Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong quá trình học tập của sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.04 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................i
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài...............................................................................1

2.

Mục đích nghiên cứu.........................................................................1

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................2

4.

Kết cấu cấu đề tài...............................................................................2

PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................3
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG CỦA
CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ..................................3
1.

Lý luận về nguyên nhân – kết quả.....................................................3
1.1. Định nghĩa nguyên nhân, kết quả...................................................3
1.2. Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện.......................3
1.3. Tính chất của mối liên hệ nhân quả................................................3

2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.........................4
2.1. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả................................................4


2.2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.....................4
2.3. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau................4
3. Ý nghĩa phương pháp luận....................................................................4
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN HIỆN NAY........................................................................................5
2.1. Điểm mạnh.........................................................................................5
2.2. Mặt hạn chế........................................................................................7
2.3. Nguyên nhân......................................................................................9
i


CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY..................................................................10
3.1. Xác định phương pháp tiếp thu trong mối quan hệ phương pháp dạy
học l.........................................................................................................10
3.2. Tự tìm kiếm và vận dụng phương pháp tự học phù hợp ở từng sinh
viên..........................................................................................................11
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................13

ii


A. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình học tập và tìm hiểu, chúng em nhận thấy một trong những
quan điểm đúng đắn mà chủ nghĩa Mác Leenin đưa ra phải kể đến mối quan
hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. Trong quá trình vận động của thế
giới vật chất nói chung, mơi liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối liên
hệ có tính khách quan nhất, phổ biến nhất. Bởi trong mọi sự vận động biến

đổi nào của thế giới vật chất suy cho cùng cũng đều là mối liên hệ nhân quả,
như Lô mô nô xốp đã từng khẳng định bằng quy luật bảo tồn và chuyển hóa
năng lượng: “ Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất
đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác…” Do đó có thể nói, mối
liên hệ nhân quả là mối liên hệ tự nhiên đầu tiên được phản ánh vào đầu óc
con người. Chính vì vậy, nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra
nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải
thích được các hiện tượng đó.
Đất nước ta đang trong quá trình chuyển sang kinh tế phát triển, chúng ta
đang từng bước đổi mới, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân
dân. Tuy nhiên vào những năm gần đây, thất nghiệp đang là một vấn đề nhức
nhối và được nhiều người quan tâm khi mà hàng năm có đến 63% sinh viên ra
trường chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng khiến tỉ lệ thất nghiệp quý II
năm 2020 vẫn đạt mức 6.98%. Vì vậy sao một thời gian tìm hiểu về mối quan
hệ nguyên nhân – kết quả cũng như tình trạng học tập của sinh viên hiện nay,
tôi đã chọn đề tài “Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân
và kết quả trong quá trình học tập của sinh viên hiện nay” làm đề tài tiểu
luận để có cái nhìn sâu và rộng hơn về đề tài nghiên cứu này.
2. Mục đích nghiên cứu
+ Nghiên cứu lý luận về mối quan hệ biện chứng nguyên nhân kết quả.
1


+ Tìm hiểu tình hình học tập của sinh viên hiện nay.
+ Đưa ra nguyên nhân, phương hướng giải quyết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận tập chung nghiên cứu về các khái niệm cũng như lý luận
về các vấn đề liên quan đến mối quan hệ biện chứng nguyên nhân kết quả.
Vận dụng của Đảng và nhà nước trong thế kỷ XXI.
Phạm vi nghiên cứu: Tại trường đại học Bách Khoa Hà Nội

4. Kết cấu cấu đề tài
Đề tài gồm những nội dung chính như sau:
NỘI DUNG
Chương I: Lý Luận Về Mối Quan Hệ Biện Chứng Của Cặp Phạm Trù
Nguyên Nhân – Kết Quả
Chương II: Thực Trạng Quá Trình Học Tập Của Sinh Viên Hiện Nay
Chương III: Vận Dụng Mối Quan Hệ Biện Chứng Nguyên Nhân Và
Kết Quả Trong Quá Trình Học Tập Của Sinh Viên Hiện Nay

