Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

CHƯƠNG 8 : HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.58 KB, 10 trang )

TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Tổng hợp và chỉnh sửa : Nguyễn Văn Tùng Trang 1

CHƯƠNG 8 : HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC
Tư duy toàn cầu, hành động khu vực:
Vevey, Thụy Sĩ- Sản phẩm của Thụy Sĩ-căn cứ vào Nestlé đáng tin cậy trên hầu hết các quốc
gia trên thế giới, ngay cả ở Bắc Triều Tiên. Công ty đạt được thành công rực rỡ và là 1 thương hiệu
được nhiều người biết đến với xuất phát là một công ty nước uống đóng chai và thực phẩm bình
thường. Nestlé, một công ty thực phẩm lớn nhất thế giới, kinh doanh xuyên quốc gia 24h/ngày, thu về
2% từ việc kinh doanh tại quê nhà. Thức ăn là phần cần thiết với cơ cấu xã hội của mọi quốc gia. Đó
là lý do tại sao Nestlé cố gắng tôn trọng văn hóa và truyền thống của mỗi quốc gia mà Nestlé kinh
doanh. Nhiều năm qua, Nestlé phải chịu trách nhiệm về cái chết của những trẻ nhỏ ở Châu Phi bởi các
bà mẹ không được chỉ dẫn đúng đắn và sử dụng nước không sạch để pha sữa. Với hình ảnh ở trên, cà
phê Nestlé bị cấm sau khi tai nạn của trẻ em xảy ra. Với thị trường thực phẩm dành cho trẻ em ngày
nay, Nestlé cố gắng tiếp cận với cách truyền thống khi cho trẻ ăn. Nestlé cũng phải xem xét những
thay đổi rằng xuyên văn hóa liên hệ với hội nhập khu vực. Luật lệ của các khối khu vực thương mại
cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Nestlé. Khi Nestlé và Coca-cola thông báo tham gia
vào 1 dự án mạo hiểm phát triển cà phê và trà, họ phải trình bày với EU về nhiệm vụ rằng họ sẽ không
gây khó khăn trong cạnh tranh xuyên khu vực. Các công ty hoạt động trong EU thì cũng phải tuân
theo môi trường luật pháp bảo vệ ở EU. Theo đó, Nestlé hạn chế số lượng rác thải bao bì trong quá
trình sản xuất. Công ty cũng làm tương tự như ở Đức, ví dụ như, tiến hành phát triển và quản lý
chương trình phục hồi rác thải. khi bạn đọc chương này, hãy suy nghĩ về cách thức hoạt động sẽ bị ảnh
hưởng ra sao khi tham gia vào các khối thương mại khu vực.
Câu 1/234 Mục tiêu cơ bản của hội nhập kinh tế khu vực?
Hội nhập kinh tế khu vực (regional economic integration) là các hiệp định chính trị và kinh tế
giữa các quốc gia, nhằm giành ưu đãi cho các quốc gia thành viên theo hiệp định. Là một tiến trình
theo đó,các quốc gia trong cùng khu vực địa lí hợp tác với nhau để làm giảm hay loại bỏ các rào cản
để dòng chảy về các sản phẩm, con người hay vốn được lưu thông xuyên suốt.
Câu 2/234 : 5 mức độ của hội nhập khu vực? Mô tả ngắn gọn mỗi mức độ.
Khu Mậu Dịch Tự Do FTA (Free Trade Area ) : FTA yêu cầu hợp tác hội nhập nhiều hơn, là
hiệp định giữa hai hay nhiều nước. Mục tiêu của cùa FTA là bãi bỏ các thuế quan giữa các nước thành


viên. Các hiệp định thương mại tự do thường bắt đầu một cách khiêm tốn bằng cách loại bỏ các thuế
quan đối với hàng hóa vốn đã có mức thuế quan thấp và thường có một thời gian thực hiện là bao
nhiêu năm trong việc loại bỏ tất cả các loại thuế quan cho tất cả các loại hàng hóa. Cùng lúc, các loại
thuế quan đều bị loại bỏ, các nước thành viên của FTA có thể khai thác các hình thức hợp tác khác,
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Tổng hợp và chỉnh sửa : Nguyễn Văn Tùng Trang 2

