Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận cao học, tư tưởng hồ chí minh về cần kiệm, liêm chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.05 KB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU

Sinh ra từ một vùng đất địa linh nhân kiệt, trong một gia đình khoa
bảng, ngay từ khi còn ấu thơ, Người đã được hưởng thụ một nền giáo dục
nghiêm túc theo tư tưởng Khổng Mạnh trong văn hóa phương Đơng. Vì
thế, Người hiểu rất sâu sắc những tư tưởng của đạo Khổng, cũng như
phương pháp và ngôn từ mà người xưa sử dụng. Người đã rút ra từ đạo
Khổng những tinh hoa phù hợp với thời đại mới - cả về mặt nội dung lẫn về
mặt phương pháp, lại đưa nội dung kinh tế - xã hội mới vào để tạo nên một
phong cách, tư tưởng Hồ Chí Minh mang tầm vóc vĩ đại. Trên cơ sở chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng yêu nước, Người đã tiếp nhận những yếu tố
tiến bộ, bổ sung vào đó nội dung mới mặc dù vẫn dùng câu chữ cũ, Người
đã phát huy đạo đức truyền thống phương Đông... trên cơ sở hồn tồn
mới.
Như vậy, Hồ Chí Minh sử dụng Cần - Kiệm - Liêm - Chính với nội
hàm đạo đức để giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Vấn đề đặt
ra ở đây là vì sao Hồ Chí Minh - một người vốn rất hay dùng ngơn ngữ dân
dã khi viết và nói với đồng bào mình - nay lại dùng cụm từ có nguồn gốc từ
đạo Khổng để giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân. Tuy nhiên, Hồ Chí
Minh khơng chỉ dừng lại ở việc giáo dục cho mỗi cán bộ, đảng viên đức
tính Cần - Kiệm - Liêm - Chính. Khi bước vào xây dựng một xã hội mới,
khi đưa đất nước lên chủ nghĩa xã hội, Người đã mở rộng nội dung kinh tế
của Cần - Kiệm - Liêm - Chính từ chỗ là đức tính của từng con người, từng
cán bộ, đảng viên đến chỗ là nền tảng đạo đức của mọi xã hội, một đất
nước. Người cho rằng "Cần - Kiệm - Liêm - Chính là nền tảng của đời sống
mới, nền tảng của thi đua ái quốc", chúng ta muốn xây dựng một xã hội
mới, một xã hội tự do, bình đẳng, một xã hội Cần - Kiệm - Liêm - Chính.
Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi người dân, mỗi tổ chức chính quyền, đồn
thể nếu thấm nhuần lời dạy của Người và thực hiện tốt Cần - Kiệm - Liêm -



Chính thì mọi cơng việc sẽ được tiến hành khẩn trương, có kế hoạch, có
hiệu quả và tiết kiệm, mọi tệ nạn tham nhũng, tiêu cực trong quá trình xây
dựng đất nước sẽ bị dẹp bỏ hoặc hạn chế.
Như trên đã nói, Cần - Kiệm - Liêm - Chính trong học thuyết Khổng
Mạnh đã mang nội dung kinh tế nhưng khi sử dụng khẩu hiệu này để giáo
dục cán bộ, đảng viên và nhân dân, Hồ Chí Minh đã bổ sung, sáng tạo trên
cơ sở mới khiến chúng có nội hàm rộng rãi, phong phú, phù hợp với hoàn
cảnh, điều kiện mới của đất nước.
2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG KINH TẾ TRONG KHẨU HIỆU CẦN - KIỆM LIÊM - CHÍNH CỦA HỒ CHÍ MINH

a. "Cần" là cần cù trong lao động, biết khuyến khích và giúp đỡ người
khác làm tốt cơng việc và theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì "Cần tức là siêng
năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai". Phẩm chất này yêu cầu người cán bộ của
Đảng - "công bộc của dân" phải biết lao động, làm ra của cải cho xã hội. Và
điều quan trọng nhất với tư cách là người lãnh đạo, tổ chức nhân dân, cán bộ
phải luôn suy nghĩ sáng tạo xác định phương hướng phát triển sản xuất, chăm
lo cho cuộc sống của nhân dân. Trong mọi hồn cảnh, dù khó khăn hay thuận
lợi cũng đều không cho phép những người cán bộ dừng lại. Phải trăn trở với
nhiệm vụ của mình và trước những đòi hỏi của cuộc sống. Cố gắng phát huy
năng lực làm việc có hiệu quả, xứng đáng với sự tin yêu của nhân dân.
Để đạt năng suất lao động cao, cần phải đi liền với kế hoạch. Hồ Chí
Minh cho rằng: "Muốn cho chữ cần có hiệuq ủa hơn, thì phải có kế hoạch cho
mọi cơng việc", bởi vì, cơng việc bất kỳ to nhỏ, đều có điều nên làm trước,
điều nên làm sau. Nếu khơng có kế hoạch, điều nên làm trước mà để lại làm
sau, điều nên làm sau mà đưa làm trước, như thế thì sẽ hao tổn thì giờ, mất
cơng nhiều mà kết quả ít. Vì vậy, siêng năng và kế hoạch phải đi đơi với
nhau. Vì thế, Hồ Chí Minh rất coi trọng kế hoạch.

