Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHỦ YẾU CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY LÀ GÌ? LÀ GIẢNG VIÊN, ANH/CHỊ CÓ CÁCH TÁC ĐỘNG NÀO ĐỂ GIÚP SINH VIÊN PHÁT HUY THUẬN LỢI, KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN NHẰM HỌC TẬP TỐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.97 KB, 11 trang )

Bài tập nhóm môn: Tâm Lý Giáo Dục Đại Học

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: TÂM LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Giảng viên: ThS.
Thành viên nhóm:
Hồ Huỳnh Phong (Nhóm trưởng)

Nguyễn Tiến Luật

Mai Thị Lâm (Thư ký)

Trần Quang Nhu

Nguyễn Bá Hợp

Bùi Phước Tài

Võ Văn Khoa

Nguyễn Quốc Trung

Nguyễn Gia Long

Chủ đề 3: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHỦ YẾU CỦA SINH
VIÊN HIỆN NAY LÀ GÌ? LÀ GIẢNG VIÊN, ANH/CHỊ CÓ CÁCH TÁC ĐỘNG
NÀO ĐỂ GIÚP SINH VIÊN PHÁT HUY THUẬN LỢI, KHẮC PHỤC KHÓ
KHĂN NHẰM HỌC TẬP TỐT?

1



Bài tập nhóm môn: Tâm Lý Giáo Dục Đại Học

1. THUẬN LỢI
1.1. Tiếp cận với khoa học kỹ thuật (Định hướng cho sinh viên và cung cấp
tính xác thực cho SV tiếp cận)
Là GV nên hướng dẫn SV nắm bắt đúng những ý tưởng cùng với năng lực
hiện có để từng bướt tiếp cận khoa học kỹ thuật và đào sâu một cách khoa học.
1.2. Điều kiện sống tốt hơn so với trước kia
Về gia đình: Kinh tế xã hội phát triển, điều kiện sống được cải thiện đáng kể
nên mọi gia đình có điệu kiện chăm lo cho cuộc sống cho con cái họ có điều kiện
học tấp tốt nhất.
Về xã hội: Hỗ trợ cho việc học tập của SV như cơ sở vật chất hiện đại, hỗ trợ
vốn, học bổng, tạo điều kiện về nơi ăn ở, giúp sinh viên có điều kiện sống tốt hơn.
1.3. Khả năng hội nhập tốt
Với sự năng động, nhiệt tình, ham học hỏi của mình nên sinh viên có khả năng
hội nhập tốt. Hầu hết sinh viên đều tích cực tham gia các phong trào của lớp, của
trường. Họ nhanh chóng hòa đồng cùng bạn bè cũng như khoảng cách thầy trò
ngày càng gần nhau hơn, từ đó dễ dàng trao đổi trong học tập cũng như các vấn đề
trong cuộc sống đời thường.
1.4. Dễ định hướng nghề nghiệp, năng động sáng tạo
• Dễ định hướng nghề nghiệp
Sinh viên được tiếp cận với nhiều kênh thông tin. Trong đó bao gồm các buổi
tư vấn nghề nghiệp của thầy cô, nhà trường, tập đoàn kinh tế, trung tâm hỗ trợ sinh
viên được tổ chức thường niên trong quá trình sinh viên còn tham gia học tập tại
trường. Mặt khác, sinh viên có thể tự mình tìm hiểu thông qua các phương tiện
truyền thông như: đài, báo, sách, ấn phẩm, tạp chí… để biết về các ngành nghề
mình đang học để có chuẩn bị tâm lí khi ra trường.
Cách tác động của giảng viên