như cắt giảm hàng rào phi thuế quan hay mậu dịch về dịch vụ và hoạt động đầu tư,nhưng vấn đề trọng
tâm vẩn là thuế quan.
Liên minh thuế quan ( Customs Union ) : Ngoài việc loại bỏ các loại thuế quan cho tất cả các
thành viên trong nội bộ thì các nước thành viên trong liên minh thuế quan còn ấn định mức thuế suất
chung đối với bên ngoài khi các hàng hóa được nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên.
Thị trường chung ( Common Market ) : Thị trường chung đều có tất cả các yếu tố của liên
minh thuế quan kết hợp với sự cho phép tự do chuyển dịch các yếu tố sản xuất như lao động và
vốn.Điều này có nghĩa là lực lượng lao động được tự do làm việc tại bất cứ quốc gia nào trong thị
trường chung mà không có bất cứ sự hạn chế nào.
Liên minh kinh tế ( Economic Union ) : Hội nhập kinh tế nhờ đó các nước dỡ bỏ các rào cản
cho thương mại và di chuyển lao đông ,vốn ,xây dựng chính sách thương mại chung chống lại các
nước không phải là thành viên và phối hợp các chính sách kinh tế của họ được gọi là liên minh kinh tế
.
Liên minh chính trị (Political Union ) : Hội nhập kinh tế và chính trị nhờ đó các nước phối
hợp các khía cạnh của các hệ thống kinh tế và chính trị được gọi là liên minh chính trị. Liên minh
chính trị yêu cầu các nước thành viên chấp nhận thái độ chung về các chính sách kinh tế và chính trị
liên quan đến các nước không phải là thành viên.Tuy nhiên các nước được phép có mức độ tự do trong
việc thiết lập một số chính sách chính trị và kinh tế trong lãnh thổ của họ.
Câu 3/234: Xác định những thuận lợi và khó khăn của hội nhập khu vực?
Thuận lợi:
Việc tạo lập thương mại ( Trade Creation ) : Việc tạo lập thương mại có ý nghĩa là tạo ra sự
mua bán, trao đổi xảy ra khi sản xuất di chuyển từ nhà sản xuất này đến nhà sản xuất hiệu quả hơn, vì
các lí do lợi thế so sánh cho phép các người tiêu thụ có thể tiếp cận với các sản phẩm nhiều hơn với

giá thấp hơn, nếu so với lúc chưa hội nhập kinh tế. Các công ty được bảo hộ ở thị trường trong nước
sẻ phải đối mặt với các vấn đề thực tế khi các rào cản bị loại bỏ, và họ phải nổ lực cạnh tranh với các
nhà sản xuất có hiệu quả hơn. Cạnh tranh sẽ là yếu tố tiến bộ trong sản xuất.Các công ty có khả năng
xuất khẩu nhưng không thể xuất khẩu sang nước khác, mặc dù sản xuất có hiệu quả hơn các nhà sản
xuất của nước đó,bây giờ họ có thể xuất khẩu khi các rào cản bị xóa bỏ.Do đó,sẻ có mức cầu nhiều
hơn đối với các sản phẩm của họ và mức cầu đối với nước được bảo hộ,các sản phẩm sản xuất kém
hiệu quả sẽ bị sụt giảm.
Việc đồng thuận nhiều hơn (Greater Consensus ) : WTO làm việc để hạ thấp nhiều hơn các
rào cản trên quy mô toàn cầu.Các nổ lực hội nhập kinh tế khu vực khác hơn,theo đó chúng gồm các
nhóm quốc gia nhỏ hơn,sắp xếp từ nhiều đến 30 nước hay nhiều hơn.Lợi ích trong việc cố gắng loại
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Tổng hợp và chỉnh sửa : Nguyễn Văn Tùng Trang 3

