Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Những giải pháp nâng cao chất lượng công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.32 KB, 77 trang )

Kiểm toán nhà nớc
Hội đồng khoa học






đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở

NHNG GII PHP NNG CAO CHT
LNG CễNG KHAI KT QU KIM TON
V KT QU THC HIN KT LUN, KIN
NGH CA KIM TON NH NC


Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Đặng Văn Hải, Phó vụ trởng
Vụ Pháp chế
Th ký:
CN. Trn Mai Hng, chuyờn viờn
Vụ Pháp chế




9435


Hà Nội, tháng 12 năm 2010
PHẦN MỞ ĐẦU 1


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG KHAI KẾT
QUẢ KIỂM TOÁN VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CỦA
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
1.1. Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng công khai kết quả kiểm toán
và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Ki
ểm toán Nhà nước
4
1.1.1. Khái niệm công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến
nghị của Kiểm toán Nhà nước
4
1.1.2. Mục đích và ý nghĩa của việc công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực
hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước
6
1.1.3. Nội dung, phạm vi, hình thức và thời hạn công khai kết quả kiểm toán và
kết quả th
ực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước
10
1.1.4. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng công khai kết quả kiểm
toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước
15
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc nâng cao chất lượng công khai kết quả kiểm
toán và kết quả thực hiện kế
t luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước
18
1.2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về công khai kết quả kiểm toán và kết
quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước
18
1.2.2. Đánh giá chất lượng công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết
luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước

21
1.2.3. Kinh nghiệm về công khai kết qu
ả kiểm toán của một số nước trên thế giới 26
CHƯƠNG II
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG KHAI KẾT QUẢ
KIỂM TOÁN VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CỦA
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

2.1. Quan điểm nâng cao chất lượng công khai kết quả kiểm toán và kết quả
thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước
29
2.1.1. Quán triệt và th
ể chế hóa các quan điểm của Đảng về phát triển Kiểm toán
Nhà nước và công khai kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
29
2.1.2. Công khai kết quả kiểm toán phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng kiểm
toán
30
2.1.3. Công khai kết quả kiểm toán phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các
chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tôn trọng pháp luật và phù hợp với đặc đi
ểm xã
hội Việt Nam
32
2.1.4. Việc công khai kết quả kiểm toán phải đảm bảo bí mật nhà nước 33
2.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng công khai kết quả kiểm toán và kết
quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước
34
2.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Kiểm toán Nhà nước, trong đó có pháp
luật về công khai kết quả kiểm toán
34

2.2.2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp
luật về công khai kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
35
2.2.3. Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về công khai kết
quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước
37
2.2.4. Nâng cao trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước và các tổ chức có liên quan
trong tổ
chức công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị
của Kiểm toán Nhà nước
40
2.2.5. Nâng cao chất lượng kiểm toán va hiệu lực kiểm toán 43
2.2.6. Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực hoạt động của các đơn vị tham mưu
trong công tác công khai kết quả kiểm toán
44
2.2.7. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc công khai kết quả
kiểm toán
45
2.2.8. Phát hi
ện kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về
công khai kết quả kiểm toán
48

KẾT LUẬN
50

1

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo quy định tại Điều 58, Điều 59 của Luật Kiểm toán nhà nước: Báo
cáo kiểm toán năm, báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
của Kiểm toán Nhà nước sau khi trình Quốc hội và Báo cáo kiểm toán của
cuộc kiểm toán sau khi phát hành được công bố công khai theo quy định của
pháp luật. Việc công khai kết quả kiểm toán cũng được quy định tại Luậ
t
Ngân sách nhà nước (Điều 13), Luật Kế toán (khoản 3 Điều 32) và Luật
Phòng, chống tham nhũng (Điều 12 và khoản 2 Điều 20). Tuy nhiên, Luật
Kiểm toán nhà nước và các luật có liên quan không quy định cụ thể về nội
dung công khai, hình thức công khai và thời điểm công bố công khai kết quả
kiểm toán; đồng thời cũng chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể và
đầy đủ về công khai kết quả
kiểm toán, do vậy, việc tổ chức thực hiện công
khai kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước gặp nhiều khó khăn.
Thực hiện quy định tại Điều 58, Điều 59 của Luật Kiểm toán nhà nước,
ngày 26 tháng 7 năm 2007 Tổng Kiểm toán Nhà nước đó ký Quyết định số
03/2007/QĐ-KTNN ban hành Quy chế công khai kết quả kiểm toán và kết
quả thực hiện kết luận, kiế
n nghị của Kiểm toán Nhà nước. Tuy nhiên, sau
một thời gian thực hiện, Quy chế này chưa đáp ứng được tình hình thực tế,
nhiều vấn đề chưa được quy định, cụ thể là: Quy chế mới chỉ quy định
những nội dung liên quan tới việc công khai kết quả kiểm toán và kết quả
thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; thiếu quy đị
nh về
trách nhiệm công khai kết quả kiểm toán của các cơ quan, đơn vị, tổ chức đó
được kiểm toán; thiếu quy định về xử lý vi phạm đối với cơ quan, đơn vị, tổ
chức, cá nhân vi phạm quy định về công khai kết quả kiểm toán và kết quả
thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Để khắc phục những tồn tại trên đ
ây

2

của Quyết định số 03/2007/QĐ-KTNN, tăng cường tính công khai, minh
bạch trong hoạt động kiểm toán, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và
thực hiện các cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày
18/8/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2008/NĐ-CP về công
khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Ki
ểm
toán Nhà nước. Đây là văn bản QPPL về công khai kết quả kiểm toán có giá
trị pháp lý cao nhất hiện nay, tạo cơ sở pháp lý nâng cao hiệu lực cụng khai
kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của
Kiểm toán Nhà nước; đồng thời, góp phần bảo đảm công khai, minh bạch về
tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
Tuy nhiên, quá trình tổ
chức thực hiện Nghị định số 91/2008/NĐ-CP của
Chính phủ cũng gặp một số khó khăn, tồn tại như: việc theo dõi, kiểm tra
việc công khai kết quả kiểm toán của các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã được
kiểm toán, việc xử lý các hành vi vi phạm về công khai kết quả kiểm
toán Do vậy, việc nghiên cứu ”Những giải pháp nâng cao chất lượng công
khai kết qu
ả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm
toán Nhà nước” là vấn đề có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn, nhất là
trong điều kiện thực hiện Luật Kiểm toán nhà nước và Luật Phòng, chống
tham nhũng, góp phần thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật và nâng cao chất
lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động kiểm toán c
ủa Kiểm toán Nhà nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về công khai kết quả kiểm
toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác công khai kết quả kiểm toán

và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
- Đề xuất nhữ
ng giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả công tác công
khai kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
3