2


Bài tập nhóm môn: Tâm Lý Giáo Dục Đại Học

Tạo cầu nối giữa sinh viên với các đơn vị tuyển dụng bằng cách đề nghị nhà
trường tổ chức các buổi tư vấn nghề nghiệp do các đơn vị kinh tế tổ chức để giới thiệu
doanh nghiệp đến với sinh viên.
Lắng nghe và chia sẻ các ý kiến trong việc băn khoăn chọn ngành nghề của
sinh viên.
• Năng động, sáng tạo
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, của khoa học công nghệ trên
toàn cầu không những đưa thế giới bước vào kỉ nguyên của công nghệ mà nó còn
tạo điều kiện dễ dàng trong việc tiếp cận thông tin khoa học, tri thức khoa học.
Sinh viên có điều kiện dễ dàng để tiếp nhận (chỉ cần một chiếc máy tính nối
mạng là có thể biết nhiều thông tin trên thế giới đang xảy ra; hoặc có thể thông
qua sách, báo, ấn phẩm, tạp chí, truyền hình…)
Bước vào Đại học cũng là thời kì sinh viên bước dần vào các quan hệ xã hội
và phát triển tâm sinh lí thích được thể hiện mình nhiều hơn, thích có chính kiến
của mình. Sinh viên tự mình tìm tòi những vấn đề liên quan đến ngành nghề của
mình hay các vấn đề khác của cuộc sống. Môi trường học Đại học với những kiến
thức mang tính khai mở cho sinh viên là điều kiện sinh viên phát triển sự năng
động, sáng tạo của mình trong học tập và trong các hoạt động xã hội
Được khuyến khích tham gia các nghiên cứu khoa học nhỏ để rèn luyện kĩ
năng sau này
Các tác động của giảng viên
Khuyến khích, hướng dẫn sinh viên tích cực nghiên cứu khoa học
Cung cấp cho sinh viên những nguồn tư liệu đáng tin cậy, hướng dẫn sinh viên
đi đúng với hướng nghiên cứu
1.5. Chủ động về thời gian

Do mới chảy qua hai kỳ thi căng thẳng được bù lại là những ngày đầu năm
nhất với một vài môn. Tuy nhiên nhìn chung thì thời sinh viên thì khoảng thời
gian rãnh thì rất nhiều và có thể làm chủ được thời gian, không còn giống như ỏ

3


Bài tập nhóm môn: Tâm Lý Giáo Dục Đại Học

thời học sinh thì thời gian bi bó buộc và được cha mẹ sắp xếp và quản lý một cách
chặc chẽ.
Chủ động được thời gian như mình mong muốn .Thời gian rãnh của sinh viên
hiện nay rất nhiều vì có chương trình học chứng chỉ, đây cũng là một lợi thế của
sinh viên vì có thể có thời gian nhiều để cho viêc nghiên cứu.
Có nhiều thời gian để có thể tham gia các dự án nhỏ vừa tầm.
Có thể đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập và trang trải cho công việc học,
cũng như giảm bớt gánh nặng cho gia đình đồng thời tích lũy kinh nghiệm và vốn
sống cho mình sau này.
Có thể sử dụng thời gian rảnh để trao đồi những kỷ năng đa ngành để phù hợp
với nền xã hội hội nhập đa quốc gia.
Tuy nhiên cũng một số sinh viên nào đó đã lãng phí rất nhiều thời gian.
Thời gian là vốn quý nhất của mọi người. Lãng phí thời gian là lãng phí “của
báu” mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi con người. Nếu không biết tận dụng, nó sẽ
qua đi rất nhanh, đúng như lời răn dạy của người xưa: “Tháng ngày vùn vụt thoi
đưa / Nó đi… đi mãi có chờ đợi ai !”
Vậy mà, lãng phí thời gian đang là căn bệnh hay gặp nhất ở giới sinh viên.
Bạn đã bao giờ tự hỏi mình đã sử dụng quỹ thời gian đúng mục đích hay chưa?
Liệu có để thời gian trôi qua một cách uổng phí hay không?
Đáng tiếc là phần lớn sinh viên chúng ta hiện nay không biết tận dụng và quý
trọng thời gian. Đa số sinh viên sau những giờ học ở trường thì thời gian còn lại

không mảy may nghĩ tới việc học, thậm chí không dành thời gian tối thiểu cần
thiết cho việc học.
Do học theo hệ tín chỉ nên giờ đây sinh viên còn có nhiều “thời gian rỗi” hơn
so với thời học theo chế độ niên chế. Học tín chỉ, thực chất là dành quyền chủ
động cho sinh viên tự sắp xếp thời gian để tự học và nghiên cứu. Lên lớp, giáo
viên chỉ có vai trò dẫn dắt và định hướng, còn lại sinh viên phải tự tìm hiểu và
nghiên cứu, mà sinh viên Việt Nam bây giờ ý thức tự học, tự nghiên cứu rất kém.