1



Bên cạnh việc coi trọng kế hoạch, Hồ Chí Minh cịn nhắc là, kế hoạch
phải đi đơi với phân cơng. Người nêu ra hai điều của phân công: "Một mặt,
phân cơng cơng việc hợp lý; việc gấp thì làm trước, việc gì hỗn thì làm sau".
Mặt khác, phân cơng người lao động cho phù hợp với công việc, người nào có
năng lực làm việc gì, thì đặt vào việc ấy.
Người cho rằng: "Nếu dùng không đúng, người giỏi nghề thợ mộc thì
giao cho việc thợ rèn, người giỏi nghề rèn thì giao cho việc thợ mộc, như thế
thì hai người đều thất bại cả hai".
Hồ Chí Minh khơng ngừng chỉ dẫn chúng ta về mặt lý luận, Người còn
làm gương cho chúng ta bằng việc phân công công việc cho các học trị và
đồng chí của Người. Những người lãnh đạo thế hệ đầu tiên của Đảng và Nhà
nước ta do Người chọn lựa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Người phân
công như sinh ra đề làm việc đó.
Để nâng cao năng suất lao động, phải cố gắng học tập dùng kỹ thuật
mới, xây dựng cơ sở kỹ thuật mới, kiên quyết từ bỏ lối làm ăn lạc hậu.
Để nâng cao năng suất lao động "phải tổ chức lao động cho tốt" trong đó
chú ý củng cố và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp; phải tiếp tục cải tiến
quản lý các xí nghiệp. Nghĩa là, bên cạnh việc xây dựng lực lượng sản xuất,
Hồ Chí Minh cũng luôn chú ý nhắc nhở việc thực hiện những biện pháp thuộc
về quan hệ sản xuất.
Nói đến cần theo nghĩa nâng cao năng suất lao động, Hồ Chí Minh còn
rất chú ý đến tuyên truyền, động viên mọi người lao động, coi trọng người lao
động và chú ý đến đào tạo cán bộ.
Hồ Chí Minh ln tơn vinh lao động. Người nói: "Lao động là nghĩa vụ
thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Trong xã hội ta,
khơng có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu
hổ".
2



Từ đó, Hồ Chí Minh rất coi trọng người lao động, coi người lao động là
vốn quý nhất và Người đòi hỏi phải tổ chức lao động cho tốt để tiết kiệm lao
động. Người nói: "phải biết quý trọng sức người là vốn quý nhất của ta.
Chúng ta cần hết lịng chăm sóc sức khỏe và sử dụng thật hợp lý sức lao động
của nhân dân ta". Do đó, "muốn nâng cao năng suất lao động thì phải tổ chức
lao động cho tốt". Ở một chố khác Người cịn nói là: "Muốn làm ra nhiều của
cải, phải có hai điều kiện: một là phải có nhiều người sản xuất. Hai là mỗi
người phải sản xuất được nhiều. Hai điều này thật ra khơng hề tách rời nhau".
Hồ Chí Minh giải thích phải có nhiều người sản xuất có nghĩa là "số người
khơng trực tiếp sản xuất thì càng ít càng tốt.
b. Kiệm: Bàn về kiệm, Hồ Chí Minh nêu ra các điều đáng chú ý là:
Thứ nhất, Người quan niệm kiệm là "tiết kiệm, khơng xa xỉ, khơng
hoang phí, khơng bừa bãi". Nhưng tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không
phải là "xem đồng tiền to bằng cái nống". Theo Người, tiết kiệm là "khi
khơng nên tiêu xài thì một đồng xu cũng khơng nên tiêu. Khi có việc đáng
làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu cơng, tốn bao
nhiêu của, cũng vui lịng. Như thế mới đúng là kiệm.
Đối lập với tiết kiệm là xa xỉ, hoang phí. Người cho rằng:
"Việc đáng làm trong một giờ, mà kéo dài đến 2, 3 giờ, là xa xỉ. Hao phí
vật liệu là xa xỉ".
"Ăn sáng mặc đẹp trong lúc đồng bào đang thiếu cơm, thiếu áo là xa xỉ.
ăn không ngồi rồi, trong lúc đang cần kháng chiến và xây dựng là xa xỉ".
Do đó, "tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ" và "hoang phí là một
tội ác".
Thứ hai, nội dung cụ thể của tiết kiệm, theo Người là "tiết kiệm sức lao
động", "tiết kiệm thì giờ", "tiết kiệm tiền của".