3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu công tác công khai kết quả kiểm toán và kết quả
thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như: lịch sử - cụ thể, phân tích - tổ
ng hợp, thống kê, so sánh.
5. Đóng góp của đề tài
Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công khai
kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán
Nhà nước.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày thành 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn củ
a việc nâng cao chất lượng
công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của
Kiểm toán Nhà nước.
Chương 2: Những giải pháp nâng cao chất lượng công khai kết quả
kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.









4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG KHAI KẾT QUẢ KIỂM TOÁN VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾT
LUẬN, KIẾN NGHỊ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

1.1. Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng công khai kết quả
kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà
nước
1.1.1. Khái niệm công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện
kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước
Trong điều kiện Nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường, yêu
cầu v
ề công khai, minh bạch về thông tin tài chính trở thành sự quan tâm
thường trực của mọi chủ thể quản lý. Điều đó thúc đẩy sự hình thành thị
trường kiểm toán, thúc đẩy sự gia tăng những đòi hỏi khắt khe về độ trung
thực, khách quan đối với mọi thông tin được công bố, đặc biệt là các thông
tin về thực trạng tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán. Các báo cáo minh bạch của doanh nghi
ệp niêm yết là căn cứ
để các nhà đầu tư chọn lựa và ra quyết định. Như vậy trong điều kiện kinh tế
thị trường, việc công khai kết quả kiểm toán đã góp phần đáp ứng kỳ vọng
của các nhà đầu tư và của công chúng. Điều đó đồng nghĩa với việc hiện
thực hoá các chức năng của kiểm toán: kiểm tra, xác nhận và tư v
ấn, làm cho

kiểm toán thực sự là công cụ hữu hiệu của mọi chủ thể quản lý. Kết quả
kiểm toán được công bố công khai - thước do tin cậy của báo cáo tài chính,
báo cáo quyết toán NSNN cũng như tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý,
sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
Ở nước ta, vấn đề công khai nói chung và công khai kết quả kiểm
toán nói riêng là vấn đề còn khá mới mẻ. Hiện nay, trong các văn b
ản QPPL
của Nhà nước ta chưa có quy định nào đưa ra khái niệm về công khai kết quả
5

kiểm toán. Để hiểu một cách tường minh, chính xác về công khai kết quả
kiểm toán, trước hết chúng ta cần làm rõ khái niệm “công khai”. Khái niệm
"công khai" được Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Viện ngôn
ngữ học xuất bản năm 2004 giải nghĩa như sau: "Công khai là không giữ kín
mà để cho mọi người biết" và Từ điển từ và ngữ Hán Việt của Giáo sư
Nguyễn Lân do Nhà xuất bản V
ăn học xuất bản năm 2003 giải thích như sau:
"Công khai là cho mọi người biết, không giữ bí mật, không giấu giếm".
Tại điều 1 Quy chế công khai tài chính ban hành kèm theo Quyết định
số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ thì "Công
khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công
chức nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện
quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng các kho
ản đóng góp
của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời
các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính; bảo đảm chế độ quản lý tài
chính; bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết
kiệm chống lãng phí".
Như vậy, từ các khái niệm công khai và công khai tài chính nêu trên
cho thấy một số khía cạnh sau đây:

- Công khai là việc không cần giữ kín;
- Mục đích của công khai là
để cho mọi người đều có thể biết và thực
hiện giám sát.
- Để thực hiện công khai cần phải xác định được đối tượng, nội dung,
hình thức và thời hạn công khai
Từ sự phân tích trên đây và từ thực tiễn hoạt động của KTNN có thể
rút ra khái niệm về công khai kết quả kiểm toán của KTNN như sau: Công
khai kết quả kiểm toán của KTNN là việc cơ quan KTNN và các cơ quan,
đơn vị, t
ổ chức đã được kiểm toán chuyển tải các thông tin về kết quả kiểm
toán của KTNN tới các đối tượng có liên quan và toàn xã hội thông qua các
hình thức công khai do pháp luật quy định.
6

1.1.2. Mục đích và ý nghĩa của việc công khai kết quả kiểm toán và
kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước
1.1.2.1. Mục đích của việc công khai kết quả kiểm toán và kết quả
thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước
Mục đích công khai kết quả kiểm toán nhằm phục vụ cho việc kiểm
tra, giám sát củ
a các cơ quan nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã hội và nhân dân
đối với hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp
phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện
và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân
sách, tiền và tài sản nhà nước. Đối với nước ta, vấn đề công khai nói chung
và công khai kết quả kiểm toán nói riêng là vấn đề còn rất mới m
ẻ, do vậy
việc xác định rõ mục đích của công khai kết quả kiểm toán có ý nghĩa to lớn,
tạo cơ sở thống nhất về nhận thức đối với vai trò, tác dụng của công khai kết

quả kiểm toán; đồng thời đây còn là một yêu cầu quan trọng được quy định
trong Luật Phòng, chống tham nhũng.
1.1.2.2. Ý nghĩa của việc công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực
hiệ
n kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước
- Đối với đơn vị được kiểm toán: Kết quả kiểm toán là thẩm định,
đánh giá trách nhiệm công việc quản lý tài chính công của đơn vị được kiểm
toán, giải toả trách nhiệm cho các nhà quản lý; là căn cứ để đơn vị được
kiểm toán sửa chữa, khắc phục những sai sót, cải tiến hoạt động, chấn ch
ỉnh,
hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, tăng cường công tác quản lý tài chính.
Công khai kết quả kiểm toán giúp cho đơn vị được kiểm toán nhận thấy rõ
trách nhiệm của mình, hướng tới công khai minh bạch trong các hoạt động.
Việc công khai kết quả kiểm toán đồng nghĩa với việc các thông tin về tính
trung thực, tin cậy của báo cáo tài chính, ngân sách của đơn vị được kiểm
toán sẽ được công bố rộng rãi đế
n các đối tượng sử dụng thông tin. Các đối
tượng sử dụng thông tin sẽ tạo áp lực tác động ngược trở lại đối với các hoạt
7

