Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Về những bộ tứ của hội họa Việt Nam pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.02 KB, 6 trang )



Về những bộ tứ của hội
họa Việt Nam




Gerard hỏi : Người ta thường nói về những bộ tứ của hội họa
Việt Nam "nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn " và bộ tứ thứ
2 "nhất Sáng, nhì Liên, tam Nghiêm, tứ Phái " vì sao có sự
sắp hạng và đặt tên như thế ?

Artistphuong : Ngay từ những năm 1960 đã xuất hiện trong
công chúng thuật ngữ đó để nói về 2 bộ tứ của hội họa Việt
Nam "nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn " và bộ tứ thứ 2
"nhất Sáng, nhì Liên, tam Nghiêm, tứ Phái ".Có thể thấy,
BXP cùng với 3 người bạn đồng khóa của ông (Sáng-Liên-
Nghiêm)đều đã có những thành tựu và tác phẩm quan trọng
(từ khi còn trẻ tầm U40) để đủ được xếp vào tứ trụ trong nền
mỹ thuật Việt Nam.Thực tế, đó là do quần chúng tự phong
"tước hàm,tước vị" cho các ông từ những năm 60.Tôi nhớ khi
xưa,BXP cũng không tỏ ra thú vị hay tán thưởng lắm về sự
xếp hạng và đặt tên như thế.Có lần ông còn nói vui :"Người
ta nói thế cho có vần điệu chứ thực ra là mượn ý của câu dân
gian liệt kê thứ bậc ,chất lượng món cờ tây :“nhất bạch, nhì
vàng, tam khoan, tứ đốm”.

Tất cả những họa sĩ trong 2 bộ tứ ấy đều là sinh viên Trường
Mỹ thuật Đông Dương - một trường cao đẳng được thành lập
năm 1925 và nằm trong hệ thống Đại học Đông Dương được


chính quyền Pháp bắt đầu xây dựng từ đầu thế kỷ 20.
Đối với bộ tứ thứ nhất,một bộ tứ quan trọng không chỉ về
thành tựu sáng tạo mà còn về tính tiên phong của nền hội họa
non trẻ của đất nước:"nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn ",
Riêng chỗ đứng của Nguyễn Tường Lân xem ra khá mong
manh. Thật ra, họa sĩ Nguyễn Tường Lân là một họa sĩ kỳ tài
của Việt Nam thời 1930 đến 1946, tuy nhiên ông dã không để
lại được nhiều những dấu ấn và những tác phẩm đủ quan
trọng để đứng vào nhóm tứ trụ này.

Có hai họa sĩ sáng giá ,đáng tiếc lại không được đứng vào bộ
tứ nào đó là trường hợp: Lê Phổ và Nguyễn Phan Chánh. Lê
Phổ có sự nghiệp hội họa được thế giới biết đến như một biểu
tượng của sự kết hợp Đông và Tây, các tác phẩm hội họa của
Lê Phổ được chào đón trên thị trường nghệ thuật thế giới từ
Paris đến NewYork, điều mà chưa có một họa sĩ Việt Nam
nào đạt tới và thang giá tranh của Lê Phổ đến thời điểm này
vẫn cao giá nhất trên thị trường mỹ thuật thế giới dành cho
họa sĩ người Việt Nam Nếu Lê Phổ có vấn đề không gắn bó
với Tổ quốc(ông rời bỏ Việt Nam từ năm 1937 và sống cho
đến hết đời tại Pháp ) thì Nguyễn Phan Chánh hoàn toàn đáng
được vinh danh,ông là một người đã tạo ra một diện mạo
tranh lụa Việt Nam không lẫn vào bất kỳ một phong cách nào
đối với các nước có nền tranh lụa lớn nhất thế giới như Trung
Quốc và Nhật Bản. Trong những buổi trà dư,tửu hậu, bàn
luận về các bậc họa sĩ tiền bối,anh em họa sĩ thường ví von
họa sĩ Nguyễn Phan Chánh giống như là "Nguyễn Bính"
trong hội họa,ý muốn nói nghệ thuật của ông chân chất ,hiền
lành và hơi quê quê.Có người còn ví xem tranh của ông nó
"nhẹ" như uống bia mặc dù biết rằng bia mà uống nhiều thì

vẫn có thể làm người ta say ,nhưng vẫn là bia,nó không phải
là chất rượu mạnh như Nguyễn Sáng ,như Bùi Xuân Phái

Bộ tứ “Phái - Sáng - Liên - Nghiêm” đều tồn tại với thời gian
sau nửa thế kỷ thử thách. Họ, mỗi con người đều có một lịch
sử dữ dội, một định mệnh của thiên tài. bộ tứ này chỉ còn lại
một mình Nghiêm – Nguyễn Tư Nghiêm, lừng danh với Điệu
múa cổ; Thuý Kiều,Kim Trọng; Những con giáp

Ngoài tài năng, cá tính tư duy sáng tạo, lòng đam mê sáng tạo
của các ông còn có một yếu tố cực kỳ quan trọng đó là bối
cảnh đất nước. Nếu họ không có một lịch sử như thế thì ngọn
lửa nào đủ cường độ để tạo ra những vàng ròng của đất
nước?Họ là những nghệ sĩ biết bạo gan bơi ngược dòng chủ
lưu, tìm ra cho bằng được con đường riêng của mình trong
sáng tạo nghệ thuật, làm nên những tác phẩm mà ban đầu rất
có thể sẽ bị đón tiếp một cách lừng khừng,ghẻ lạnh nhưng
sau này đã trở thành những giá trị được cả xã hội thừa nhận.
Hãy nhìn vào từng cuộc đời của Phái - Sáng - Liên - Nghiêm,
chúng ta sẽ hiểu vì sao có sự sắp hạng và đặt tên như thế.
Mỗi người trong số họ có riêng một phong cách nghệ thuật
và một số phận dữ dội thật sự hiếm có trong lịch sử hội họa
Việt Nam.

Thế kỷ 20, hội họa Việt Nam sản sinh được hai bộ tứ huyền
thoại,mang tầm vóc Quốc tế .Nhưng từ năm 1975 đến nay đã
hơn 30 năm, chúng ta không hề có thêm được một họa sĩ
"Người Lớn" nào chứ đừng nói có thêm được "bộ tứ huyền
thoại".Phải chăng cuộc sống hiện đại và những tiện nghi tiêu
dùng đầy đủ ,cùng các phương tiện giải trí phong phú đã triệt

tiêu những câu thúc,dồn nén ,những khát vọng sáng tạo của
người nghệ sĩ ?

×