa còn thân thiết
hơn.
Vốn từ nhỏ được sống trong giàu sang nhung lụa và quyền thế. Dịng họ Tào
khơng chỉ đơn thuần là gia đình “bách niên vọng tộc” mà cịn là nhà “thi thư
mơn đệ”. Tuổi thơ Tào Tuyết Cần được hưởng cảnh vinh hoa phú quý với đầy tớ
hàng đàn, sống đời cao sang, đồng thời ông cũng được hấp thu nền văn học phong
phú của giới tinh hoa đương thời ngay từ lúc còn tấm bé.
Tào Tuyết Cần chính là người thừa kế chân chính truyền thống văn chương
của giai đình. Ơng Nội của ơng là Tào Dần cũng là một nhà văn có tiếng hàng đầu
ở vùng Giang Ninh với trình độ học vấn chuyên sâu, đồng thời Tào Dần là người
lưu giữ rất nhiều sách nổi tiếng thời đó và là tác giả bộ “Luyện đình thi sao”
được vua Khang Hy tin tưởng giao cho việc biên soạn và tập hợp, in ấn bộ


4
“Tồn Đường thi”.
Tào Tuyết Cần konog được ơng nội dạy dỗ trực tiếp, nhưng uy tín và hình
ảnh cũng như ảnh hưởng của ơng nội ln ciếm vị trí rất quan trọng trong suốt
cuộc đời ơng, chính Tào Dần là người đã gieo những hạn giống văn chương
tinh túy vào đứa cháu của mình là Tào Tuyết Cần.
Khi vua Khang Hy chết, Ung Chính lên ngơi đã từng bước thanh lọc dần
những người thân tín với vua Cha, dẫn tới sự thịnh vượng của gia tộc họ Tào

chỉ kéo dài đến lúc Tào Tuyết Cần được 13 tuổi. Những năm đầu thời Ung
Chính gia đình Tào Tuyết Cần bị kết tội tham ô, tịch biên gia sản và bị cách
chức. Có lẽ đây là một mất mát và cú sốc lớn lao nhất đối với một cậu ấm vốn đã
quen sống trong cảnh giàu sang phú quý như Tào Tuyết Cần. Khi đại gia đình
chuyển đến Bắc Kinh vấn giữ được một số ruộng đất, nhà cửa. Đến thời vua Càn
Long, nhà họ Tào lại gặp thêm một biến cớ khá, khiên con em trong dòng họ bị
hạn xuống bậc thấp nhất trong xã hội. Cảnh sống túng quẫn của Tào Tuyết Cần
dai dẳng kéo dài cho đến những năm cuối đồi. Cái chết của Tào Tuyết Cần cũng
thấm đẫm sự đau khổ, ông chết sau khi đứa con trai duy nhất lìa đời, để lại người
vợ tảo tần và tám mơi hồi Thạc đầu ký cịn chưa khơ mực, viết dở dang.
Nhiều nhà Hồng học cũng khẳng định rằng, nếu như khơng được xuất
thân từ một gia đình “bách niên vọng tộc” có lẽ, Tào Tuyết Cần khơng thể có
được những dịng chữ sinh động và tinh vi đến lạ thường về cuộc sống sinh hoạt
trong phủ Giả, từ việc mơ tả khơng khí chung đến tìm hiểu những chi tiết nhỏ nhạt
nhất, và càng không thể uyên tâm đến mức tạo nên “bách khoa toàn thư” về cuộc
sống, văn hóa truyền thống Trung Hoa trong Hồng Lâu Mộng. Khi so sánh tám
mươi hồi đầu của Thạc đầu ký do Tào Tuyết Cần viết và 40 hồi sau do Cao Ngạc
viết ta cũng thấy được điều này. Mặc dù Cao Ngạc là người rất chung thành với ý
đồ nghệ thuật của Tào Tuyết Cần, tuy nhiên, điều quan trọng ở đây không chỉ là
Tào Tuyết Cần với những trải nghiệm thực tế đã được diễn tả theo một cách
thức nào đó lên trang giấy, mà cịn là những chân lý được tác giả rút ra từ
những trải nghiệm đó và chính cuộc sống mình đã được trải qua. Đây cũng là
nơi thể hiện sinh động nhất quan niệm riêng của tác giả vừa mang tính


5
triết lý, vừa mang những kinh nghiệm nhân sinh khiến cho Hồng Lâu
Mộng không thể bị nhầm lẫn với bất kỳ một tác phẩm nào khác.
Tác phẩm duy nhất Tào Tuyết cần để lại cho đời chính là “Thạch đầu kỳ” với
tám mươi hồ cịn dở dang, có thể nói ông phông phải là loại nhà văn trước tác

đẳng thân”. Ông sáng tác trước hết là để giải tỏa nỗi lịng đã được tích tụ biết bao
tâm sự và cứ ngày càng chất lên chồng chất. Trong quá trình sáng tác, ông cũng
thổ lộ: “mười năm đọc bộ sách này ở trong hiên Điệu hồng, thêm bớt năm lần”1
Những câu thơ đề của Tào Tuyết Cần cũng cho thấy điều này: “Đầy trang
những truyện hoang đường / Tràn trề nước mắt bao nhường chua cay”2.
Cũng có một số ý kiến đánh giá rất tâm huyết rằng: “Có lẽ trong lịch sử Trung
Quốc, ngoại trừ Tư Mã Thiên viết Sử Ký, thì khơng cịn ai giống Tào Tuyết
Cần đã đốc hết tình cảm sâu xa và tâm huyết của mình vào việc trước tác” 3.
Theo một số tư liệu để lại, điều này có nhiều lý do riêng, bở lẽ khí chất con
người Tào Tuyết Cần vốn là một nhân sĩ nhạy cảm và thông minh. Ngay cả lúc gia
cảnh rơi vào tũng quẫn, bản thân khổ cực nhất, ông vẫn “thường uống rượu giải
sầu và nhìn bọn người dung tục bằng con mắt khinh bỉ”4. Đối với bối cảnh xã hội
đương thời với nhiều biến cố thăng trầm, không thiếu những gia tộc rơi vào cảnh
ngộ như nhà họ Tào, cũng khơng ít cậu ấm, cơng tử như Tào Tuyết Cần, nhưng để
lại cho đời chỉ có một bộ Hồng lâu mộng mà thơi. Có thể nói, chính bản tính
vừa thâm trầm, vừa nhạy cảm trong con người Tào Tuyết Cần đã giúp ơng
vượt qua những vịng xốy thăng trầm vinh nhục của thời cuộc.
“Sống trong phồn hoa, chết trong luân lạc” là sự khái quát rõ nét nhất về
cuộc đời và số phận Tào Tuyết Cần. Thời nên thiếu, ông sống trong cảnh sau
sang tột đỉnh, như lại phải gặp cảnh “đám cỏ lều tranh, giường tre bếp đất”...
“cả nhà rau cháo, rượu thường mua chịu” lúc cuối đời. Tào Tuyết cần là người
đã đem cả tâm huyết và cuộc sống của mình hiến dâng cho Thạc đầu ký, và vào
1

