Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

VIỆT NAM VÀ NỀN KINH TÉ THẾ GIỚI : THỜI ĐIỂM TỐT NHẤT HAY TỒI TỆ NHẤT. docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.62 KB, 9 trang )









VIỆT NAM VÀ NỀN KINH TÉ THẾ GIỚI : THỜI ĐIỂM
TỐT NHẤT HAY TỒI TỆ NHẤT
Fulbright Economics Teaching Program Special lecture Vietnam and the world economy
The best or worst of times?
Việt Nam và nền kinh tế thế giới: thời điểm tốt nhất hay tồi tệ nhất?

Thời điểm hiện tại đúng là một thời điểm đầy khó hiểu. Một số người cho rằng sự trì
trệ trong FDI, xuất khẩu và tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay là do ảnh
hưởng của "cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu tồi tệ nhất trong gần 40 năm." (Việt Nam
Economic Monitor), xuân 2002, tr. 3] và lập luận rằng chính sách kinh tế cơ bản của
Việt Nam là đúng đắn và sẽ sớm đưa đến kết quả khi tình hình nền kinh tế thế giới cải
thiện.
1
Tuy nhiên Quỹ tiền tệ quốc tế IMF trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới
vào tháng 4/2002 có bài chuyên đề "Có phải đó là cuộc suy thoái toàn cầu không?" và
gọi sự trì trệ kinh tế thế giới này là một trong những sự kiện nhẹ nhàng nhất. Đúng là
có sự sụt giảm 2,5% trong tăng trưởng GDP của các quốc gia giàu từ năm 2000 sang
năm 2001 và tăng trưởng kim ngạch ngoại thương của thế giới giảm từ 13% trong năm
2000 xuống gần bằng 0 trong năm 2001. Tuy nhiên, việc Mỹ có tỉ lệ tăng trưởng 5,6%
trong quý 1 năm 2002 và nền kinh tế Nhật dường như đang sẵn sàng trong tư thế tăng
trưởng có vẻ như ủng hộ cho quan điểm cho rằng nền kinh tế thế giới bò “trì trệ” hơn là
"suy thoái trầm trọng". Nhìn chung có vẻ như năm 2002 sẽ là năm nền kinh tế thế giới
hồi phục với mức tăng trưởng dương, cho dù mức tăng trưởng này không được mạnh


mẽ. Do vậy môi trường bên ngoài sẽ cho phép nhưng không hỗ trợ mạnh mẽ cho một
mô hình tăng trưởng thiên về xuất khẩu.

Có một sự chuyển đổi rõ rệt trong FDI khi FDI đổ vào Trung Quốc tiếp tục phát triển
và lớn mạnh trong khi hầu hết các nước ASEAN đều tụt lại đằng sau. Trong năm 2002,
hầu hết các nước nguyên thủy trong nhóm "ASEAN-5" có khả năng sẽ có mức tăng
trưởng GDP 3-4% trong khi Trung Quốc sẽ có mức tăng trưởng trên 7%. Hơn nữa,
Trung Quốc đã thành công trong việc thu hút thêm 10% FDI trong quý đầu của năm
2002 so với năm 2001, trong khi các quốc gia ASEAN bò tụt lại ở sau.

Việt Nam đã ước tính sẽ có mức tăng trưởng GDP trên 7% năm nay, nhưng ước tính
của Ngân hàng Thế giới vào tháng Tư là 5,2% và của Ngân hàng Phát triển Á châu
(ADB) chỉ hơn 6%. Giá trò xuất khẩu giảm cho đến suốt tháng 5, chủ yếu là vì giá hàng
xuất khẩu thấp – khối lượng xuất khẩu nhìn chung gia tăng. Sự sụt giảm trong giá trò là
do giá nguyên liệu thô thấp một cách bất thường đối với một số mặt hàng xuất khẩu
của Việt Nam, mặc dù không phải là giá dầu hỏa. Sự sụt giảm này nằm ngoài dự kiến
của mọi người khi mà Hiệp đònh Thương mại Việt – Mỹ đã mở ra những khả năng
ngoại thương mới với Mỹ và những hứa hẹn đầy lớn lao. Mặc dù có những kỳ vọng
như vậy, nhưng số liệu cấp giấy phép xuất khẩu và FDI tại Việt Nam đã giảm trong


1
Cụ thể là, từ tháng Giêng đến tháng Năm giá trò xuất khẩu giảm 6,8% trong năm 2002 so với cùng thời
kỳ trong năm 2001. Giá trò của các dự án FDI được cấp giấy phép giảm 62% trong giai đoạn tháng
Giêng-tháng Tư. Tăng trưởng GDP trong quý đầu được chính thức ước tính là trên 6% nhưng những ước
tính khác thấp hơn, và chỉ tiêu năm 2002 là phải đạt mức tăng trưởng trên 7%. Xuất khẩu và FDI của
Trung Quốc tăng khoảng 10% trong quý đầu năm 2002 so với năm 2001.
David Dapice 1 Xuân Thành/Thạch Quân

Fulbright Economics Teaching Program Special lecture Vietnam and the world economy

The best or worst of times?
giai đoạn từ tháng Giêng đến tháng Tư trong khi Trung Quốc có mức tăng trưởng trong
khoảng 10% - 15%. Chuyện gì đang xảy ra?

