TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI : VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA
NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ ĐỂ TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ THẤT
NGHIỆP HIỆN NAY
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ……………………………………………….
SINH VIÊN THƯC HIỆN:
HỌ TÊN SV
MSSV
MÃ LỚP
…………………………….. …………………… ……………………
…………………………….. …………………… ……………………
…………………………….. …………………… ……………………
…………………………….. …………………… ……………………
HÀ NỘI,THÁNG 8 NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng chúng em. Bài tiểu luận chưa được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong tiểu luận đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Hà Nội, ngày…. Tháng…... Năm 2020
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................2
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................5
1.
Lý do chọn đề tài...............................................................................5
2.
Mục đích nghiên cứu.........................................................................6
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................6
4.
Kết cấu cấu đề tài...............................................................................6
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................7
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG CỦA
CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ..................................7
1.
Lý luận về nguyên nhân – kết quả.....................................................7
1.1. Định nghĩa nguyên nhân, kết quả...................................................7
1.2. Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện.......................7
1.3. Tính chất của mối liên hệ nhân quả................................................7
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.........................8
2.1. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả................................................8
2.2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.....................8
2.3. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau................8
3. Ý nghĩa phương pháp luận....................................................................8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ NGUYÊN NHÂN
TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP................................................................9
2.1. Thực trạng thất nghiệp hiện nay.........................................................9
2.2. Nguyên nhân của vấn đề thất nghiệp...............................................10
2.2.1. Từ phía nền kinh tế- xã hội.......................................................10
2.2.2. Về phía đào tạo lao động...........................................................11
2.2.3. Về phía chính sách của nhà nước..............................................12
2.2.4. Về phía bản thân và gia đình đối tượng lao động......................13
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM
TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP DỰA TRÊN MỐI QUAN HỆ BIỆN
CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ.................................14
3.1. Đánh giá chung.................................................................................14
3.2. Một số giải pháp nhằm giảm tình trạng thất nghiệp.........................14
3.2.1. Phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng các ngành nghề sản
xuất – kinh doanh................................................................................14
3.2.2.Về phía đào tạo...........................................................................15
3.2.3. Về chính sách của nhà nước......................................................15
3.2.4 .Về phía sinh viên.......................................................................16
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................17
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình học tập và tìm hiểu, chúng em nhận thấy một trong những
quan điểm đúng đắn mà chủ nghĩa Mác Leenin đưa ra phải kể đến mối quan
hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. Trong quá trình vận động của thế
giới vật chất nói chung, mơi liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối liên
hệ có tính khách quan nhất, phổ biến nhất. Bởi trong mọi sự vận động biến
đổi nào của thế giới vật chất suy cho cùng cũng đều là mối liên hệ nhân quả,
như Lô mô nô xốp đã từng khẳng định bằng quy luật bảo tồn và chuyển hóa
năng lượng: “ Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất
đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác…” Do đó có thể nói, mối
liên hệ nhân quả là mối liên hệ tự nhiên đầu tiên được phản ánh vào đầu óc
con người. Chính vì vậy, nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra
nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải
thích được các hiện tượng đó.
Đất nước ta đang trong quá trình chuyển sang kinh tế phát triển, chúng ta
đang từng bước đổi mới, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân
dân. Tuy nhiên vào những năm gần đây, thất nghiệp đang là một vấn đề nhức
nhối và được nhiều người quan tâm khi mà hàng năm có đến 63% sinh viên ra
trường chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng khiến tỉ lệ thất nghiệp quý II
năm 2020 vẫn đạt mức 6.98%. Để giải quyết triệt để vấn đề trên thì Đảng và
nhà nước cần phải tìm ra nguyên nhân và phương hướng giải quyết hiệu quả
phù hợp với nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay. Vì vậy sao một thời gian
tìm hiểu về mối quan hệ nguyên nhân – kết quả cũng như tình trạng thất
nghiệp hiện nay, chúng em đã chọn đề tài “Vận dụng mối quan hệ biện
chứng giữa nguyên nhân và kết quả đề tìm hiểu vấn đề thất nghiệp hiện
nay” làm đề tài tiểu luận cho nhóm của mình cũng như có cái nhìn sâu và
rộng hơn về đề tài nghiên cứu này.