Tào Tuyết Cần (1989), Hồng lâu mộng, 6 tập, Nxb Văn Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, tập 1 tr. 27
Sđd , tập 1, tr. 27
3
Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lí luận văn học – vấn đề và suy ngẫm, Nxb
Giáo Dục, tr.742
4

Phan Văn Các (1995), “Lời giới thiệu Hồng lâu mộng”, Hồng lâu mộng, tập 1, Nxb Văn
học.
2


6
đêm trừ tịch ơng đã đem theo cõi lịng đầy bi phẫn và chí lớn chưa được toại
nguyện của mình hịa mình với thiên thu và để lại một Hồng lâu mộng cũng
sống với thiên thu.
1.1.2. Cao Ngạc
Nhà văn luôn có ý thức phải tìm tịi cái mới, hướng đi mới để khẳng định bản
thân trước cơng chúng chính vì vậy, vấn đề trùng lặp và sao chép ý tưởng của
người khác là điều không thể chấp nhận được và là tối kỵ trong sáng tác văn
chương. Tuy vậy, trong xã hội Trung đại chưa có khái niệm bản quyền, và việc họ
viết tiếp hay chỉnh sửa tiếp tác phẩm của người khác là chuyện đương nhiên nếu
như có hứng thú với tác phẩm trước đó. Họ có thể sáng tác thêm cho tác phẩm
hoàn chỉnh theo ý muốn của tác giả hay mong muốn của chính học. Cũng chính vì
vậy, người đọc trong giai đoạn này vừa là người thưởng thức tác phẩm cũng có thể
vừa là ngời đồng sáng tác với tác giả trên chính sản phẩm chứ khơng phải là người
đồng sáng tác trong q trình tiếp nhận sản phẩm.
Ngày nay, có rất nhiều tác phẩm từ thời xa xưa được lưu truyền dưới nhiều
dạng dị bản, có tác phẩm chưa hồn thành thì tác giả đã khơng cịn sáng tác hoặc
qua đời, có người vì q u tác phẩm mình tiếp nhận nên đã dày cơng sáng tác
thêm cho hoàn chỉnh. Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần là một trong những hiện
tượng đặc biệt ấy, và sau đó nó khơng chỉ trở thành tuyệt tác của dân tộc Trung
Hoa mà còn là một trong những tác phẩm có giá trị lớn của nhân loại. Hồng Lâu
Mộng có hơn bốn mươi bộ sách viết tiếp, hơn hai mươi bộ phỏng tác. Chính vì vậy,
người ta coi việc viết tiếp Hồng Lâu Mộng của Cao Ngạc thực sự là điều phi
thường và dũng cảm, bởi lẽ: “Viết nối một tác phẩm chưa hoàn thành – lại là
một tác phẩm bất hủ, - rõ ràng là một công trình hết sức khó khăn, nếu khơng

nói là nguy hiểm” 5 . Với sự ngưỡng mộ và trân trọng Tào Tuyết Cần, Cao Ngạc
đã dày công, tỉ mỉ nghiên cứu ý tứ nguyên bản để viết tiếp cho phù hợp. “Vì thế,
trong khi tất cả các bản viết nối khác đều bị quên lãng thì bản của Cao tiên sinh
lại được vinh dự đứng chung với nguyên tác lưu lại đời sau”6. Chính điều
5
6

Nguyễn Huy Khánh (1991), Khảo luận tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, Nxb Văn Học, tr.209
Nguyễn Huy Khánh (1991), Khảo luận tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, Nxb Văn Học, tr.209


7
này này đã thể hiện sự xuất chúng về tài năng văn chương của Cao Ngạc.
Cao Ngạc sinh năm 1738 tại Thiết Lĩnh, nay thuộc tỉnh Liêu Ninh, tên
chữ là Lan Thự, Vân Sĩ. Ơng đặc biệt u thích Hồng lâu mộng, bản thân ông
cũng lấy biệt hiệu là “Hồng lâu ngoại sử”. Những năm đầu triều địa nhà Thanh,
tổ tiên ơng sống ở Bắc Kinh, ngay từ lúc cịn nhỏ, ơng thích đi du ngoạn cảnh đẹp
q hương và là người chăm học, ông thuộc làu kinh sử, rất giỏi văn bát cổ, tiểu
thuyết, thi, từ, hí khúc, hội họa. Chính vì chăm học nên Cao Ngạc chọn cho mình
con đường tiến thân theo nghiệp khoa cử. Năm Càn Long thứ 53, ông đỗ cử nhân ,
năm Càn Long thứ 60 (1795), ông đỗ tiến sĩ. Năm 1801, ông làm chủ khảo trong
cuộc thi Hương, sau đó ơng làm Giám sát ngự sử ở Giang Nam rồi được thăng lên
chức Hình khoa cấp sự trung. Ơng là người làm việc cẩn thận, tài năng, tiết tháo
nhưng về cuối đời lại phải sống trong cảnh thanh bần.
Dù được làm quan trong một thời gian dài, dưới hai triều Càn Long – Gia
Khánh, Cao Ngạc trải qua lắm hoạn nạn trên đường quan lộ. Ông viết thêm bốn
mươi hồi sau cho “Thạch đầu ký” dựa trên nền tảng văn phong và ý tưởng của
Tào Tuyết Cần. Khi viết tác phẩm hoàn thành, ông đổi tên “Thạch đầu ký”
chuyển thành “Hồng lâu mộng”. Nhiều nhà nghiên cứu về “Hồng lâu mộng”.
Cho rằng, tuy rằng bốn mươi hồi sau của Cao Ngạc chưa thể sánh ngang với tám

