Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Tiểu luận lịch sử tư tưởng, tư tưởng canh tân đất nước của phan bội châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.54 KB, 53 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mọi hồn cảnh, mọi bước ngoặt của lịch sử, ln ln cần
những con người tài trí, vững vàng, kiên định để chèo lái con thuyền cách
mạng vượt qua ghềnh thác. Trong những năm tháng đen tối của đất nước,
trước khi xuất hiện ngôi sao Bắc thần ngời sáng là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ
đại, quốc dân đồng bào ta đã gửi gắm niềm hi vọng vào Phan Bội Châu và
phong trào giải phóng dân tộc mà ơng là người đứng đầu. Cuộc đời hoạt
động cách mạng của Phan Bội Châu tuy ngắn ngủi nhưng để lại tấm gương
cách mạng sáng ngời. Phan Bội Châu – tấm gương yêu nước thương nịi, xả
thân suốt đời vì độc lập cho quốc gia, vì quyền sống cho đồng bào, một nhà
tổ chức và chỉ đạo lỗi lạc, một nhà chính trị có bản lĩnh, một nhà chỉ đạo
chiến lược và sách lược tài tình. Là chiến sĩ cách mạng, là lãnh tụ một thế
hệ bơn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, Phan Bội Châu là một nhà văn
hố lớn mà tầm vóc làm đầy đặn những thập kỉ đầu thế kỉ XX trên lịch sử
văn hố nước nhà. Ơng đã để lại một di sản trước tác đồ sộ và có giá trị
gồm tới số nghìn áng văn thơ bao quát nhiều lĩnh vực: lịch sử, triết học,
chính trị, xã hội… Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, tinh thần tự
tôn dân tộc, khí phách chiến đấu, tinh thần bình đẳng cơng dân, hồi bão
duy tân và tinh thần lạc quan lịch sử thấm nhuần trong di sản văn hoá Phan
Bội Châu làm nên sức sống và giá trị nhân văn bất hủ cho văn hoá Việt
Nam đầu thế kỉ XX. Với nhân cách lớn của Phan Bội Châu tiêu biểu cho
một thế hệ cách mạng đương thời. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Tư tưởng
canh tân đất nước của Phan Bội Châu” để góp phần tìm hiểu những nét
tiêu biểu về thân thế, sự nghiệp của nhà yêu nước Phan Bội Châu; Đặc biệt
góp phần làm sáng tỏ những cống hiến của ơng trên lĩnh vực tư tưởng
chính trị đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

1



2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về Phan Bội Châu có thể kể ra một số tác phẩm: Tác
phẩm “Phan Bội Châu niên biểu” ( nxb Văn – Sử - Địa, Hà Nội, 1957); “
Phan Bội Châu và một giai đoạn lịch sử chống Pháp của nhân dân Việt
Nam” ( nxb Văn hoá, Hà Nội, 1958); “ Phan Bội Châu tồn tập” ( nxb
Thuận Hố, Huế, 1990); “Phan Bội Châu – con người và sự nghiệp”(nxb
Đại học quốc gia Hà Nội, 1998. Đây là những tác phẩm ghi lại toàn bộ
cuộc đời của Phan Bội Châu. Nội dung chủ yếu của các tác phẩm trình bày
lịch sử hoạt động của cụ Phan từ khi xuất dương đến trước khi bị bắt
(1905) và cuộc sống bôn ba nơi hải ngoại để tìm đường cứu nước.
Bên cạnh các tác phẩm được xuất bản thành sách cịn có nhiều tạp
chí viết về Phan Bội Châu như: Phan Bội Châu dưới nhãn quan triết học,
đăng trên Tạp chí triết học, ngày 4/2/2007. Bài viết đã trình bày những suy
nghĩ của tác giả về chủ nghĩa dân tộc của Phan Bội Châu từ góc độ triết
học, từ đó tác giả luận giải những biểu hiện chủ nghĩa dân tộc ở Phan Bội
Châu.
Bài viết: Quan niệm “tự tân” của Phan Bội Châu, đăng trên diễn
đàn suy nghĩ về giáo dục và thời đại, ngày 29/11/2005 đã nói lên nhận xét
của Phan Bội Châu về văn hóa giáo dục Việt Nam vào đầu thế kỉ trước.
Hiện nay, trên các trang báo điện tử cũng có nhiều bài viết về Phan
Bội Châu, đó đều là những đánh giá, nhận xét của các nhà báo, phóng viên
Việt Nam giành cho vĩ lãnh tụ yêu nước này.
Như vậy, ta có thể thấy các tài liệu này mới chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp cách mạng chứ chưa đi sâu vào nghiên
cứu, làm rõ những tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu. Cho nên cần có
những tác phẩm, những bài viết đi sâu vào nghiên cứu các tư tưởng, các
quan điểm của ông. Với đề tài “Tư tưởng canh tân đất nước của Phan