2. Mục đích nghiên cứu
+ Nghiên cứu lý luận về mối quan hệ biện chứng nguyên nhân kết quả.
+ Tìm hiểu tình hình thất nghiệp hiện nay.
+ Đưa ra nguyên nhân, phương hướng giải quyết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận tập chung nghiên cứu về các khái niệm cũng như lý luận
về các vấn đề liên quan đến mối quan hệ biện chứng nguyên nhân kết quả.
Vận dụng của Đảng và nhà nước trong thế kỷ XXI để xử lý tình trạng thất
nghiệp.
4. Kết cấu cấu đề tài
Đề tài gồm những nội dung chính như sau:
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG CỦA CẶP
PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ NGUYÊN NHÂN
TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM
TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP DỰA TRÊN MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
Do kiến thức và kinh nghiệm chưa nhiều, lại bị hạn chế về thời gian
nên bản luận văn không tránh khái những khiếm khuyết. Với tinh thần thực sự
muốn hiểu biết thêm về đề tài “Quy luật giá trị và vai trò của quy luật giá trị
trong nền kinh tế hàng hóa” và muốn có nhiều kiến thức thực tế, em rất mong
nhận được sự quan tâm, trao đổi và góp ý của các thầy cơ giáo và các bạn để
hồn hiện hơn nữa bài tiểu luận cũng như kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG CỦA
CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ
1. Lý luận về nguyên nhân – kết quả
1.1. Định nghĩa nguyên nhân, kết quả
Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra
sự biến đổi nhất định.
Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa
các mặt các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện
tượng.
1.2. Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện
Nguyên cớ là những sự vật, hiện tượng xuất hiện đồng thời cùng ngun
nhân nhưng chỉ có quan hệ bề ngồi, ngẫu nhiên chứ không sinh ra kết quả.
Điều kiện là hiện tượng cần thiết để nguyên nhân phát huy tác động, trên cơ
sở đó gây ra một biến đổi nhất định.
1.3. Tính chất của mối liên hệ nhân quả
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách
quan, tính phổ biến, tính tất yếu.
Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản
thân sự vật, khơng phụ thuộc vào ý thức con người.
Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sựvật, hiện tượng trong tự nhiên và xã
hội đều có nguyên nhân nhất định sinh ra.
Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những
điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả nhưnhau.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
2.1. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả
Ngun nhân ln ln có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất
hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện. Tuy nhiên, chỉ những mối liên hệ có
tính sản sinh ra nhau thì mới là liên hệ nhân quả.
Trong thực tiễn thì mối liên hệ nhân quả biểu hiện hết sức phức tạp, bởi nó
cịn phụ thuộc vào nhiều điều kiện hồn cảnh khác nhau. Một nguyên nhân có
thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả. Mặt khác, một kết quả có thể do nhiều
nguyên nhân sinh ra. Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì sẽ đẩy
nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu những nguyên nhân tác động
theo các hướng khác nhau, thì sẽ cản trở hoặc triệt tiêu sự hình thành kết quả.
2.2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Kết quả là do nguyên nhân sinh ra nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có
ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhânđã sinh ra nó. Sự ảnh hưởng có thể diễn
ra theo hai hướng: thúc đẩy sự hoạtđộng của nguyên nhân (hướng tích cực)
hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực).
2.3. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau
Cái trong quan hệ này là nguyên nhân nhưng vẫn là nó trong quan hệ khác
lại đóng vai trị là kết quả. Vì vậy, mối liên hệnhân quả chỉ có ý nghĩa khi đặt
nó trong những trường hợp cụ thể. Trong sựchuyển hóa vơ tận của các sự vật,
hiện tượng trong thế giới vật chất thì liên hệ nhân quả là một chuỗi vơ tận,
chúng xoắn xt lẫn nhau khơng có điểm đầu tiên, khơng có điểm cuối cùng.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức và thực tiễn cần tơn trọng tính khách quan, tất yếu của
mối liên hệ nhân quả. Muốn cho hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo điều
kiện cho nguyên nhân phát huy tác dụng. Ngược lại, muốn cho hiện tượng
nào đó mất đi thì phải làm mất nguyên nhân tồn tại của nó.