bỏ các rào cản thương mại ở nhửng nhóm nước nhỏ hơn,có thể đạt được sự đồng thuận dễ dàng hơn từ
một số nước thành viên ít hơn.
Hợp tác chính trị (Political Cooperation ) : Một nhóm nước có thể có sức mạnh chính trị
nhiều hơn là một nước đứng riêng lẻ.Do đó,một nhóm nước ,một tập thể có thể có được tiếng nói
mạnh hơn khi thương thuyết với các nước khác trong các diển đàn như WTO,Liên Hợp Quốc Việc
hội nhập liên quan đến hợp tác chính trị có thể làm giảm tiềm lực xung đột quân sự giữa các nước
thành viên.
Cơ hội tạo việc làm (Employment Opportunities ) :Việc hội nhập khu vực cũng có thể bành
trước các cơ hội tìm việc làm,bằng cách cung cấp cơ hội cho người dân di chuyển từ nước này sang
nước khác để tìm việc làm,hay đơn giản là kiếm được mức lương cao hơn.Hội nhập khu vực có thể
giúp cải tiến chất lượng cuộc sống và các tiêu chuẩn sống cho dân chúng trong nước.
Khó khăn:
Chệch hướng thương mại (Trade diversion ) : Sự lạc hướng thương mại có thể xảy ra sau
khi khối thương mại thành lập vì thuế quan thấp hơn được tính cho các nước thành viên .Nó có thể
làm tăng việc kinh doanh với các nhà sản xuất kém hiệu quả và làm giảm kinh doanh với các nhà sản
xuất hiệu quả hơn nhưng không phải thành viên thuộc khối thương mại (giá sản phẩm rẻ hơn nhưng do
thuế quan cao nên không thể cạnh tranh được với sản phẩm của các nước thành viên và giá sản xuất

cao nhưng do thuế nhập khẩu thấp khiến giá bán thấp hơn sản phẩm của nước không phải thành
viên).Vậy theo ý nghĩa này, hội nhập kinh tế sẽ hổ trợ cho các nhà sản xuất kém hiệu quả nằm trong
khối thương mại .Nếu không có sự cạnh tranh trong nội bộ khối để có được sản phẩm tốt thì người
tiêu dùng tiếp tục phải trả nhiều tiền cho việc chệch hướng thương mại vì các phương pháp sản xuất
không hiệu quả.
Các chuyển dịch công ăn việc làm ( Shifts in Employment) : Khía cạnh gây ra tranh luận
nhiều nhất đối với hội nhập kinh tế khu vực là việc làm của người dân bị tác động như thế nào.Vì việc
thành lập các khối thương mại làm giảm hay loại bỏ đáng kể các rào cản thương mại giữa các nước
thành viên ,nhà sản xuất sản phẩm hay dịch vụ đặc trưng có thể là nhà sản xuất có lợi nhất.Chẳng hạn
,các ngành đòi hỏi hầu hết lao động không tay nghề ,sẽ dẩn đến việc di chuyển sản xuất sang các nước
có mức lương thấp trong phạm vi khối thương mại.Các hiệp định thương mại cũng gây ra các lạc
hướng về thị trường lao động ,một số việc làm bị mất đi trong khi một số việc làm khác lại được tao
ra.
Mất chủ quyền quốc gia (Loss of National Sovereignty) : Mức độ hội nhập càng cao sẽ yêu
cầu các nước nhượng chủ quyền quốc gia của họ nhiều hơn.Một phần nhỏ nhất về chủ quyền quốc gia
phải được giao cho khối thương mại xảy ra trong khu thương mại tự do (FTA).Các nước được phép
thiết lập các rào cản thương mại riêng của họ để chống lại tất cả các nước không phải là thành
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Tổng hợp và chỉnh sửa : Nguyễn Văn Tùng Trang 4

viên.Tuy nhiên,liên minh chính trị yêu cầu các nước từ bỏ chủ quyền ở mức độ cao trong chính sách
ngoại giao.Đây là lí do tại sao liên minh chính trị khó được thực hiện.
Câu 4/234: Ý nghĩa của việc tạo ra thương mại và chuyển hướng thương mại? Tại sao tạo
ra thương mại và chuyển hướng thương mại lại quan trọng?
Câu này mọi người tham khảo câu 3 lấy ý nhen! Câu 3 viết đủ rùi.^-^
Câu 1/240: Tại sao Châu âu lại mong muốn hình thành khối thương mại khu vực?
Thế chiến II đã để lại một nền kinh tế yếu kém cũng như sự hủy diệt về con người ở khắp Châu
Âu. Các nhà lãnh đạo chính trị ở Âu Châu nhận thức rằng họ cần hợp tác nhiều hơn và họ đã cố gắng
xác định mô hình hợp tác nào thích hợp nhất để giúp tái thiết Châu Âu sau chiến tranh=> mong muốn
hình thành khối thương mại khu vực.