2


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG CỦA
CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ
1. Lý luận về nguyên nhân – kết quả
1.1. Định nghĩa nguyên nhân, kết quả
Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra
sự biến đổi nhất định.
Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa
các mặt các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện
tượng.
1.2. Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện
Nguyên cớ là những sự vật, hiện tượng xuất hiện đồng thời cùng nguyên
nhân nhưng chỉ có quan hệ bề ngồi, ngẫu nhiên chứ khơng sinh ra kết quả.
Điều kiện là hiện tượng cần thiết để nguyên nhân phát huy tác động, trên cơ
sở đó gây ra một biến đổi nhất định.
1.3. Tính chất của mối liên hệ nhân quả
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách

quan, tính phổ biến, tính tất yếu.
Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản
thân sự vật, khơng phụ thuộc vào ý thức con người.
Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sựvật, hiện tượng trong tự nhiên và xã
hội đều có nguyên nhân nhất định sinh ra.
Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những
điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả nhưnhau.
3


2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
2.1. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả
Nguyên nhân ln ln có trước kết quả, cịn kết quả bao giờ cũng xuất
hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện. Tuy nhiên, chỉ những mối liên hệ có
tính sản sinh ra nhau thì mới là liên hệ nhân quả.
Trong thực tiễn thì mối liên hệ nhân quả biểu hiện hết sức phức tạp, bởi nó
cịn phụ thuộc vào nhiều điều kiện hồn cảnh khác nhau. Một ngun nhân có
thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả. Mặt khác, một kết quả có thể do nhiều
nguyên nhân sinh ra. Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì sẽ đẩy
nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu những nguyên nhân tác động
theo các hướng khác nhau, thì sẽ cản trở hoặc triệt tiêu sự hình thành kết quả.
2.2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Kết quả là do nguyên nhân sinh ra nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có
ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhânđã sinh ra nó. Sự ảnh hưởng có thể diễn
ra theo hai hướng: thúc đẩy sự hoạtđộng của nguyên nhân (hướng tích cực)
hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực).
2.3. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau
Cái trong quan hệ này là nguyên nhân nhưng vẫn là nó trong quan hệ khác
lại đóng vai trị là kết quả. Vì vậy, mối liên hệnhân quả chỉ có ý nghĩa khi đặt
nó trong những trường hợp cụ thể. Trong sựchuyển hóa vơ tận của các sự vật,

hiện tượng trong thế giới vật chất thì liên hệ nhân quả là một chuỗi vơ tận,
chúng xoắn xt lẫn nhau khơng có điểm đầu tiên, khơng có điểm cuối cùng.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức và thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan, tất yếu của
mối liên hệ nhân quả. Muốn cho hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo điều
kiện cho nguyên nhân phát huy tác dụng. Ngược lại, muốn cho hiện tượng
nào đó mất đi thì phải làm mất nguyên nhân tồn tại của nó.
4


Phải biết xác định đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề nảy sinh vì các
ngun nhân có vai trị khơng như nhau. Ngun nhân có thể tác động trở lại
kết quả đó, trong hoạt động thực tiễn cần khai thác tận dụng những kết quả đã
đạt được để thúc đẩy nguyên nhân tác động theo hướng tích cực.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN HIỆN NAY
2.1. Điểm mạnh
Những thành tựu mà sinh viên đã đạt được.
Trước hết, chúng ta có thể khẳng định thanh niên sinh viên hiện nay rất
năng động, nhạy bén với cuộc sống và cơng việc, bên cạnh đó họ tiếp thu
được nhiều phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, kiên chì và nỗ lực. Chúng ta rút ra
được những kết luận ấy khi chứng kiến lớp thanh niên đã đạt đạt được những
thành tựu cùng với sự đổi mới của đất nước. Nếu như trước đây chúng ta chỉ
thấy những sinh viên học hành cần cù luôn cắm đầu vào đọc sách, dù mài
kinh sử để sau khi tốt nghiệp lấy được bằng cử nhân được Nhà nước phân
công đi công tác mà một số người đã quên hết cả xung quanh. Nếu chúng ta
cũng chỉ thấy một lớp thanh niên ở nông thơn chưa đầy hai mươi đã lập gia
đình suốt ngày phơi lưng ra đồng, quần quật vất vả thì giờ đây chúng ta thấy
một giới sôi động đầy màu sắc của thanh niên, sinh viên, họ chỉ chăm chú học

tập mà còn biết vận dụng những kiến thức được học vào cuộc sống. Tham gia
các hoạt động xã hội, xông sáo và nhạy bén “họ có nhiều điều kiện để phát
chuyển khả năng sáng tạo, do có đầy đủ thơng tin, cuộc sống chắt lược tốt
hơn, và chủ động hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tốt cả những cái đó
làm họ năng động hơn”. Giáo sư Bạch Hưng Khang, Viện trưởng viện cơng
nghệ thơng tin đã nói vậy trên báo Hoa Học Trị : ‘số đơng đều có kiến thức
sâu rộng về nhiều mặt, ham hiểu tìm tịi, chiếm lĩnh những lĩnh vực mới lạ’
phát biểu NSND Chu Thúy Quỳnh trên báo hoa học trị. Vì thế những
5