Phải biết xác định đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề nảy sinh vì các
ngun nhân có vai trị khơng như nhau. Ngun nhân có thể tác động trở lại
kết quả đó, trong hoạt động thực tiễn cần khai thác tận dụng những kết quả đã
đạt được để thúc đẩy nguyên nhân tác động theo hướng tích cực.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP VÀ NGUYÊN
NHÂN TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP
2.1. Thực trạng thất nghiệp hiện nay.
Từ khi đất nước ta có chính sách mở cửa giao lưu hợp tác với các nước
trong khu vực cũng như các nước trên thế giới, kinh tế chuyển sang nền kinh
tế nhiều thành phần tự do cạnh tranh phát triển đã phát huy rất nhiều mặt tích
cực. Mặt tích cực đáng chú ý là sự cố gắng vươn lên của lớp thanh niên mới
để có thể đáp ứng được u cầu, địi hỏi của công việc.Sự mở rộng phát triển
kinh tế thị trường thực sự đã mang lại những cơ hội việc làm cho sinh viên có
khả năng, có năng lực, linh hoạt. Nhưng khơng phải mọi sinh viên ra trường
đều có việc làm và đây là một vấn đề đang được quan tâm của xã hội. Theo
Quyết định 37, đến năm 2020, cả nước có 460 trường đại học, cao đẳng với
khoảng 1.7 triệu sinh viên chính qui tốt nghiệp mỗi năm’. Kết quả cho thấy tỷ
lệ chung của sinh viên có việc làm sau khi ra trường hiện nay là 82,5%, trong
đó khối kĩ thuật công nghiệp chiếm 89,43% nông lâm ngư chiếm 81,55%,
kinh tế luật chiếm 84. Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp của một số khối ngành như
sư phạm hay kinh tế vẫn đang ở ngưỡng báo động.
Bên cạnh những sinh viên có đủ những yêu cầu mà nhà tuyển dụng địi
hỏi hoặc những người có người thân, xin việc hộ thì số cịn lại phải chật vật
chạy đi chạy lại với các trung tâm giới thiệu việc làm. Cũng phải nói thêm
rằng chính dựa vào sự khan hiếm việc làm này mà nhiều trung tâm giới thiệu
việc làm “ ma ” mọc lên vài ba bữa để thu tiền lệ phí, tiền mơi giới việc làm
rồi biến mất. Hoặc một số sinh viên ra trường chấp nhận làm trái nghề hoặc
bất cứ nghề gì miễn là có thu nhập.
Đó là về phía người lao động, cịn về phía nhà tuyển dụng thì họ vẫn ‘
than’ là thiếu lao động mà theo họ là thiếu những người có kinh nghiệm và
khả năng làm việc độc lập cũng như một số yêu cầu khác.
Vậy nguyên nhân của vấn đề này do đâu?
2.2. Nguyên nhân của vấn đề thất nghiệp
2.2.1. Từ phía nền kinh tế- xã hội.
Trog những năm nước ta cịn thực hiện chính sách bao cấp thì hầu như
khơng có hiện tượng thất nghiệp. Phần lớn là vì ngày đó sinh viên cịn ít, số
lượng các trường đại học không nhiều nhưng chủ yếu là sinh viên sau khi tốt
nghiệp thường được nhà nước phân công tác. Nhìn bề ngồi thì có thể là đủ
việc làm nhưng đơi khi những vị trí được sắp xếp vào chỉ cho đủ vị trí, cho có
hình thức, nhiều lúc ‘chơi dài ngày’ hết tháng thì nhận lương nhà nước.