mươi hồi đầu của Tào Tuyết Cần cả về mặt tư tưởng nghệ thuật lẫn nội dung.
Nhưng cái quan trọng nhất là đóng góp to lớn của Cao Ngạc là đã tiếp tục được
tuyến ẩn dụ ám chỉ của Tào Tuyết Cần, về mặt tổng quan, bốn mươi hồi sau của
“Hồng lâu mộng” đã hoàn thành được kết cấu bi kịch của tác phẩm, nhính vì
vậy, “Hồng lâu mộng” nhanh chóng được lưu truyền rộng rãi đến với người
đọc. Những tiền tiết quan trọng trong tác phẩm như sự suy sụp nhà học giả, rồi
những tai ương xảy ra liên tiếp cuối cùng đến việc tịch biên gia sản, Bảo Ngọc
đi tu, Đại Ngọc chết và kết thúc cuộc tình duyên đầy bi kịch đã được Cao Ngạc
tiếp nhận và chuyển hóa từ chính sáng tác của Tào Tuyết Cần, đó là sự tiếp nối
một cách tài hoa. Việc xử lý các chi tiết nghệ thuật đã thể hiện được dụng tâm
của Tào Tuyết cần, đồng thời làm cho tác phẩm có sự nhất quán với những hồi
trước tạo nên một khơng khí bi ai đậm đặc trong những hồi cuối với những sự


8
thương cảm, u uất đến nghẹ lòng.
Cao Ngạc cũng đã thể hiện được bút pháp miêu tả sinh động với những chi
tiết liên quan đến Giả Chính làm Quan, Hạ Kim Quế, Đại Ngọc đốt khăn lụa và
tập thơ, chi tiết Tập Nhân lấy chồng. Dẫu cho có một số thiếu sót khơng kế thừa
được tinh thần ngun tác của Tào Thuyết cần và chưa thoát khỏi một kết cục
“đại đoàn viên” trong truyền thống văn học Trung Hoa thời bầy giờ, nhưng có thể
nói rằng, bốn mươi hồi sau của Cao Ngạc viết hơn hẳn bất cứ phần viết tiếp nào
của các tác giả khắc. Có thể nói, bốn mươi hồi sau của “Hồng lâu mộng” chính là
sự nối tiếp lý tưởng, tài tình với những ước mơ và kỳ vọng của tiến sĩ Cao
Ngạc, khiến cho tác phẩm trở thành một“thiên cổ kỳ thư” không lẫn vào đâu
giữa hàng trăm tác phẩm chương hồi trong văn học Trung Hoa hai triều đại
Minh – Thanh.
1.2. Về tác phẩm Hồng Lâu Mộng
Hồng lâu mộng với tên gọi ban đầu là Thạc đầu kí, cùng với Tây du ký của
Ngơ Thừa Ân, Tam Quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử cả Thi Nại

Am, “Hồng lâu mộng” có một ví trí trang trọng trong và được coi là tứ đại danh
tác của văn học cổ điển Trung Hoa. “Hồng lâu mộng” được Tào Tuyết Cần sáng
tác trong khoảng thời gian giữa thế kỉ 18 triều đại nhà Thanh. Cũng giống nhe
nhiều tiểu thuyết giai đoạn Minh – thanh, “Hồng lâu mộng” là tiểu thuyết chương
hồi, gồm 120 hồi, với 80 hồi đầu tiên do Tào Tuyết Cần viết, 40 hồi tiếp theo do
Cao Ngạc viết bổ sug và hoàn chỉnh thành sách. Ngồi ra, “Hồng lâu mộng” cịn
có tên gọi khác là “Thạch đầu ký”, có nghĩa là chuyện Thần Anh đầu thai
xuống trần thế để trả nợ tình duyên rồi lại trở về kiếp đá. Tình Tăng lục hay
Phong Nguyệt bảo giám Thập nhị kim thoa lấy chuyện mười hai cô gái xinh
đẹp trong truyện để đặt tên. “Hồng lâu mộng” là sự thể hiện tư tưởng đương
thời với tinh thần dân chủ, phê phán đời sống trong xã hội phong kiến nhiều đổi
thay, mục nát, lên án những giáo điều cổ hủ đã hàng ngàn năm ăn sâu bám rễ
trong lòng xã hội, tác phẩm cũng đòi tự do yêu đương, mưu cầu hành phúc,
khao khát bình đẳng tự do và giải phóng cá tính.


9
Những câu chuyện của “Hồng lâu mộng” xoay quanh mối tình trắc trở của
hai anh em cơ cậu Lâm Đại Ngọc và Giả Bảo Ngọc. Đó là những diễn biến
trong một đại gia đình quý tộc đời Thanh, đi từ lúc vương giả cho đến lúc suy
toàn, và kéo theo đó là số phận trắc trở của những nữ nhi trong đại gia đình ấy.
“Hồng lâu mộng” mở đầu bằng huyền thoại luyện đá vá trời của Nữ Oa, luyện
xong ba vạn sáu ngàn năm trăm lẻ một viên nhưng bà chỉ dùng ba vạn sáu ngàn
năm trăm viên, một viên cịn lại thì để ở chân núi Thanh Nghạnh. Một ngày nghe
nhà sư và đạo sĩ nói đến chuyện vinh hoa phú quý dưới hồng trần mà viên đá động
lịng phàm tục, xin hai người cho mình theo xuống trần gian. Cây Giáng Châu vì từ
chịu ơn chăm bón của Thần Anh nên cũng xin xuống trần để trả nợ. Từ đó cả hai
xuống hạ giới và sinh ra hàng loạt câu chuyện sau này cho đại gia đình họ Giả. Họ
Giả vốn là gia tộc có cơng lao với triều đình, số lượng kẻ hầu người hạn trong nhà
khơng đếm nổi. Sống trong hai tịa dinh thự nguy nga tráng lệ nhất kinh thành là