Có một số nhận xét sơ khỏi sau đây: Thứ nhất, số liệu GDP của cả Trung Quốc và Việt
Nam đều có chất lượng không hoàn toàn đáng tin cậy. Giữa ước lượng của các tổ chức
bên ngoài (như IMF, ADB, v.v.) về GDP của Việt Nam và con số ước tính chính thức
của chính phủ Việt Nam có một sự chênh lệch rõ rệt. Ví dụ như tăng trưởng GDP hàng
năm trong giai đoạn 1998-2001 được IMF ước tính là 4,5% trong khi chính phủ Việt
Nam ước tính là trên 6%.
2
Sự chênh lệch giữa các ước tính từ "bên ngoài" và ước tính
chính thức của Trung Quốc thậm chí còn cao hơn. Dữ liệu cấp tỉnh ở cả hai quốc gia
thậm chí còn kém tin cậy hơn dữ liệu quốc gia. Như vậy, về cơ bản chúng ta không
biết chắc nền kinh tế đang vận hành tốt hay xấu đến mức nào. Và điều này khiến cho
việc phân tích trở nên khó khăn và khiến chúng ta phải dựa nhiều hơn vào các dữ liệu
đáng tin cậy mặc dù những dữ liệu này ít hoàn chỉnh hơn. Đó chính là các số liệu cấp
giấy phép xuất khẩu và FDI. Không may thay, dòng FDI thực chảy vào là không hoàn
hoàn chính xác vì việc báo cáo có thể không chính xác.

Thứ nhì là vấn đề Việt Nam nên so sánh mình với quốc gia nào. Một nhóm người sẽ
cho rằng đó là các quốc gia như Myanmar. Cả hai quốc gia đều đã từng bò cô lập, hiện
đang rất nghèo, và có biên giới tiếp giáp với Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu xét
Myanmar với chính phủ quân sự tham nhũng, các vấn nạn về ma túy và quân ly khai,
và tình trạng hầu như hoàn toàn cô lập khỏi nền thương mại thế giới thì Myanmar hầu
như không có gì giống Việt Nam. Việc so sánh trở nên giống như đem so một thanh
niên chạy đua với một đứa bé 7 tuổi. Những người khác lại đề nghò so sánh Việt Nam
với các nước ASEAN láng giềng có mức thu nhập gần như nhau, như Indonesia và
Philipin. Cũng giống như trên, sự khác biệt giữa các nước cũng rất lớn. Cả Indonesia
và Philipin đều trả qua các cuộc nổi loạn và tình trạng trong nước bất ổn, ảnh hưởng

đến tình trạng lung lay của các viên chức chính phủ đương nhiệm. Cả hai quốc gia gần
đây đều có một lòch sử tham nhũng trầm trọng chưa khắc phục được. Cả hai đều có hệ
thống giáo dục rộng rãi nhưng không hẳn là có chất lượng cao. Mức tăng trưởng của họ
trong giai đoạn 1999 - 2002 sẽ thấp hơn 4%, ngay cả nếu như không tính đến năm kinh
tế suy thoái 1998. Đây có phải là những quốc gia cạnh tranh đáng gờm mà Việt Nam
nên dùng làm tiêu chuẩn so sánh hay không? Tôi bỏ qua Thái Lan hay Malaysia, bởi
đây là hai quốc gia giàu hơn Việt Nam rất nhiều – giàu hơn gấp 5 lần hoặc cao hơn.
Một đề nghò thứ 3 là Trung Quốc. Suy cho cùng, Trung Quốc là một nền kinh tế xã hội
chủ nghóa đònh hướng thò trường, có tỉ lệ dân số biết đọc biết viết tương tự như Việt
Nam. Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc cách đây khoảng 1 thập niên


2
Một cách để kiểm tra, có thể dùng số liệu nhập khẩu dầu hỏa làm số đo tương đối của tăng trưởng.
Chúng gia tăng ở mức 18% hàng năm từ năm 1991 đến 1996, tăng nhanh hơn hai lần so với sản lượng
thực. Từ năm 1998 đến 2002, số liệu nhập khẩu này tăng 10% một năm. Điều này cho thấy tăng trưởng
GDP hàng năm là dưới 5% chứ không phải là 6-7% như các ước tính chính thức.
David Dapice 2 Xuân Thành/Thạch Quân