2



Bội Châu” tác giả hi vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu đề tài
này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Trình bày và làm sáng tỏ những nét tiêu biểu về thân thế, sự nghiệp
và những tư tưởng chính trị quan trọng của nhà yêu nước Phan Bội Châu.
- Mang những đánh giá khách quan về vai trò, vị trí và những ảnh
hưởng của tư tưởng chính trị Phan Bội Châu đối với cách mạng Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu thân thế, sự nghiệp và những tư tưởng chính trị tiêu
biểu của Phan Bội Châu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tư tưởng chính trị Phan Bội Châu đối
với cách mạng Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Đồng thời kết hợp với các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp
lôgic – lịch sử, phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp… Ngồi ra
cịn có một số phương pháp đặc biệt để tìm hiểu và nghiên cứu về các danh
nhân và một số nhân vật nổi tiếng.
Mỗi sự kiện và từng vấn đề người viết đều cố gắng trình bày ngắn
gọn, cụ thể về hoạt động và tư tưởng chính trị của nhân vật, nhiều ý gần
như được lặp lại có hệ thống nhằm nêu lên những vấn đề mà nhà tư tưởng
đó quan tâm.
5. Kết cấu tiểu luận

3



Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phần nội dung của đề tài gồm 3 chương, 9 tiết.
Khi xây dựng tiểu luận này, người viết đã cố gắng sưu tầm, thu thập
tài liệu, tuy nhiên do thời gian thời gian hạn chế, vấn đề nghiên cứu thuộc
lĩnh vực rộng và đây là lần đầu tiên viết tiểu luận nên khơng thể tránh khỏi
những sai xót. Chính vì vậy, em rất mong nhận được sự bổ sung quý báu
của các thầy, cô giáo và các bạn để làm nền tảng vững chắc hơn và xây
dựng nội dung phong phú hơn về đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 6 năm 2007
Sinh viên
Cát Ngọc Hoa

4


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CANH TÂN
ĐẤT NƯỚC CỦA PHAN BỘI CHÂU
1. Điều kiện kinh tế – xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Cuối thế kỉ XIX, phong trào Cần Vương thất bại. Toàn bộ đất nước
ta bị đặt dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Chúng bắt đầu thực hiện kế
hoạch “ khai thác thuộc địa”. Xã hội Việt Nam đình trệ từ lâu, nay đã bị
phá vỡ, chuyển thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Quá trình
chuyển biến này đã tạo ra một giai đoạn giao thời kéo dài trong khoảng vài
chục năm đầu thế kỉ XX.
Nhà nước “bảo hộ” thi hành nhiều chính sách thực dân nhằm biến nước
ta thành một thị trường tiêu thụ hàng hố và bóc lột cơng nhân để thu về lợi
nhuận cao nhất cho tư bản Pháp, đồng thời kìm hãm xã hội Việt Nam trong
tình trạng tối tăm của một nước nông nghiệp lạc hậu để dễ bề thống trị.

Trên lĩnh vực chính trị, chúng thi hành một chính sách chuyên chế
triệt để, mọi quyền trong nước đều thâu tóm trong tay người Pháp, vua
quan Nam triều chỉ là những tên bù nhìn tay sai ngoan ngỗn thi hành mọi
mệnh lệnh của bọn thực dân nước ngoài. Nhân dân ta không được hưởng
chút quyền tự do dân chủ nào, mọi hành động chống đối, yêu nước đều bị
thẳng tay đàn áp khủng bố. Thực hiện chính sách “chia để trị”, đế quốc
Pháp chia Việt Nam thành 3 kì với ba chế độ khác nhau (Nam Kì là thuộc
địa, Trung Kì là bảo hộ, Bắc Kì là nửa bảo hộ) nhưng trong thực tế thì tất
cả đều là đất của Pháp. Đồng thời, chúng còn chia rẽ các dân tộc đa số với
thiểu số, lương với giáo. Chúng làm cho dân tộc Việt Nam lâm vào cảnh
ngột ngạt về chính trị.
Trên lĩnh vực văn hố, giáo dục, chúng triệt để thi hành chính sách
văn hố nơ dịch, cốt gây tâm lí tự ti, phục tùng, vong bản, ra sức khuyến
5


khích các hoạt động mê tín, dị đoan, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu
chè… trong nhân dân, nhằm làm cho nhân dân Việt Nam đoạn tuyệt với
những giá trị truyền thống tốt đẹp. Đồng thời, chúng phục hồi những mặt
lạc hâu, phản động trong văn hoá phong kiến. Chúng khuyến khích việc
truyền bá văn chương yêu đương uỷ mị, đưa văn hoá phương Tây, trước
hết là đưa văn hoá Pháp vào nước ta để chống lại văn hoá truyền thống và
nhằm làm cho nhân dân ta tưởng thù là bạn. Trường học được mở nhỏ giọt,
hầu hết là các trường tiểu học, trường trung học chỉ mở ở các thành phố lớn
(Hà Nội, Sài Gòn, Huế…). Cùng với việc hạn chế, chúng tiến tới thủ tiêu
Nho học, thực dân Pháp đào tạo những người Tây học để phục vụ bộ máy
thống trị của thực dân Pháp.
Sách báo xuất bản công khai cũng được lợi dụng triệt để vào việc
tun truyền chính sách “khai hố” của bon thực dân và gieo rắc ảo tưởng
hồ bình hợp tác với bọn thực dân cướp nước và vua quan bù nhìn bán

