Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Triết học nho giáo phương đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.51 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHO GIÁO...................2
1.1. Lịch sử hình thành Nho giáo...........................................................2
1.2. Đặc điểm của Nho giáo.....................................................................3
1.3. Quan điểm về Bản tính thiện của con người..................................8
CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN
HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM.........................................................................9
2.1. Quá trình xâm nhập của nho giáo vào xã hội Việt Nam...............9
2.2. Những ảnh hưởng trong quá trình gây dựng và phát triển.......15
2.2.1. Ảnh hưởng của Nho giáo trước Cách mạng tháng 8.................15
2.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực...................................................................17
2.3. Ảnh hưởng của nho giáo đến cuộc sống hiện đại........................18
2.3.1. Nho giáo dần mất đi sức ảnh hưởng..........................................18
2.3.2. Vấn đề con người......................................................................19
2.3.3. Trong các mối quan hệ..............................................................20
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................24


PHẦN I: MỞ ĐẦU
Trung Hoa cổ đại là một trong những trung tâm văn hóa, khoa học và
triết học cổ xưa, phong phú và rực rỡ nhất không chỉ của nền văn minh
phương Đông mà của cả nhân loại.
Trong thời kỳ này xuất hiện nhiều trường phái triết học khác nhau và
Nho giáo có một vị thế hết sức to lớn trong đời sống xã hội Trung Quốc trong
nhiều thế kỷ. Nho giáo như là một thành tố văn hóa góp phần làm phong phú
văn hóa Trung Quốc vốn được hình thành trên nền tảng của văn hóa Hán cùng
với sự giao lưu tiếp xúc văn hóa với các tộc người khác. Tuy nhiên, trong suốt
chiều dài lịch sử mấy ngàn năm của Trung Quốc, Nho giáo được nhìn nhận
hết sức khác nhau: có những giai đoạn lịch sử, người ta đề cao Nho giáo, coi


đó như là chuẩn mực để xây dựng đời sống xã hội, lại có thời gian, người ta
phê phán, bài bác, thậm chí phủ nhận Nho giáo. Đương nhiên, khi đã coi Nho
giáo như là một học thuyết thì việc xem xét, đánh giá trong các giai đoạn lịch
sử cũng là việc làm bình thường.
Một thuở sĩ phu Việt Nam từng xem Khổng Mạnh, Hán Nho, Tống
Nho “ba vì” của Nho giáo, sau đó khơng có đỉnh nào cao hơn. Nho giáo đã trở
thành tư tưởng, văn hố, in đậm dấu ấn của mình lên lịch sử của một nửa châu
Á trong suốt hai nghìn năm qua, và cho đến tận hôm nay, dù tự giác hay
khơng tự giác, dù đậm hay nhạt, có khoảng một tỷ rưỡi con người đang chịu
ảnh hưởng học thuyết Nho gia, học thuyết này đã trở thành cốt lõi của cái mà
ta gọi là văn hóa phương Đơng. Dĩ nhiên, nó có những hạn chế nhất định,
trước hết là những hạn chế của thời đại, nhưng những tích cực, đóng góp của
nó cho phép biện chứng duy vật, tuy mộc mạc đơn sơ. Do đó,đề tài này tơi sẽ
nghiên cứu về “ Triết học nho giáo phương đông”


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHO GIÁO
1.1. Lịch sử hình thành Nho giáo
Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, với sự đóng góp đặc biệt
của Chu Cơng Đán, cịn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc,
Khổng Tử (sinh năm 551 trước công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu
Cơng, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà
người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho giáo.
Cũng giống như nhiều nhà tư tưởng khác trên thế giới như Thích Ca Mầu Ni,
Giê-xu,... người đời sau khơng thể nắm bắt các tư tưởng của Khổng tử một
cách trực tiếp mà chỉ được biết các tư tưởng của ông bằng các ghi chép do các
học trị của ơng để lại. Khó khăn nữa là thời kỳ "đốt sách, chơn Nho" của nhà
Tần, vào khoảng hai trăm năm sau khi Khổng Tử qua đời, khiến cho việc tìm
hiểu tư tưởng gốc của Khổng Tử càng khó khăn. Qua q trình nghiên cứu

tìm hiểu về lịch sử hình thành Nho giáo chia làm ba giai đoạn như sau:
a)

Nho giáo nguyên thủy: Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định,

hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ,
Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên
chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh. Sau khi Khổng Tử mất,
học trị của ơng tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất
sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà
soạn ra sách Đại học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi
là Tử Tử viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các
tư tưởng mà sau này học trị của ơng chép thành sách Mạnh Tử. Từ Khổng Tử
đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền
Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng-Mạnh". Từ đây mới
hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật,


nội dung của nó cịn được gọi là Nho học; cịn Nho giáo mang tính tơn giáo.
Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành giáo
chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành.
b)

Hán Nho: Đến đời Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào

Lễ Ký. Hán Vũ Đế đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm cơng cụ
thống nhất đất nước về tư tưởng. Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng
chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm.
Nho giáo thời kỳ này được gọi là Hán Nho. Điểm khác biệt so với Nho giáo
nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là

con trời, dùng "lễ trị" để che đậy "pháp trị".
c)