4


Bài tập nhóm môn: Tâm Lý Giáo Dục Đại Học

Theo cách tín chỉ, giờ lên lớp ít hơn thay vào đó là thời gian tự học tự nghiên
cứu. Nhưng ngoài giờ lên lớp, đa số sinh viên dành thời gian còn lại để online,
xem phim hay chơi game… với lý do là thầy không ra bài tập để làm. Họ không
hề có ý thức tự học, tự nghiên cứu. Thầy cô ra bài thì làm, không ra thì nghỉ cho
“khỏe”. Ngoài việc giết thời gian vào những việc trên thì một bộ phận không nhỏ
dành thời gian để ngủ, mà đa số là sinh viên nam.
Vì thế nên bây giờ việc bắt gặp sinh viên ngồi đọc sách, họp nhóm bàn bạc
việc học hay ngồi mày mò, nghiên cứu một vấn đề nào đó liên quan đến học hành
thì rất hiếm… Mà thay vào đó là thấy các bạn thường xuyên vào Facebook, blog,
bói toán online…gần như là chiếm trọn thời gian rỗi rảnh.
Hãy biết quý trọng thời gian, đừng để tuổi trẻ của mình trôi qua một cách phí
hoài như vậy các bạn nhé!
Vai trò của giảng viên:
Cùng với những thuận lợi và sự lãng phí ấy với một vai trò là giảng viên là
người cầm ngọn cờ đạo đức cho tuổi trẻ và mũi tên khoa học của tương lai của đất
nước, cần giúp sinh viên cân đối lại thời gian cho hợp lý và khoa học đồng thời có
ích cho xã hội nói chung và gia đình nói riêng cũng như chính bản thân ta.

Giảng viên cần tạo một sân chơi bổ ích cho sinh viên với các hoạt động ngoại
khóa giúp ích cho xã hội như: Tổ chức xóa mù chữ, trao dồi kỷ năng nghề, tổ chức
những buổi từ thiện, hay một câu lạc bộ có mưu cầu nào đó của xã hội.
Tổ chức với các dự án vừa và nhỏ để các sinh viên cùng tham gia (đây là một
phương pháp rất tích cực cho môi trường học chứng chỉ hiện nay).
1.6. Trình độ cũng như phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên không
ngừng được nâng cao. Được thể hiện ở chổ:
Trình độ tối thiểu đại học đối với giảng viên cao đẳng và thạc sĩ đối với giảng
viên đại học.
Giảng viên không ngừng được đào tạo về nghiệp vụ cũng như phương pháp
giảng dạy, phát huy được tính chủ động sáng tạo của sinh viên.
Tác động của giảng viên:
5


Bài tập nhóm môn: Tâm Lý Giáo Dục Đại Học

Kiến tạo các ví dụ có tính thực tiễn của môn học và gợi ý tìm tòi sáng tạo cho
sinh viên.
Hổ trợ về mặt tài liệu, các đề tài hay giúp các sinh viên ham học hỏi có thể
phát triển thêm kiến thức của mình.
Luôn đi trước để tìm ra những đề tài mới của các trường trong nước cũng như
khu vực quốc tế có liên qua đến chuyên môn của mình, ứng dụng mở rộng để phù
hợp với kiến thức và nhận thức của sinh viên..