huychương vàng, huy chương bạc quốc tế các môn văn hoá cũng như thể thao
đều lọt vào tay đội tuyển Việt Nam. Chúng ta không thể quên các thế hệ học
sinh sinh viên đạt giải quốc tế các môn : Toán, Vật lý, hoá học… mà gần đây
nhất là gương mặt đội tuyển toán Việt Nam với năm huy chương bạc, một
huy chương vàng đã làm dạng danh trí tuệ Việt Nam.
Thanh niên Việt Nam du học ngày càng nhiều ở rất nhiều nước trên thế
giới đã mang về cho đất nước những tiến sĩ trẻ nắm vững kiến thức chuyên
ngành đảm nhiệm phát chuyển những ngành mũi nhọn nhằm đẩy mạnh sự
phát chuyển kinh tế, khoa học, kỹ thuật.
Sinh viên Việt Nam năng động và chịu khó
Đối với sinh viên hiện nay, rất nhiều người vừa đi học vừa đi làm là rất
phổ biến, điều đó chứng tỏ thanh niên Việt Nam rất cần cù, chịu khó và đặc
biệt là họ có thể tự lập sinh viên làm việc ở khắp mọi nơi làm đủ mọi nghề
lương thiện giúp họ tự chu cấp tiền học hành và cuộc sống bản thân, nổi bật
nhất là sinh viên từ nông thôn ra thành thị những cơng việc họ làm có thể là
gia sư, tiếp thị… đã chứng tỏ sinh viên ngày nay đã nhận thức “lao động là
vinh quang”. Ngoài ra trước đây thanh niên, sinh viên ra trường được Nhà
nước xếp việc làm thì ngày nay, sinh viên ra trường phải tự tìm việc, điều này
có nhiều thuận lợi vì họ có cơ hội lựa chọn được cơng việc phù hợp, rất nhiều

sinh viên ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã được nhiều Công ty đến
mời đi làm việc. Hiện nay cứ mỗi dịp mùa hè đến có những phong chào “ánh
sáng văn hoá hè” và “thanh niên tình nguyện” tham gia lao động bảo vệ mơi
trường, đến các vùng xa xôi, hẻo lánh đem lại ánh sáng văn minh cho những
trẻ em nghèo đói và cho cả lớp thanh niên nơng thơn. Điều đó thể hiện sự kế
tiếp đùm bọc của thanh niên ngày nay.
Hiện tượng bao hàm bản chất, hiện tượng khơng thốt thi khỏi bản chất
và do đó tất cả các hiện tượng nêu trên phản ánh bản chất của thanh niên sinh
6


viên hiện nay là sự kết hợp những phẩm chất truyền thống và những đức tính
hiện đại.
2.2. Mặt hạn chế
Sinh viên ta mắc “bệnh” thụ động trong học tập, sinh viên khơng chịu
tìm tịi sách, tài liệu phụ lục cho chun mơn của mình, mặc dù trong phương
pháp giảng dạy đại học nhiều thầy cô lên lớp chỉ hướng dẫn và đưa ra những
tư liệu đầu sách cần thiết cho sinh viên tìm kiếm tham khảo.
Phần lớn sinh viên Việt Nam thiếu khả năng sáng tạo. Một kết quả
nghiên cứu gần đây về tính sáng tạo của sinh viên ở một trường đại học lớn
của Việt Nam cho biết trong một mẫu điều tra khá lớn gồm hàng ngàn sinh
viên, chỉ có khoảng 20% sinh viên đạt hoặc vượt mức sáng tạo trung bình của
tụ giới. Như vậy có tới 80% sinh viên có tính sáng tạo thấp hơn mức trung
bình. Đây là một thơng tin sét đánh, buộc các nhà giáo dục học phải nghiêm
túc xem lại phương pháp, chương trình, cách tổ chức dạy và học trong các
trường đại học của Việt Nam.
“Lười đọc…” là lời tự thú của nhiều sinh viên thời hiện đại. Khảo sát
ngẫu nhiên một số sinh viên các trường đại học, cao đẳng về việc đọc sách
báo của họ, số đồng đều ngắc ngứ rằng “có đọc” nhưng chỉ đọc một số cuốn
theo phong trào và chỉ xem sách chuyên ngành khi bị thúc bách về mặt bài