Tống Nho: Đến đời Tống, Đại Học, Trung Dung được tách ra

khỏi Lễ Ký và cùng với Luận ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ Tứ Thư. Lúc đó,
Tứ Thư và Ngũ Kinh là sách gối đầu giường của các nhà Nho. Nho giáo thời
kỳ nay được gọi là Tống nho, với các tên tuổi như Chu Hy (thường gọi là Chu
Tử), Trình Hạo, Trình Di. (Ở Việt Nam, thế kỷ thứ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm
rất giỏi Nho học nên được gọi là "Trạng Trình"). Phương Tây gọi Tống nho là
"Tân Khổng giáo". Điểm khác biệt của Tống nho với Nho giáo trước đó là
việc bổ sung các yếu tố "tâm linh" (lấy từ Phật giáo) và các yếu tố "siêu hình"
(lấy từ Đạo giáo) phục vụ cho việc đào tạo quan lại và cai trị.
1.2. Đặc điểm của Nho giáo
Nho giáo có rất nhiều điểm mâu thuẫn, nếu chưa tính đến Nho giáo các
đời sau, Nho giáo nguyên thủy chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn về ngun tắc.
Ví dụ: Khổng Tử nói "dân làm gốc" nhưng lại gọi dân là "tiểu nhân". Việc tìm
ra các đặc điểm của Nho giáo để giải thích các mâu thuẫn đó địi hỏi phải
nghiên cứu về q trình hình thành Nho giáo, tức là đi nghiên cứu về nguồn
gốc của Nho giáo. Có thể nói, Nho giáo là sản phẩm của hai nền văn hóa: văn
hóa du mục phương Bắc và văn hóa nơng nghiệp phương Nam. Chính vì thế
Nho giáo mang đặc điểm của hai loại hình văn hóa này.


a) Tính du mục phương Bắc được thể hiện ở trong Nho giáo như sau:


Tính "quốc tế" là một trong những đặc tính khác biệt của văn hóa

du mục so với văn hóa nơng nghiệp. Tính quốc tế trong Nho giáo thể hiện ở

mục tiêu cao nhất của người quân tử là "bình thiên hạ". Bản thân Khổng Tử
đã nhiều lần rời bỏ nước Lỗ, quê hương ông để đi tìm minh chủ. Đối với
người quân tử, việc tìm được một minh quân quan trọng hơn việc làm gì cho
đất nước của mình. Trong các truyền thuyết và văn học Trung Hoa, việc các
nhân tài thay đổi minh chủ là điều rất thường thấy. Đó cũng là một trong
những ảnh hưởng của Nho giáo.


Tính "phi dân chủ" và hệ quả của nó là tư tưởng "bá quyền", coi

khinh các dân tộc khác, coi mình là trung tâm cịn "tứ di" xung quanh đều là
"bỉ lậu" cả. Khổng Tử nói: "Các nước Di, Địch, dù có vua nhưng cũng khơng
bằng Hoa Hạ (Trung Hoa) khơng có vua". Tính phi dân chủ còn được thể hiện
ở chỗ coi thường người dân, đặc biệt là phụ nữ. Khổng Tử gọi dân thường là
"tiểu nhân", đối lập với người "quân tử". Còn đối với phụ nữ, ơng nói: "Chỉ
hạng đàn bà và tiểu nhân là khó dạy. Gần thì họ nhờn, xa thì họ ốn".


Tính "trọng sức mạnh" được thể hiện ở chữ "Dũng", một trong

ba đức mà người quân tử phải có (Nhân - Trí - Dũng). Tuy nhiên ơng cũng
nhận ra điều nguy hiểm: "Kẻ nào có dũng mà ghét cảnh bần hàn tất làm loạn".


Tính "ngun tắc" được thể hiện ở học thuyết "chính danh". Tất

cả phải có tơn ti, tất cả phải làm việc theo đúng bổn phận của mình.
b) Tính nơng nghiệp phương Nam được thể hiện trong Nho giáo như
sau:



Tính "hài hịa" là một đặc tính của văn hóa nơng nghiệp, trái

ngược với tính trọng sức mạnh của văn hóa du mục. Biểu hiện cho tính hài
hịa là việc đề cao chữ "Nhân" và nguyên lý "Nhân trị". Khổng Tử từng nói:
"Về cái mạnh của phương Nam ư? Hay cái mạnh của phương Bắc ư?. Khoan


hịa mềm mại để dạy người, khơng báo thù kẻ vô đạo - ấy là cái mạnh của
phương Nam, người qn tử ở vào phía ấy. Xơng pha gươm giáo, dầu chết
không nản, ấy là cái mạnh của phương Bắc - kẻ mạnh ở vào phía ấy" (sách
Trung Dung).


Tính "dân chủ" là đặc tính khác biệt với văn hóa du mục. Khổng

Tử nói: "Dân là chủ của thần, vì thế thánh nhân xưa lo cho việc dân rồi mới lo
việc thần" (Kinh Xn Thu). Ơng cịn nói: "Phải làm trước những cơng việc
của dân, phải khó nhọc vì dân" (sách Luận ngữ). Tính dân chủ cịn được thể
hiện ở cách cư xử "trung dung" trong "ngũ luân". Trong các quan hệ đó, đều
thể hiện tính hai chiều, bình đẳng: Vua sáng, tôi trung; cha hiền, con hiếu; anh
tốt, em nhường; bạn bè tin cậy.


Tính coi trọng văn hóa tinh thần (thi, thư, lễ, nhạc) thể hiện nhiều

trong Kinh Thi. Tính "trọng văn" cũng ngược lại với tính "trọng võ" của văn
hóa du mục.
c) Tính thay đổi của các đặc điểm theo thời gian của Nho giáo:
Việc đồng thời dựa vào hai nền văn hóa đối lập nhau, đó là văn hóa du

mục và văn hóa nơng nghiệp trong một hồn cảnh xã hội đầy biến động như
thời Xuân Thu khiến cho tư tưởng của Khổng Tử không tránh khỏi các giằng
co dẫn đến sự đụng đầu của hai nền văn hóa trong nho giáo, khiến cho Nho
giáo nguyên thủy chứa đầy mâu thuẫn.


Mâu thuẫn đầu tiên là mâu thuẫn về thái độ đối với người dân.

Văn hóa du mục trọng sức mạnh, trọng người quân tử, lấy người quân tử để
đối lập với kẻ tiểu nhân - người dân thường. Trong khi văn hóa nơng nghiệp
lại coi trọng dân, lấy dân làm chủ, "dân là chủ của thần".