2. KHÓ KHĂN
2.1. Điều kiện, môi trường học tập hạn chế
Vai trò của giảng viên:
Giảng viên nên hướng sinh viên theo những phương pháp thich hợp với điều
kiện mà sinh viên có và giúp sinh viên tiếp cận với những phương pháp học mới

như học nhóm, phân bổ công việc,..
2.2. Kỹ năng sống còn hạn chế
Ở trung học phổ thông các bạn chưa được trang bị các kỹ năng mềm: sống,
học tập, làm việc độc lập,…Ở đại học sv Phải tự lập, tự lo cho mình tất cả từ học
tập đến sinh hoạt; phải đối mặt với những mối quan hệ xã hội mới có thể là rất
phức tạp. Do vậy, sinh viên có nhiều bỡ ngỡ do chưa thích ứng với môi trường
sinh hoạt độc lập, phương pháp giảng dạy tích cực ở bậc đại học với những hoạt
động nhóm, thuyết trình trước công chúng và thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề. Nên
các bạn không thu được kết quả tốt trong học tập và trong cuộc sống.
Vai trò của giảng viên
Tận tâm trong nghề nghiệp, thường xuyên quan tâm và giúp đỡ SV cả trong
học tập và cuộc sống. Là chỗ dựa tinh thần vững chắc của các SV trong môi
trường sống và học tập mới, tạo điều kiện cho SV phát huy năng lực tự học, thể
hiện hết khả năng của mình.
Tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động các cấp hỗ trợ tân SV vào đầu năm học để
giúp trang bị cho các tân SV kiến thức cơ bản về cuộc sống, học tập của SV, giúp
SV ổn định tâm lý và cuộc sống để sẵn sàng cho nhiệm vụ học tập mới.
6


Bài tập nhóm môn: Tâm Lý Giáo Dục Đại Học

2.3. Thiếu thốn tình cảm, môi trường sống bị thay đổi
Hầu hết sinh viên sống xa nhà, bắt đầu cuộc sống mới, không gần cha mẹ, bắt
đầu tự lập, tự xoay xuể mọi việc từ học tập đến cuộc sống đời thường nên họ gặp
rất nhiều khó khăn, đặc biệt ở giai đoạn đầu vào đại học.
Không còn gần cha mẹ như trước kia nên nguồn chia sẻ, động viên chính bây
giờ là bạn bè cùng phòng, cùng lớp. Không có người lớn dõi theo nên họ rất dễ bị
xa ngã nếu thiếu bản lĩnh.
Vai trò của giảng viên:

Gần gũi hơn với sinh viên, từ đó hiểu, chia sẻ và giúp đỡ sinh viên từ học tập
đến cuộc sống riêng. Đặc biệt với sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt trong lớp.
Chủ trì tổ chức đội nhóm, đoàn thể đế sinh viên tham gia sinh hoạt.
2.4. Trình độ ngoại ngữ hạn chế
Định hướng của giảng viên
Ngay từ những năm đầu tổ chức các buổi họp lớp đề cập đến sự cần thiết đối
với việc học ngoại ngữ.
Khuyến khích các sinh viên tham gia các câu lạc bộ sinh hoạt về ngoại ngữ.
Trong các bài giảng sẽ từng bước dùng các thuật ngữ hay một số từ ngữ cần
thiết để kích thích sự tìm tòi của sinh viên.
2.5. Chi phí và thời gian cho việc nghiên cứu khoa học còn hạn chế
Đây là một hiện trạng của toàn thể sinh viên khi nghiên cứu một đề tài hay
một dự án nào đó.tuy nhiên việc chi phí cho các công trình nghiên cứu thì rất còn
hạn chế. Sự đầu tư về kinh phí cho các dự án thì còn rất ít.
Thù lao được trả chưa xứng với công sức bỏ ra: Kinh phí cấp cho các đề tài
nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc Thành phố còn tạm ổn cho hoạt động
nghiên cứu, nhưng với các công trình nghiên cứu cấp trường hoặc bài báo thì số
kinh phí thường rất thấp (từ 15 - 20 triệu/đề tài và 500.000đ – 700.000đ/bài báo);
vì thế, không khuyến khích được sinh viên nghiên cứu và chất lượng công trình
cũng không thể cao.

7


Bài tập nhóm môn: Tâm Lý Giáo Dục Đại Học

Nguồn vốn tín dụng của nhà nước còn hạn chế về đối tượng và cả số tiến được
vay.
Thời gian dành cho đề tài quá ngắn và không có logic và chỉ hối thúc và chạy
đua.