phủ Ninh Quốc và Vinh Quốc. Vinh Quốc Công và Ninh Quốc Công là hai anh em
ruột, Ninh Công là trưởng, sau khi mất, con là Giả Đại Hóa tập tước. Con cả Giả
Phụ mất sớm, con thứ Giả Kính tập tước nhưng Giả Kính chỉ say mê tu tiên luyện
đan nên nhường cho con lớn là Giả Trân tập tước, con gái thứ là Giả Tích Xuân
được đem sang ở trong phủ Vinh Quốc. Giả Trân (vợ là Vưu Thị) có một người
con trai là Giả Dung (vợ là Tần Khả Khanh), hai cha con phủ Ninh Quốc khơng lo
tu chí học hành, chỉ lo chơi bời cho thỏa thích, đảo lộn cả cơ nghiệp phủ Ninh.
Đối với Phủ Vinh Quốc, sau khi Vinh Công mất, con trưởng là Giả Đại Thiện
tập tước. Sau khi Giả Đại Thiện mất, vợ là Giả mẫu (họ Sử) trở thành người cầm
cân nảy mực trong gia đình. Giả mẫu sinh được ba con, con trưởng là Giả Xá (vợ là
Hình Phu Nhân) được tập tước. Giả Xá có con trai là Giả Liễn (vợ là Vương Hy
Phượng) và con gái (con nàng hầu) là Giả Nghênh Xuân. Em Giả Xá là Giả Chính
(vợ là Vương Phu Nhân) được Hồng Thượng đặc cách phong tước. Giả Chính có
ba người con, con lớn là Giả Châu (vợ là Lý Hoàn) mất sớm để lại một con trai là
Giả Lan, con gái thứ Nguyên Xuân tiến cung làm phi tử.
Giả Bảo Ngọc là cậu ấm hai, ngay từ khi sinh ra đã ngậm một viên ngọc trong
miệng, Bảo Ngọc là niềm hy vọng lớn nhất của cả gia đình. Ngồi ra cịn có Giả


10
Thám Xuân và Giả Hoàn là con của nàng hầu Triệu Di Nương. Giả Xá và Giả
Chính cịn có một em gái tên Giả Mẫn, lấy chồng là Lâm Như Hải người Cơ Tơ,
làm quan Diêm Chính thành Duy Dương, có một cơ con gái tên Lâm Đại Ngọc. Bố
mẹ mất sớm nên Lâm Đại Ngọc được bà ngoại là Giả mẫu rước về ở phủ Vinh
Quốc. Trong Vinh Quốc phủ cịn có gia đình của Tiết phu nhân, vốn là em gái của
Vương phu nhân, cùng con trai cả Tiết Bàn và con gái Tiết Bảo Thoa vừa vào Kinh
cùng đến ở. Vì con gái của Giả Chính là Nguyên Xuân được vua phong là Nguyên
Phi nên khi Nguyên Phi được về thăm nhà thì phủ Vinh Quốc xây dựngvườn Đại
quan cực kì tráng lệ. Sau khi Nguyên Phi trở về cung thì các vị tiểu thư của hai phủ
cùng Giả Bảo Ngọc dọn vào vườn ở. Cảnh sắc trong vườn chẳng khác nào khung

cảnh thần tiên. Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc cùng nhau lớn lên, dần dần có tình
cảm với nhau nhưng mọi người trong gia đình lại khơng muốn cuộc hơn nhân ấy
diễn ra. Lâm Đại Ngọc là người con gái dung mạo tuyệt sắc, lạicótài, nhưng tâm
hồn vơ cùng nhạy cảm vàmảnh mai, ln nghĩ mình ăn nhờ ở đậu nên tính tình
càng thêm sầu thảm, đau buồnsinh ra bệnh tật. Trong khi đó Tiết Bảo Thoa là
người con gái đài các, sắc sảo, đức hạnh theo đúng khuôn phép chuẩn mực phong
kiến. Nên Giả mẫu muốn cưới Tiết Bảo Thoa cho Giả Bảo Ngọc nhưng người Bảo
Ngọc đã dành trọn trái tim mình làLâm Đại Ngọc, mong muốn lấy nàng làm vợ.
Trong lúc thế lực nhà họ Giả lung lay do mắc tội với triều đình, cả hai phủ đều
phân li, kẻ chết người đi đày thì mọi người lại bày kế tráo hôn để cưới Tiết Bảo
Thoa cho Giả Bảo Ngọc. Lúc đám cưới diễn ra cũng là lúc Lâm Đại Ngọc uất ức
phát bệnh, ho ra máu mà chết. Còn Giả Bảo Ngọc khi biết cô dâu không phải Lâm
Đại Ngọc mà là Tiết Bảo Thoa thì hết sức đau khổ, rồi lâm bệnh, cuối cùng xuất
gia đi tu. Những người phụ nữ trong nhà họ Giả đều khơng ai có cuộc sống mĩ
mãn.
Hồng lâu mộng được mệnh danh là bách khoa về văn hóa, xã hội Trung
Quốc thế kỷ XVIII, vì tác phẩm đã phản ánh xã hội với tầm rộng lớn. Hộ hoa
chủ nhân tổng bình Hồng lâu mộng, có đoạn nói: “Trong Hồng lâu mộng, nói về
văn học thì có: Thơ từ, ca phú, văn thư, hý khúc, đối liễn, biến ngạch, tửu
lệnh, chuyện vui, không lối văn nào là khơng hay. Nói kỹ thuật thì có: cầm kỳ thi


11
họa, bói tốn, thuốc men, làm nhà, trồng cây, ni chim, thả cá, nấu nướng thêu
thùa, lớn nhỏ đều đủ. Nói về nhân vật thì có: người chính, người tà, người ác,
người thiện, người hào cường, người nhu nhược, nữ tướng đời trước, thi nữ
ngoại dương, quỷ ma, tiên phật, ni cô, tăng đạo, cô đào, gái hát, tôi tớ, trộm
cướp, lưu manh, vô lại, không thiếu một hạng nào. Nói về sự việc thì có: tiệc
tùng, yến ẩm, xa xỉ dâm ô, quan tham lại nhũng, nghi lễ cung đình, buồn vui suy
thịnh, xử án đánh giặc, kinh kệ đàn tràng, bán bn chạy chọt, việc gì cũng đủ.

Thậm chí những việc như: chết bệnh chết non, thuốc độc, tự vẫn, bị giết, trầm
mình, nhảy sơng, treo cổ, nuốt vàng, nuốt thuốc, đập đầu, thoát tinh … thảy đều
đầy đủ, thật là bao la vạn tượng. Tác giả không nghề gì khơng biết và khơng
nghề gì khơng tinh”7.
Với trái tim mẫn cảm với thời cuộc và ngòi bút sắc bén, Tào Tuyết Cần
không những tạo lên một “bộ bách khoa về văn hóa, xã hội Trung Quốc” trong
“Hồng lâu mộng” mà đây còn là một “bộ bách khoa về trái tim con người”.
Chúng ta thấy rõ, văn học là lương tâm của xã hội, và tâm lý xã hội cũng chính là
tâm lý con người. Chính vì vậy, “Hồng lâu mộng” mang theo những câu chuyện
về số phận với những con người cụ thể, đó là những số phận điển hình cho
những giai cấp tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Vấn đề lớn lao nhất và mấu chốt trong “Hồng lâu mộng” chính là tấm
lịng cảm thương mà Tào Tuyết cần gửi gắm vào trong thế giới nhân vật nữ.
Họ là những con người đã nếm trải tất cả những vinh nhục của cuộc sống, của
đời người với bao nhiêu thăng trầm, buồn vui. Đó là những con người biết ước
mơ, có lý tưởng và khát khao sống mãnh liệt, nhưng mơ ước lại không được
toại nguyện nên điều đọng lại sâu lắng nhât trong tác phẩm chính là những
nỗi buồn miên man, là bi kịch của đời sống nhân loại. “Hồng lâu mộng”
không chỉ phản ánh đơn thuần bộ mặt xã hội, mà thơng qua đó Tào Tuyết Cần
thấu hiểu nó trong những vơ vàn xáo động của xã hội, của thời đại mà ông đang
7