Mâu thuẫn tiếp theo là mâu thuẫn giữa "lễ trị" (pháp trị) của văn

hóa du mục với "nhân trị" của văn hóa nơng nghiệp. Khổng Tử nói nhiều đến
"lễ trị", ơng vận động các nước chư hầu duy trì cái "lễ" của nhà Tây Chu: "Ta


học lễ nhà Chu, hiện đang ứng dụng; ta theo nhà Chu" (sách Trung Dung).
Học trị thường được ơng kể rằng: "Nằm mộng thấy Chu Công". Nhưng dần
dần, Khổng Tử chuyển từ "lễ" sang "nhân", nhập "nhân" vào với "lễ" và còn
đi xa hơn, coi "nhân" làm gốc của "lễ nhạc": "Khơng có nhân thì lễ để làm gì?
Khơng có nhân thì nhạc để làm gì?" (sách Luận Ngữ).
Chính sự mâu thuẫn nội tại trong Nho giáo nguyên thủy là nguyên nhân
gây ra "tấn bi kịch" lớn nhất của Nho giáo: cái Nho giáo mà Khổng Tử tốn
bao công xây dựng vừa có thể nói là thất bại, lại vừa có thể nói là thành cơng.
Thất bại bởi lẽ, trong khi các bậc đế vương phương Bắc với truyền
thống "trọng võ", quen "pháp trị" và chuyên chế bằng vũ lực thì Khổng Tử lại
nên cao "trọng văn", dùng "nhân trị", thu phục bằng nhân tâm. Nên khi sinh

thời, Khổng Tử muốn làm quan nhưng hầu như không được ai dùng. Về già,
một lần ơng tiên đốn về sự suy tàn của đạo mình: "Chim phượng chẳng đến,
bức đồ chẳng hiện trên sơng Hồng Hà, ta hết hi vọng rồi" (sách Luận ngữ).
Sau khi Khổng Tử chết, năm 246 trước công nguyên, vua Tần là Doanh
Chính dùng vũ lực thống trị thiên hạ xưng là Tần Thủy Hồng đế, áp dụng
chính sách cai trị bằng pháp luật, độc đốn hồn tồn trái ngược với các chủ
trương của Nho giáo và dẫn đến hành động "đốt sách, chôn Nho" nổi tiếng.
Thành công là bởi lẽ, sau khi Tần Thủy Hoàng chết, nhà Tần sụp đổ,
Hán Cao Tổ là Lưu Bang đã rút ra được một số kinh nghiệm của nhà Tần mà
bớt đi phần hà khắc mà trưng dụng trí thức. Nhưng phải đến Hán Vũ Đế, theo
lời khuyên của Đổng Trọng Thư thì Nho giáo mới được đưa lên địa vị quốc
giáo. Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến
Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Khơng những thế, nó cịn được truyền bá
khắp miền Đông Á. Khổng Tử được tôn lên bậc thánh, trên thế giới tên tuổi
của ông không ai không biết.


Tuy nhiên sự thành cơng đó khơng phải là điều mà Khổng Tử trơng đợi
bởi vì cái Nho giáo mà Khổng Tử tạo ra hoàn toàn thất bại mà thay vào đó,
cũng cái tên Nho giáo đó nhưng với nội dung khác hẳn đã được đề cao. Nói
chính xác hơn, hầu hết các đặc điểm nông nghiệp trong Nho giáo nguyên thủy
bị loại bỏ và bị thay thể bằng các đặc điểm du mục. Đến Hán nho, nhà Hán
chủ trương "dương đức", "âm pháp", hay còn gọi là "ngoại Nho, nội pháp",
tức là chủ trương nhân trị chỉ còn là hình thức mà thực chất là pháp trị. Hán
Vũ đế giao cho nhóm người do Lưu Hâm cầm đầu, cải tạo và biến đổi Nho
giáo để phục vụ vương triều. Nhóm của Lưu Hâm làm ba việc:


Hạ thấp nhân trị, đề cao lễ trị. Vì nhân trị là cốt lõi của Khổng


Tử nên họ khơng thể loại bỏ hồn tồn mà dùng nhân trị như một cái vỏ bao
bọc lễ trị.


Loại bỏ tính dân chủ của Nho giáo ngun thủy. Dân là chủ bị lờ

đi mà thay vào đó họ đề cao "trời", tạo ra thuyết "thiên mệnh". Vua là "thiên
tử" (con trời), không nghe theo vua là phản lại trời. "Ngũ luân" trong Nho
giáo nguyên thủy được rút gọn thành "tam cương": vua-tôi, cha-con, vợchồng. Quan hệ "trung dung" trong ngũ luân được chuyển thành quan hệ một
chiều duy nhất được tóm gọn trong bốn chữ "trung-hiếu-tiết nghĩa". Bề tôi
phải tuyệt đối phục tùng vua, con phải tuyệt đối nghe lời cha, vợ phải tuyệt
đối phục tùng chồng, đó là những mối quan hệ hết sức phi nhân bản: "Vua
bảo tôi chết, tôi không chết là tôi bất trung; cha bảo con chết, con không chết
là con bất hiếu". Cịn trách nhiệm của vợ đối với chồng thì được diễn đạt bằng
ba cơng thức được gọi là tam tịng: "Ở nhà theo cha, lấy chống theo chồng,
chồng chết theo con trai".


Hạn chế vài trị của văn hóa sao cho có lợi cho chế độ phong

kiến. Quan hệ nam nữ bị giới hạn một cách quá đáng: "nam nữ thụ thụ bất
thân". Đề cao nam, hạ thấp nữ: "nam tôn, nữ ti", "dương thiện, âm ác".


Đến Tống Nho, Nho giáo lại tự hoàn thiện thêm một lần nữa bằng cách bổ
sung thêm các yếu tố tâm linh từ Phật giáo và các yếu tố siêu hình từ Đạo
giáo với các tên tuổi như Chu Hy, Trình Hạo, Trình Di.
Như vậy, Khổng giáo hồn tồn thất bại. Trước khi chết, Khổng Tử rất
u buồn bởi lẽ ông hiểu rằng, hút nhụy một phần từ văn minh nơng nghiệp,
Nho giáo mang tính nhân bản của ơng chỉ thích hợp trong phạm vi làng xã.