2.6. Khó khăn trong vấn đề tìm việc làm
• Khách quan:
Các cơ quan lãnh đạo chưa có sự phân bổ hợp lý giữa số lượng, ngành đào tạo
cho sinh viên với nhu cầu xã hội khi sinh viên ra trường (tầm nhìn 4-5 năm) nên số
lượng sinh viên tốt nghiệp ở từng ngành không phù hợp với nhu cầu của xã hội,
dẫn đến là họ làm trái nghề.
Chương trình đào tạo mặc dù có cải cách nhưng luôn chậm hơn, lạc hậu hơn
so với sự phát triển không ngừng của thị trường và yêu cầu của công việc, nên
sinh viên ra trường thường không đáp ứng được các yêu cầu làm việc của các
doanh nghiệp, hậu quả là doanh nghiệp phải đào tạo lại.
Giảng viên vừa phải đảm bảo được chương trình giảng dạy, vừa phải hướng
được sinh viên đến với việc tự học, tự nghiên cứu và hình thành một phẩm chất
nghề đúng nghĩa, từ đó giảng viên dễ tập trung vào nhiệm vụ đầu mà sao lãng đi 2
nhiệm vụ còn lại dẫn đến sinh viên có kiến thức chuyên môn nhưng khi lao động
thực tế khó vận dụng và tự phát huy thêm (tự nghiên cứu đào sâu thêm), và họ chỉ
nói lý thuyết, thiếu thực tế. Sinh viên cũng không được hướng đến sự hoàn hảo về
nhân cách để trở thành một công dân tốt cho xã hội (có tài mà không có đức).
• Chủ quan:
Nhìn chung, đa phần (gần 2/3) sinh viên trong quá trình học ở đại học chưa
hình thành được sự tích cực hòa nhập vào đời sống xã hội (thiếu năng động, ít
tham gia vào các hoạt động chính trị-xã hội, sinh hoạt tập thể, văn hóa tinh thần,
…), chính vì thế khi ra trường gặp khó khăn trong việc hoà nhập vào môi trường
làm việc (cuộc đời không như mơ), dẫn đến nhảy việc, và đó là lý do doanh
nghiệp ngại khi nhận sinh viên mới tốt nghiệp vào làm.
• Hướng giải quyết:
8


Bài tập nhóm môn: Tâm Lý Giáo Dục Đại Học


Là giảng viên, nhận thức được các yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến các
khó khăn trong vấn đề tìm việc của sinh viên, giảng viên phải trở thành cầu nối
giữa doanh nghiệp và sinh viên mình đào tạo
Kết hợp giữa kiến thức chuyên môn (theo chương trình đào tạo) với kinh
nghiệm làm việc thực tế của giảng viên, thực tế làm việc hiện nay (nhu cầu của
doanh nghiệp) để giúp cho sinh viên có được sự liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn,
áp dụng điều được học vào thực tiễn công việc.
Khi giảng dạy các vấn đề chuyên môn, giảng viên chủ động đặt ra các vấn đề
liên hệ trực tiếp đến thực tế để sinh viên tự tìm hiểu, nghiên cứu, từ đó hình thành
tư duy nghiên cứu và phương pháp tự nghiên cứu để họ ứng dụng khi giải quyết
các vấn đề thực tiễn trong công việc sau này. (Sinh viên hiểu thêm được những
vấn đề thực tế - cập nhật)
Dùng gương sáng nghề nghiệp của bản thân kết hợp với phương pháp giảng
dạy và các tác động cần thiết, tương ứng với từng đối tượng sinh viên để giúp sinh
viên hình thành nên các phẩm chất nghề mai sau.
Khuyến khích sinh viên ngoài việc học tập cần nâng cao các kỹ năng xã hội,
giúp sinh viên ý thức sự quan trọng của việc hòa nhập với cuộc sống thật sau khi
ra trường, ý chí vượt khó vươn lên.
2.7. Hệ thống đào tạo chưa được hoàn thiện để sinh viên có cảm hứng học tập
Việc chuyển đổi từ dạy theo hệ niên chế sang tín chỉ vẫn chưa thống nhất
Hiện nay nhiều trường vẫn chỉ dạy lý thuyết, thời lượng thực hành chưa đảm
bảo, hệ thống trang thiết bị thực hành chưa được trang bị đầy đủ.
Giáo dục đại học đang đứng trước thách thức to lớn: Phương thức quản lý nhà
nước đối với trường đại học, cao đẳng chậm được thay đổi, không đảm bảo yêu
cầu nâng cao chất lượng đào tạo của toàn hệ thống, chưa phát huy mạnh mẽ được
sự sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, các nhà quản lý và sinh viên.
Chúng ta chưa thực sự quản lý được chất lượng giáo dục đại học vì chưa có
chuẩn đầu ra của các trường đại học, cao đẳng (chuẩn năng lực của người tốt