Câu2/240: Mô tả quá trình hình thành của cộng đồng Châu âu? 5 tổ chức đầu tiên của
cộng đồng Châu Âu?
Năm 1951, sau điều ước Paris thì Cộng Đồng Than và Thép Châu Âu được thành lập.Sau năm
1957, sau điều ước Rome ,đổi tên Cộng Đồng Than Thép Châu Âu thành Cộng Đồng Kinh Tế Châu
Âu(EEC).Năm 1967 ,EEC được đổi tên thành Liên Minh Châu Âu (EU).Đến nay EU có 25 thành viên
,với dân số khoảng 455 triệu người và GDP khoảng 9.3 ngàn tỉ USD
Trong 2 thập kỉ đầu phát triển,có sự đóng góp quan trọng của sự phát triển của thị trường hợp
nhất Châu Âu và Điều ước Maastricht.
5 tổ chức đầu tiên:
Nghị viện Châu Âu (European Parliament) có hơn 700 thành viên được bầu 5 năm một
lần.Các thành viên được bầu trực tiếp tại mổi nước và họ đại diện cho thái độ,cách nhìn nhận về chính
trị của nước đó trong các vấn đề của EU.Nó giám sát mọi hoạt động của EU.Ba trách nhiệm chính của
Nghị viện là : quyền lập pháp ,kiểm soát ngân sách ,giám sát các quyết định thi hành .
Hội đồng Châu Âu (Council of the European Union ) :Hội đồng có tính chất dân chủ nhiều
hơn ủy ban ,vì các thành viên của họ đều là các viên chức được bầu ở các nước bản địa của họ.Hội
đồng Châu Âu có một số quyền hành to lớn vì Hội Đồng có thể chấp nhận,tu chỉnh hay không thi hành
luật pháp do ủy ban Châu Âu đề nghị.Hội Đồng có tiếng nói sau cùng trong các vấn đề lập pháp có
hợp tác với nghị viện.Hội Đồng đặt trụ sở tại Brussels Bỉ
Ủy ban Châu Âu (European Commission): Ủy ban cung cấp đường lối lãnh đạo và chiều
hướng chính trị cho EU.Mục đích cơ bản đối với Ủy ban là hành động như một chính quyền siêu quốc
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Tổng hợp và chỉnh sửa : Nguyễn Văn Tùng Trang 5

gia.Có 3 chức năng phân biệt của Ủy ban : khởi đầu các đề xuất lập pháp , người bảo vệ các điều ước
,người quản trị và người thi hành các chính sách và các mối quan hệ thương mại quốc tế của EU.
Tòa án Châu Âu (Court of Justice) : Tòa án bảo đảm việc giải thích và áp dụng thích hợp các
điều ước của Châu Âu.Các nước thành viên,các định chế của cộng đồng,hay các cá nhân và các công
ty có thể mang các tranh chấp đến tòa án .Tòa án là một tòa phúc thẩm đối với các cá nhân ,các công
ty,các tổ chức ,sẽ bị Ủy ban phạt khi họ vi phạm Luật về điều ước
Hội đồng thẩm tra ( Court of Auditors ) :Gồm có 25 người ,đại diện từ các nước thành viên