Cịn để phục vụ trong phạm vi quốc gia thì cần phải có một triết lý có tính
pháp luật cao hơn, và Hán nho đã hoàn thành xuất sắc điều này.
1.3. Quan điểm về Bản tính thiện của con người
Nói về lịch sử hình thành và phát triển của triết học phương Đông cổ
trung đại chúng ta không thể không nhắc tới triết học Trung Quốc cổ trung
đại. Có thể nói, nét nổi bật trong triết học Trung quốc cổ, trung đại là vấn đề
về con người và xây dựng con người. Đây là một trong những tư tưởng lớn và
mang tính nhân văn rất sâu sắc trong triết học Trung Quốc. Tính nhân văn là
tổng hợp cách sống cách cư sử, cách học, cách suy nghĩ, cách giao tiếp, lịch
sử, truyền thống, tôn giáo, tâm linh, của con người trong thời hiện tại. Qua
quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về giá trị nhân văn trong hệ thống tư tưởng
triết học Nho giáo, tôi nhận thấy, Bản tính thiện của con người là một trong
những tư tưởng triết học Nho giáo có giáo trị nhân văn sâu sắc. Bản tính thiện
của con người được thể hiện rất rõ trong các hệ tư tưởng của các nhà Nho
trung quốc thời kỳ cổ, trung đại.
Bản tính con người là vấn đề lớn khi nghiên cứu về con người. Khi bàn
về bản tính con người, triết học Trung Hoa thời kỳ cổ trung đại có ba quan
điểm lớn: Quan điểm của Pháp gia: Mở đầu từ Tuân Tử, Hàn Phi Tử cho
rằng: Bản tính con người là ác, thể hiện qua bốn nội dung là tham, vị kỷ, cầu
lợi và tránh hại cho bản thân mình. Thứ hai, quan điểm của Đạo gia: Ban đầu
từ Lão Tử (Thời Đông Thu) đến Trang Tử (Thời Chiến Quốc) cho rằng bản
tính con người là tự nhiên, tức là khơng thiện cũng không ác. Thứ ba, quan


điểm của Nho gia: Mở đầu là Khổng tử đến Mạnh Tử và Đổng Trọng Thư
(thời Hán) cho rằng bản tính con người là thiện. Trong phạm vi đề tại tơi xin
phép nghiên cứu về bản tính thiện của con người trong tư tưởng triết học Nho
giáo, cụ thể qua hai nhà tư tưởng lớn là Khổng Tử và Mạnh Tử.
CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG
VĂN HĨA XÃ HỘI VIỆT NAM

2.1. Q trình xâm nhập của nho giáo vào xã hội Việt Nam
Nho giáo vào Việt Nam từ thế kỷ I TCN; khi ở Trung Quốc nhà Tây
Hán đã đánh bại tập đoàn phong kiến họ Triệu và giành lấy quyền thống trị
đất Giao Châu. Nhưng, trong suốt một ngàn năm Bắc thuộc, ảnh hưởng của
Nho giáo ở Việt Nam còn rất hạn chế. Đa phần sự ảnh hưởng đó chỉ có ở các
đơ thị, gắn liền với sinh hoạt của những viên quan cai trị và một bộ phận
những người bản xứ giúp việc cho những quan cai trị đó. Có thể nói, ở Việt
Nam lúc bấy giờ, Nho giáo là công cụ thống trị của chính quyền đơ hộ và
phục vụ cho chính quyền đô hộ. Mặt khác, sự truyền bá Nho giáo cùng với
việc phổ biến chữ Hán đã đưa tới Việt Nam một kho tàng tri thức về xã hội và
tự nhiên, đó là nền văn học, sử học, triết học, thiên văn học và y học của
người Trung Hoa cổ đại. Lúc đó, ảnh hưởng của Nho giáo chưa vượt khỏi
phạm vi của các thị trấn để đến với các vùng dân cư rộng lớn của đồng bằng
và trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Nhân dân ở các làng xã chưa thực sự
tiếp thu những nguyên tắc của Nho giáo. Phải đến thế kỷ X, sau chiến thắng
Bạch Đằng vĩ đại của Ngô Quyền, khi dân tộc Việt Nam bước sang kỷ
nguyên độc lập, tự chủ và thực sự bắt tay vào xây dựng nền văn minh Đại
Việt trong khuôn khổ của một nhà nước phong kiến quân chủ tập quyền, thì
xã hội Việt Nam lúc này mới đặt ra những yêu cầu đối với sự tồn tại và phát
triển của Nho giáo ở Việt Nam.
Trước hết là về yêu cầu xây dựng và tổ chức bộ máy nhà nước phong
kiến trung ương tập quyền lớn mạnh, yêu cầu củng cố trật tự đã bước đầu ổn


định của một xã hội phong kiến và thực hiện thống nhất đất nước. Bởi vì, xã
hội có ổn định, đất nước có thống nhất thì mới có điều kiện phát triển kinh tế
và văn hóa. Trong hồn cảnh vừa giành được độc lập và muốn giữ vững nền
độc lập ấy, Việt Nam lúc đó rất cần phải có một nhà nước phong kiến tập
quyền lớn mạnh để thực hiện sự thống nhất quốc gia, tiến hành xây đắp các
công trình thủy lợi và nhất là, để động viên, tổ chức và chỉ đạo những cuộc