Nguyễn Đức Vân (1962), “Giá trị bộ tiểu thuyết Hồng lâu mộng”, Tạp chí

Nghiên cứu văn học, số 3, tr. 61


12
sống. “Hồng lâu mộng” là “bộ bách khoa về văn hóa, xã hội” mà thơng qua bộ
bách khoa này cũng chính là tác phẩm này đã viết lên bản cáo trạng đanh thép

dài dòng và đầy đủ, nhẹ nhàng và sâu sắc đối với xã hội đương thời.
Không chỉ tố cáo, phê phán, “Hồng lâu mộng” còn mang sức mạnh của sự
khẳng định và cải tạo xã hội bằng hình ảnh của những con người mới, con
người mang tư tưởng dân chủ, dám đấu tranh cho tình yêu tự do, bênh vực lẽ
phải và cái đẹp. Đó chính là hình ảnh xã hội Trung Quốc trong tương lai mà tác
giả đã chạm đến nhưng chưa nắm giữ được.
2. TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT HỒNG LÂU
MỘNG
Nối tới Trung Quốc là nói tới Khổng giáo, và bất kỳ người Trung Hoa khơng
ít thì nhiều đều chịu ảnh hưởng tư tưởng của Khổng giáo hơn bất cứ một trường
phái triết học nào khác. Là người Trung Quốc, Tào Tuyết Cần cũng không phải
ngoại lệ. Trong suốt tác phẩm “Hồng lâu mộng”, Tào Tuyết Cần ln đề cao vai
trị của người qn tử trong xã hội. Vai trò của Nho giáo đã khốc lên cho chính
nhà văn và các nhân vật của mình một tấm áo nặng nề, họ phải khiên cưỡng
mặc. Dù ở địa vì nào đi chăng nữa thì những vấn đề về tu thân, tề gia, trị quốc,
bình thiên hạ cũng phải luôn luôn tồn tại trong tư tưởng và chí thú của mỗi nam
nhân trong xã hội xưa. Từ đó, trong “Hồng lâu mộng” Tào Tuyết Cần cũng đã
dựng lên những hình mẫu lý tưởng của một người quân tử trong con mắt xã hội
đương thời với những nhân vật như: Giả Chính (cha Bảo Ngọc), Giả Châu (người
anh đã mất của Giả Bảo Ngọc), Chân Bảo Ngọc (một người họ hàng có hình dáng
giống hệt Giả Bảo Ngọc), và sau này là Giả Lan (con trai Giả Châu)...Đây là những
người được được người đời hết lời ngợi ca. Tào Tuyết Cần cũng khắc họa vai trò
của những người phụ nữ lý tưởng trong xã hội phong kiến xưa qua lời bộc bạch của
Tiết Bảo Thoa: “Đám con gái chúng ta chỉ cần biết chữ để tính tốn chi tiêu trong
nhà, đâu cần phải học nhiều làm gì. Càng không nên biết đến những chuyện văn
chương, thi phú”. Hình ảnh nàng Lý Hồn, sau khi người chồng qua đời, đã thủ tiết
để trọng nghĩa trọn tình, như là hình mẫu của người góa phụ trong xã hội. Ở tuổi
đang xuân xanh, Lý Hoàn đã phải chấp nhận một cuộc đời ẩn dật, lấy việc thay



13
chồng ni dạy con nhỏ, chăm sóc cha mẹ già làm niềm vui duy nhất -đức hạnh
thay nhưng cũng bất hạnh thay cho một người góa phụ trẻ đáng thương.
Những có lẽ, trong “Hồng lâu mộng”, ta cảm nhận được rằng, sau cùng thì
chính cái trật tự xã hội phong kiến với những lễ giáo cổ hủ hà khắc không cữu vãn
nổi sự bế tắc và sụp đổ của nó. Cuối cùng thì Giả Bảo Ngọc bỏ nhà đi tu, điều này
nói lên sự bế tắc của xã hội phong kiến Trung Quốc đương thời. Dường như trên
cục diện đó những ánh sáng tư tưởng Phật giáo được hiện lên nhưn một sợi chỉ đỏ
xuyên xuất để mọi người nhìn vào đó chiêm nghiệm điều mình cần rút ra, đích
mình cần hướng đến. Mặc dù là người mang năng tư tưởng nho gia, nhưng Tào
Tuyết Cần cũng chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của tư tưởng Phật giáo, sự kết hợp hài
hòa những tư tưởng và triết lý nhà phật trong “Hồng lâu mộng” đã đưa ơng lên
một vị trí trang trọng trên văn đàn Trung Quốc. Những nội dung chính của tư
tưởng phật giáo gồm có một số vấn đề sau:
2.1. Thiên mệnh và duyên khởi
Là một nhà nho, ý thức hệ của Tào Tuyết Cần cơ bản vẫn là Nho gia. Theo
triết lý Nho gia thì thiên mệnh là vấn đề cốt lõi, và một nhân cách hoàn hảo theo
quan niệm của Nho gia chính là làm sao phải biết được thiên mệnh như lời của
Khổng Tử. Trong mối quan hệ giữa trời và người thì thiên mệnh có vai trị quyết
định trong việc định đoạt số phận con người. Tuy vậy, học thuyết thiên mệnh được
thể hiện trong “Hồng lâu mộng” khơng hề đơn giản, nó có thể trực tiếp hoặc
gián tiếp, lúc ẩn, lúc hiện và quan trọng hơn là Tào Tuyết cần thể hiện bằng thái
độ có lúc đồng thuận, có lúc phủ nhận, phản bác.
Số phận mười hai cô gái đẹp của đất Kim Lăng là hình ảnh có nghĩa bao
trùm, là những cuốn sổ ở Thái hư ảo cảnh. Số phận của Kim Lăng thập nhị kim
thoa được ghi chép, định đọat ở những cuốn sổ này (hồi 5). Cuộc đời của mỗi nhân
vật gói gọn trong một lá số tiền định, với những bài thơ đầy ẩn ý, như lời sấm vĩ.
Bảo Ngọc là người người may mắn đọc được những cuốn sách trời này, cho dù
Bảo Ngọc với “tư chất thông minh, tính tình mẫn tuệ”, nhưng cũng chẳng hiểu
được ý nghĩa từ bài thơ. Đó là thiên cơ khơng thể tiết lộ, và đây cũng là dụ ý của