nước.
Tuy vậy, cùng với chế độ thuộc địa nửa phong kiến ra đời và thay
thế chế độ phong kiến vốn đã tàn lụi, xã hội Việt Nam cũng có những bước
chuyển nhất định. Sự thay đổi này không chỉ do hồn cảnh lịch sử trong
nước mà cịn do ảnh hưởng, tác động của trào lưu cách mạng thế giới.
Ở Châu Á vào đầu thế kỉ XX, sau khi Minh Trị thiên hoàng cải cách
duy tân, Nhật Bản trở thành một nước tư bản chủ nghĩa tương đối phát triển
về mọi mặt. Đặc biệt, thắng lợi của Nhật Bản trong cuộc đấu tranh với Nga
1904 – 1905 càng làm cho thanh thế Nhật Bản càng vang dội, và Nhật Bản
được xem như là một tấm gương đáng học tập.
Còn ở Trung Quốc, cuối thế kỉ XIX, Khang Hữu Vi và Lương Khải
Siêu đã tổ chức Cường học hội, chủ trương duy tân. Trong quá trình ấy ở
Trung Quốc xuất hiện nhiều Tân thư, trong đó có một số sách dịch các tác
phẩm của các nhà tư tưởng dân chủ tư sản, và được đưa vào nước ta làm
6


ảnh hưởng đến tư tưởng các sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ.Khác với tuyệt đại
bộ phận sĩ phu của giai cấp phong kiến, hoặc đầu hàng thực dân, hoặc than
vãn, bi quan, những sĩ phu yêu nước này ý thức được trách nhiệm trước
lịch sử, biết dựa vào nhân dân và cố gắng tìm con đường cứu nước, cứu
dân. Vừa lúc đó, họ lại tiếp thu được nguồn tư tưởng mới từ các cuộc cách
mạng dân chủ tư sản phương Tây, công cuộc cải cách thành công ở Nhật
Bản đã làm cho họ có thêm niềm tin vào con đường giải phóng dân tộc.
Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, tay sai phong kiến và đưa đất
nước thoát ra khỏi khủng hoảng làm xuất hiện những khuynh hướng sau:
Hoặc lấy cường quốc Nhật Bản làm tấm gương để canh tân đất nước; hoặc
dựa vào văn minh Pháp để xây dựng, phục hưng dân tộc. Những đề nghị
cải cách này thể hiện một lối tư duy mới trong xử lí tình hình thực tiễn đất
nước, chứa đựng những yếu tố mới trong nhận thức hiện thực. Hoàn cảnh

đất nước là một trong những tiền đề quan trọng góp phần hình thành tư
tưởng cứu nước của Phan Bội Châu. Theo Phan Bội Châu, canh tân đất
nước lúc này là vấn đề cấp thiết. Canh tân đất nước là con đường duy nhất
để tiến tới độc lập.
Canh tân đất nước là những tư tưởng nhằm sửa đổi đường lối, chính
sách cai trị, phát triển đất nước, thay thế chúng bằng những đường lối,
chính sách tiến bộ hơn, nhằm khắc phục tình trạng lạc hậu, lỗi thời, đáp
ứng được yêu cầu bảo vệ độc lập dân tộc và phát triển đất nước.
2. Quê hương và gia đình – những ảnh hưởng đối với q trình hình
thành tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu
Phan Bội Châu sinh ngày 26/12/1867 trong một gia đình nhà Nho
nghèo yêu nước ở xã Xuân Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Làng Sà Nam (nay là thị trấn Nam Đàn), quê ngoại Phan Bội Châu,
cũng như làng Đan Nhiễm (nay là xã Xuân Hoà), quê nội Phan Bội Châu
cách nhau khoảng 3km, đều nằm trên tả ngạn sông Lam dọc theo hướng
7


Đông Nam của con đê 42 thuộc huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An.
Trong bản đồ ngày xưa, Hoan – Diễn
(tức Nghệ An) là một góc rừng biển xa xơi đối
với kinh đô Thăng Long. Nghệ Tĩnh dân
nghèo, con người cần kiệm mà hiếu học. Dưới
các triều đại phong kiến, Nghệ Tĩnh được coi là chốn “biên viễn” hiểm yếu.
Nhưng trải qua nhiều thời kì lịch sử, Nghệ Tĩnh lại là tuyến phòng ngự
ngoại xâm khá kiên cố. Nghệ Tĩnh từng là địa bàn chiến lược của nhà Trần
thời kì chống Nguyên Mơng, là căn cứ địa của Trần Q Khống và của Lê
Lợi trong trong cuộc kháng chiến chống Minh. Dưới triều Lê – Trịnh, Nghệ
Tĩnh cũng là chỗ dựa của Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm để chống nhà Mạc,

khôi phục nhà Lê. Rồi sau đó, việc Trịnh – Nguyễn chia cắt đất nước để lại
nhiều ảnh hưởng quan trọng trong sự phát triển lịch sử vùng này. Một mặt,
nhiều người theo Lê – Trịnh chống Mạc, theo Trịnh chống Nguyễn trở
thành danh tướng lương thần, thành những dòng họ quyền quý gần gũi vua
chúa ở Thăng Long. Mặt khác, dân Nghệ Tĩnh được tin cậy làm chỗ chọn
lính tam phủ – thân binh của vua chúa. Trong cuộc phân tranh giữa chúa
Trịnh và chúa Nguyễn, Nghệ Tĩnh là cửa ngõ đường ống đi lại giữa Nam –
Bắc. Dưới thời Tự Đức, trước đường lối đầu hàng của vua quan nhà
Nguyễn, văn thân Nghệ Tĩnh đã dâng biểu cho nhà vua từng điểm một bác
bỏ những ý kiến thánh chỉ, họ chỉ ra sai làm của vua quan triều đình.
Sau khi mất nước, phong trào chống Pháp ở Nghệ Tĩnh là phong trào
sâu rộng và kéo dài lâu hơn cả. Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Xn Ơn và
Phan Đình Phùng huyện nào cũng lập quân thứ và tổ chức kháng chiến.
Ngay trên các cánh đồng và thơn xóm vùng Sa Nam và Đan Nhiễm năm
1874, nghĩa quân của Trần Xuân, Vương Thúc Mậu cũng từng mấy phen
“đọ sức” với giặc Pháp. Phan Đình Phùng mất rồi phong trào chống Pháp ở
8