chiến tranh giữ nước khi có nạn ngoại xâm. Vì quyền lực của nhà nước đó
nằm trong tay nhà vua, nên chữ “trung” của Nho giáo cần được tiếp thu để
củng cố quyền lực của nhà vua. Ngay từ thời Lý – Trần, trung với vua khơng
tách rời trung với nước, vì đó là những ông vua thực sự điều hành cuộc chiến
tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam đi đến thắng lợi. Ở Việt Nam, “trung”
thường gắn với “nghĩa” nhằm đề cao trách nhiệm của con người đối với Tổ
quốc, quê hương, làng xóm. Cũng chính vì thế, trong Hịch tướng sĩ, Trần
Quốc Tuấn thường gắn “trung” với “nghĩa”. Hơn nữa, nếu nhà nước phong
kiến tập quyền muốn trở nên hùng mạnh thì phải quan tâm đến con người, đến
nhân dân và do đó, “nghĩa” khơng tách rời “nhân”. Ngọn cờ nhân nghĩa là để
“yên dân”, để giải phóng nhân dân khỏi áp bức của quân xâm lược.
Trong thời kỳ phong kiến, Nho giáo ở Việt Nam đã đáp ứng được yêu
cầu phát triển của nền kinh tế tiểu nông gia trưởng. Dù là ruộng điền trang
thái ấp của quý tộc, ruộng của địa chủ, ruộng công của làng xã hay ruộng tư
của người nông dân, tất cả đều được canh tác trong khn khổ của một nền
sản xuất nhỏ, lấy gia đình làm đơn vị. Nhưng, gia đình Việt Nam phổ biến là
những gia đình nhỏ từ hai đến ba thế hệ, rất ít khi có gia đình lớn bốn, năm
thế hệ như ở Trung Quốc. Trong gia đình nhỏ, quan hệ vợ chồng là cái trục
chính. Người chồng, hay người cha ở cương vị gia trưởng, điều hành mọi
công việc trong gia đình, trước hết là việc lào động kiếm sống của gia đình.
Do đó, khái niệm “nghĩa” cũng được đề cao như khái niệm “hiếu”.


Sau nữa, Nho giáo còn đáp ứng nhu cầu phát triển văn hoá và giáo dục
của nước Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Nó thoả mãn yêu cầu tuyển dụng
nhân viên cho bộ máy quan liêu của nhà nước phong kiến bằng việc đào tạo
ra hàng loạt những Nho sĩ có bằng cấp. Những Nho sĩ này khơng những phục
vụ trong bộ máy nhà nước, mà còn tham gia thúc đẩy các hoạt động tư tưởng,
văn hoá của đất nước, như sáng tác văn học nghệ thuật, biên soạn quốc sử,
phát triển y học và bàn luận về các vấn đề chính trị, pháp luật. Trong khi đó,

Phật giáo với cơ chế hoạt động và tổ chức đào tạo của nó đã khơng đáp ứng
được những u cầu nói trên của xã hội phong kiến Việt Nam.
Do đáp ứng được những yêu cầu khách quan của xã hội Việt Nam như
trên đã nói, nên ngay từ thời Lý – Trần, Nho giáo đã đóng vài trị là cơ sở tư
tưởng của việc xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền, quản lý xã hội và
hoạch định chính sách của triều đình phong kiến. Mặc dù xã hội thời Lý Trần rất tôn sùng đạo Phật, nhưng căn cứ lý luận để xây dựng và phát triển
hai triều đại này lại là những nguyên lý của Nho giáo. Từ những lời phát biểu
của Đào Cam Mộc nhằm đưa Lý Công Uẩn lên ngôi đến Chiếu dời đô của Lý
Công Uẩn, Chiếu nhường ngơi cho Trần Cảnh của Lý Chiêu Hồng đều lấy
những nguyên lý trong kinh điển của Nho giáo làm căn cứ. Những văn kiện
quan trọng có liên quan đến việc phát động chiến tranh giữ nước, như bài văn
Lộ Bố khi đánh Tống của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc
Tuấn, Bình Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi, v.v. thường sử dụng một số khái
niệm của Nho giáo.
Trên phương diện văn hoá - giáo dục, ngay từ thời Lý, khi được coi
trọng và giữ vị trí là nền giáo dục chính thức của nhà nước phong kiến, Nho
học đã thể hiện rõ vài trò của một nền giáo dục có cơ chế, bài bản và đầy sức
sống. Do đó, nó đã tạo ra một bước tiến vượt bậc về nội dung giáo dục, cũng
như về mặt tổ chức và thực thi việc giáo dục và thi cử. Sang thời Trần, nhờ sự
phát triển của nền giáo dục Nho học mà tầng lớp Nho sĩ ngày càng đông đảo.


Họ tích cực tham gia chính sự, cũng như tham gia vào các hoạt động văn hoá
nghệ thuật, học thuật và tư tưởng đương thời. Chính vì thế, lúc bấy giờ, Nho
giáo đã thực sự thúc đẩy các hoạt động văn hố của nước Đại Việt tiến lên
phía trước.
Khác với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo đến nhà nước phong
kiến, ảnh hưởng của Nho giáo đối với gia đình, dịng họ và làng xã Việt Nam
diễn ra chậm hơn. Trong thời Lý - Trần, ảnh hưởng đó cịn mờ nhạt. Các
thành viên của gia đình, dịng họ và làng xã còn chịu ảnh hưởng nặng của

những giá trị đạo đức truyền thống và một phần của những giá trị đạo đức
Phật giáo. Phải đến thế kỷ XV, khi Nho giáo được độc tơn, thì nhà nước
phong kiến và các Nho sĩ mới áp đặt được những quy phạm đạo đức của Nho
giáo xuống các gia đình, dịng họ và làng xã thông qua các điều luật, các chỉ
dụ, các huấn điều và những quy ước về nghi lễ, như tang lễ, hôn lễ.
Song, lý thuyết xây dựng chế độ quân chủ tập quyền và quản lý xã hội
của Nho giáo cũng có nhiều hạn chế. Bởi vậy, ở Việt Nam, Nho giáo được
độc tôn chưa đầy một thế kỷ, xã hội đã loạn lạc, các tập đoàn phong kiến nổi
lên tranh quyền, đoạt vị suốt ba thế kỷ tiếp đó. Niềm tin vào Nho giáo, nhất là
vào đức trung quân của Nho giáo, đã giảm dần. Nhưng, trong ba thế kỷ này,
các tập đoàn phong kiến vẫn dùng Nho giáo làm vũ khí tư tưởng để trị nước.
Lúc ấy, quyền lực trong xã hội vẫn thuộc về những người đứng đầu các tập
đoàn phong kiến, nên dù đức trung qn có bị giảm sút thì nó vẫn được sử
dụng để củng cố uy quyền của các vị vua, chúa mới nổi lên.
Vào các thế kỷ XVII và XVIII, việc học hành và thi cử của Nho học
tuy có những nét tiêu cực, nhưng cũng chính nền giáo dục Nho học lúc bấy
giờ đã sản sinh ra những nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học và y học kiệt xuất,
như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác, Ngơ Thì
Nhậm, v.v..