động của đơn vị được kiểm toán. Các cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào
kết quả kiểm toán để ra quyết định quản lý điều chỉnh hoạt động của đơn vị
được kiểm toán. Các nhà đầu tư, các đơn vị có quan hệ kinh tế với đơn vị
được kiểm toán sử dụng kết quả kiểm toán để đưa ra các quyết định kinh tế.
Các cơ
quan bảo vệ pháp luật sử dụng kết quả kiểm toán trong việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và công
chúng sử dụng kết quả kiểm toán trong việc thực hiện quyền giám sát đối
với đơn vị được kiểm toán.
- Đối với các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước và bảo vệ pháp luật:

Các tổ chức, c
ơ quan quản lý nhà nước thuận lợi hơn trong việc cập nhật các
thông tin từ kết quả kiểm toán đã được công khai liên quan đến đơn vị được
kiểm toán để tổng hợp, xử lý nhằm đưa ra các quyết định quản lý thích hợp,
đồng thời đôn đốc, giám sát các đơn vị được kiểm toán thực hiện nghiêm các
kết luận, kiến nghị của KTNN. Đối với các kết luận, ki
ến nghị liên quan đến
việc ban hành các chế độ, chính sách hoặc công tác quản lý, điều hành của
các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước thì các cơ quan này tổng hợp, nghiên
cứu, đề xuất hoặc quyết định việc điều chỉnh, thay đổi, bổ sung, ban hành
các văn bản quản lý và phương pháp quản lý phù hợp với yêu cầu thực tế.
Kết quả kiểm toán là một nguồn cung cấp thông tin tin cậ
y cho các cơ
quan bảo vệ pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Việc
công khai kết quả kiểm toán tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan bảo về
pháp luật khai thác thông tin của đối tượng kiểm toán thông qua kết quả
kiểm toán.
- Đối với các đối tác của đơn vị được kiểm toán: Báo cáo tài chính,
tình hình hoạt động của một đơn vị có thể được rấ
t nhiều cá nhân, đơn vị
quan tâm sử dụng. Người sử dụng thông tin cần có được những thông tin
đáng tin cậy nhằm giúp họ đánh giá về thực trạng tài chính và tình hình hoạt
động của đơn vị đó để ra các quyết định kinh tế. Đặc biệt, khi nền kinh tế thị
trường ngày càng phát triển tạo ra hệ quả là khả năng nhận được các thông
8

tin tài chính kém tin cậy ngày một gia tăng. Rủi ro về thông tin gia tăng xuất
phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Người sử dụng thông tin để ra
quyết định (các nhà đầu tư, các chủ nợ, …) khó khăn trong tiếp cận nguồn
thông tin tại đơn vị mà họ chọn đầu tư hay chọn làm đối tác kinh doanh.

Thay vào đó, họ phải sử dụng thông tin do đơn vị cung cấp. Điều này làm
tăng rủi ro có thông tin bị sai lệch khi đế
n tay những người sử dụng; người
cung cấp thông tin thường trình bày thông tin theo hướng có lợi nhất cho
mình. Ví dụ khi doanh nghiệp bán cổ phần, các thông tin về doanh thu, lợi
nhuận, … có thể sẽ bị khai tăng giả tạo, hay không được cung cấp đầy đủ;
lượng thông tin phải xử lý và độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế gia tăng,
nhất là khi hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, quy mô các đơn vị
ngày càng lớn.
Ki
ểm toán nhằm xác định tính trung thực của báo cáo tài chính của
đơn vị được kiểm toán. Việc công khai kết quả kiểm toán giúp các đối tác
của đơn vị được kiểm toán dễ dàng tiếp cận được thông tin một cách đầy đủ
và trung thực về tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, từ đó có thể
đánh giá được mức độ trung thực trong kinh doanh và mức độ lành mạnh về
tài chính của đơn vị
được kiểm toán để đưa ra các quyết định phù hợp trong
quan hệ với đơn vị được kiểm toán.
- Đối với quảng đại quần chúng nhân dân: Nhân dân là người trực
tiếp nộp thuế hình thành nên NSNN để Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ
chi. Vì vậy, nhân dân có quyền được biết tiền mà họ đóng góp có được sử
dụng hợp lý, đúng mục đích, có hiệu quả, có tiết kiệm hay không. Đồ
ng thời,
nhân dân có quyền giám sát đối với các hoạt động của Nhà nước. Tuy nhiên,
việc thực hiện hai quyền trên bị hạn chế bởi các nguyên nhân thiếu thông tin
hoặc thông tin thiếu chính xác. Việc công khai nhằm cung cấp cho nhân dân
các thông tin về tính trung thực và tình hình quản lý sử dụng NSNN, giúp
nhân dân có thông tin để thực hiện quyền giám sát của mình. Đồng thời,
công khai kết quả kiểm toán cũng tạo điều kiện cho nhân dân giám sát, kiểm
9