Nghệ Tĩnh vẫn dai dẳng. Do tinh thần đấu tranh bền bỉ như thế chính quyền
thực dân đã có lúc phải cấm người Nghệ Tĩnh đi lại, cư trú ở tỉnh khác. Có
tên tay sai giặc Pháp đã đề nghị triệt hạ, làm cỏ hai tỉnh với một lí do khét
tiếng: “hữu Nghệ Tĩnh bất phú, vô Nghệ Tĩnh bất bần” (có Nghệ Tĩnh cũng
khơng giàu thêm, khơng có Nghệ Tĩnh cũng khơng giàu hơn). Đó là những
việc từng xảy ra trên đất Nghệ Tĩnh, về thời gian không cách xa thời Phan
Bội Châu bao nhiêu, ảnh hưởng đến Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng của
Phan Bội Châu.
Điều kiện tự nhiên, lịch sử và xã hội có ảnh hưởng đến con người.
Tính cách địa phương của con người chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện
kinh tế, của tình hình đấu tranh xã hội, của lịch sử. Trong lịch sử Nghệ

Tĩnh có những người thị tài kiểu Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Cơng Trứ,
có những người coi thường cơng danh như Nguyễn Thiếp, có người chống
triều đình như Hồng Phan Thái; các tác giả của Hoa Tiên, Truyện Kiều
đều quê ở Nghệ Tĩnh.
Là dân xứ Nghệ nghèo khó, họ phải sống rất tiết kiệm, nhưng trọng
danh dự, giàu tình nghĩa, nặng ân tình, nên đối với bà con, làng xóm, khách
khứa, bạn bè, nhất là đối với việc dân tộc, họ lại trọng nghĩa, hào hiệp rộng
rãi, dễ coi thường tài sản, tính mệnh. Con người ở đây cần cù làm ăn, học
hành, tâm tình sâu đậm như từ trước đến nay, khắp xóm làng sơng nước đã
âm vang những câu hát đị đưa:
“Ai biết nước sơng Lam răng là trong là đục
Thì biết cuộc đời rằng là nhục là vinh
Thuyền em lên thác xuống ghềnh,
Non nước là nghĩa là tình… ai ơi”

9


Phan Bội Châu sinh ra trên mảnh đất ấy, đã được nuôi lớn bởi truyền
thống đấu tranh bất khuất và dòng sữa thơm ngọt của quê hương với tất cả
cái “cốt tính xứ Nghệ”.
Thân mẫu của Phan Bội Châu là bà Nguyễn Thị Nhàn, một bà mẹ
Việt Nam rất mực nhân hậu, dịng dõi Nho học. Bà có tính rất thương
người, hay giúp đỡ kẻ khốn khó. Đối với mọi người, bà ln giữ thái độ
hồ nhã, có “gặp người nào hỗn xược với mình, thì cũng cười rồi bỏ qua”.
Đặc biệt, đối với Phan Bội Châu chẳng những bà hết sức chú ý dạy bảo cho
những điều hay lẽ phải, mà còn “truyền khẩu” cho những câu ca, câu thơ
mà bà học được. Cho nên, chẳng bao lâu, khi Phan Bội Châu mới lên bốn
lên năm đã có thể nhớ thuộc lòng được mấy thiên Chu Nam trong Kinh
Thi, tức là quyển sách chép nhiều thơ ca dân gian Trung Quốc thời xưa.

Bà mất lúc Phan Bội Châu 18 tuổi, nhưng ảnh hưởng tình cảm của
bà đối với Phan Bội Châu thật là sâu đậm. Đúng như đồng chí Lê Duẩn khi
nói về “bà mẹ Việt Nam” đã nhấn mạnh: “Chúng ta phải biết ơn những bà
mẹ Việt Nam đã sinh ra những con người anh hùng, những người đã có
cơng giữ cho nước ta tồn tại và phát triển đến ngày nay… Phan Bội Châu
trước đây chịu ảnh hưởng rất sâu sắc ở mẹ. Bà thường răn con đừng làm
điều trái với lẽ phải, và lời khuyên ấy đã hướng Phan Bội Châu đi vào con
đường cứu nước”.
Thân phụ Phan Bội Châu là Phan Văn Phổ, một người thâm nho,
thơng hiểu kinh truyện, nhưng khơng đỗ đạt gì, suốt đời dạy học để kiếm
sống. Theo người đương thời truyền lại, ông là một bậc “thiện nhân”, nghĩa
là người hiền lành vô sự, nên ông rất được mọi người quý mến. Phan Bội
Châu thường theo cha đến các nhà chủ ni để học. Ơng Phổ rất chú ý đến
việc học tập của Phan Bội Châu, ông gửi Phan Bội Châu đến các thầy giỏi
để học.