14
Tào Tuyết cần nhằm làm cho “Hồng lâu mộng” tăng sức hấp dẫn và gợi mở
những dòng cảm xúc, mạnh ngầm diễn tiếp của câu chuyện.
Lúc nhân vật gặp tai họa bất ngờ, khó giải thích thì tư tưởng thiên mệnh đơi
khi được thể hiện trực tiếp. Ví dục như kKhi hai chị em Bảo Ngọc và Phượng Thư
trúng bùa Mã đạo bà, Giả Chính bất lực, chấp nhận mệnh trời: “Số chúng nó như
thế cũng là mệnh trời, sức người không thể cưỡng lại được. Hai cháu mắc bệnh bất
ngờ tìm hết cách cứu chữa rồi mà vẫn chưa khỏi tưởng cũng là mệnh trời như thế
nên để mặc kệ chúng nó”. Tần Thị cũng đã tin mệnh mình đã hết trước khi chết:
“Người ta chữa được bệnh không chữa được mệnh”. Và “định mệnh hiện hình
trong những sinh hoạt hàng ngày. Trong những lần đánh toan hay gieo tửu lệnh
đều có sự báo ứng của số kiếp”.
Mệnh trời còn được biểu hiện qua các điềm báo. Điềm báo trong sinh hoạt của
con người, trong thiên nhiên. Cây hải đường phủ Giả nở hoa trái mùa, liền sau đó
Bảo Ngọc mất ngọc thiêng, gia đình họ Giả quyết định cưới Bảo Thoa cho Bảo
Ngọc, Đại Ngọc chết. Yếu tố điềm báo xuất hiện nhiều theo giấc mộng. Đại Ngọc
mơ thấy người ta gọi mợ hai Bảo - điềm báo Bảo Thoa lấy Bảo Ngọc; Giả Mẫu mơ
thấy Nguyên phi về nhà thăm điềm báo - Nguyên Phi chết; Bảo Ngọc mơ thấy
Tình Văn đến chào để đi - điềm báo Tình Văn chết…Khi gặp phải một biến cố lớn
lao, hoặc trước khi rời khỏi thế gian, các nhân vật thường được bám một, bốn mươi
hồi sau khi Cao Ngạc viết tiếp, vấn đề điềm báo thường được xuất hiện nhiều hơn.
Từ việc ba chị em câu cá đến việc thưởng trăng rằm ở vườn Hội Phương đều có
những dấu hiệu điềm báo. Cùng với chiều hướng cây đổ vượn tan, Ninh – Vinh
phủ mỗi lúc một hiu quạnh, hoang tàn lại thường xuất hiện những điều quái gở:
tiếng quạ kêu, tin đồn vườn Đại Quan có ma…
Suốt quãng đời mười chín năm trần thế, Bảo Ngọc ln được theo sát bởi hai
nhân vật Mang mang đạo sĩ và Diểu Diểu chân nhân là hai sứ giả nhà trời. Viên
ngọc của Bảo Ngọc là vật nhắc nhở Bảo Ngọc không thể thốt khỏi vịng trói định

mệnh. Nhưng những thế lực huyền bí này đã chi phối nhân vật. Trong Truyện Kiều
của Nguyễn Du, hành trình gian nan trên bước đường đời của Thúy Kiều đã được
sắp xếp theo ý định của trời được phát ngôn qua lời sư Tam Hợp và Đạm Tiên. Hai


15
nhân vật đã mách bảo Kiều về con đường số mệnh. Nhưng ở đây trong “Hồng Lâu
Mộng” anh chàng Ngốc họ Giả khi biết được cơ trời (hồi 5), anh ta quên gần hết.
Viên ngọc là bản mệnh của mình nhưng anh ta cũng ln địi đập nát và quăng đi.
Những hành động của Bảo Ngọc thể hiện ý chí muốn chống lại mệnh trời đã
sắp đặt cho mình. Mặc cho dây trói vàng – ngọc, Bảo Ngọc say mê Lâm Đại Ngọc,
đã có lần muốn moi hết gan ruột để em Lâm hiểu được tâm tình. Khơng chỉ Bảo
ngọc, Đại Ngọc cũng không tin vào nhân duyên “Một bên ngọc báu một bên khóa
vàng”. Viên ngọc là vật dẫn dắt Bảo Ngọc đến mối duyên vàng – ngọc nhưng anh
ta khẳng định: “Tơi có trái tim của tơi cần gì đến viên ngọc nữa” mà trái tim ấy lại
thuộc về em Lâm rồi. Bảo Ngọc mất ngọc, Đại Ngọc thầm nghĩ hay vì có mình mà
mất ngọc, có nghĩa những điều thuộc tiền định, số mệnh đều khơng đúng.
Có thể nỏi, tình yêu của Bảo Ngọc và Đại Ngọc cũng là sự chống trả lại mệnh
trời. Cuối cùng Bảo Thoa lấy Bảo Ngọc nhưng cuộc nhân duyên nhanh chóng kết
thúc. Bảo Ngọc đi tu, chứng minh cho lòng chung thủy với người yêu bạc mệnh.
Tào Tuyết Cần rõ ràng phục tùng số mệnh nhưng ơng lại dường như khơng
hồn tồn tin vào nó. Đó là hai mặt tưởng như mâu thuẫn nhưng thực ra là thống
nhất. Vấn đề thiên mệnh, số phận đôi khi là điểm tựa để tác giả lý giải cuộc đời của
từng nhân vật. Nhưng trong mỗi số phận, tư tưởng định mệnh và những biến đổi
biện chứng của cuộc sống là hai yếu tố song hành.
Tào Tuyết Cần vẫn chỉ ra xu hướng tất yếu của hiện thực ngay cả lúc nói về
số phận. Vì thế, trong “Hồng Lâu Mộng”, có lúc nhà văn rơi vào mâu thuẫn: “Tác
giả tỏ ra bất lực khi đưa ra những mệnh đề triết học khái quát để giải thích cuộc
sống đã được miêu tả một cách xuất sắc”. Theo lời Tần Thị: “Cơ đồ họ Giả nếu
khơng gìn giữ tất đến lúc vinh chán phải nhục. Gánh nặng sinh tồn đặt lên vai