tra lại hoạt động của KTNN nhằm ngày càng nâng cao chất lượng kiểm toán
của KTNN.
- Đối với cơ quan lập pháp trong thực hiện quyền giám sát tối cao của
mình ở trung ương và địa phương: Kết quả kiểm toán của KTNN là một
nguồn quan trọng cung cấp thông tin cho cơ quan lập pháp trong việc thực
hiện quyền giám sát tối cao của mình. Việc giám sát được thực hiện cả với
đơn vị đượ
c kiểm toán và KTNN. Công khai kết quả kiểm toán giúp cho tất
cả các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội có thể cập nhật thông tin
liên quan đến vấn đề cần quan tâm một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.
- Đối với kiểm toán viên và Kiểm toán Nhà nước: Kết quả kiểm toán
là các ý kiến kết luận sau cùng về thông tin tài chính được kiểm toán, thể
hiện trình độ, năng lực, sự tuân thủ quy trình, chuẩ
n mực kiểm toán, sự
thành thạo của KTV trong công việc. Đồng thời nó là sản phẩm của KTV
cung cấp cho xã hội, tăng cường tính minh bạch tài chính nên họ phải chịu
trách nhiệm về ý kiến của mình. Việc công khai tạo điều kiện cho nhiều đối
tượng tiếp cận thông tin kiểm toán và qua đó giám sát hoạt động kiểm toán
và đánh giá chất lượng kiểm toán. Các ý kiến, dư luận của công chúng sau
khi công khai kết qu
ả kiểm toán như là sự phản biện đối với hoạt động kiểm
toán, từ đó đòi hỏi kiểm toán phải đảm bảo tính đầy đủ và thuyết phục của
bằng chứng kiểm toán.
Yêu cầu công khai đòi hỏi các công việc phải được KTV thực hiện
một các độc lập, khách quan, trên cơ sở tuân thủ nghiêm các quy định của
Nhà nước, thông qua các quy trình thủ tục chặt chẽ
cho phép KTNN rà soát,
thẩm định kết quả kiểm toán, qua đó đánh giá chất lượng kiểm toán, KTV,
đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng kiểm toán.


10

1.1.3. Nội dung, phạm vi, hình thức và thời hạn công khai kết quả
kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà
nước
1.1.3.1. Nội dung và phạm vi công khai kết quả kiểm toán và kết quả
thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước
KTNN cần quy định nội dung công khai kết quả kiểm toán. Báo cáo
kiểm toán sau khi phát hành cần xác định các nội dung cần công khai. Việc
xác định nội dung công khai kết quả kiểm toán có ý nghĩa quan trọng nhằm
chuyển tải thông tin đến người sử dụng ngắn gọn, rõ ràng, súc tích, phản ánh
được toàn diện tình hình tài chính, ngân sách của đơn vị được kiểm toán.
Nội dung công khai kết quả kiểm toán phải đảm bảo đầy đủ, rõ ràng,
chính xác, thuận tiện và đúng đối tượng. Nội dung công khai kết quả kiểm
toán phải được lập và xét duyệt theo một quy trình được ki
ểm toán nhà nước
quy định cụ thể. Nội dung công khai kết quả kiểm toán phải đảm bảo yêu
cầu:
- Chính xác: Nội dung công khai phải chính xác về mặt số liệu, phần ý
kiến nhận xét của KTV phải dựa trên cơ sở những bằng chứng đáng tin cậy
mà KTV hiểu cặn kẽ, đánh giá và chấp nhận. Nội dung công khai kết quả
kiểm toán phải thuộc nội dung của báo cáo kiể
m toán.
- Rõ ràng, súc tích: Nghĩa là nội dung công khai phải diễn đạt ngắn
gọn, rõ ràng, không dùng lời văn mập mờ, vòng vo làm cho người đọc hiểu
sai nội dung của vấn đề. Nội dung công khai kết quả kiểm toán phải tổng
hợp các vấn đề lớn, cơ bản được nêu trong phần kết quả kiểm toán và phần
kết luận, kiến nghị của báo cáo kiểm toán.
- Đảm bảo tính thống nhất

: Những nội dung, ý kiến nhận xét, đánh giá
những khuyến nghị, từ ngữ sử dụng phải nhất quán không có mâu thuẫn giữa
các phần, các chỉ tiêu trên dưới trong nội dung công khai và giữa nội dung
công khai và nội dung báo cáo kiểm toán.
11

Về phạm vi công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện hiện kết
luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước
Phạm vi công khai kết quả kiểm toán là giới hạn những vấn đề cần
phải được công khai. Về nguyên tắc chỉ thực hiện công khai những thông tin
không thuộc bí mật nhà nước quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.
Thông thường phạm vi công khai bao gồm: tài liệ
u và số liệu về kết quả kiểm
toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và các phụ biểu kèm
theo, trừ các tài liệu và số liệu thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp
luật và bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán theo quy định của
pháp luật.
1.1.3.2. Hình thức và thời hạn công khai
Hình thức công khai kết quả kiểm toán là cách thức chuyển t
ải thông
tin cần công khai đến người sử dụng thông tin theo quy định của pháp luật.
Việc công khai kết quả kiểm toán được thực hiện dưới các hình thức cơ bản
sau đây:
a) Họp báo: Hình thức họp báo chỉ nên thực hiện đối với báo cáo
kiểm toán năm hoặc một số cuộc kiểm toán quan trọng. Trình tự các bước tổ
chức họp báo công khai kết quả kiểm toán gồm:
- Đề
xuất sử dụng hình thức họp báo để công khai kết quả kiểm toán:
Đối với báo cáo kiểm toán năm, hằng năm KTNN tổ chức họp báo để công
khai kết quả kiểm toán. Đối với từng cuộc kiểm toán, Vụ Tổng hợp nghiên

cứu đề xuất với Lãnh đạo KTNN lựa chọn hình thức họp báo để công khai
kết quả kiểm toán, chỉ tổ chức họp báo đối vớ
i những cuộc kiểm toán có phát
hiện sai phạm lớn trong những đơn vị được kiểm toán có quy mô lớn.
- Chuẩn bị nội dung để công khai: Báo cáo kiểm toán được các đơn vị
tham mưu thẩm định cả về nội dung, thể thức và tính pháp lý của các kết
luận, kiến nghị và được Lãnh đạo KTNN xét duyệt vì vậy về nguyên tắc có
thể công khai toàn bộ báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, để nội dung công khai
12