10


Như vậy, nhờ ảnh hưởng của quê hương, gia đình, nhờ điều kiện
giáo dục tốt của thầy học, của bạn bè, nhờ những tác động từ tình hình thực
tế của đất nước, nên ở Phan Bội Châu đã bước đầu hình thành tư tưởng yêu
nước. Tư tưởng này ngày càng phát triển từ chỗ phơi thai đến hồn thiện
trong q trình hoạt động của Phan Bội Châu.
3. Bản thân con người Phan Bội Châu
Sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho giàu truyền thống yêu nước,
quê hương lại là nơi có phong trào chống xâm lược Pháp mạnh mẽ, ngay từ
hồi cịn trẻ Phan Bội Châu đã sục sơi nhiệt tình cứu nước. Ngay từ nhỏ,
Phan Bội Châu đã nổi tiếng thông minh, 8 tuổi đã thông thạo các loại văn
cử tử; 13 tuổi đi thi ở huyện, đỗ đầu; 16 tuổi đỗ đầu xứ, nên cũng gọi là

Đầu Xứ San.
Năm 17 tuổi, khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần hai (1882), nửa
đêm ơng đã viết bài hịch “Bình Tây
thu Bắc” đem dán ở thân cây to bên
đường để cổ động nhân dân chống
Pháp. Năm 19 tuổi, hưởng ứng lời
chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi
(13/7/1885), ông đã tổ chức đội qn
học trị (thí sinh qn) hơn 60 người,
nhưng chưa kịp hoạt động thì thực dân
Pháp đã kéo tới càn qt đốt phá xóm làng, đội qn thí sinh phải giải tán.
Tiếp đến là mười năm ở nhà dạy học, tuyên truyền yêu nước, giáo
dục lớp thanh niên ưu tú, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc. Thời kì này, Phan
Bội Châu giao du mật thiết với những người đã từng tham gia khởi nghĩa
Hương Khê như Tán tương Nguyễn Qnh, Đốc biện Hà Văn Mỹ, Phó
lãnh binh Ngơ Quảng, Quản cơ Lê Hạ, Đội Quyên… Năm 1897, Phan Bội
Châu vào Huế, gặp Nguyễn Thượng Hiền, được xem các Tân thư của
11


Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi như Trung Đông chiến kỷ, Phổ Pháp
chiến kỷ, Doanh hồn chí lược… tầm mắt ông nhờ vậy được mở rộng
thêm.
Năm 1900, Phan Bội Châu đỗ đầu khoa thi Hương (giải nguyên)
trường thi Nghệ An. Cũng năm đó, cụ thân sinh ra ơng qua đời, Phan Bội
Châu rảnh việc nhà mới chuyên tâm lo việc cứu nước.
Năm 1902, mượn cớ đi xem lễ khánh thành cầu sông Hồng ở Hà
Nội, Phan Bội Châu lên đồn Phồn Xương yết kiến Hoàng Hoa Thám nhưng
chỉ gặp được Cả Trọng là con trai của Đề Thám, hai bên giao ước Trung Kì
khởi nghĩa trước thì Yên Thế sẵn sàng hưởng ứng.

Năm 1903, Phan Bội Châu mượn cớ vào học Quốc Tử Giám (Huế)
để tiện việc tìm đồng chí. Sau đó, ơng vào Quảng Nam gặp Tiểu La
Nguyễn Hàm, một nhà hoạt động Cần Vương nổi tiếng. Theo gợi ý của
Nguyễn Hàm, Phan Bội Châu trở về Huế bắt liên lạc với Kỳ Ngoại hầu
Cường Để, thuộc dòng dõi Hồng Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh là người có
tư tưởng ghét Pháp. Cũng năm này, Phan Bội Châu viết “Lưu Cầu huyết lệ
tân thư” (sách mới viết bằng máu và nước mắt về đảo Lưu Cầu), mượn việc
đảo Lưu Cầu để khơI dậy tinh thần yêu nước chống Pháp của một số quan
lại triều đình Huế, nhưng khơng được mấy người hưởng ứng. Tuy vậy, nhờ
cuốn sách đó, Phan kết giao được với một vài nhà Nho tâm huyết như:
Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng…
Đầu năm 1904, Phan vào Nam gặp nhà sư Trần Thị, một nhà hoạt
động chống Pháp, bị bắt tù nhiều lần, đang tu ở chùa Thất Sơn; rồi tới Sa
Đéc gặp ông hội đồng Nguyễn Thành Hiến, một nhà yêu nước. Hai ông này
về sau đều giúp việc đắc lực cho phong trào Đơng Du.
Tiếp đó, ơng vào Huế, rồi đi các nơi để kết nạp những người cùng
chí hướng, tranh thủ ngay cả sự đồng tình của các linh mục Thiên chúa