Phượng Thư, dù là bậc anh hùng trong đám quần thoa, cũng không thể ngăn cản
nổi cơn khủng hoảng trong từng tế bào”. Khúc mười ba, Hảo sự chung, viết:
Xuân đi hương vẫn còn rơi
Nguyệt hoa gây vạ suy đồi vì ai
Nhà suy bởi tại Kính rồi
Nhà tan trước hết tội thời tại Ninh


16
Gây nên oan trái vì tình.
Từ trong cách miêu tả của nhà văn, người đọc thấy rằng thiên mệnh không
phải là yếu tố duy nhất chi phối cuộc đời của các nhân vật. Khơng phải lý thuyết
siêu hình, chính từ cuộc sống xã hội phong kiến mục nát đã chi phối số phận bi
thương của những người con gái tài năng, xinh đẹp. Tào Tuyết Cần đã xuất phát từ
quan điểm hiện thực để lý giải dẫu chưa thể bứt mình rời bỏ sự phụ thuộc vào thiên
mệnh theo quan điểm Nho gia.
Nếu thuyết số mệnh khiến cho con người yên tâm rằng nghèo hay giàu,
hèn hay sang, khổ hay sướng, ngu dốt hay sáng dạ, yểu hay thọ đều là do số trười
đã định đoạt. Thì thuyết Nghiệp báo cũng cho người ta sự yên trí tương tự: khi
gặp lành người ta bảo tại trước kia đã ở hiền, khi gặp dữ người ta lại bảo tại kiếp
xưa đã vụng đường tu. Điều này đã được nêu ra trong Phật học từ điển: “Cái
nghiệp đã định sẵn một cách chắc chắn, khơng cải đổi được. Đó là cái nghiệp
nhơn định sẵn chỗ thọ quả sướng hoặc khổ trong khi mình ln hồi. Định
nghiệp có hai thứ: định nghiệp lành và định nghiệp dữ. Cái định nghiệp lành sắp
đặt sẵn cái quả báo vui sướng cho mình hưởng. Cái định nghiệp dữ sắp đặt sẵn
cái quả báo buồn khổ cho mình chịu”8. Nhưng khi xem xét kỹ nội dung thì
thuyết Nghiệp báo đã không giống với thuyết Số mệnh ở chỗ có thể thay đổi
tuỳ theo ý muốn của con người. Vì Số mệnh hay đúng hơn là Nghiệp báo
khơng phải ở đâu ngoài năng lực con người. Mỗi người chính là kẻ thụ hưởng
mà cũng chính là chủ nhân sáng tạo ra đời mình, ra số mệnh mình. Số mệnh

không phải là một tự nhiên mà là một chế tạo của nhân duyên tâm hành.
Từ đó ta thấy cơ sở và hạt nhân của định nghiệp chính là duyên khởi
thuyết. Nói một cách đơn giản, Phật giáo cho rằng vạn vật do nhân duyên mà
sinh mà diệt, tất cả mọi vật, mọi sự đều nằm trong mối quan hệ nhân quả. Mỗi
sự, mỗi vật trong vũ trụ đều đồng thời là nhân và duyên. Nó là nhân để sinh
ra quả của nó nhưng cũng là duyên để giúp nhân khác tạo ra quả khác. Nhân
duyên ấy hoạt động trong vịng tuần hồn nên triết lý Phật giáo đưa ra thuyết
gọi là Thập nhị nhân duyên. Thập nhị nhân duyên gồm:
8

Đồn Trung Cịn (1992), Phật học từ điển, quyển 3, Nxb Tp. HCM., tr. 565


17

1. Vô minh: ngu dốt, mê lầm, tối tăm, không hiểu chân lý của vũ trụ,
không nhận thấy bản thể, thật tánh của người và vạn vật.
2. Hành: hành động. Vì ngu dốt nên hành động sai lầm, làm những việc
không
đúng với chân lý, không hợp với thật tánh, nghĩa là làm những ác
nghiệp.
3. Thức: hiểu biết nhưng hiểu biết khơng sáng suốt, tưởng rằng có ta
thật nên ham muốn sống mãi trong cảnh ấy. Lòng ham muốn tạo thành một sức
mạnh, một động lực sinh tử để đầu thai.
4. Danh sắc: danh nghĩa là tên gọi, chỉ tâm linh hay tinh thần, vì tinh thần
có tên gọi mà khơng có hình tướng để trơng thấy. Sắc tức là xác thân chỉ
vật chất. Hành động và hiểu biết sai lầm nên mới tạo ra nghiệp đầu thai. Bào
thai là vật do sự phối hợp của hai thứ vật chất và tinh thần.
5. Lục nhập: lục là sáu, nhập là vào, tức là sáu căn hay sáu giác quan:
mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sáu căn này đem những cảm giác đối với hoàn cảnh

bên ngoài vào bên trong cho thai.
6. Xúc: là động chạm. Ở trong bụng mẹ hay lọt lịng ra ngồi, thai đã
tiếp xúc,
động chạm với hồn cảnh xung quanh.
7. Thụ: là lãnh lấy, nhận lấy. Động chạm tới hoàn cảnh tất sinh ra cảm
giác. Sáu căn tiếp nhận cảm giác ấy.
8. Ái: là ưa thích. Khi nhận những cảm giác mà cho là nó hợp với mình
thì ưa thích.
9. Thủ: là giành giữ lấy. Ưa thích sự vật gì cố giành giữ lấy, tạo ra các
nghiệp.
10. Hữu: là hữu thân sau này. Những nghiệp đã làm là nhân để sinh ra
thân đời sau, vì trong nhân đã có quả làm sẵn.
11. Sanh: là sinh ra. Khi gặp đủ duyên thì thân sau sẽ sinh ra, nối tiếp cho
thân hiện tại.