trong EU, được bổ nhiệm trong 6 năm.Hội đồng được giao nhiệm vụ kiểm toán tài khoản và sự hoạt
động trong nguồn vốn của EU.Mục đích chính là nâng cao khả năng quản lý tài chính và ghi nhận sự
sử dụng vốn từ quỷ cộng đồng của các thành viên trong EU
Câu 3/240: Đồng tiền chung châu âu là gì? Giải thích tầm quan trọng của nó đối với việc
kinh doanh tại châu âu.
Khía cạnh quan trọng nhất của Điều ước Maastricht là quyết định chuyển sang một đồng tiền
chung ở châu Âu ,với tên gọi mới là euro. Để làm được điều đó , các nước phải hội nhập nền kinh tế
của họ trước tiên. Các nước tiến đến hội nhập nền kinh tế bằng cách :
-Giảm tỉ lệ lạm phát để tỉ lệ lạm phát của mỗi nước không vượt quá 1.5% điểm so với mức
trung bình của 3 nước có tỉ lệ lạm phát thấp nhất ở châu Âu.
-Giảm thiểu lãi suất dài hạn ,để lãi suất của mỗi nước không hơn 2% điểm so với mức lãi suất
trung bình của ba nước thành viên có mức lãi luất thấp nhất
- Giảm thiểu thâm hụt ngân sách của nhà nước để không vượt quá 3% của GDP
- Giảm dự trữ nợ nhà nước để không vượt quá 60% GDP.
Sau nhiều nổ lực ,11 trong số 15 quốc gia ở EU đã tham gia liên minh.Đồng Euro do Ngân
hàng trung ương châu Âu ECB(The European Central Bank ) quản lý tổ chức này chịu trách nhiệm về
việc thiết lập chính sách tiền tệ và quản lý hệ thống tỉ giá cho tất cả châu Âu.ECB có trọng tâm duy
nhất là kiểm soát lạm phát ,tương trợ với ngân hàng trung ương Đức ,do đó ECB sẽ quản trị các vấn đề
lãi suất để giữ mức lạm phát ở tỷ lệ thấp
Câu 4/240: Mô tả ngắn gọn về Hiệp hội mậu dịch tự do châu âu?
Một số quốc gia châu Âu đã miễn cưỡng tham gia những mục tiêu đầy tham vọng của EU, vì sợ
sự cạnh tranh phá hoại và mất chủ quyền quốc gia. Một số quốc gia không muốn tham gia vào thị
trường chung nhưng lại muốn nhận được những lợi ích từ khu vực mậu dịch tự do. Đó là lý do vào
năm 1960, một số quốc gia tập hợp và thành lập EFTA, để tập trung vào thương mại trong các ngành
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Tổng hợp và chỉnh sửa : Nguyễn Văn Tùng Trang 6

công nghiệp chứ không phải người tiêu dùng và hàng hóa. Bởi vì các nước đầu tiên đã tham gia vào
EU và một số nước mới gia nhập vào EFTA, ngày nay khối EFTA bao gồm: CH Iceland,
Liechtenstein, Na uy, Liên Bang Thụy sỹ. Dân số khối EFTA vào khoảng 12 triệu , GDP vào khoảng