3



Về việc tiết kiệm tiền của: Hồ Chí Minh yêu cầu tiết kiệm vật chất từ
nhỏ đến lớn như yêu cầu cán bộ công nhân viên trong các cơ quan tiết kiệm
văn phòng phẩm qua câu chuyện về cái phong bì, u cầu nơng dân tiết kiệm
lương thực, thực phẩm không liên hoan ăn uống lu bù, yêu cầu bộ đội tiết
kiệm đạn dược và chiến lợi phẩm... Ngay trong thời kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp, Người nói:
"Các cơ quan tiết kiệm tiền công và của công, để đỡ tốn ngân quỹ.
Chiến sĩ thi đua tiết kiệm thuốc đạn bằng cách bắn phát nào trúng phát
ấy.
Công nhân thi đua tiết kiệm nguyên liệu.
Học sinh thi đua tiết kiệm giấy bút.
Đồng bào hậu phương thi đua tiết kiệm tiền bạc và lương thực, để giúp
đỡ bộ đội...".
Hồ Chí Minh cịn dẫn lời của Xtalin "phải tiết kiệm tiền bạc, lại phải chi
tiêu tiền bạc ấy cho hợp lý. Không được phí phạm một đồng xu nào của dân".
Về tiết kiệm thì giờ, Người nói: "Thì giờ cũng cần phải tiết kiệm như của
cải. Của cải nếu hết, cịn có thể làm thêm. Khi thì giờ đã qua rồi, khơng bao
giờ kéo nó trở lại được. Có ai kéo lại ngày hơm qua được khơng?
Người cịn nói: Thánh hiền có câu: "một tấc bóng là một thước vàng".
Tục ngữ Âu nói: "Thời giờ tức là tiền bạc".
Ai đưa vàng bạc vứt đi, là người điên rồ. Thì ai đưa thời giờ vứt đi, là
ngu dại".
Về tiết kiệm sức lao động: Hồ Chí Minh nêu ra ví dụ: "Việc gì trước kia
phải dùng 10 người, nay ta phải tổ chức sắp xếp cho khép, phải nâng cao năng
suất của mỗi người, nhờ vậy mà chỉ dùng 5 người cũng làm được. Người còn

4



nhăc snhở: "các cơ quan chính quyền và đồn thể, các cơ quan kinh tế và các
ủy ban, cần phải nâng cao năng suất, giảm bớt số người".
Thứ ba, Hồ Chí Minh nêu ra tác dụng to lớn của tiết kiệm: "Nếu ta khéo
tiết kiệm sức người, tiền của và thời giờ, thì với sức lao động tiền tài của
người ta hiện nay, ta có thể tăng gia sản xuất gấp bộ mà lực lượng của ta về
mọi mặt cũng tăng gấp bội. Từ đó Người cũng nêu ra mục đích của tiết kiệm
là "để tích trữ thêm vốn, mở rộng sản xuất" và Người khẳng định: "Chúng ta
phải dùng tinh thần bơnsêvích mà thực hành một chế độ tiết kiệm nghiêm
ngặt.
Thứ tư, Hồ Chí Minh nêu rõ quan hệ của cần với kiệm: "Cần mà khơng
kiệm thì tay khơng lại hồn tay khơng", hoặc "sản xuất mà khơng tiết kiệm thì
khác nào gió vào nhà trống". Do đó, Người khẳng định cần phải đi đơi với
kiệm.
Thứ năm, khi nói về kiệm, Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh thực hành tiết
kiệm phải đi đôi với việc tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí, quan liêu. Về nạn
tham ô, Người chỉ rõ: "đứng về phía cán bộ mà nói, tham ơ là: Ăn cắp của
công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội.
Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung, của Chính phủ để làm quỹ
riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ơ.
- Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công, khai gian,
lậu thuế. Người kết luận "tham ơ là trộm cướp".
Hồ Chí Minh nêu ra ba loại lãng phí. Đó là: "lãng phí sức lao động",
"lãng phí thời giờ", "lãng phí tiền của". Người vạch rõ nội dung chi tiết của
lãng phí này:
- Lãng ví sức lao động là "việc gì ít người cũng làm được mà vẫn dùng
nhiều người". Nguyên nhân của sự lãng phí theo Người "vì kém tinh thần phụ
trách, vì tổ chức sắp xếp vụng" là đạt kế hoạch rất to tát, động viên hàng
5