vở, có sinh viên sắp ra trường vẫn chưa một lần ghé thăm thư viện. Một số
đơng sinh viên ít đọc có nhiều ngun nhân chủ quan và khách quan nhưng
nói chung họ rất thụ động trong việc học. Thụ động bởi sinh viên chỉ đọc
giảng viên yêu cầu thuyết trình một đề tài, viết một bài tiểu luận hoặc khi
được khuyến khích bởi một người khác về một cuốn sách hay nào đó, tức chỉ
khi bị áp chế hoặc được truyền cho niềm tin thì họ mới đổ xơ đi học.
Có q nhiều sinh viên vừa học, vừa chơi và cũng có quá nhiều sinh
viên quên mọi thứ trên đời để học. Cả hai kiểu học như thế đều mang lại
7


những kết quả tiêu cực khác nhau. Một bên là sự hụt hẵng về kiến thức,
thường xuyên đối mặt với nguy cơ bị đuổi học còn bên kia lại là sự mệt mỏi,
căng thẳng, những lo âu chồng chất trong những năm học đại học khiến sức
khỏe bị suy sụp, lạc lõng với những diễn biến xung quanh xã hội, lạ lẫm với
những điều đang tác động đến cuộc sống hàng ngày…
Đa phần sinh viên mới chỉ học theo kiểu “học vẹt” thiếu tính thực tiễn.
Nhìn vào hiện trạng của các “sản phẩm” của nền giáo dục cao đẳng - đại học
hiện nay có thể thấy rằng, hình như xã hội “khơng mê” các sản phẩm này. Sở
dĩ có thể nói như vậy bởi vì qua một cuộc thống kê nho nhỏ về trình độ của
những người tìm việc làm ở một tờ báo thành phố Hồ Chí Minh trong 3/2003
thấy được những con số quá giật mình về trình độ học vấn của những ứng
viên tìm việc. Cụ thể là trong tổng 115 ứng viên tìm việc, có đến 62 người có
trình độ Đại học tức chiếm 54%; có 24 người trình độ cao đẳng, tức 21% và
số người có trình độ trung cấp là 29 người chiếm 25%.
Thế nhưng những con số đó muốn nói với chúng ta điều gì? Đó là sản
phẩm của nền giáo dục “khoa cử”. Tại sao có nhiều người có trình độ Đại học
– Cao đẳng phải đi tìm việc như thế: Theo lẽ thường tình người ta hay nghĩ
rằng, có học vấn càng cao càng có nhiều cơ hội có việc làm, thế nhưng nay
câu chuyện hoàn toàn ngược lại: học vấn càng cao càng phải đi tìm việc

nhiều, càng thất nghiệp. Tại sao vậy.
Có nhiều lý do nhưng có một lý do đó là chất lượng của các lao động
có trình độ đại học chưa đáp ứng được các nhu cầu của nền sản xuất kinh tế
công nghiệp tiên tiến. Hiện nay, bởi họ chỉ là sản phẩm của nền giáo dục
“khoa cử rất mạnh về học để thi nhưng kém về “học để làm” và “học để sáng
tạo”. Do đó mà từ lâu các “sản phẩm” của nền giáo dục đại học của ta đã
thường xuyên bị kêu ca là không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

8


Xét về trình độ thực tế của sinh viên tốt nghiệp thì quả là cịn yếu kém,
một số ngành rất yếu. Về kiến thức, kỹ năng thực hành, tính chủ động sáng
tạo, về khả năng diễn đạt bằng nói hay viết sinh viên ta đều kém, tuy cá biệt
có những người rất xuất sắc, nhưng số này không nhiều cũng chẳng có gì lạ,
vì nhiều nơi coi đại học là “học đại”.
2.3. Nguyên nhân
Cũng như tình hình phức tạp của thực trạng, nguyên nhân cũng xuất
phát từ nhiều phía.
Nguyên nhân sâu xa và trước hết là SV chưa xây dựng được hình ảnh
về mình với tư cách là một kĩ sư, hoặc thầy giáo với những kiến thức, kĩ năng
cần thiết ở tương lai. Để làm được điều này, có lẽ trước hết SV cần xác định
cho mình một mục tiếu phấn đấu: mình phải là một kĩ sư, hay GV có năng lực
chun mơn ở một cơ quan, trường học, hay một xí nghiệp nào đó trong
tương lai. Muốn vậy ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mình phải học
tập và trau dồi kiến thức, kĩ năng tốt nhất thông qua nhiều con đường: lên lớp
đầy đủ, tự học, tự nghiên cứu, học nhóm...
Thực tế cho thấy, hầu hết SV chưa biết khái niệm “tự học”. Cụ thể, SV
chưa biết tự học cái gì, làm gì trong thời gian tự học, cũng như chưa biết lợi
ích của việc tự học là gì. SV chưa nhận thức được rằng kiến thức của môn học