410 tỉ USD. Mặc dù với kích thước nhỏ, nhưng các thành viên vẫn duy trì cam kết các nguyên tắc tự
do và nâng cao đời sống của người dân. EFTA và EU tạo ra EEA ( khu vực kinh tế châu âu) để hợp
tác về các vấn đề như tự do di chuyển hàng hóa, con người, dịch vụ và vốn giữa các quốc gia. 2 khối
cũng hợp tác các lĩnh vực khác như môi trường, chính sách xã hội và giáo dục.
Câu 1/245: Động lực của sự hình thành NAFTA?
Theo lịch sử, Hoa Kỳ và Canada có nhiều hình thức hợp tác với nhau về kinh tế.Vào đầu thập
niên 1980, hai nước đả thảo luận triển khai mậu dịch tự do về các ngành đặc biệt,như thép, tơ sợi.Các
cuộc thương lượng dẫn đến kết quả là hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ FTA có hiệu lực vào 1-1-
1989.Sau đó , FTA được mở rộng, đến năm 1994 Hiệp Định Thương Mại Tự Do Bắc Mỹ, tức NAFTA
được thành lập với 3 thành viên Canada,Hoa Kỳ, Mexico.
NAFTA là khối thương mại mạnh nhất với dân số kết hợp và tổng GNP lớn hơn 15 nước thành
viên EU nhưng lại nhỏ hơn khi có 12 nước gia nhập bổ sung EU, tức 27 nước .NAFTA yêu cầu việc
loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan,điều hòa các quy tắc thương mại và tự do hóa các hạn
chế về dịch vụ và đầu tư nước ngoài.
Câu 2/145: Những ảnh hưởng của NAFTA về thương mại đối với các nước thành viên?
Tác động của NAFTA đến thương mại
Các nước thành viên của NAFTA đã trở thành các đối tác thương mại lẩn nhau nhiều hơn.
Ngày nay, Mỹ xuất khẩu sang Mexico nhiều hơn số lượng hàng hóa xuất khẩu sang Anh ,Pháp ,Đức
,Ý cộng lại .
Tổng số mua bán giữa các nước thành viên NAFTA đã gia tăng nhanh hơn là mua bán với phần
còn lại của thế giới. Xuất khẩu sang các nước thành viên đã gia tăng, nhưng nhập khẩu lại tăng nhanh
hơn. Xuất khẩu của Mỹ đã tăng từ 6.7% từ năm 1993 đến 1998, nhưng xuất khẩu đó tăng nhanh hơn
đối với Canada(54,9%) và Mexico(88.9%).Nhập khẩu của Mỹ từ Canada gia tăng cùng tỉ lệ với tổng
số nhập khẩu(55.2% so với 55.6%),nhập khẩu tăng nhanh hơn từ Mexico (136.4%)
Tác động của NAFTA đến việc làm
Nhiều việc làm được tạo ra hơn là mất ,nhưng người ta không thể xác định tác động của
NAFTA đối với việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động vì khó tách rời khỏi NAFTA các yếu
tố khác nhau .Bộ thương mại Mỹ ước tính cứ 1 tỷ USD xuất khẩu của Mỹ sẽ tạo ra 14.000 việc làm ở
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Tổng hợp và chỉnh sửa : Nguyễn Văn Tùng Trang 7


Mỹ ,vì thế việc tăng trưởng số xuất khẩu của Mỹ sang Canada và Mexico đạt đến 92.5% tỷ USD ,tức
tạo được 1.3 triệu việc làm mới ở Mỹ
Tác động của NAFTA đến đầu tư :
NAFTA đang khiến cho các công ty đa quốc gia (MNE) xem xét các khác biệt về khu vực
trong lĩnh vực thương mại và đầu tư.Nói chung các công ty không làm suy giảm trong hoạt động kinh
doanh của các công ty công ty của Canada và Mexico.
Mexico được các nhà xuất khẩu Mỹ và Canada xem như là một thị trường hơn là một địa điểm
đầu tư có các chi phí sản xuất thấp.
Câu 3/145: Cộng đồng Andean là gì? Xác định tại sao nó lại phát triển chậm (tiến độ)?
Thành lập vào năm 1969, cộng đồng Andean ngày nay bao gồm 5 quốc gia Nam Mĩ tại dãy núi
Andean: Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru và Venezuela. Khối gồm có 1 thị trường với hơn 105 triệu
người tiêu dùng và GDP vào khoảng 500 tỉ USD. Mục tiêu chính của khối là giảm thuế thương mại
giữa các quốc gia thành viên, có chung thuế quan bên ngoài và chính sách chung về giao thông vận tải
và các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, tư tưởng chính trị phần nào đối nghịch với khái niệm về thị
trường tự do và ủng hộ cho việc chính quyền tham gia vào kinh doanh. Tuy nhiên, với sự thiếu lòng
tin vốn có giữa các thành viên trong khối làm cho việc giảm thuế và mở rộng thương mại rất khó khăn
để đạt được.
-Chậm tiến độ:
Cộng đồng Andean có 1 tham vọng thành lập 1 thị trường chung vào năm 1995, tuy nhiên việc
trì hoãn là do vẫn còn vài vấn đề thuế quan vẫn chưa hoàn thiện. khối hi vọng có thể có 1 thị trường
chung vào năm 2005. Các nước Andean tăng khoảng 30% mỗi năm trong thương mại từ năm1990-
1997, tuy nhiên trải qua thời kì suy thoái vào cuối những năm 90. Ngoài ra, bạo lực chính trị ở
Colombia tiếp tục đe dọa đến sự ổn định của chính quyền và nền kinh tế quốc gia trải qua thời kì khó
khăn trong cả thập kỉ. Trong khi đó, theo dự đoán, khoảng 80% dân số Venezuela phải sống trong
cảnh nghèo khổ.
Thị trường chung sẽ khó khăn để thể thực hiện trong khuôn khổ cộng đồng Andean. 1 lý do là
mỗi quốc gia có 1 cấu trúc thuế đặc biệt khác nhau với các quốc gia không phải là thành viên của khối.
1 lý do khác là mỗi nước thành viên tiếp tục kí kết các điều khoản với 1 hoặc 2 nước bên ngoài khối
cộng đồng Andean. với những hoạt động độc lập đã làm ảnh hưởng đến tiến độ nội bộ và làm giảm uy