12


giáo; nhờ đó, sau này nhiều giáo dân đã tham gia sự nghiệp cứu nước do
ông đứng đầu.
Đầu năm 1905, Phan Bội Châu lãnh đạo phong trào Đông Du, từ
năm 1905 – 1908, ông đã tổ chức cho gần 200 thanh niên yêu nước xuất
dương sang Nhật học tập ở các trường Đồng văn thư viện, Chấn Vũ học
hiệu; lại lập ra cơng hiến hội để quản lí việc học tập, tu dưỡng tư tưởng,
đạo đức của lưu học sinh. Đồng thời, ơng cũng có liên lạc với các hội, đảng
yêu nước tiến bộ của học sinh và các chính khách của các nước có mặt ở
Tơk (Nhật Bản) nhằm trao đổi kinh nghiệm vận động cứu nước, ủng hộ

lẫn nhau. Đặc biệt, ơng cịn sáng tác nhiều thơ văn yêu nước như: Việt
Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Tân Việt Nam, Sùng bái giai
nhân…
Tháng 3 – 1909, tổ chức Đông Du bị giải tán. Phan Bội Châu bị
chính phủ Nhật trục xuất, phải về ẩn náu ở Trung Quốc một thời gian ngắn,
rồi sang Thái Lan mở trại cày Bạn Thầm để tính kế lâu dài. Năm 1911,
cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc thành công, ông trở lại Trung Quốc tập
hợp số anh em còn lại, tuyên bố giải tán Duy Tân Hội, thành lập Việt Nam
Quang Phục Hội với tôn chỉ duy nhất: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục
nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hoà dân quốc Việt Nam”. Hội cử
người về nước hoạt động, đã gây ra một số vụ bạo động vũ trang có tiếng
vang, nhưng kẻ thù thẳng tay đàn áp. Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt
Trung Quốc bắt giam ngày 24/12/1913.
Năm 1917, khi ông ra tù, chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc,
ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc sôi nổi khắp thế giới, đặc biệt là ở phương Đơng. Ơng dần
nghiêng về cách mạng thế giới, tìm hiểu cách mạng tháng Mười, viết báo
ca ngợi Lênin vĩ đại… Giữa năm 1924, phỏng theo Quốc Dân Đảng của
Tôn Trung Sơn, ông đã cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội thành Việt Nam
13


quốc dân Đảng. Tháng 12/1924, sau khi được tiếp xúc và được sự góp ý
của Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu dự định cải tổ lại Việt Nam Quốc
Dân Đảng theo hướng tiến bộ. Nhưng ngày 30/6/1925 trên đường đI từ
Hàng Châu về Quảng Châu để gặp an hem, ông bị thực dân Pháp bắt cóc
đem về nước, rồi đem xử ở tồ Đề Chính Hà Nội. Một phong trào bãi khố,
bãi cơng, bãi thị đã bùng nổ rầm rộ khắp cả nước, đòi trả tự do cho Phan
Bội Châu. Cuối cùng, thực dân Pháp phải tha bổng ông, nhưng bắt an trí ở
Huế.

Từ năm 1926 trở đi, Phan Bội Châu bị cách li với thực tế đấu tranh
của dân tộc. Tuy vậy, ông vẫn cố vươn lên, hi vọng tiếp tục hoạt động cứu
nước và trong điều kiện sống bị bao vây theo dõi vẫn cố gắng làm một
người tuyên truyền yêu nước. Thơ văn của ông vẫn tiếp tục nói nhiều đến
nỗi khổ nhục của người dân mất nước và trách nhiệm của người dân với
nước. Đó là các tác phẩm: Nam – nữ quốc dân tu tri, Thuốc chữa dân
nghèo, Cao đẳng quốc dân…
Những năm tháng cuối đời, nhà chí sĩ Phan Bội Châu vẫn chan chứa
biết bao nỗi niềm ưu ái, hi vọng, tin tưởng đồng bào, đồng chí. Cho đến
trước khi mất ngày 29/10/1940 tại căn nhà tranh ở dốc Bến Ngự (Huế), ơng
vẫn có lời “Chúc phường hậu tứ tiến mau”.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu đầy gian khổ,
khó khăn nhưng ơng vẫn kiên quyết một lịng cho sự nghiệp cứu nước.
Phan Bội Châu được coi là lãnh tụ của cách mạng trước khi Nguyễn Ái
Quốc xuất hiện.

14


15


CHƯƠNG II: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CANH TÂN
ĐẤT NƯỚC CỦA PHAN BỘI CHÂU
1/. Tư tưởng của Phan Bội Châu về vai trò của nhân dân
Theo Phan Bội Châu, để Duy Tân đất nước trước hết phảI thấy được
vai trò của nhân dân. Trong toàn bộ những sáng tác thơ văn của Phan Bội
Châu đều là sự phản ánh nỗi đau, nỗi nhục mất nước của dân tộc Việt Nam,
mà nguyên nhân được ông chỉ ra là xuất phát từ con người, theo ông: “Biến
cố do con người gây nên, vận trời theo liền đến đó”. Rõ ràng, quan niệm

của Phan Bội Châu khác hẳn với quan niệm của các nhà Nho cũ như: “Cái
chỗ dựa để dựng nước chỉ ở nơi luân thường vua tôi, cha con mà thôi”, hay
“vua là gốc của nước”, “khơng có đạo vua thì khơng có thế gian”. Ơng
khẳng định: “Người trong một nước đều là chủ tể của một nước để cạnh
tranh với các nước khác”, vì vậy “… nhân dân là quan trọng nhất, nhân dân
cịn thì nước cịn, nhân dân mất thì nước mất”. Theo đó, Phan Bội Châu
đưa ra khái niệm “Quốc dân” thay cho “thần dân”.
Theo Phan Bội Châu, “Quốc dân” gắn liền với dân chủ. Phan Bội
Châu cho rằng ở nước ta vào những năm đầu thế kỉ XX, từ “Quốc dân”
vẫn mang tính mới mẻ. Chúng ta chỉ biết khái niệm ấy khi tư tưởng dân
chủ tư sản thâm nhập vào nước ta. Thế nhưng, “Quốc dân” gắn liền với dân
chủ không phải là sản phẩm của sự “khai hoá văn minh” của thực dân
Pháp, mà là kết quả của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của
nhân dân ta. Ông viết: “Nào Lâm ấp, nào Chiêm Thành, nào Mên, nào Lạp,
nếu không dân ta xưa dắt đồn dắt đội, từ Bắc vào Nam, chải gió gội mưa,
trèo non vượt bể, khua nòi Chiêm, đuổi bầy Lạp, hốt mấy nghìn dặm non
sơng mà bỏ vào trong túi mình, thì cơ đồ gấm vóc sau này, chúng ta làm
sao trông thấy được. Suy thấu lẽ ấy mới biết rằng Quốc là Quốc của dân ta,
dân là ông chủ tiên chiếm của Quốc ta”.