phù hợp với hình thức công khai và đảm bảo cung cấp thông tin cô đọng
nhất đến người nhận thông tin thì KTNN cần chuẩn bị nội dung công khai
(báo cáo ngắn). Đơn vị nào lập báo cáo kiểm toán thì đơn vị đó chuẩn bị nội
dung công khai kết quả kiểm toán. Các đơn vị kiểm toán chuyên ngành (hoặc
khu vực) chuẩn bị nội dung công khai của từng cuộc kiểm toán, Vụ Tổng
hợp chuẩn bị nội dung công khai đố
i với công khai kết quả kiểm toán năm
của KTNN.
- Thẩm định các nội dung cần công khai: Báo cáo kiểm toán đã được
các đơn vị tham mưu thẩm định và Lãnh đạo KTNN xét duyệt vì vậy việc
thẩm định nội dung công khai là việc xem xét các nội dung công khai có phù
hợp với các kết quả kiểm toán được nêu trong báo cáo kiểm toán không, các
nội dung công khai có đảm bảo tính đầy đủ, ngắn gọn, súc tích không. Các
đơn vị tham mưu thẩm định nội dung công khai k
ết quả kiểm toán. Lãnh đạo
KTNN xét duyệt nội dung công khai kết quả kiểm toán;
- Xác định thời gian họp báo: Sau khi xét duyệt nội dung cần công
khai, Lãnh đạo KTNN xác định thời gian cụ thể cho việc họp báo để công
khai kết quả kiểm toán đồng thời giao cho các đ¬n vị chuẩn bị các điều kiện
cho buổi họp báo;

- Gửi Công văn đến Cục Báo chí Bộ Th«ng tin vµ TruyÒn th«ng xin
cấp giấy phép họp báo;
- M
ời các cơ quan thông tấn, báo chí đến tham dự họp báo (thông báo
về thời gian, địa điểm và nội dung họp báo);
- Chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho buổi họp báo;
- Thành phần tham dự họp báo:
+ Chủ trì: Đại diện Lãnh đạo KTNN và đại diện Uỷ ban Tài chính,
Ngân sách của Quốc hội;
+ Đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí;
+ Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc KTNN;
+ Khách mời.
13

- Tiến hành họp báo:
+ Tổng KTNN hoặc người được Tổng KTNN uỷ quyền công bố trước
các cơ quan thông tấn, báo chí về những kết quả kiểm toán của KTNN.
+ Tổng KTNN hoặc người được Tổng KTNN uỷ quyền trả lời các câu
hỏi của đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí về kết quả kiểm toán và các
vấn đề có liên quan.
b) Công bố trên công báo và phương tiện thông tin đại chúng: việc
công bố trên công báo và ph
ương tiện thông tin đại chúng có thể thực hiện
đối với tất cả các báo cáo kiểm toán. Vì không thể đăng tải toàn bộ báo cáo
cũng như toàn bộ kết quả kiểm toán, nên kết quả kiểm toán công khai theo
hình thức này phải hết sức cô đọng, súc tích và mang tính đại diện.
Trình tự các bước tổ chức công bố trên công báo và phương tiện thông
tin đại chúng gồm:
- Các đơn vị kiểm toán chuyên ngành (hoặc khu vực) chuẩn bị nội
dung công khai đối với công khai kết quả kiểm toán của từng cuộc kiểm

toán, Vụ Tổng hợp chuẩn bị nội dung công khai đối với công khai kết quả
kiểm toán năm của KTNN;
- Các đơn vị tham mưu thẩm định nội dung công khai kết quả kiểm
toán;
- Lãnh đạo KTNN xét duyệt nội dung công khai kết quả kiểm toán;
- Nội dung công khai sau khi được lãnh đạo KTNN phê duyệt được
gửi đến các đơn vị có liên quan để
công bố trên công báo và phương tiện
thông tin đại chúng.
c) Đăng tải trên trang thông tin điện tử và các ấn phẩm của KTNN:
đây là hình thức thuận tiện và phù hợp nhất đối với KTNN, sử dụng hình
thức đăng tải trên trang thông tin điện tử, KTNN có thể đăng toàn văn của
báo cáo kiểm toán, kết quả kiểm toán có thể được công khai lâu dài và rất dễ
dàng cho nhiều người khi khai thác sử dụng. Việc đăng tải trên các ấ
n phẩm
của KTNN cũng tương tự như việc công bố trên công báo và các phương
14

tiện thông tin đại chúng khác. KTNN cần có quy định hình thức đăng tải trên
trang thông tin điện tử là hình thức bắt buộc đối với tất cả các báo cáo kiểm
toán. Việc đăng trên các ấn phẩm của KTNN tuỳ thuộc vào từng trường hợp
cụ thể và mức độ tác động của kết quả kiểm toán đến người sử dụng thông
tin.
Trình tự các bước tổ chức đăng tải trên trang thông tin đ
iện tử và các
ấn phẩm của KTNN gồm:
- Báo cáo kiểm toán sau khi được Lãnh đạo KTNN xét duyệt được
chuyển cho Ban biên tập Webside của KTNN (01 bản in có chữ ký của các
đơn vị lập báo cáo và 01 bản điện tử) để thực hiện việc đăng tải;
- Các kiểm toán chuyên ngành (khu vực) chuẩn bị nội dung công khai

đối với công khai kết quả kiểm toán của từng cuộc kiểm toán, Vụ Tổng hợp
chuẩn b
ị nội dung công khai đối với công khai kết quả kiểm toán năm của
KTNN;
- Các đơn vị tham mưu thẩm định nội dung công khai kết quả kiểm
toán;
- Lãnh đạo KTNN xét duyệt nội dung công khai kết quả kiểm toán;
- Nội dung công khai sau khi được lãnh đạo KTNN phê duyệt được
gửi đến các đơn vị có liên quan để đăng tải trên trang thông tin điện tử và các
ấn phẩm của KTNN.
d) Gửi văn bản: báo cáo kiểm toán khi phát hành đượ
c KTNN gửi kèm
Công văn đến đơn vị được kiểm toán và các cơ quan nhà nước có liên quan
theo quy định như cơ quan quản lý cấp trên, Bộ Tài chính, … Hoặc trường hợp
KTNN nhận được các yêu cầu, đề nghị về việc cung cấp kết quả kiểm toán cho
tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật thì KTNN gửi văn bản trả lời tổ
chức, cá nhân có yêu cầu, đề nghị.
đ) Niêm yết nơi quy đị
nh: hình thức này đơn vị được kiểm toán sử dụng
trong việc công khai kết quả kiểm toán của từng cuộc kiểm toán. Đơn vị được
kiểm toán có trách nhiệm công khai kết quả kiểm toán cùng với báo cáo quyết
15