Bước sang thế kỷ XIX, trước sự phát triển và thâm nhập của chủ nghĩa
tư bản vào các nước châu Á lạc hậu, cùng sự làn toả trên phạm vi toàn thế
giới của nền văn minh phương Tây, chế độ phong kiến Việt Nam thời Nguyễn
và hệ tư tưởng của nó là Nho giáo trở nên lỗi thời. Do đó, nhà nước phong
kiến triều Nguyễn đã trở thành lực cản sự phát triển của xã hội Việt Nam. Nó
đẩy xã hội Việt Nam vào cảnh nghèo nàn, lạc hậu, không đủ sức chống lại sự
xâm lăng của chủ nghĩa đế quốc. Còn Nho giáo, do là hệ tư tưởng nhằm bảo
vệ cái chế độ phong kiến suy tàn ấy nên tất nhiên nó có tính phản động, đi
ngược lại xu thế phát triển của lịch sử. Lúc này, Nho giáo đã bộc lộ rõ rệt

những nhược điểm và yếu kém của nó. Các nhà chủ trương cải cách ở Việt
Nam, đứng đầu là Nguyễn Trường Tộ, đã phê phán những mặt lạc hậu và yếu
kém của Nho giáo không những trên phương diện chính trị, như tổ chức nhà
nước, củng cố quốc phòng, mà cả trên phương diện kinh tế, tài chính, nhất là
trên phương diện văn hố, giáo dục. Như vậy, ở thế kỷ XIX, Nho giáo đã cản
trở sự phát triển của xã hội Việt Nam không những trên phương diện chính trị
- văn hố, mà cả trên phương diện kinh tế - xã hội. Trong cuộc kháng chiến
chống Pháp ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, những kỷ cương của xã hội
theo chuẩn mực của Nho giáo đã khơng cịn sức hấp dẫn và khơng có sức
thuyết phục nhân dân trong cuộc chiến đấu với quân xâm lược.
Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, xã hội Việt Nam đã trở
thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Cùng với đó, văn hố phương Tây và
hệ tư tưởng tư sản tràn vào Việt Nam. Đồng thời, nền giáo dục Nho học bị bãi
bỏ. Nho giáo ở Việt Nam tiếp tục suy tàn và đổ vỡ. Tuy nhiên, bọn thực dân
Pháp thống trị vẫn muốn duy trì ở nước ta những quan hệ phong kiến và
những yếu tố của hệ tư tưởng phong kiến để củng cố chế độ thuộc địa. Vì thế,
thực dân Pháp đã sử dụng Nho giáo vào việc cai trị dân bản xứ.
Nhìn chung, dưới thời Pháp thuộc, Nho giáo vẫn để lại những ảnh
hưởng tiêu cực của nó trong sinh hoạt văn hố và trong lĩnh vực chính trị - xã


hội. Đạo trị nước và đạo làm người của Nho giáo khơng giúp được gì cho sự
chuẩn bị của Cách mạng Tháng Tám. Chính vì thế, bản Đề cương văn hố của
Đảng Cộng sản Đơng Dương do đồng chí Trường Chinh khởi thảo năm 1943
đã nhấn mạnh việc cần phải đấu tranh về học thuyết tư tưởng nhằm đánh tan
những quan điểm sai lầm của triết học Khổng - Mạnh.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã làm cho Nho giáo ở Việt Nam suy sụp
hoàn toàn cùng với sự sụp đổ của chế độ phong kiến nửa thuộc địa. Từ đây,
có thể nói, trên bình diện là một vũ khí tư tưởng của giai cấp thống trị và trên
bình diện là một tơn giáo với những nghi lễ cung đình phức tạp, Nho giáo

khơng cịn tồn tại nữa. Nhưng, trong xã hội Việt Nam kể từ sau Cách mạng
Tháng Tám, tàn dư và “âm hồn” của Nho giáo vẫn còn sống một cách dai
dẳng trong các quan hệ xã hội, trong sự ứng xử giữa người và người, trong
phong tục tập quán và cả trong những nghi thức thờ cúng tín ngưỡng cổ
truyền của dân tộc.
Ngày nay, nhân dân Việt Nam đang thực hiện cơng cuộc cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước trong khn khổ của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Song, những tàn dư và “âm hồn” của Nho giáo vẫn
tiếp tục tồn tại ở Việt Nam và tác động vào đời sống xã hội theo cả hướng tích
cực lẫn tiêu cực.
Sở dĩ những tàn dư của Nho giáo vẫn có mặt tích cực trong xã hội Việt
Nam ngày nay là vì, nó đã Việt Nam hố và hồ đồng với nền văn hoá Việt
Nam để tạo nên một truyền thống tốt đẹp về tư tưởng, đạo đức và nếp sống.
Đó là ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và tình cảm đạo đức của mỗi người đối
với cộng đồng. Đó là sự hiếu học, coi trọng nhân tài, coi trọng người có học
vấn và tơn sư trọng đạo, là sự tích cực nhập thế, tích cực dấn thân vào cơng
cuộc phát triển kinh tế của đất nước làm cho dân giàu, nước mạnh. Tuy nhiên,
những tàn dư của Nho giáo ở Việt Nam hiện nay cũng có những ảnh hưởng
tiêu cực khơng nhỏ trong đời sống xã hội. Nó đã để lại dấu ấn rõ rệt ở tác