Nhưng từ khi nhà nước có chính sách mở cửa kinh tế nhà nước chuyển
sang kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự lo cho mình, tự tính tốn “
lời ăn, lỗ chịu” khơng có sự bao cấp của nhà nước thì vấn đề việc làm thực sự
trở nên bức bách. Cũng từ đây cơ cấu bộ máy trong các cơ quan gọn nhẹ hơn
nhiều do số lao động tuyển vào được cân nhắc kỹ lưỡng theo khối lượng và
mức độ địi hỏi của cơng việc. Hiện nay, sau khi tốt nghiệp thì đa số sinh viên
phải tự đi tìm việc cho mình ngoại trừ một số trường thuộc nghành quân đội
hay cơng an thì nghành chủ quản sẽ phân cơng công tác.
Ngày nay, chúng ta có thể thấy một hiện tượng là sinh viên tốt nghiệp ra
trường chỉ muốn trụ lại thành phố để làm việc kể cả những sinh viên xuất thân
và lớn lên từ những miền quê. Họ chấp nhận ở lại thành phố để làm việc dù là
việc khơng đúng với nghành được đào tạo hoặc có thu nhập. Như vậy một số
nơi như hải đảo, vùng sâu, vùng xa thì vẫn thiếu trầm trọng nguồn nhân lực
trong khi thành phố vẫn phải đương đầu với sức ép của tình trạng thất nghiệp.
Đến đây ta có thể thấy được tính hai mặt của nền kinh tế thị trường.
Một mặt nó tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế có khả năng phát triển
mạnh hơn, nó cũng tạo ra sự cạnh tranh và chính sự cạnh tranh cũng là động
lực thúc đẩy kinh tế phát triển, đi lên. Hơn nữa kinh tế thị trường sẽ làm cho
mọi người phải cố gắng nỗ lực để trang bị cho mình vốn kiến thức đầy đủ thì
mới có thể tìm được việc làm.
Nhưng mặt khác nền kinh tế thị trường cũng có những tác động khơng
lớn đến vấn đề xã hội là việc gây ra sự thiếu thừa “ giả ”về lực lượng lao
động, mất cân đối về nguồn lao động và cũng làm nẩy sinh một số vấn đề tiêu
cực trong việc làm
2.2.2. Về phía đào tạo lao động
Tình trạng sinh viên ra trường khơng có việc làm một phần cũng có
ngun nhân ở phía đào tạo. Nhiều chương trình đào tạo quá cũ kỹ, lạc hậu từ
nội dung đến phương pháp giảng dậy. Đôi khi được học là học chạy cịn vào
thực tiễn thì như mới hồn tồn vì học nhưng khơng có thực hành trang thiết
bị phục vụ cho việc giảng dậy, học tập thì khơng có vì vậy không phát huy
được khả năng sáng tạo của sinh viên. Tại một số nước nền giáo dục hiện đại
thì sinh viên sau khi học hết năm thứ 3 thì có thể làm việc được tại một cơ
quan theo một ngành nghề đã được đào tạo. Phần đơng ngồi các chương
trình đào tạo ở trường đại học họ cịn phải học thêm các khố học ở ngồi như
ngoại ngữ tin học để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.
a. Cơ cấu đào tạo
Có thể nói cơ cấu đào tạo của nước ta còn quá lạc hậu và chưa bám sát
thực tế. Trong khi một đất nước đang phát triển như Việt Nam rất cần đến đội
ngũ kỹ sư về kỹ thuật, cơng nghệ, xây dựng cơ bản thì nguồn cung cấp nhân
lực từ phía đào tạo lại chưa đáp ứng được hết nhu cầu .Trong khi đó sinh viên
trong khối kinh tế thì đang quá dư thừa “ 90 % sinh viên khối kinh tế ra
trường khơng có việc làm ” là một phần do bên đào tạo nắm được nhu cầu
thực tế về nguồn nhân lực, chưa thơng tin đầy đủ cho sinh viên về việc chọn
nhóm ngành học, nhiều sinh viên chọn trường chỉ theo cảm tính chứ khơng
tính đến mục đích phục vụ tương lai và khả năng xin việc làm sau này.