toán, báo cáo tài chính tại trụ sở cơ quan. Đơn vị được kiểm toán sử dụng báo
cáo ngắn để niêm yết công khai nơi quy định vì báo cáo đầy đủ có dung lượng
khá lớn rất khó khăn trong việc niêm yết công khai.
e) Xuất bản ấn phẩm: hằng năm KTNN xuất bản các ấn phẩm về kết quả
kiểm toán bao gồm kết quả kiểm toán năm, kết quả kiểm toán của từng cuộ
c
kiểm toán cung cấp cho đối tượng sử dụng thông tin để đối tượng sử dụng

thông tin có thể tiếp cận kết quả kiểm toán một cách hệ thống và đầy đủ.
Việc thực hiện công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện hiện
kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước dưới các hình thức nêu trên
được thực hiện trong một thời hạn nh
ất định. Thời hạn công khai kết quả
kiểm toán là khoảng thời gian mà cơ quan Kiểm toán Nhà nước, đơn vị được
kiểm toán phải công bố công khai kết quả kiểm toán theo quy định của pháp
luật. Để bảo đảm mục đích và phát huy tác dụng của công khai kết quả kiểm
toán, pháp luật quy định cụ thể thời hạn công khai đối với từng loại đối
tượng công khai (báo cáo kiểm toán). Đối v
ới cáo kiểm toán năm, thời hạn
công khai chính là khoảng thời gian mà báo cáo kiểm toán năm được công
khai tính từ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua Báo cáo quyết
toán Ngân sách nhà nước hàng năm. Đối với báo cáo kiểm toán của cuộc
kiểm toán, thời hạn công khai chính là khoảng thời gian mà báo cáo kiểm
toán của cuộc kiểm toán phải công khai tính từ khi báo cáo kiểm toán đó
được phát hành.
Thời hạn công khai kết quả kiểm toán là khoảng thời gian mà theo đó
việc công khai kết qu
ả kiểm toán phải được thực hiện. Thời hạn công khai
kết quả kiểm toán đối với Báo cáo kiểm toán năm, Báo cáo thực hiện kết
luận, kiến nghị kiểm toán là khoảng thời gian nhất định được tính từ ngày
Quốc hội thông qua Báo cáo quyết toán NSNN; thời hạn công khai kết quả
kiểm toán đối với Báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán là khoảng thời gian
nhất định được tính từ ngày Báo cáo ki
ểm toán của cuộc kiểm toán được
phát hành. Việc ấn định rõ thời hạn công khai kết quả kiểm toán nhằm xác
16

định trách nhiệm của các chủ thể có nhiệm vụ công khai kết quả kiểm toán;

đồng thời bảo đảm tính kịp thời của thông tin về kết quả kiểm toán được
công khai.
1.1.4. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng công khai
kết quả kiểm toán của KTNN
- Chất lượng của các văn bản QPPL quy định về công khai kết quả
kiểm toán của KTNN
Để hoạt
động công khai kết quả kiểm toán của KTNN có hiệu lực và
hiệu quả, trước hết, cần phải có các văn bản QPPL về công khai kết quả
kiểm toán của KTNN có chất lượng cao. Các văn bản QPPL về công khai kết
quả kiểm toán của KTNN có chất lượng cao phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản
là:
+ Về giá trị pháp lý: cần phải có các văn bản QPPL về công khai kết
quả kiểm toán củ
a KTNN có giá trị pháp lý cao;
+ Về nội dung: cần có các quy định đầy đủ và đồng bộ về đối tượng,
phạm vi công khai; nội dung công khai; hình thức công khai; thời hạn công
khai; thẩm quyền và trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước; các cơ quan, đơn
vị, tổ chức đã được kiểm toán; các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức có
liên quan trong việc tổ chức công khai kết quả kiểm toán; xử lý vi phạm
pháp luật v
ề công khai kết quả kiểm toán.
- Ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động công khai kết
quả kiểm toán
Ý thức pháp luật thể hiện sự nhận thức của các chủ thể và thái độ của
họ đối với các quy định của pháp luật. Ý thức pháp luật càng được nâng cao,
mức độ hiểu biết pháp luật càng sâu sắc thì tinh thần tôn trọng pháp luật, thái
độ tự giác ứ
ng xử theo yêu cầu của pháp luật, thực hiện pháp luật càng được
bảo đảm. Do đó, ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động công

khai kết quả kiểm toán là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện
pháp luật trong hoạt động kiểm toán nhà nước. Pháp luật kiểm toán nhà nước
17

nói chung và về công khai kết quả kiểm toán nói riêng chỉ có thể được thực
hiện nghiêm chỉnh và chính xác khi các chủ thể tham gia hoạt động công
khai kết quả kiểm toán nhà nước nắm vững, hiểu rõ, tôn trọng và thực hiện
nghiêm chỉnh; đồng thời, không thực hiện những hành vi mà pháp luật ngăn
cấm và tích cực đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.
- Chất lượng của hoạt động kiểm toán
Đối tượng công khai kế
t quả kiểm toán là báo cáo kiểm toán. Do vậy,
chất lượng của các báo cáo là vấn đề lớn ảnh hưởng đến hiệu quả của công
khai kết quả kiểm toán. Các báo cáo là đối tượng công khai chính là những
văn bản do KTNN lập để phản ánh kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện
kết luận, kiến nghị kiểm toán. Báo cáo kiểm toán phải đáp ứng yêu cầu:
chính xác về nội dung, số liệ
u; đồng thời phải cụ thể, rõ ràng, xúc tích; các
vấn đề được sắp xếp có hệ thống logic, mạch lạc; mang tính thống nhất, tính
xây dựng và tính hướng dẫn. Để đảm bảo những điều kiện này, việc soạn
thảo báo cáo phải tuân đầy đủ, khoa học những trình tự về quy định soạn
thảo báo cáo. Đồng thời phải nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và
hiệ
u lực thực thi các kết luận, kiến nghị của KTNN.
- Cơ chế phối hợp thực hiện công tác kiểm toán
Hoạt động kiểm toán của KTNN có phạm vi rộng, có liên quan đến tất
cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức có quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản
nhà nước, do vậy, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa KTNN với các cơ
quan có liên quan, với các cơ quan thông tin
đại chúng trong việc công khai