nghìn, hàng vạn cơng nhân, xem rất oai. Nhưng rồi thấy vốn liếng không đủ,
phải để công nhân về, phải cấp lộ phí cho họ về. Kết quả là hao tổn rất
nhiều...
- Lãng phí thờ giờ là: "việc gì có thể làm trong một ngày, một buổi cũng
kéo dài đến mấy ngày". Nguyên nhân "vì người phụ trách chuẩn bị chương
trình khơng đầy đủ, người đến dự hội thì khơng chuẩn bị ý kiến".
- Lãng phí tiền của, Người viết: "Có rất nhiều hình thức, đây chỉ nêu một
vài ví dụ:
- Các cơ quan dùng vật liệu một cách phí phạm.
- Các xí nghiệp dùng máy móc và ngun liệu khơng hợp lý.
- Cục vận tải giữ gìn xe cộ, tiết kiệm dầu mỡ khơng triệt để.
- Sở kho thóc làm kho tăng khơng cẩn thận: người giữ kho thóc kém tinh
thần trách nhiệm, để thóc ẩm ướt, hao hụt, hư hỏng.
- Cơ quan kinh tế làm kế hoạch không thiết thực, khơng sát với hồn
cảnh, để Chính phủ phải lỗ vốn.
- Nhân dân bỏ hoang ruộng đất, đốt vàng mã, bán trâu, cầm ruộng để làm
đám cưới, đám ma...
Người cho rằng lãng phí có khi tai hại hơn nạn tham ô.
Về bệnh quan liêu:
Người định nghĩa bệnh quan liêu là "những người và những cơ quan lãnh
đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát công việc thực tế, không theo dõi và
giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng. Đối với cơng việc thì trọng hình
thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không vào sâu vấn đề. Chỉ biết khai
hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi đến chốn!
Người khẳng định rằng: " Bệnh quan liêu là nguồn gốc sinh ra lãng phí,
tham ơ - kinh nghiệm chứng tỏ rằng: ở đâu có bệnh quan liêu thì ở đó chắc có

6



tham ơ, lãng phí; nơi là bệnh quan liêu càng nặng thì nơi đó càng nhiều lãng
phí, tham ơ".
Người kết luận: "Tham ơ, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân
dân" và "tệ tham ơ, lãng phí, quan liêu là cái xấu xa do xã hội cũ để lại, như
cái ung nhọt cịn sót lại trên thân thể của người khổng lồ. Công khai và mạnh
dạn gạt bỏ cho thật sạch những ung nhọt ấy thì thân thể càng mạnh khoẻ
thêm.
Những chỉ dẫn của Người về chống tham ơ, lãng phí, quan liêu là những
bài học rất sâu sắc cho cán bộ, đảng viên chúng ta. Nền kinh tế hàng hóa vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa được triển khai từ khi đất nước ta bước vào sự nghiệp đổi mới,
đã đạt nhiều thành tựu nhưng đồng thời cũng mang theo trong mình nó nhiều
khuyết tật, dẫn đến nạn tham ơ, lãng phí nặng nề gây nhiều thiệt hại cho nhân
dân và cho đất nước. Nguyên nhân là do một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên thối hóa biến chất, thiếu tinh thần trách nhiệm, không chịu học tập, rèn
luyện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng. Một bộ
phận khác thì quan liêu, sống xa dân, khơng sát tình hình thực tế. Bởi vậy,
thấm nhuần lời dạy của Hồ Chí Minh, cụ thể hóa thành chính sách, luật pháp,
kiên quyết và kiên trì chống bệnh tham ơ, lãng phí, quan liêu là nhiệm vụ to
lớn và cấp bách của toàn Đảng và toàn dân ta.
c. Liêm: Hồ Chí Minh định nghĩa liêm: "là trong sạch, khơng tham lam,
khơng tham ơ... và giữ gìn của cơng".
Người cũng chỉ dẫn cụ thể hơn: Liêm: những người ở các công sở, từ
làng cho đến Chính phủ Trung ương, đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền
của Chính phủ, hoặc khoét đục nhân dân. Đến khi lộ ra, bị phạt, thì mất hết cả
danh giá, mà của phi nghĩa đó cũng được hưởng. Vì vậy, những người trong
cơng sở phải lấy chữ liêm làm đầu.

7



Từ nội dung của liêm trên đây, Người phê phán những hành vi xấu những hành vi bất liêm như: "người cán bộ cậy quyền thế mà đục khoét của
dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư", "người bn bán... mua gian
bán lậu", "người có tiền cho vay cắt cổ"... Người cịn phê phán: "Dìm người
giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là đạo vị".
Người đặc biệt nhấn mạnh những cán bộ có chức có quyền, nếu khơng
chịu rèn luyện, khơng có lương tâm, rất dễ trở thành bất liêm. Trước nhất là
cán bộ các cơ quan, các đồn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền
nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp
ăn của đút, có dịp "dĩ cơng vi tư".
Người nêu rõ quan hệ giữa kiệm và liêm: "Chữ Liêm phải đi đơi với chữ
kiệm... Có kiệm mới có liêm được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam".
Để thực hiện được đức tính liên, theo Người phải có các biện pháp sau
đây;
- Phải tuyên truyền giáo dục cho mọi người để mọi người tránh xa các
thói hư, tật xấu.
- Cán bộ có chức có quyền phải gương mẫu, để làm kiểu mẫu cho dân.
- Nhân dân phải sử dụng quyền dân chủ, kiểm sốt cán bộ, khơng để họ
tham nhũng "dân phải biết quyền hạn của mình, phải kiểm sốt cán bộ, để
giúp cán bộ thực hiện chữ liêm".
- Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa
vị nào, làm nghề nghiệp gì!
d. "Chính" là sự cơng minh, chính trực của con người. Biểu hiện cụ thể
của chính là thấy việc phải, dù nhỏ cũng phải làm, thấy người sai dù nhỏ cũng
phải chỉ bảo. Ngược lại việc sai thì phải đấu tranh kiên quyết, khơng những
mình khơng làm mà cịn phải tuyên truyền giáo dục mọi người phải tránh. Và
trong mọi trường hợp phải đấu tranh bảo vệ những điều hay lẽ phải, bảo vệ
8