là vô hạn, mà thời gian trên lớp là hữu hạn. Dù có bao nhiêu thời gian trên lớp
cũng khơng đủ để GV có thể khai thác hết kiến thức của môn học; do vậy tự
học là một phương pháp tối ưu để có thể đi tới chân trời khoa học.
Tự học là một phương pháp học tập còn khá mới đối với SV, đặc biệt là
các khoá mới. SV chưa được chuẩn bị một tâm thế, một phương pháp học tập
mới. Quen với cách học truyền thống ở phổ thông - GV cung câp kiến thức,
SV tiếp nhận thụ động, một chiều – SV chưa biết mình phải học gì, làm gì để
đạt được kiến thức, kĩ năng cần thiết .
9


Nhiều SV chưa tìm được niềm đam mê, sự thích thú trong học tập,
nghiên cứu. Học tập là một nhiệm vụ, tuy nhiên nếu có cả niềm đam mê và sự
hứng thú nữa thì hiệu quả mới cao và người học mới có thể mong đạt đến
đỉnh cao của khoa học. Niềm đam mê và sự thích thú sẽ là động lực giúp SV
vượt qua mọi trở ngại và quyết tâm đi đến điểm cuối cùng.
Một nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề tự học
của SV đó là điều kiện học tập, sinh hoạt thiếu thốn. Đời sống vật chất khó
khăn, một số SV dành nhiều thời gian không lên lớp (thời gian tự học) để làm
thêm nhằm trang trải việc học tập, sinh hoạt.
CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
3.1. Xác định phương pháp tiếp thu trong mối quan hệ phương pháp dạy
học l
Mục đích: Giúp SV tìm được PP học đạt hiệu quả, đáng chú ý là PP
tiếp thu. Nếu SV xác định PP tiếp thu là cần thiết và chi phối cho tồn bộ PP
học thì SV sẽ tiếp thu nhanh, đầy đủ và chính xác những thơng tin truyền đạt
từ giáo viên trên lớp để giới hạn được nội dung học và tạo động cơ học tập
sau giờ học trên lớp, cũng như tạo tiền đề cho việc tự học được dễ dàng.

Nội dung:
-

Cấu trúc của PP dạy học đại học;

-

Các mức độ thu nhận thông tin qua các kênh và lưu trữ thông tin qua

các kênh thu nhận khác nhau;
-

Tập trung, chú ý người học.

Thực hiện:
10


-

Đối với giảng viên:
+ Quan tâm đến sự tập trung, chú ý của SV khi thiết kế bài dạy và

giảng bài trên lớp. Tạo điều kiện cho SV sử dụng càng nhiều giác quan trong
khi tiếp thu bài giảng càng tốt. Hơn nữa, cần tạo cơ hội cho SV tương tác lẫn
nhau và tương tác với giảng viên.
+ Lựa chọn PP và hình thức tổ chức dạy học giúp SV tiếp thu bài tốt
ngay tại lớp, gây được hứng thú và tạo động cơ học tập cho SV.
+ Sử dụng phương tiện dạy học phù hợp với nội dung dạy học và PP
dạy học của môn học hay học phần.

-

Đối với SV:
+ Tự ý thức về việc học ở trên lớp là cách thức tiếp thu bài học nhanh

nhất, đầy đủ nhất, cô đọng nhất và hệ thống nhất và là con đường ngắn nhất
để chiếm lĩnh tri thức.
+ Phát huy được tính tự giác, tích cực và tự lực trong học tập không chỉ
trong giờ học trên lớp mà cịn ngồi giờ học. Đọc tài liệu trước khi đến lớp,
ghi chép những nội dung chưa rõ hay chưa hiểu. Trong lớp tích cực đóng góp
ý kiến xây dựng bài và nêu thắc mắc khi chưa hiểu bài…
+ Tự tìm cho mình PP tiếp thu trên lớp phù hợp như: ghi chép theo sơ
đồ tư duy trong tập, làm dấu trích đoạn trên giáo trình, ghi vắn tắt những gì
thầy/ cô giảng, lắng nghe và chia sẻ với thầy và bạn.
3.2. Tự tìm kiếm và vận dụng phương pháp tự học phù hợp ở từng sinh
viên
Mục đích: Giúp SV:
-