tín của khối với thế giới. ngoài ra, Bolivia và Chile trở thành thành viên của tổ chức MERCOSUR, nó
chỉ ra sự thiếu tự tin về thành công trong tương lai của khối.

TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Tổng hợp và chỉnh sửa : Nguyễn Văn Tùng Trang 8

Câu 1/247: Xác định các thành viên của MERCOSUR, nó hoạt động như thế nào?
MERCOSUR được thành lập năm 1988 giữa Argentina và Brazil, nhưng sau đó được mở rộng
và bao gồm các thành viên Paraguay và Uruguay vào năm 1991. 1966, Bolivia và Chile gia nhập vào
tổ chức, Peru và Venezuela cũng tỏ ra thích thú với khối này.
Ngày nay, MERCOSUR là 1 liên minh thuế quan và tự hào về 1 thị trường với hon 220 triệu
người tiêu dùng và chiếm 60% tổng sản phẩm của toàn nền kinh tế. trong năm đầu tiên tồn tại, thương
mại giữa các quốc gia tăng trong suốt những năm 1990. MERCOSUR có được nhiều tiến bộ trong
thương mại và đầu tư tự do và nổi lên là khối mạnh nhất trong khu vực Mỹ latin. Có thể sẽ sáp nhập
với các quốc gia Nam Mĩ thành khu vực mậu dịch thương mại tự do, sau đó sẽ liên kết với NAFTA để
thành lập FTAA. Tuy nhiên việc hội nhập có nhiều khó khăn do: 1.sự khác biệt về các vấn đề thương
mại và khuôn khổ chính sách kinh tế vĩ mô.2.Nền kinh tế của argentina và brazil trải qua giai đoạn
khó khăn.
Câu 2/247: Mục tiêu của FTAA? Những triển vọng hiện tại của khối để thành công là gì?
Mục đích của FTAA là tạo ra 1 khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới, mở rộng từ
phía Bắc Alaska đến phía Nam Tierra del Fuego, Nam Mỹ. FTTA muốn sẽ có 34 quốc gia và 800 triệu
người tiêu dùng và thu về GDP nhiều hơn 12 tỉ usd. Cuba là nước duy nhất không muốn tham gia vào
FTAA. FTAA sẽ cùng làm việc với các khối thương mại khác. Sau khi có hiệu lực, FTAA sẽ dở bỏ
thuế quan và xây dựng hàng rào phi thuế quan giữa các nước thành viên khoảng 1 thập kỷ hoặc nhiều
hơn.
Câu 3/247: TEP là gì? Trình bày mục đích chính của nó?
Transatlantic Economic Partnership: Đối tác kinh tế xuyên đại tây dương giữa US và EU được
hình thành năm 1998, với mục đích thắt chặt quan hệ kinh tế giữa EU và US, góp phần duy trì sự ổn
định, nền dân chủ và sự phát triển của thế giới. Dù có sự khác biệt lớn giữa các đường lối quan trọng,
quan hệ đối tác là một trong những tương đương về quy mô của nền kinh tế.