con người chân chính và sự phát triển hợp quy luật. Đây là một trong những
yêu cầu cơ bản về phẩm chất của người cán bộ, không những giúp cho người
cán bộ có khả năng giải quyết cơng việc bảo đảm sự công bằng, làm gương
cho quần chúng noi theo mà còn là cơ sở để giữ vững sự lãnh đạo của Đảng
và phương hướng phát triển của xã hội trong mọi tình huống. Đấu tranh
chống lại những biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng và những thủ đoạn tấn
công của các thế lực thù địch.
Cần - Kiệm - Liêm - Chính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chủ tịch
Hồ Chí Minh cho rằng con người phải có cả bốn yếu tố đó thì mới là con
người hoàn toàn. Đối với cán bộ, đảng viên Cần - Kiệm - Liêm - Chính là vơ
cùng cần thiết, bởi vì: Cán bộ các cơ quan, đồn thể, cấp cao thì quyền to, cấp
thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục
khoét, có dịp ăn của đút.
3. Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG CẦN - KIỆM - LIÊM - CHÍNH TRONG
CHỐNG THAM Ơ LÃNG PHÍ Ở LÀO

Ở CHDCND Lào, thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện do Đảng
NDCM Lào khởi xướng và lãnh đạo đã và đang tập trung chuyển đổi nền kinh
tế tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhằm xây dựng đất nước dân chủ
và phồn vinh. Đó cũng chính là q trình đấu tranh quyết liệt giữa cái cũ và
cái mới, cái bảo thủ, lạc hậu với những tiến bộ. Hơn nữa, đa ay là bước đi ban
đầu, trong khi thế giới khơng có tiền lệ, do đó khơng tránh khỏi những thiếu
sót, sai lầm. Những năm qua, lợi dụng chính sách đổi mới của Đảng và Nhà
nước Lào, CNĐQ và các thế lực thù địch tăng cường chống phá cách mạng
Lào. Một mặt, chúng tuyên truyền xóa bỏ lòng tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin,
đòi thay thế bằng hệ tư tưởng tư sản, lối sống và các giá trị đạo đức phương
Tây; xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng; mặt khác, chúng sử dụng lợi ích vật chất

9



kích thích lối sống thực dụng làm tha hóa đội ngũ cán bộ, gây mất niềm tin
với quần chúng.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, đại đa số
cán bộ của Đảng luôn tỏ ra kiên định, vững vàng, đấu tranh kiên quyết giữ
vững phẩm chất đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh, giữ gìn được
phẩm chất của người cán bộ, đảng viên, từng bước thích ứng với cơ chế mới,
nâng cao được kiến thức năng lực quản lý góp phần phát triển kinh tế, giữ
vững ổn định về chính trị, xã hội.
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay xét về số lượng và chất
lượng còn nhiều mặt hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi
mới. Khơng ít cán bộ, trước những tác động của cơ chế thị trường đã không
quán triệt đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
nặng về kinh doanh đơn thuần, chạy theo lối sống thực dụng. Một số tham
nhũng của công, làm giàu phi pháp, hách dịch với dân, sống xa hoa lãng phí.
Điều đó làm cho bộ máy của Đảng và Nhà nước bị suy yếu, lịng tin của nhân
dân đối với Đảng bị xói mịn, các chủ trương chính sách của Đảng bị thi hành
sai lệch, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu phương hướng của cách
mạng Lào.
Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng NDCM Lào, trên cơ sở đánh giá
sâu sắc cácbài học kinh nghiệm trong quá trình đổi mới đã tiếp tục khẳng định
độc lập dân tộc, dân chủ, thịnh vượng là mục tiêu của cách mạng Lào trong
những năm đầu thế kỷ XXI. Điều đó khơng phải là ý muốn chủ quan mà là xu
thế khách quan của lịch sử. Hiện nay,v ới sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
- cơng nghệ và xu hướng tồn cầu hóa đã tạo những tiền đề khách quan có ý
nghĩa quan trọng đối với sự đi lên của các nước chậm phát triển. Trong điều
kiện đó, Lào có thể tranh thủ vận dụng những thành tựu khoa học và công
nghệ, sớm đổi mói cơ sở kỹ thuật, cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và có