18
12. Lão, tử: là già và chết. Thân hiện tại già và chết. Thân sau sinh ra sẽ
lại già và chết, để nhận một thân mới nữa nối tiếp như thế khơng bao giờ
ngừng. Vịng sanh tử - tử sanh cứ quay tròn mãi.
Thập nhị nhân duyên của Phật giáo giúp ta hiểu rằng con người sinh tử
luân hồi là do kết quả của ác nghiệp và sở dĩ tạo ra ác nghiệp là vì ngu dốt,
mê lầm, khơng nhận ra bản thể sáng suốt, chân tâm trong sạch của mình.
“Chính Vơ Minh dẫn dắt ta đi trong vịng quanh ảm đạm. Rầy đây mai đó của
chuỗi dài sanh - tử, tử - sanh vô cùng tận”9.Đây là thuyết ảnh hưởng sâu sắc
nhất đến đời sống con người, đồng thời ảnh hưởng sâu sắc đến tiểu thuyết,
không chỉ ở Trung Quốc mà ở tất cả các nước chịu ảnh hưởng của Đạo phật.
Theo quan điểm Phật giáo, nhân loại và các lồi hữu tình đều tự tạo, hoặc chủ
động hoặc thụ động. Vũ trụ không phải là quy tâm độc nhất; nó là mơi trường cộng
sinh của vạn hữu. Phật giáo cho rằng mọi vật nhất định phải được tạo thành ít nhất

là hai ngun nhân. Những sáng hóa hay biến thành của các nguyên nhân đi trước
nối tiếp trong liên tục thời gian, quá khứ, hiện tại và vị lai, như một chuỗi dây xích.
Chuỗi xích này được chia thành 12 bộ phận, gọi là 12 khoen nhân duyên vì mỗi bộ
phận liên quan nhau với cơng thức như sau “Cái này có nên cái kia có; cái này sinh
nên cái kia sinh. Cái nầy không nên cái kia không; cái nầy diệt nên cái kia diệt.”
Thập nhị nhân duyên là một trong những giáo pháp căn bản của Phật giáo:
“mười hai móc nhân quả giải thích trạng thái luân hồi sanh tử của chúng sanh.
Mười hai nhân duyên gồm có: vơ minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái,
thủ, hữu, sanh, và lão tử. Vì vơ minh mà tâm nầy vọng động. Vọng động là mắc
xích thứ hai. Nếu tâm vọng động, mọi thứ vọng động từ từ sinh khởi là Hành. Do
Hành mà có Tâm Thức, mắc xích thứ ba. Do Thức mà có Cảnh, là mắc xích thứ tư.
Do cảnh mà khởi lên mắc xích thứ năm là Danh Sắc. Danh sắc hợp nhau lại để
thành lập mọi thứ khác và dĩ nhiên trong thân chúng sanh khởi lên sáu căn. Khi sáu
căn nầy tiếp xúc với nội và ngoại trần thì mắc xích thứ sáu là Xúc khởi dậy. Sau
Xúc là mắc xích thứ bảy Cảm Thọ. Khi những vui, buồn, thương, giận, ganh ghét,
vân vân đã được cảm thọ thì mắc xích thứ tám là Ái sẽ khởi sinh. Khi luyến ái
9

Nãrađa Mahã Thera (2007), Đức Phật và Phật pháp, Nxb Phương Đông, tr.339


19
chúng ta có khuynh hướng giữ hay Thủ những thứ mình có, mắc xích thứ chín
đang trỗi dậy. Chúng ta luôn luôn nắm giữ sở hữu chứ không chịu buông bỏ, mắc
xích thứ mười đang cột chặt chúng ta vào luân hồi sanh tử” . Do Hữu mà có Sanh
(mắc xích thứ mười một), Lão, Bịnh, Tử (là mắc xích thứ mười hai).
Theo triết lý Phật giáo, duyên là những hoàn cảnh và yếu tố bên ngoài. Về
mặt giáo lý mà nói, tất cả các tơng phái Phật Giáo Đại Thừa đều tin vào Nguyên Lý
Nhân-Duyên-Quả. Người ta nghĩ rằng điều kiện hay hoàn cảnh bên ngoài khiến
cho người ta làm việc ác. Kỳ thật, tất cả những trở ngại và bất tồn khơng do những

điều kiện bên ngồi, mà là do tâm tạo. Nếu chúng ta khơng có sự tỉnh lặng nội tâm,
khơng có thứ gì bên ngồi có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta. Ngoại duyên là
hiện trạng năm thức duyên vào ngoại cảnh. “Căn tính của con người và nhân duyên
của hoàn cảnh nương tựa vào nhau, hay sự nương tựa giữa lục căn và lục trần, mà
sự tác động lớn là ở lục căn”. Cảnh của lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) là
những sở duyên làm nhơ bẩn tâm tính; hay sự phối hợp giữa lục căn và lục trần, mà
lục trần là yếu tố chính. Nếu đạo lực yếu thì chúng ta có thể bị hồn cảnh bên ngồi
lơi cuốn; tuy nhiên nếu đạo lực cao thì khơng có thứ gì có thể lơi cuốn mình được.
Hồng lâu mộng ra đời trong bối cảnh: “Đến đời Thanh, các vua chúa một
mặt đề xướng Nho học, mặt khác càng say mê Phật giáo, Đạo giáo, cho truyền
bá tư tưởng Phật, Đạo tạo nên khơng khí tin sùng tơn giáo cực thịnh thời bấy
giờ. Triều đình tơn sùng thì dân chúng học theo, đến mức tất cả đều tin thuyết
nhân quả, trốn vào hư vô, ăn chay thành nếp nhà, bàn Thiền thành quốc chính;
một vài người xướng lên phía trước, trăm ngàn người họa ở đằng sau; thậm
chí ra khỏi thì triều phục, về đến nhà lại mặc áo nhà sư, khiến kẻ trí mê hoặc,
người ngu kinh hồng, ai thấy nghe đều sợ hãi”10. Khơng khí đời sống xã hội
như vậy, ít nhiều đã có ảnh hưởng đến q trình sáng tác “Hồng lâu mộng”
của Tào Tuyết Cần.
Mở đầu tiểu thuyết, Tào Tuyết Cần đã dựng lên câu chuyện "vay-trả nghiệp
chướng" của "bọn phong lưu đa tình". Mà trước hết là câu chuyện của Thần Anh và
Phạm Tú Châu (1992), “Việc nghiên cứu ảnh hưởng Phật giáo và Đạo giáo trong mấy bộ tiểu
thuyết tiêu biểu của Trung Quốc”, Tạp chí văn học, số 4, tr. 165
10



×