kết quả kiểm toán, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kết quả hoạt động
kiểm toán của KTNN.
- Hoạt động kiểm tra, giám sát phòng ngừa và ngăn chặn những hành
vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm toán
Hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền; của các đơn vị chức năng thuộc KTNN có tác dụng tích cực
trong việc phòng ngừa, phát hiện và x
ử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi
18

vi phạm pháp luật kiểm toán nhà nước; đồng thời, phát hiện những sơ hở
trong cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền söa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm loại bỏ những nguyên nhân
dẫn đến vi phạm pháp luật.

1.2.
Cơ sở thực tiễn của việc nâng cao chất lượng công khai kết
quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán
Nhà nước
1.2.1.
Thực trạng quy định của pháp luật về công khai kết quả kiểm
toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước
1.2.1.1. Trước khi có Luật Kiểm toán nhà nước
Trước khi Luật KTNN ra đời, việc công khai kết quả kiểm toán rất ít
được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước hoặc đề
cập một cách chung chung, thiếu cụ th
ể, như:
Điều 13, khoản 1, Luật NSNN năm 2002 “Dự toán, quyết toán, kết
quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước, ngân sách các cấp, các đơn
vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ phải công bố công

khai.”
Điều 32, khoản 3, Luật Kế toán năm 2003 “Báo cáo tài chính của
đơn vị kế toán đã được kiểm toán khi công khai phải kèm theo kết luận của
tổ chức kiểm toán.” và điề
u 34, khoản 3 “Báo cáo tài chính đã được kiểm
toán khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 31
của Luật này phải có báo cáo kiểm toán đính kèm.”
Chính vì chưa quy định cụ thể về đối tượng công khai, nội dung, hình
thức, thủ tục công khai do đó việc công khai kết quả kiểm toán chưa thực
hiÖn được. Kết quả kiểm toán chủ yếu được báo cáo với Quốc hội, Chính
phủ và các cơ quan chức năng có liên quan. Báo cáo kiểm toán khi phát
hành được lưu giữ với chế độ mật nên các kết quả kiểm toán cũng không
19

được công khai rộng rãi.
Do không thực hiện việc công khai kết quả kiểm toán dẫn đến kết quả
kiểm toán chỉ một số ít đối tượng có thông tin về kết quả kiểm toán, thiếu sự
giám sát kiểm tra, đôn đốc thực hiện, đặc biệt là sự giám sát, kiểm tra của cơ
quan có thẩm quyền và của nhân dân nên đơn vị được kiểm toán có thể vì
mục đích cá nhân hoặc lợi ích c
ủa một tập thể mà không điều chỉnh số liệu
và chấn chỉnh tình hình theo ý kiến kết luận, kiến nghị của KTNN hoặc chỉ
điều chỉnh một số nội dung dễ thực hiện, ít ảnh hưởng đến lợi ích của cá
nhân, đơn vị được kiểm toán. Không tạo được áp lực từ phía các cơ quan
quản lý và dư luận của công chúng đối với đơn v
ị được kiểm toán để họ phải
thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN một cách nghiêm túc. Trong
giai đoạn này, việc kiểm tra tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị của
KTNN chưa được thực hiện chặt chẽ và có hệ thống. Khi phát hiện các
trường hợp chưa thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN thì KTNN chỉ

đề nghị đơn vị
tiếp tục thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN. Khi
tham gia đấu thầu (đối với đơn vị được kiểm toán là các doanh nghiệp) hoặc
gửi báo cáo tài chính cho các cơ quan có liên quan thì không gửi báo cáo tài
chính theo ý kiến điều chỉnh của KTNN và cũng không gửi báo cáo kiểm
toán kèm theo báo cáo tài chính. Điều này làm báo cáo tài chính không được
phản ánh trung thực tình hình tài chính của đơn vị, đồng thời làm giảm hiệu
lực của các kết luận, kiến ngh
ị kiểm toán.
Không công khai kết quả kiểm toán nên các cơ quan, đơn vị và nhân
dân thiếu thông tin trong việc giám sát, kiểm tra lại hoạt động kiểm toán của
KTNN. Báo cáo kiểm toán sau khi phát hành thì ít khi được kiểm tra lại,
điều đó gây nên tâm lý chủ quan đối với kiểm toán viên, tổ kiểm toán, đoàn
kiểm toán, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng kiểm toán. Việc xét duyệt
báo cáo kiểm toán được tiến hành theo một quy trình khá chặt chẽ, được
thẩ
m định bởi các cơ quan tham mưu có trình độ chuyên môn, tuy nhiên nếu
có sự giám sát, kiểm tra của bên thứ ba sẽ tạo áp lực đòi hỏi Kiểm toán viên
20