16


Nói về quyền và vai trị của dân ta đối với đất nước một lần nữa
Phan Bội Châu chỉ rõ: “Trên dưới 4000 năm, trong ngoài ba mươi vạn dặm,
biết bao giấy máu, hột mủ tuôn đổ ra cung cấp cho nước đó, có một giọt
máu nào khơng phải của dân ta đâu? Vì vậy, nếu khơng có dân thì ai làm
nên nước? Nếu khơng có nước thời cịn q gì dân?”. Và ơng khẳng định:
“Linh hồn của nước là dân”, “khu xác thịt của dân là nước”. Như vậy, trong
tư tưởng của ơng, “Quốc dân” có nghĩa là dân làm chủ nước, đó chính là

quyền thiêng liêng nhất của dân. Chính vì lẽ đó, khơng thể tách rời nhân
dân với nước. Khi dân mất nước là dân sẽ mất tất cả, kể cả những quyền tối
thiểu của con người.
Khảo sát toàn bộ lịch sử nước ta từ đầu thế kỉ XX trở về trước, Phan
Bội Châu cho rằng, nước ta chỉ có “gia nơ” mà khơng có “Quốc dân”: “Gặp
Đinh thời làm nô với Đinh, gặp Trần thời làm nơ với Trần, gặp Lê - Lí thời
làm nơ với Lê – Lí, phận con hầu thằng ở, được địi miếng cơm thừa canh
thải thời đã lấy làm hớn hở vinh vang, tối tăm đứng đầu ruộng mới được
bát cơm ăn, suốt đêm ngồi trên bàn khung cửu mới có tấm áo mặc, mà
thoạt mở miệng ra thời chỉ nói rằng “cơm áo vua chúa”. Điều đó có nghĩa
là suốt thời kì phong kiến, dân ta khơng có quyền làm chủ đất nước. Cái
quyền ấy là quyền của vua chúa, còn dân chỉ biết phục tùng vua chúa một
cách mù quáng.
Trong suy nghĩ của Phan Bội Châu, thân phận “gia nô” mà người
dân nước ta phải gánh chịu trong suốt thời kì phong kiến là một sự bất
cơng, bởi lẽ điều ấy tráI với tư tưởng “dân vi quý” của Mạnh Tử và quan
điểm “dân vi bang bản” trong Kinh Thư.
Trên cơ sở đó, Phan Bội Châu tổng kết lịch sử ở hai vấn đề: Đó là,
tại sao dân ta mất nước vào nửa sau thế kỉ XX? Mất nước trách nhiệm
thuộc về ai?. Theo Phan Bội Châu mất nước không phải do ông vua này
hay ông vua kia, mà mất nước là do chế độ xã hội có vua quan. Ơng nói:
17


“Một là vua việc dân chẳng biết; hai là dân chỉ biết dân, mặc quân với
quốc, mặc thần với ai”. Đây chính là bước phát triển mới trong tư tưởng
cứu nước của Phan Bội Châu, trách nhiệm mất nước không thể quy về cá
nhân cụ thể.
Mặt khác, Phan Bội Châu cho rằng: “Dân thờ ơ để cho vua quan
muốn làm gì thì làm” do đó đến nơng nỗi mất nước. Vua khơng thực lịng

làm điều tốt đẹp cho dân, quan lại xu nịnh vua, đàn áp dân, “rồi dân đói dân
hàn mặc dân”. Vì thế, dù thế nào cũng phải thay đổi chế độ xã hội, bởi nếu
được nước mà dân vẫn như xưa thì cũng khơng phải là hạnh phúc của dân.
Tuy nhiên, Phan Bội Châu thấy rằng nếu chỉ kêu gọi lòng người, chỉ kêu
gọi người Pháp cải cách thì khơng thể được và qua q trình trải nghiệm
trong phong trào Cần Vương, Phan Bội Châu nhận ra một điều: đánh đuổi
thực dân Pháp không phải “một tay, một chân” là được mà phải có cuộc nổi
dậy của đơng đảo nhân dân trong cả nước, phải có sức mạnh của nhiều
người. Ông viết: “Việc làm cho nước nhà độc lập, vững mạnh không phải
một sớm một chiều mà thành công được, cũng không phải một tay một
chân mà làm nên, mà do tâm huyết của hàng vạn anh hùng vơ danh”.
Điều đó có nghĩa là, muốn khơi phục chủ quyền và địa vị của Quốc
dân thì phải có lực lượng. Do vậy, cách duy nhất để cứu nước là nhân dân
phải đồng lịng, đồng sức. Tư tưởng đồn kết dân tộc của Phan Bội Châu
xuất hiện từ đây. Khác với thế hệ trước, Phan Bội Châu cho rằng những
người đứng trên lãnh thổ Việt Nam xưa đứng về một phía cịn phía bên kia
là thực dân Pháp: “Cốt rằng người nước chung nhau một lòng”.
Với cách phân chia như vậy, Phan Bội Châu đã tiến hành đoàn kết
mười lớp người kể cả những người đã làm quan, làm cơng chức cho Pháp,
kể cả lính tập, bồi bếp, kể cả những phú hào giàu có đến những người
nghèo khổ vào khối đồn kết dân tộc. Ơng kêu gọi tất cả “Quốc dân” đồng
lịng, đồng tâm. Ơng hi vọng nhờ khối đoàn kết ấy, sự nghiệp chống Pháp
18