b. Chất lượng đào tạo
Hiện nay chất lượng đào tạo và thực tế cịn có khoảng cách q xa. Những
gì sinh viên được học phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Nguyên nhân một phần là do học không đi đôi với hành, thiếu cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dậy và học tập hoặc nếu có thì q xa so
với thực tế cơng việc. Phần khác là do xã hội ngày càng phát triển với tốc độ
cao và vì vậy sản xuất cũng thay đổi theo.Phương thức sản xuất thay đổi trong
khi đó đào tạo khơng bắt kịp được những thay đổi này vì vậy nó thường bị tụt
hậu. Khi khơng có sự cân bằng, đồng bộ giữa đào tạo và thực tế công việc đã
làm cho sinh viên sau khi ra trường không đủ khả năng phục vụ cho công
việc. Họ cảm thấy rất lúng túng trước những yêu cầu của đơn vị sử dụng lao
động .
Chính vì sự phát triển của khoa học – kỹ thuật ngày càng cao nên công
việc cũng địi hỏi đội ngũ người lao động phải có trình độ, năng lực. Điều này
đòi hỏi ngành GD - ĐT phải phương pháp đào tạo mới, cải thiện chất lượng
đào tạo để có thể bắt kịp được sự phát triển của thời đại.
2.2.3. Về phía chính sách của nhà nước
Bê cạnh những nguyên nhân về kinh tế, xã hội, đào tạo thì nguyên nhân
về chính sách của nhà nước cũng là yếu tố đáng kể tác động đến vấn đề này.
Trong những năm gần đây, nhà nước cũng có rất nhiều quan tâm đến sự
nghiệp đào tạo nói chung và đào tạo đại học nói riêng cùng với những khuyến
khích để sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp; ví dụ như sinh viên thuộc khối
sư phạm được miễn học phí. Nhưng về cơ bản thì nhà nước vẫn chưa có chính
sách hợp lí để khuyến khích cũng như tạo điều kiện cho sinh viên sau khi ra
trường yên tâm công tác và phát huy hết khả năng; chẳng hạn như chính sách
đối với những người về công tác tại những vùng sâu, vùng xa, hải đảo chưa
hợp lí cho lắm nên không thu hút được sinh viên sau khi ra trường tự nguyện
về đây công tác.
Vậy nên chăng nhà nước cần có chính sách hợp cũng như thoả đáng hơn nữa
cả về mặt vật chất cũng như tinh thần để sinh viên sau khi ra trường sẵn sàng
có cơng tác ở bất cứ nơi đâu để góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hố và
đổi mới đất nước.
2.2.4. Về phía bản thân và gia đình đối tượng lao động
Bên cạnh những nguyên nhân được nêu ở trên thì nguyên nhân từ phía bản
thân người lao động cũng là một yếu tố gây ra tình trạng sinh viên thất nghiệp
sau khi ra trường .
Chúng ta có thể nhận thấy một thực tế rằng hiện nay sinh viên ra trường
đều muốn bám trụ lại thành phố để làm việc dù cơng việc đó khơng đúng
ngành được đào tạo hoặc thậm chí là cơng việc phổ thơng miễn sao có thu
nhập. Nhóm lao động xuất thân từ các tỉnh lẻ ra thành phố học cũng không
muốn trở về quê hương để phục vụ, điều này đang làm cho các thành phố lớn
như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đang quá tải về dân số cũng như sức ép
về nhu cầu việc làm. Tình hình này đã và đang gây ra những ảnh hưởng xấu
đến chủ trương phát triển kinh tế- xã hội ở miền núi, nông thôn của Đảng và
nhà nước.