9



Bài tập nhóm môn: Tâm Lý Giáo Dục Đại Học

nghiệp); chưa giữ được chuẩn của nhiều yếu tố đầu vào (giáo viên, chương trình,
giáo trình, cơ sở vật chất);
Chưa có cơ quan chuyên trách quản lý chất lượng; hàng năm chưa có đánh giá
thực tế và báo cáo về chất lượng đạo tạo của các trường và cả hệ thống giáo dục
đại học.
Thực hiện 3 công khai bao gồm: công khai cam kết chất lượng đào tạo và chất
lượng thực tế của cơ sở đào tạo; công khai nguồn lực phục vụ đào tạo (giảng viên,
giáo trình, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất…); công khai thu chi tài chính theo
hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Các nội dung của 3 công khai phải được công bố ở
web của mỗi trường, ở các khoa, thư viện để mọi người dễ tiếp cận.
Trong quy chế đánh giá và cho phép mở ngành tuyển sinh đại học, cao đẳng
nên quy định việc kiểm tra tại cơ sở giáo dục trước khi mở ngành 3 tháng, 3 năm
sau đó mỗi năm kiểm tra lại 1 lần...
Triển khai sinh viên tham gia đánh giá giảng dạy của giảng viên, giảng viên
tham gia đánh giá hoạt động của lãnh đạo trường; các ĐH, CĐ tham gia đánh giá
chỉ đạo, quản lý của Bộ GD-ĐT, bộ chủ quản và UBND, thành phố nơi trường
đóng.
Các trường cần xây dựng kế hoạch dài hạn, sử dụng phần thu học phí tăng
thêm để đầu tư cho các khâu, các yếu tố đầu vào của quá trình đào tạo, nâng cao
năng lực quản lý và chăm lo cho giảng viên để có tác dụng rõ rệt nâng cao chất
lượng đào tạo...
• Vai trò của giảng viên:
Thực hiện tốt quy chế về kiểm tra, đánh giá do Bộ GD đưa ra.
Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, công tác nghiệp vụ giảng dạy.
Hỗ trợ sinh viên tiếp cận với các doanh nghiệp trong thời gian còn ở trường để
sinh viên có điều kiện vừa học lý thuyết, vừa thực tập.

Về phát triển đội ngũ: Sinh viên tham gia đánh giá giảng dạy của 100% giảng
viên. Các giảng viên ĐH đều có kế hoạch mỗi giảng viên sử dụng tốt một ngoại
ngữ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học.
10


Bài tập nhóm môn: Tâm Lý Giáo Dục Đại Học

Về chuẩn hoá và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo: Thông qua Hội
đồng các Hiệu trưởng trường ĐH, CĐ và trưởng khoa cùng nhóm ngành để thống
nhất các chương trình đào tạo khung của các ngành do các trường đào tạo, phân
công viết giáo trình dùng chung cho các trường.
Chuẩn hoá và đảm bảo đủ 100% giáo trình ĐH: Bộ GD-ĐT ban hành quy chế
biên soạn giáo trình ĐH. Các trường rà soát tình hình giáo trình, phối hợp qua Hội
đồng Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ và trưởng khoa cùng nhóm ngành để biên
soạn giáo trình dùng chung. Phấn đấu tất cả các trường đều có đủ giáo trình cho
mỗi ngành đào tạo.
Chuẩn hoá đội ngũ lãnh đạo các trường ĐH, CĐ toàn quốc: Hoàn thiện và tiếp
tục chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng.

11



×