sẽ thành cơng. Từ việc hình thành khối đồn kết dân tộc, Phan Bội Châu
chủ trương đoàn kết quốc tế, đoàn kết những dân tộc “đồng bệnh” để chống
kẻ thù chung.
Hạn chế của Phan Bội Châu là ở chỗ ông đã đồng nhất người Việt
Nam ai cũng yêu nước như nhau. Tuy vậy, ông đã chỉ ra con đường cứu

nước cho dân tộc ta, dân tộc muốn đòi quyền quốc dân đã mất trước hết
phải có ý thức về quyền quốc dân. Để làm được điều đó, Phan Bội Châu đã
kêu gọi toàn dân ta phải dành lấy quyền làm chủ của dân với nước. Theo
đó, Phan Bội Châu yêu cầu mỗi con người phải tự thức tỉnh được thực
trạng vong quốc của đất nước.
Để khắc phục được những hạn chế của quốc dân, dân tộc phải tự đổi
mới (Phan Bội Châu gọi là “tự tân”). Bởi theo ơng, có “tự tân” thì mới có
“tự cường”, mới có sức mạnh để chiến thắng bản thân và chiến thắng kẻ
thù. Tinh thần đổi mới theo quan điểm của Phan Bội Châu gồm 6 điểm:
1.

Đổi mới ý chí thái độ, nâng cao chí tiến thủ.

2.

Đổi mới cách sống, đổi mới quan hệ, tăng cường tinh thần thương

mến tin yêu nhau.
3.

Đổi mới hành động nghề nghiệp.

4.

Đổi mới tinh thần trách nhiệm đối với dân, nước.

5.

Đổi mới sự nghiệp công đức.


6.

Đổi mới nhận thức và đổi mới thực hành, mối quan hệ giữa lẽ

sống và cái chết; đổi mới quan hệ giữa tri và hành; danh và lợi; hoạ và
phúc.
Theo Phan Bội Châu, ta phải tự mài “gương tri thức ta” cho trong, ta
phải tự khêu “đèn tri thức ta” cho sáng, ta phải tự biết, tự mình suy nghĩ, tự

19


mình làm, ta phải biết “tự tân” để “tự tồn”, ta phải biết tự trọng, tự chủ, tự
bán “cái dã man”, tự mua “cái văn minh trong tuỷ”.
Với tư tưởng ấy, Phan Bội Châu muốn gửi gắm kì vọng của ông vào
các thế hệ người Việt Nam: hãy bằng chính sức mình đưa đất nước ta lên
hàng “Quốc dân cao đẳng”.
Tóm lại, nếu lịch sử tư tưởng Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ
XX là giai đoạn chuyển tiếp về tư tưởng, thì tư tưởng về “Quốc dân tự lập”
của Phan Bội Châu là một trong những tư tưởng thể hiện được tính chuyển
tiếp ấy. Thơng qua đó, Phan Bội Châu đã nói lên khát vọng của cả dân tộc
về nền độc lập, tự do, dân chủ và vai trị to lớn của người dân trong cơng
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cũng như canh tân đất nước.
2. Quan điểm của Phan Bội Châu về vấn đề chủ quyền, quân chủ và
dân chủ
Chủ quyền là quyền làm chủ của một nước trong các quan hệ đối nội
và đối ngoại. Đặt trong hoàn cảnh một dân tộc bị mất nước Phan Bội Châu
cho rằng chủ quyền của một nước là sự độc lập, tự chủ. Ông viết: “Điều
quan trọng của nước là ở chủ quyền, điều quan trọng của chủ quyền là ở
độc lập… ý nghĩa chữ độc lập của Châu Âu là nói nước đối với nước, thì

nước mình với nước ngồi khơng phải ỷ vào nhau, nước ngồi với nước
mình khơng dám can thiệp lẫn nhau”.
Muốn có độc lập dân tộc, có chủ quyền cho nhân dân thì phải làm
cách mạng giải phóng dân tộc ra khỏi ách xâm lược, áp bức bóc lột của
thực dân Pháp. Về vấn đề này, Phan Bội Châu đã tỏ ra không mệt mỏi, liên
tục kêu gọi, tổ chức nhân dân cả nước đứng lên chống kẻ thù. Ông đã viết
rất nhiều tác phẩm thơ văn tuyên truyền yêu nước trong thời gian này như:
Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Tân Việt Nam, Sùng bái giai
nhân, Việt Nam quốc sử khảo…

20



×