(KTV) cẩn trọng hơn trong công tác kiểm toán, các bằng chứng kiểm toán sẽ
được thu thập đầy đủ và lưu trữ có hệ thống góp phần nâng cao chất lượng
kiểm toán của KTNN.
1.2.1.2. Từ khi Luật Kiểm toán Nhà nước có hiệu lực đến nay
Điều 58 Luật KTNN về Công khai báo cáo kiểm toán năm và báo cáo
kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán quy định: “Báo cáo kiểm
toán năm và báo cáo kết quả
thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của
Kiểm toán Nhà nước sau khi trình Quốc hội được công bố công khai theo
quy định của pháp luật.”, Điều 59 về Công khai báo cáo kiểm toán của từng

cuộc kiểm toán quy định: “Báo cáo kiểm toán của từng cuộc kiểm toán sau
khi phát hành được công bố công khai cùng với báo cáo tài chính theo quy
định của Luật ngân sách nhà nước và Luật kế toán.”.
Thực hiện quy định tại Điều 58, Điều 59 của Luật Kiểm toán nhà nước,
ngày 26 tháng 7 năm 2007 Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ký Quyết định số
03/2007/QĐ-KTNN ban hành Quy chế công khai kết quả kiểm toán và kết
quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Tuy nhiên, sau
một thời gian thực hiện, Quy chế này chưa đáp ứng được tình hình thực tế,
nhiề
u vấn đề chưa được quy định, cụ thể là: Quy chế mới chỉ quy định
những nội dung liên quan tới việc công khai kết quả kiểm toán và kết quả
thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; thiếu quy định về
trách nhiệm công khai kết quả kiểm toán của các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã
được kiểm toán; thiếu quy
định về xử lý vi phạm đối với cơ quan, đơn vị, tổ
chức, cá nhân vi phạm quy định về công khai kết quả kiểm toán và kết quả
thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Để khắc phục những tồn tại trên đây
của Quyết định số 03/2007/QĐ-KTNN, tăng cường tính công khai, minh
bạch trong hoạt động kiểm toán, đáp ứng yêu cầu hội nhậ
p kinh tế quốc tế và
thực hiện các cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày
18/8/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2008/NĐ-CP về công
21

khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm
toán Nhà nước. Đây là văn bản QPPL về công khai kết quả kiểm toán có giá
trị pháp lý cao nhất hiện nay, tạo cơ sở pháp lý nâng cao hiệu lực công khai
kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của
Kiểm toán Nhà nước; đồng thời, góp phần bảo
đảm công khai, minh bạch về

tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.

1.2.2. Đánh giá chất lượng công khai kết quả kiểm toán và kết quả
thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN

1.2.2.1. Những kết quả đã đạt được
Thực hiện quy định của Luật KTNN, tháng 8 năm 2006 KTNN đã tổ
chức họp báo lần đầu tiên CKKQKT năm 2005 về niên độ ngân sách năm
2004 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Cuộc họp báo đã
thu hút đông đảo cơ quan thông tấn, báo chí trong nước tham dự. Sự kiện
này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hoạt động của KTNN. Sau
cuộc họp báo, nhiều báo chí đã đưa tin. Báo điện tử Vnexpreess.net với tiêu
đề “Lần đầu tiên công khai báo cáo kiểm toán nhà nước” đã nhấn mạnh nội
dung: “Doanh nghiệp nhà n
ước thua lỗ hơn 1.000 tỷ đồng, chi mua sắm, xây
dựng trụ sở tràn lan những việc làm trên khiến ngân sách nhà nước hụt thu
4.500 tỷ đồng” hay Báo điện tử Vietbao.vn “Báo cáo kiểm toán năm 2005 do
KTNN công bố ngày 17/8/2006 đã chỉ ra thực trạng nghiêm trọng: Dự toán
nhiều địa phương được lập và giao không sát thực tế; dự toán thu sự nghiệp
thấp hơn nhiều so với thực hiện; hiệu quả sản xuất kinh doanh c
ủa doanh
nghiệp nhà nước quá thấp; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản lỏng lẻo…
Nhưng vấn đề nghiêm trọng hơn là những bất cập, sai phạm tồn tại từ nhiều
năm nay nhưng chưa có giải pháp để khắc phục cơ bản”; Báo Lao động điện
tử (Laodong.com.vn) cũng có bài, trong đó có nội dung: “Ngày 17.8,2006
22

Kiểm toán Nhà nước lần đầu tiên tổ chức họp báo công khai kết quả kiểm
toán năm 2005. Toát lên từ báo cáo này là kiểm đâu sai đó, thậm chí là nhiều
điểm nóng sai phạm tài chính được phát hiện”.

Kể từ lần họp báo công khai kết quả kiểm toán lần đầu tiên đến nay,
KTNN đã ngày càng chú trọng nâng cao chất lượng công tác này hơn. Các
cuộc họp báo để công khai kết quả kiểm toán được thực hiện thường xuyên,
nộ
i dung công khai được chuẩn bị chu đáo, chi tiết. Sau khi Nghị định số
91/2008/NĐ-CP ra đời, công tác công khai kết quả kiểm toán của KTNN
ngày càng đa dạng và có chiều sâu hơn, không chỉ dừng lại việc công khai
báo cáo kiểm toán năm mà còn công khai báo cáo kiểm toán của một số cuộc
kiểm toán hoặc kết quả kiểm toán theo những vấn đề được dư luận quan tâm,
cụ thể:
Năm 2007, KTNN tổ chức họp báo công khai kết qu
ả kiểm toán năm
2006 về niên độ ngân sách năm 2005 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị
kiểm toán năm 2005 về niên độ ngân sách năm 2004. Kết quả kiểm toán việc
quản lý và sử dụng kinh phí Đề án Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước
giai đoạn 2001-2005. Ngoài ra, có nhiều báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm
toán được trích đăng tải trên Tạp chí Kiểm toán của KTNN như: Kết quả
kiểm toán chuyên đề
Chi khoa học và công nghệ giai đoạn 2001-2005;
Chương trình 135 giai đoạn II năm 2006; Bộ Xây dựng tỉnh Quảng Ninh;
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Tổng công ty
Viglacera; Tổng công ty xăng dầu Petrolimex
Năm 2008, KTNN tổ chức họp báo công khai kết quả kiểm toán 05
cuộc kiểm toán thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và chương trình mục
tiêu quốc gia (Dự án cơ sở hạ tầng nông thôn; Dự án Hàm Thuận -
Đa My;
Dự án phát triển hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì; Chương trình 135
giai đoạn II; Chương trình nước sạch và Vệ sinh môi trường; Chương trình
mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo). Họp báo công khai kết quả kiểm
toán năm 2007 về niên độ 2006; kết quả kiểm toán một số cuộc kiểm toán

×