phong gia trưởng, ở quan niệm tôn ti đẳng cấp trong các cơ quan xí nghiệp, ở
sự thiếu bình đẳng trong quan hệ nam nữ và quan hệ gia đình, ở sự rập khuôn,
giáo điều trong công tác nghiên cứu và công tác tổ chức, ở sự coi thường công
tác chuyên môn mà chỉ lo tiến thân bằng con đường quan chức…
Tóm lại, Nho giáo đã tồn tại và phát triển ở Việt Nam suốt hai mươi thế
kỷ. Sự có mặt tất yếu và vài trò lịch sử của Nho giáo ở Việt Nam khơng tách
rời sự hình thành và tồn tại của chế độ phong kiến Việt Nam. Nho giáo đã đáp
ứng được những yêu cầu phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Khi chế
độ phong kiến Việt Nam suy tàn thì Nho giáo Việt Nam cũng trở nên lỗi thời,

lạc hậu và có những ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội Việt
Nam. Ngày nay, ở Việt Nam, Nho giáo khơng cịn tồn tại với đầy đủ những
cơ sở xã hội, cơ chế vận hành và cơ sở vật chất của nó nữa, nhưng những tàn
dư của Nho giáo vẫn còn sống dai dẳng ở hành vi và nếp nghĩ của mọi người.
Trong những tàn dư đó có chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống của
dân tộc, đồng thời cũng mang theo những “bệnh hoạn” của chế độ phong
kiến. Vì thế, đối với những tàn dư đó của Nho giáo, chúng ta cần phải tiếp thu
có chọn lọc, để có thể gạt bỏ những yếu tố tiêu cực và sử dụng những yếu tố
tích cực của Nho giáo nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước Việt
Nam hiện nay./.
2.2. Những ảnh hưởng trong quá trình gây dựng và phát triển
2.2.1. Ảnh hưởng của Nho giáo trước Cách mạng tháng 8.
Nho giáo du nhập vào Việt Nam khá lâu có ảnh hưởng sâu sắc đến
truyền thống giáo dục, tư tưởng nhân dân ta tư xưa đến nay.
Nho giáo trong xã hội phong kiến : Tử chỗ không được ưa thích trong
nhân dân Việt Nam Nho giáo dần dần chiếm giư vị trí quan trọng trong he
thống xa hội phong kiến, đề cao uy quyền nhà vua, xây dựng hệ thống quan
liêu từ trên xuống dưới, đảm bảo mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân.
Nho giáo vào Việt Nam được Việt Nam hóa, vì lợi ích bảo vệ và xây dựng tổ


quốc đã khai thác tích cực những quan điểm của Nho giáo để khẳng định giá
trị truyền thống của Dân tộc.
Ở Việt Nam Nho giáo đặt quan hệ vua tôi ơ vị trí cao nhất trong “ngu
luân”. Các nhà nho Việt Nam khơng “ngu trung”, ho địi vua trước hết phải
trung thành với Tổ quốc và hậu với dân. Ho đã ủng hộ Le Hồn, Trần Thủ
Độ, khi các ơng này gạt bỏ những vua quan bất lợi của triều đình cũ để lập lên
triều đình mới. Đo là ảnh hưởng quan điểm thuyết Chính danh của Khổng Tử
khi vua không ra vua. Khi quân Minh sang xâm lược nước ta thì Nguyễn Trãi
gọi là “thằng nhãi con Tuyên Đức”.

Các Nho sĩ Việt Nam xưa kia “sôi kinh nấu sử” để tu thân, te gia, trị
quốc, bình thiên Hạ, đó là con đường của các nhà Nho tiến thân, cống hiến
cho nước nhà, tận trung với vua, hết lịng vì xã tắc.
Các bậc vua chúa xưa nay vẫn lấy điều “lấy dân làm gốc”,” đưa thuyền
cũng là dân , lật thuyền cũng là dân” ( Tuân tử), vì dân lấy đạo nghĩa trên hết,
chăm lo cho dân, giáo hóa dân.
Nhân nghĩa là phạm tru trung tâm đứng đầu trong “ ngũ thường” mà
Khổng tư đã dạy làm gương soi mình cho các sĩ tư Việt nam thời trước. Nhân
nghĩa trong Khổng giáo là tình cảm sâu sắc, nghĩa vụ thiêng liêng của bề tôi
đối với vua, của con đối với cha, của vợ đối với chồng. Nguyễn Trãi đã viết :
“ Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân để thắng cường bạo” và quan
điểm của ông cha ta từ xưa đến nay đã lấy điều cốt nhục “ Đức trị “ để trị
nước, trong nếp sống hàng ngày, để đối nhân xư thế của từng người : giữa
thầy với trò, cha con, vợ chồng, anh em, nổi bật là vấn để “ Hiếu đễ “
-

Đặc biệt ảnh hưởng đến nền giáo dục nước ta “ Tiên học lễ, hậu học

văn”, “ Thầy ra thầy, trò ra trò” đo là tư tưởng le và chính danh của Khổng
Tử. Hệ thống giáo dục từ xưa là các nho sĩ học đi ra làm quan, giúp vua giúp


nước. Nho giáo cũng khẳng định sư giáo dục trong gia đình cũng co tác động
mạnh mẽ.
- Các kiến trúc đất, đền thờ, văn miếu thơ Khổng Tử cũng đều mang
đậm nét tư tưởng của Nho giáo. Có the nói ho giáo ơ Việt nam được sư dụng
như hệ tư tưởng chính thống. Nho giáo trơ thành tiêu chuẩn đánh giá phẩm
chất đạo đức của con người.
Bên cạnh mặt tích cực nho giáo cũng co những mặt tiêu cực là xem nhẹ
dân, không phát huy sức sáng tạo của dân, và duy tâm đôi cho là không

tưởng. Tử tưởng coi thường người phụ nư đan sâu vào đầu óc người Việt
Nam từ xưa đến nay.