10


thể tiếp nhận những thành tựu to lớn về văn hóa, xã hội hiện đại, phát huy
những giá trị, truyền thống tốt đẹp của dân tộc đối với nhân loại. Đặc biệt là
trong điều kiện hiện nay, Lào có thể kế thừa những thành tựu của nhân loại,
tham khảo các bài học trong lịch sử tổ chức xã hội, tổ chức lao động, khoa
học quản lý kinh tế, kinh nghiệm phát huy nhân tố con người trong nền văn
minh mới vào công cuộc xây dựng đất nước. Tránh được những hạn chế,
những tổn thất mà CNTB đã mắc phải về môi trường, về nhân lực, tài nguyên,
hạn chế đến mức nhỏ nhất những mặt tiêu cực về đạo đức, lối sống của kinh
tế thị trường. Nói như vậy, khơng có nghĩa là cách mạng Lào được thực hiện
trong những điều kiện hoàn toàn thuận lợi, mà bên cạnh những thuận lợi trên
chúng ta đã và đang gặp phải những khó khăn do chính q trình quốc tế hóa
gây ra và sự thấp kém của nền kinh tế sẽ dẫn đến những bất lợi trong quá
trình hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Cụ thể là: cơ sở vật
chất kỹ thuật lạc hậu, trình độ tổ chức quản lý của cán bộ non kém, do đó làm
cho năng suất lao động thấp, giá thành cao, chất lượng, mẫu mã chưa phù hợp
với yêu cầu chung của thế giới cho nên không đủ sức cạnh tranh trên thị
trường. Hơn nữa, sản xuất cịn dựa vào những cơng cụ lao động phổ thông,
lao động công nghiệp chưa phát triển cho nên sản phẩm sản xuất ra chủ yếu
dưới dạng thơ cho nên trong q trình trao đổi vừa chịu thua thiệt về giá cả
vừa chịu sức ép của thị trường.
Lợi dụng nhu cầu về vốn đầu tư phát triển kinh tế giải quyết các vấn đề
xã hội các thế lực thù địch thông qua các tổ chức kinh tế thế giới gắn vấn đề
kinh tế với các điều kiện chính trị. Trong khi chúng ta chưa có kinh nghiệm
để ký kết các hợp đồng kinh tế và quản lý vốn và trước những thúc ép của
thực tiễn cuộc sống rất dễ rơi vào tình trạng bị lệ thuộc. Nhất là trong quá
trình chuyển đổi kinh nghiệm, khả năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội còn
nhiều yếu kém và trình độ nhận thức phân biệt cái đúng, cái sai có lúc có nơi

chưa rõ ràng thì hậu quả do những việc làm sai thật khó lường.
11


Từ đó cho thấy, lịch sử đã cho ta một xu thế khách quan để phát triển đi
tắt, đón đầu, tiếp cận nền sản xuất tiên tiến hiện đại, đảm bảo cho sự phát triển
toàn diện và nâng cao đời sống của nhân dân nếu như chúng ta kịp thời nắm
bắt nhanh nhạy chuẩn bị tốt các điều kiện chủ quan. Kinh nghiệm cho thấy,
cùng với khối đoàn kết dân tộc và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng thì vấn đề
cán bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Điều kiện quốc tế và dân tộc hiện nay khiến nước ta đang nằm trong
trạng thái giao thoa giữa các nền văn minh của thế giới. Do đo, bên cạnh
những nhân tố đổi mới, là sự bảo thủ trì trệ; tiến bộ bên cạnh tha hóa, thối
hóa; tiến bộ, nhảy vọt và kìm hãm, thui chột; có độc lập và lệ thuộc. Q trình
đó vừa tạo thời cơ thuận lợi,v ừa là lực cản gây khó khăn, thử thách sức sống
của dân tộc. Sự tất thắng của cách mạng ở CHDCND Lào phụ thuộc vào các
nhân tố chủ quan. Trong hiện tại chúng ta đã tạo ra được các nhân tố chủ quan
là đất nước bước vào giai đoạn hịa bình xây dựng, nhân dân các bộ tộc Lào
giàu lòng yêu nước, cần cù lao động. Trải qua những năm đổi mới bước đầu,
Đảng NDCM Lào đã có kinh nghiệm và khẳng định được vai trị lãnh đạo của
mình trong thời kỳ đổi mới. Do đó, đã định ra được đường lối đúng đắn để
xây dựng đất nước Lào trong những năm của thế kỷ XXI. Đây là giai đoạn
đầy khó khăn thử thách, vì vậy cùng với những nhân tố chủ quan đã được tạo
ra cần phải nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên nói chung và
đội ngũ cán bộ các cấp nói riêng. Sở dĩ nói như vậy là vì, trong giai đoạn của
cách mạng cán bộ, đảng viên bao giờ cũng là người đi đầu trong mọi phong
trào cách mạng, là người trực tiếp tổ chức lãnh đạo quần chúng nhân dân thực
hiện thắng lợi của cách mạng, là người đứng đầu của địa phương, nằm trong
tay một khối lượng tài sản, tiền bạc lớn của Nhà nước, của nhân dân, là người
quyết định chủ trương phát triển ở địa phương. Hiện nay, sự nghiệp cách