Có 1 lý do để có quan hệ đối tác, cùng với nhau, EU và US có tổng dân số vào khoảng 740
triệu, chiếm khoảng phân nửa GDP thế giới và có thương mại và các dòng đầu tư lớn gần 1 tỷ usd mỗi
ngày.
Câu 1/252: Trình bày 3 mục tiêu của ASEAN.
Ba mục tiêu chính của liên minh là để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội trong khu
vực; bảo vệ sự ổn định kinh tế và chính trị của khu vực như một diễn đàn; trong đó sự khác biệt có thể
được giải quyết một cách công bằng và hòa bình.
Câu 2/152: Sự khác biệt giữa diễn đàn APEC với các khối khác?
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Tổng hợp và chỉnh sửa : Nguyễn Văn Tùng Trang 9

Mục đích quy định của APEC không phải là để xây dựng một khối thương mại khác. Thay vào
đó, nó mong muốn tăng cường hệ thống thương mại đa phương và mở rộng nền kinh tế toàn cầu bằng
cách đơn giản hóa và tự do hóa các thủ tục thương mại và đầu tư giữa các quốc gia thành viên. Về lâu
dài, APEC hy vọng sẽ có được sự tự do về thương mại và đầu tư trong khu vực năm 2010 đối với các
nước phát triển và năm 2020 cho những người phát triển.
Bản ghi chép của APEC :
APEC đã thành công trong việc giảm một nửa mức thuế suất của thành viên từ mức trung bình
15% xuống 7,5%. Những năm đầu thấy sự tiến triển lớn nhất, nhưng tự do hóa nhận được một trở ngại
khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra vào cuối những năm 1990. Ví dụ, các thành viên chưa
quy định thời gian biểu hoàn toàn để loại bỏ các rào cản thương mại và trợ cấp năm 2010 và
2020.APEC là tổ chức ít cơ quan chính trị nhất vì nó là một phong trào hướng về thương mại tự do.
Sau tất cả, APEC chắc chắn không có sự tập trung hoặc ghi lại các thành tựu như NAFTA hay EU.
Tuy nhiên, cuộc đối thoại mở và nỗ lực hợp tác cần tiếp tục khuyến khích sự tiến bộ hướng tới mục
tiêu của APEC, tuy chậm.
Tiếp tục tiến bộ có thể tạo ra một số lợi ích tích cực cho những người kinh doanh ở các nước
APEC.APEC đang thay đổi việc cấp hộ chiếu kinh doanh để mọi người kinh doanh có thể đi du lịch
khắp các nước trong khu vực mà không cần xin cấp hộ chiếu nhiều lần.Nó đề nghị thoả thuận thừa
nhận về trình độ chuyên môn để các kỹ sưcó thể làm việc ở bất kỳ quốc gia APEC, bất kể quốc
tịch.Và APEC đã sẵn sàng để đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan.Cuối cùng, các doanh

nghiệp có thể sử dụng các hình thức hải quan giống nhau và biểu hiện cho tất cả các nền kinh tế
APEC.
Câu 3/152: GCC là gì? Xác định các thành viên:
Hội đồng hợp tác vùng Vịnh GCC (Gulf Cooperation Council)
Các quốc gia ở vùng Trung Đông đã thành lập nên GCC vào năm 1980. GCC gồm có 6 thành
viên : Bahrain, Kuwait, Oman, Quatar, Ả rập xê út, Tiểu vương Quốc Ả Rập Thống Nhất UAE. Mục
đích chính của GCC khi thành lập là tăng cường hợp tác với khối thương mại lớ ở Châu
Âu,EFTA.Tuy nhiên ,GCC phát triển như là một tổ chức chính trị nhiều hơn là kinh tế.Nó hợp tác đẩy
mạnh cho phép công dân các nước thành viên đi lại tự do trong GCC mà không cần phải có visa.
Câu 4/152: ECOWAS là gì? Giải thích về sự thành công giới hạn của nó?
Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi ECOWAS(Economic Community of Wet African
States)
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
Tổng hợp và chỉnh sửa : Nguyễn Văn Tùng Trang 10

ECOWAS được thành lập năm 1975. Một trong những mục tiêu quan trọng của ECOWAS là
thành lập một liên minh thuế quan và thậm chí là một thị trường chung và một liên minh tiền tệ.
Thành công giới hạn do: chính trị không ổn định, yếu kém về quản lý, nền kinh tế yếu kém,
nghèo nàn về cơ sở hạ tầng, yếu kém về chính sách kinh tế.

×