- Về kinh tế: Nho giáo cũng khuyên con người ta lên làm giàu, tạo ra
của cải vật chất cho xa hội "dân giàu, nước mạnh". Tuy nhiên Nho giáo cũng
khuyên can con người ta làm giàu chính đáng, đừng vì mối lợi ma bất chấp tất
cả.
2.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Về chính trị, tư tưởng trung quân của Nho giáo khiến cho nhiều nho
thần, nho sĩ Đại Việt đều dốc sức bảo vệ ngai vàng, khôi phục ngai vàng cho
những dịng vua, những ơng vua ăn hại, bù nhìn. Thay vì làm cho non sơng
nhất thống, họ lại làm cho chính sự suy đồi, đất nước loạn lạc, dân chúng lầm
than. Nhà Mạc giết vua cướp ngôi, sau khi mất nước lại dấy binh làm loạn,
vẫn được nhiều người tơn phị để tái lập vương triều ở Cao Bằng. Nguyễn
Kim lập Lê Duy Ninh, một gã lang thang bất tài vô tướng, làm vua Lê Trang
Tông để tái lập nhà Lê, chỉ vì y là con cháu nhà Lê. Trịnh Tùng và con cháu
giết hại các vua Lê, nhưng khơng chính thức cướp ngơi, khơng phải vì sợ cái
uy tín đã tiêu mịn của các vua Lê, mà vì tư tưởng trung quân sâu nặng trong
xã hội Đàng Ngoài. Nguyễn Gia Long thống nhất đất nước, chấm dứt chiến


tranh, nhiều người vẫn nhân danh khôi phục nhà Lê để khởi binh chống lại,
gây loạn lạc kéo dài trên đất Bắc. Tệ hại hơn nữa, những kẻ ngu trung hoặc
lợi dụng chữ trung còn vứt bỏ cả liêm sỉ, lòng tự hào dân tộc, để làm tay sai
cho giặc, mãi quốc cầu vinh. Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà”, vẫn
được các cựu thần, hồng tộc tơn phị. Đồng Khánh, Khải Định, Bảo Đại là
những vua bù nhìn, nhưng vẫn được triều thần phò tá, trung thành, dẫu biết
rằng trung quân như vậy thực chất là trung thành với Pháp. Thời trước, những
châm ngôn như: “Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung; phụ sử tử vong, tử
bất vong bất hiếu” là châm ngôn cửa miệng của nhà nho. Bao nhiêu đạo và

đức mà bậc chính nhân qn tử cần phải có, chung quy lại đều khơng qua
được cái đạo trung quân vô điều kiện.

Về kinh tế, sự độc tôn Nho giáo đã kiềm hãm kinh tế Việt Nam, làm
suy yếu các nguồn nội lực, là một trong những nguyên nhân làm cho Việt
Nam mất nước. Do ý thức hệ Nho giáo, một số nghề nghiệp trong xã hội Việt
Nam đã bị coi khinh, mặc dù cần thiết, có ích cho cuộc sống của con người
như nghề xướng ca, nghề thương mại... Những người theo nghề xướng ca
chuyên nghiệp (tuồng, chèo, ca trù, hát bội) thì bị khinh miệt với câu ngạn
ngữ “xướng ca vơ loại”, có nghĩa là nghề xướng ca không thuộc loại nào cả,
không có chỗ trong bốn loại “tứ dân” (sĩ - nơng - công - thương), theo quan
điểm nhà nho. Những người theo nghề thương mại chuyên nghiệp cũng bị coi
khinh, vì trong “tứ dân”, thương nhân là mạt hạng. Vì thế mới có câu chuyện
Đào Duy Từ, một nhà nho xuất thân gia đình con hát nên bị cấm thi, phải vào
Đàng Trong tìm đường lập nghiệp, trách chúa Nguyễn lo việc buôn bán (việc
của con buôn) và khuyên nhà chúa chỉ chuyên lo quốc sự cho xứng với bậc
minh quân thánh chúa. Tuy vậy, thời Nam Bắc phân tranh, do nhu cầu tranh
thủ các nguồn lực bên ngồi, các chính quyền Đàng Ngồi và Đàng Trong
đều thi hành chính sách mở cửa giao thương, hình thành cảng thị như Phố


Hiến, Hội An, Nông Nại đại phố, Mỹ Tho đại phố, Sài Gòn, Hà Tiên. Bước
sang thời nhà Nguyễn, khi đất nước thống nhất, ý thức hệ Nho giáo hoàn tồn
thắng thế, chính sách “trọng nơng ức thương”, “bế quan tỏa cảng” trở thành
một thứ quốc sách, kìm hãm đất nước trong vịng lạc hậu đói nghèo, là một
trong những nguyên nhân dẫn đến mất nước về tay Pháp.
2.3. Ảnh hưởng của nho giáo đến cuộc sống hiện đại
2.3.1. Nho giáo dần mất đi sức ảnh hưởng
Quá trình cận-hiện đại hóa ở các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo đã
gặp nhiều cản trở to lớn. Các thế hệ những nhà yêu nước lớp trước đã nói

nhiều tác động tiêu cực của Nho giáo. Những cuộc vận động duy tân, Âu hóa
giữa hai thế kỉ và phong trào cách mạng hơn nửa thế kỉ qua đã đưa vùng
Đông Á gia nhập vào thế giới hiện đại. Ngày nay, với những thay đổi lớn lao
trên thế giới, vấn đề hiện đại hóa lại đang được đặt ra. Nhưng vấn đề xem xét
con đường hiện đại hóa lần này được đặt ra với một nhận thức, với những dữ
kiện khác về vùng văn minh Nho giáo. Công cuộc đổi mới và hiện đại hóa
của ta ngày nay nằm trong thực tế mới đó. Khơng những càng ngày người ta
càng thấy sự phát triển gắn liền với truyền thống văn hóa, với nhân tố quyết
định hàng đầu là con người, mà truyền thống văn hóa Đơng Á – với nét đặc
trưng là văn minh Nho giáo – có những mặt mạnh trước đây khơng nhìn ra.
Để đổi mới, chúng ta cần hiểu con người Việt Nam, hay con người Việt
Nam thuộc truyền thống văn hóa Đơng Á đó. Chúng tơi nghĩ có một số vấn đề
cần làm sáng tỏ:
-    Cách hiểu con người. Bản thân con người và những quan hệ của nó,
đặc biệt là những quan hệ xã hội.
-     Sự lưu tâm đặc biệt đến đạo đức, ln lí, nhất là địi hỏi sống có
trách nhiệm.
-     Vị trí hàng đầu của tu dưỡng và giáo dục.



×