mạng của Đảng, của nhân dân ta được tiến hành trong những điều kiện khó

12


khăn phức tạp thì việc nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên các
cấp ở Lào là vấn đề có ý nghĩa sống cịn.
- Nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ các cấp ở Lào hiện nay giúp
cho cán bộ có khả năng điều kiện nhận thức đúng đắn thời cơ thách thức;
thuận lợi khó khăn, nhận rõ âm mưu, mục tiêu của chiến lược "diễn biến hịa
bình" để xây dựng, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, tích cực tự giác
học tập nâng cao trình độ năng lực chun mơn, đấu tranh chống mọi biểu
hiện do dự, cầm chừng, vượt qua khó khăn cùng toàn Đảng, toàn dân thực
hiện thắng lợi đường lối của Đảng.
- Nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên các cấp ở Lào
nhằm tạo hạt nhân xây dựng khối đoàn kết trong Đảng, các tổ chức quần
chúng và trong toàn xã hội chống lại âm mưu chia rẽ sự thống nhất trong
Đảng của các thế lực thù địch, tạo sức mạnh tổng hợp đưa đất nước vững
bước tiến voà theo con đường mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn.
- Nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên các cấp cũng có
nghĩa là kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tu dưỡng, rèn
luyện phấn đấu thực sự là những tấm gương trong sáng về phẩm chất đạo đức,
lối sống đạo đức "đề kháng" chống lại thủ đoạn mua chuộc, lôi kéo bằng tiên
của, lối sống thực dụng của các thế lực thù địch.
Đạo đức cách mạng với những phẩm chất yêu nước, yêu CNXH; Cần Kiệm - Liêm - Chính - Chí cơng vơ tư là cơ sở, là "gốc" để cán bộ xác định
mục tiêu, phương hướng, biệnpháp lãnh đạo thực hiện đường lối chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đó cũng chính là những nhân tố đảm
bảo cho người cán bộ có đủ khả năng để chiến thắng chính mình trong việc sử
dụng, chi tiêu ngân sách, chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ đảm bảo nâng
cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, tránh thất thoát và nâng cao hiệu quả quản lý

của Nhà nước.

13


Điều đó khơng chỉ có ý nghĩa chống lại âm mưu thâm độc của kẻ thù mà
còn là điều kiện, là cơ sở để xây dựng, phát triển xã hội mới. Nói như vậy có
nghĩa là trong điều kiện mới, cơ sở kinh tế xã hội đã biến đổi thì quan niệm
đạo đức, các chuẩn mực xã hội cũng phải biến đổi theo cho phù hợp trong
kinh tế thị trường bên cạnh những mặt tích cực cịn có những tác động tiêu
cực đến đạo đức, lối sống của cán bộ. Hơn nữa, trước sự tấn công quyết liệt
của kẻ thù thì việc nâng cao đạo đức cách mạng, đặc biệt là cho đội ngũ cán
bộ là vấn đề có ý nghĩa sống cịn của chế độ. Đó chính là cơ sở để tập hợp
quần chúng nhân dân, tích cực tham gia vào sự nghiệp cách mạng của đất
nước. Đó cũng chính là cái "gốc" giúp người cán bộ xây dựng được niềm tin,
lý tưởng cách mạng, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, vượt qua gian khổ, khó
khăn, chăm lo đến cuộc sống của người lao động.
- Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ của Lào phải gắn với cơ chế
kinh tế mới và xu hướng quốc tế hóa. Đạo đức và đạo đức cách mạng là hình
thái ý thức xã hội, do đó phải có mối liên hệ chặt chẽ tác động qua lại đối với
tồn tại xã hội. Ăngghen đã chỉ ra: "tự giác hay không tự giac s rút cuộc đều
rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễn đang
làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là từ những quan hệ kinh tế trong
đó người ta sản xuất và trao đổi"(1)(1).
Chính vì vậy, để giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ phải
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận và các
đồn thể quần chúng. Đó chính là sự biểu hiện của ngun tắc tập trung dân
chủ trong công tác cán bộ. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả của sự phối hợp
cần phải xác định rõ nội dung của công tác giáo dục, quy định cụ thể đối với
từng cơ quan, ban ngành đoàn thể trong việc giáo dục, giám sát sự rèn luyện

của đội ngũ cán bộ và quyền lợi của mỗi cán bộ chịu sự giám sát, giáo dục
của các cơ quan trong hệ thống chính trị.
(1)(1)

C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Tồn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.136.