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP NHẰM
GIẢM TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP DỰA TRÊN MỐI QUAN
HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
3.1. Đánh giá chung
Qua việc phân tích những nguyên nhân gây ra hiện tượng thất nghiệp bằng
việc vận dụng “Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả” phần
nào cũng cho ta thấy được góc cạnh của vấn đề mặc dù phần phân tích ở trên
chỉ là rất khái quát. Chúng ta đều nhận thấy rằng tình trạng thất nghiệp ở sinh
viên sau khi ra trường khơng phải do lỗi tồn bộ của bất cứ ban ngành nào mà
nó do nhiều yếu tố tác động đến, nguyên nhân khách quan như tình hình kinh
tế xã hội, nguyên nhân chủ quan là về hệ thống giáo dục đào tạo, chính sách
sử dụng và đãi ngộ lao động chưa hợp lý cũng như tâm lý chủ quan về phía
bản thân sinh viên. Nhưng dù nói gì đi nữa thì thất nghiệp ngày càng tăng sẽ
ảnh hưởng khơng tốt đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhất
là Việt Nam, một nước đang phát triển với dân số trẻ rất cần mọi tài năng, nỗ
lực và sự đóng gópcủa lớp trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì
vậy để giải quyết vấn đề này thì khơng phải một sớm một chiều mà cần phải
có thời gian và sự kết hợp từ nhiều phía. Với tư cách là một sinh viên cũng
đang băn khoăn và lo lắng về vấn đề xã hội này nên trong phần giải pháp của
bài tiểu luận này em xin phép được đưa ra một số giải pháp sau.
3.2. Một số giải pháp nhằm giảm tình trạng thất nghiệp
3.2.1. Phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng các ngành nghề sản xuất –
kinh doanh
Với số dân gần 100 triệu người và chắc chắn sẽ còn tăng, lượng sinh viên
ra trường ngày càng nhiều vì vậy việc làm là một vấn đề cấp bách của xã hội.
Để tạo thêm được cơng ăn việc làm thì khơng cịn cách nào khác là phải mở
rộng các ngành nghề sản xuất – kinh doanh. Muốn làm được điều này thì nhà
nước cần có những chính sách nhằm đẩy mạnh, khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia vào đầu tư, phát triển mở rộng sản xuất cũng như tạo ra các
điều kiện thuận lợi về mơi trường để họ có thể hoạt động thuận tiện hơn. Bên
cạnh đó nhà nước cũng phải là người đi đầu, chủ trương trong việc thực hiện
các chương trình quốc gia về khoa học – kỹ thuật cũng như đưa nó vào thực
tiễn sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động,
nâng cao điều kiện sống cho người lao động. Nếu các chính sách này được
đưa vào thực tiễn thì người lao động sẽ phải cố gắng hơn để nâng cao trình độ
chuyên môn cho công việc và đơn vị sử dụng cũng sẽ có điều kiện để thu hút
nhiều hơn lực lượng lao động được đào tạo với chất lượng cao.
3.2.2.Về phía đào tạo
Đào tạo chính là nền tảng, là cơ sở để cho “ra lị” những lao động có kĩ
năng, có tay nghề, vì vậy đào tạo cần phải đổi mới nâng cao chất lượng để
làm sao khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng đáp ưng những nhu cầu ngày
một cao của cơng việc. Bên cạnh đó nhà nước và bộ giáo dục cũng cần có sự
phối hợp để tính toán để cân đối tỷ lệ hợp lý giữa các ngành nghề đào tạo, đáp
ứng được nhu cầu của thực tế, tránh hiện tượng thừa thì vẫn cứ thừa cịn thiếu
thì vẫn cứ thiếu. Nghành đào tạo cũng có mối liên hệ với thị trường lao động
để luôn cập nhập được xu hướng của nhu cầu để đào tạo cho phù hợp cả về
chất lượng cũng như số lượng.
3.2.3. Về chính sách của nhà nước.
Nhà nước là người quản lý ở tầm vĩ mô do vậy nhà nước cần đưa ra các
chính sác hợp lý để thu hút và tạo điều kiện cho sinh viên vào học các nghành
nghề kỹ thuật nghành mà hiện nay một đất nước đang trên con đường cơng
nghiệp hố hiện đại hố ráat cần đến. Cùng với việc vào học nhà nước cũng
nên có chính sách quan tâm đến những người làm việc, công tác tại những
vùng xa, vùng khó khăn để động viên họ cả về mặt vật chất cũng như tinh
thần để họ có thể yên tâm đem hết tâm huyết và năng lực ra để phục vụ đất
nước.