Ln tích cực, tự giác, tự lực nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo về

nghề nghiệp tương lai;

11


-

Thường xuyên nâng cao chất lượng và kết quả học tập không chỉ khi


đang học ở trường đại học, mà cả đến lúc trở thành người cán bộ khoa học kĩ
thuật có năng lực, có hứng thú, thói quen và có PP tự học suốt đời;
-

Hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện ý chí phấn đấu, đức tính kiên

trì, óc phê phán, bồi dưỡng hứng thú học tập, say mê nghiên cứu khoa học…
Nội dung:
-

Tồn bộ những cơng việc học tập do cá nhân và nhóm tiến hành ngồi

giờ học chính khóa hay SV độc lập đọc sách, ghi nhớ bài, làm thí nghiệm,
thực hành… ngay trong giờ học trên lớp;
-

Tự trang bị kĩ năng mềm;

-

Xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học.
Thực hiện:

-

SV tự trang bị kĩ năng mềm cho mình ngay trong giờ học trên lớp như

tham gia tích cực trong thảo luận nhóm, tham gia báo cáo trước lớp; lắng
nghe thầy/cô và bạn bè; giải quyết vấn đề; tư duy sáng tạo; đặt mục tiêu hay
tạo động lực trong học tập; tham gia các câu lạc bộ kĩ năng ở trường…;

-

Mỗi SV tự xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học và thời gian biểu phù

hợp sau khi có kế hoạch dạy học của trường trong mỗi học kì; - SV:
+ Phân tích, tổng hợp và so sánh các nội dung dạy học phức tạp;
+ Thực hiện việc ơn tập, hoạch tốn kiến thức một cách tự giác và
thường xuyên nhằm đánh giá được sự tiến bộ của trí tuệ. Đồng thời tự kiểm
tra, tự đánh giá trình độ của bản thân;
+ Tập trung và tiết kiệm thời gian trong học tập;
+ Tranh luận và trình bày quan điểm của mình trước thầy cơ và bạn bè.

12


C. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh lịch sử tình hình kinh tế cũng như chính trị Việt Nam
hiện nay chúng ta có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm trong có lẽ vấn đề
nóng bỏng nhất hiện nay khơng chỉ Việt Nam mà cả thế giới quan tâm đó
chính là vấn đề nâng cao hiệu quả quá trình học tập của sinh viên- Những
tương lai đất nước. Qua việc phân tích những ngun nhân gây ra hiện tượng
học tập khơng hiệu quả bằng việc vận dụng “Mối quan hệ biện chứng giữa
nguyên nhân và kết quả” phần nào cũng cho ta thấy được góc cạnh của vấn đề
mặc dù phần phân tích ở trên chỉ là rất khái qt. Có thể thấy ảnh hưởng to
lớn của quá trình học tập hiện tại với tăng trưởng kinh tế, thực chất vấn đề
đầu tiên cũng là cuối cùng quyết định sống của một nền kinh tế quyết định
mức độ giàu nghèo của xã hội vẫn là con người.
Các giải pháp đề xuất trên đây đều thống nhất và chi phối tác động lẫn
nhau, tạo động lực thúc đẩy SV tích cực, tự lực, tự giác và sáng tạo trong quá
trình học tập khơng chỉ trên lớp mà cịn tạo động cơ học tập đúng đắn trong

việc tự học. Các giải pháp này nhằm tác động đến chủ thể quá trình dạy học,
trong đó các giải pháp dành cho nhà trường và giảng viên chỉ là những yếu tố
khách quan, nhằm tạo nên ngoại động cơ học tập cho SV. Đặc biệt hai giải
pháp dành cho SV thực sự có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao kết quả
học tập cho SV từ chính nỗ lực của bản thân.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình triết học Mác - Lênin của trường Đại Học Bách Khoa Hà
Nội
2. Triết học Mác - Lênin – Bộ Giáo dục & Đào tạo
3. Sách Lê Nin toàn tập – nhà xuất bản Tiến Bộ
4. Nguồn tin từ Internet : www.tinvan.com
5. Wikipedia

14



×