14


Đây là những vấn đề có nội dung rộng lớn và q trình thực hiện ln
ln có sự biến đổi. Vì vậy,c ần phải nghiên cứu bổ sung kịp thời bảo đảm sự
phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng tạo điều kiện cho cán bộ phấn đấu rèn luyện
nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, đáp ứng với yêu cầu của cách mạng
trong tình hình mới.
Trước sự chuyển đổi của cơ chế quản lý, một bộ phận cán bộ do chưa
nhận được đào tạo cơ bản, trình độ năng lực cịn hạn chế, khơng chuyển đổi
kịp về nhận thức so với yêu cầu của nhiệm vụ. Hơn nữa, trước sức ép về cuộc
sống khó khăn trong những nămơi trường rước đây và trước sự tấn công quyết
liệt của kẻ thù, đã có những cán bộ sa ngã, thối hóa, biến chất, lợi dụng chức
quyền để làm giàu bất chính, ít quan tâm đến lợi ích tập thể, tìm cách vun vén
cho "lợi quyền cá nhân... gây nên bất bình đối với quần chúng, ảnh hưởng đến
uy tín của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Vì vậy, giáo dục nâng cao
đạo đức lối ống cho cán bộ ở Lào hiện nay là vấn đề có ý nghĩa cấp bách.
Giáo dục nâng cao đạo đức, lối sống cho cán bộ ở Lào hiện nay trước hết
là tạo ra sức đề kháng có hiệu quả chống lại âm mưu lơi kéo, mua chuộc của
CNĐQ và các thế lực thù địch, bảo đảm mọi cán bộ đều có lối sống trong
sạch, lành mạnh, sống bằng khả năng lao động của mình, phù hợp với điều
kiện kinh tế và mặt bằng thu nhập của dân cư. Cùng với việc chống lại âm
mưu của CNĐQ và các thế lực thù địch là nâng cao ý thức trách nhiệm trước
Đảng, trước dân, tận tâm, tận lực nghiên cứu đề xuất và có những biện pháp

lãnh đạo quản lý hữu hiệu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân.
Trên thực tế, việc giáo dục đạo đức của xã hội chỉ có tính chất định hướng,
hướng dẫn các quan niệm về giá trị đạo đức và thước đo các giá trị đạo đức,
làm cơ sở cho mỗi cá nhân rèn luyện bền bỉ hàng ngày để củng cố và phát
triển. Với ý nghĩa đó, có thể khẳng định: để có đạo đức cách mạng, để đạo
đức cách mạng đi vào thực tế cuộc sống, trở thành những chuẩn mực đạo đức

15


chung của xã hội đòi hỏi mỗi người phải tự giác học tập và rèn luyện. Quá
trình trau dồi, rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng cũng chính là quá trình
đấu tranh chống lại nhận thức và các hành vi phi đạo đức.
Trong thời kỳ mới, thời kỳ tiếp tục đổi mới, phát huy sức mạnh của dân
tộc thực hiện thắng lợi của đường lối cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa địi hỏi
cán bộ, đảng viên phải nêu cao đạo đức cách mạng đi đầu trong mọi phong
trào làm gương cho quần chúng noi theo. Vì vậy, việc hồn thiện hệ thống
chính sách pháp luật đảm bảo cho mọi hoạt động của cán bộ phải tuân theo
các quy định của pháp luật là vấn đề có ý nghĩa cấp bách. Đội ngũ cán bộ
vững mạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố về số lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ
cấu lứa tuổi, sự thống nhất cao về ý chí và hoạt động... nhưng chủ yếu phụ
thuộc và chất lượng của từng người cán bộ. Vì vậy, để có thể tuyển chọn được
cán bộ có chất lượng và là cơ sở để cán bộ phấn đấu rèn luyện thì phải thể
hiện bằng các tiêu chuẩn cụ thể. Các tiêu chuẩn đó đều bắt nguồn từ yêu cầu
thực hiện nhiệm vụ của cách mạng, cho nên ln có sự biến đổi cho phù hợp.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay Đảng NDCM Lào đã xác định tiêu
chuẩn chung của người cán bộ là: có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục
vụ nhân dân, kiên định thắng lợi đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà
nước. Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Chí cơng vơ tư. Khơng tham nhũng và
kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung

thực, khơng cơ hội; có tinh thần đồn kết nội bộ, đồn kết gắn bó với quần
chúng; có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, trình độ chun
mơn để làm việc có hiệu quả, đáp ứng u cầu nhiệm vụ được giao. Đây là
tiêu chuẩn chung có tính chất chỉ đạo, vận dụng vào đối tượng cán bộ hiện
nay cần có các tiêu chuẩn cụ thể.

16


- Về phẩm chất đạo đức lối sống. Đây là tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu
của cán bộ ở Lào. Vì nó là cơ sở, là điều kiện để nâng cao và phát huy năng
lực của bản thân nhằm thực hiện mục tiêu cách mạng. Nhất là trong tình hình
hiện nay, dưới tác động của mặt trái trong cơ chế thị trường và sự tấn công,
lôi kéo quyết liệt của kẻ thù thì phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ có ý
nghĩa quyết định đối với việc tăng cường, củng cố, nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Chính vì vậy giải pháp nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ đảng
viên ở Lào được để cấp có tính chất tồn diện từ việc phát triển hình thành
các chuẩn mực đạo đức mới đến việc tổ chức giáo dục và bảo đảm từng bước
xây dựng củng cố hoàn thiện hệ thống chuẩn mực đạo đức làm cơ sở để phát
huy sức mạnh của cả dân tộc vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

17



×