Nhà nước cũng cần tạo cơ hội để các trường đào tạo có điều kiện tiếp cận
được với thị trường lao động để biết đươc tình hình thực tế cũng những thay
đổi về khoa học – công nghệ ,các loại máy móc hiện đại để từ đó có thể cập
nhập cho sinh viên một cách liên tục và kịp thời những sự thay đổi đó.
3.2.4 .Về phía sinh viên
Hiện nay rất nhiều đối tượng chọn trường đại học nhưng không có sự định
hướng cho khả năng của đầu ra sau này mà chỉ chọn như một cái “mốt” với
những nghành đang “nổi” như tài chính, ngân hàng, ưu chính viễn thơng …
Đây là một tư tưởng tiêu cực có ảnh hưởng khơng tốt tới q trình phát triển
kinh tế –xã hội gây ra tình trạng thừa thiếu bất hợp lý. Và lại tâm lý hiện nay
của nhiều bậc phụ huynh là bắt buộc phải vào được đại học. Phải nói rằng có
được tấm bằng đại học để ra nghề là một điều rất cần và quan trọng. Nhưng
chúng ta cũng cần biết rằng đại học chưa phải là con đường duy nhất để lập
nghiệp. Vì vậy bản thân đối tượng được đào tạo cũng như các bậc phụ huynh
cần phải đánh giá lại cách nhìn nhận làm sao để chọn cho con em mình và
hồn cảnh gia đình mà vẫn có ích cho xã hội. Những sinh viên ra trường cũng
cần có cách nhìn nhận đúng đắn hơn trong việc chọn cho mình một nơi làm
việc. Một mơi trường đúng với chuyên ngành được đào tạo sẽ có lợi cho cả
hai bên; người lao động sẽ làm tốt hơn công việc của mình, bên sử dụng lao
động sẽ được những người có trình độ chun mơn phù hợp, có năng lực làm
việc.Sự kết hợp hài hoà và hợp lý này sẽ giúp cho công việc đạt hiệu quả cao
hơn.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong bối cảnh lịch sử tình hình kinh tế cũng như chính trị Việt Nam
hiện nay chúng ta có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm trong có lẽ vấn đề
nóng bỏng nhất hiện nay khơng chỉ Việt Nam mà cả thế giới quan tâm đó
chính là vấn đề thất nghiệp. Qua việc phân tích những nguyên nhân gây ra
hiện tượng thất nghiệp bằng việc vận dụng “Mối quan hệ biện chứng giữa
nguyên nhân và kết quả” phần nào cũng cho ta thấy được góc cạnh của vấn đề
mặc dù phần phân tích ở trên chỉ là rất khái quát. Có thể thấy ảnh hưởng to
lớn của thất nghiệp với tăng trưởng kinh tế, thực chất vấn đề đầu tiên cũng là
cuối cùng quyết định sống của một nền kinh tế quyết định mức độ giàu nghèo
của xã hội vẫn là con người. Chúng ta đều nhận thấy rằng tình trạng thất
nghiệp khơng phải do lỗi tồn bộ của bất cứ ban ngành nào mà nó do nhiều
yếu tố tác động đến, nguyên nhân khách quan như tình hình kinh tế xã hội,
nguyên nhân chủ quan là về hệ thống giáo dục đào tạo, chính sách sử dụng và
đãi ngộ lao động chưa hợp lý cũng như tâm lý chủ quan về phía bản thân sinh
viên hay người lao động. Qua đó Việt Nam cần có quan điểm đào tạo nghề,
tạo việc làm rõ ràng và phù hợp với hướng phát triển trong nước cũng như
quốc tế để đón nhận những cơ hội mới trong sự phát triển của đất nước, từng
bước phát triển và hội nhập cùng kinh tế thế giới có uy tín trên trường quốc tế
góp phần xây dựng đời sống xã hội được nâng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình triết học Mác - Lênin của trường Đại Học Bách Khoa Hà
Nội
2. Triết học Mác - Lênin – Bộ Giáo dục & Đào tạo
3. Sách Lê Nin toàn tập – nhà xuất bản Tiến Bộ
4. Nguồn tin từ Internet : www.tinvan.com
5. Wikipedia