Fulbright Economics Teaching Program Special lecture Vietnam and the world economy
The best or worst of times?
cũng tương tự như mức thu nhập hiện thời của Việt Nam. Cả hai quốc gia đều có mức
tăng trưởng mạnh mẽ trong vòng 10 năm qua. Rõ ràng rằng Trung Quốc là sự thách
thức cạnh tranh gần nhất đối với Việt Nam. Một quốc gia thành công phải biết phân
tích chính xác đâu là sự cạnh tranh thực sự và rút ra bài học mình phải làm gì, bỏ qua
những quốc gia bò tụt lại quá xa đằng sau hoặc những quốc gia nó có thể dễ dàng đuổi
kòp.

Thứ ba, nền kinh tế Việt Nam có thành tích rất tốt trong vòng 10 năm qua. Nền kinh tế
Việt Nam tăng nhanh cho đến năm 1997, và ngay cả khi ước tính về GDP của IMF cho

giai đoạn 1998-2001 là đúng thì Việt Nam cũng vẫn có được mức tăng trưởng khiêm
tốn kể từ năm 1997, và thoát được những thiệt hại đáng kể do cuộc Khủng hoảng Tài
chính Châu Á gây ra và sự trì trệ trong nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, hoàn toàn có
khả năng là nếu Việt Nam không có nhiều nỗ lực hơn nữa triển vọng tăng trưởng kinh
tế tương lai của Việt Nam sẽ giống như của các nước ASEAN thay vì được như Trung
Quốc. Nếu như điều này xảy ra nó sẽ là một thất vọng to lớn. Đối với một quốc gia
nghèo như Việt Nam, chỉ có 1 thập niên tăng trưởng nhanh không thôi là không đủ để
có thể tạo ra được những tiến bộ đáng kể. Điều đó sẽ là một thảm kòch đáng buồn vì
Việt Nam có lực lượng lao động chất lượng cao và nguồn tài chính đầy đủ – vào
khoảng 10 tỉ USD tiền viện trợ chưa sử dụng; 20 tỉ USD FDI được cấp giấy phép
nhưng chưa được triển khai; trên 1 tỉ USD hàng năm từ các Việt Kiều; mỗi năm thêm
hàng tỉ USD từ doanh thu dầu hỏa và còn có những tài khoản hàng tỉ USD của ngân
hàng chính phủ gởi ở ngân hàng ở nước ngoài. Nếu như có tiền và có năng lực, vậy tại
sao lại không thể đạt được tăng trưởng nhanh?

Sau tất cả những điều trên, làm cách nào để so sánh Trung Quốc và Việt Nam?

Tôi dùng những ước tính của Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) cho những dữ liệu
sau:

Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc và Việt Nam, 1998-
2002 (ADB)
1998
1999 2000 2001 2002 Trung bình
Trung Quốc 6,8% 6,2% 7,3% 6,8% 6,5% 6,7%
Việt Nam 2,9% 3,4% 4,6% 4,3% 3,7-4,7%* 3,9%

*Ước tính của Ngân hàng Thế giới vào tháng Tư cho GDP thực của Việt Nam năm 2002 chỉ bằng 5.2%, như vậy
tăng trưởng GDP bình quân đầu người sẽ chỉ bằng 3,7%, không phải là 4,7% như ước tính của ADB. ADB hiệu
chỉnh các dữ liệu chính thức của cả hai quốc gia.



David Dapice 3 Xuân Thành/Thạch Quân

Fulbright Economics Teaching Program Special lecture Vietnam and the world economy
The best or worst of times?
Mức trung bình trong 5 năm của Trung Quốc là 6,7%, so với mức 3,7% - 4% của Việt
Nam. Nếu chúng ta xem xét đến việc Trung Quốc có thu nhập bình quân đầu người
cao gấp đôi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam, việc mức tăng trưởng tương
đối của Việt Nam chỉ bằng 3/5 mức tăng trưởng của Trung Quốc không hứa hẹn một
triển vọng tốt đẹp cho Việt Nam. Xét về giá trò tuyệt đối, Việt Nam hàng năm có lẽ
cộng thêm được 15 USD bình quân đầu người trong khi Trung Quốc cộng thêm trên 60
USD bình quân đầu người mỗi năm. Như đã biết, hầu hết các cuộc nghiên cứu cho thấy
có thể dễ dàng đạt được mức tăng trưởng nhanh ở mức thu nhập bình quân đầu người
thấp, và khi một quốc gia trở nên giàu có hơn, có nhiều khả năng mức tăng trưởng sẽ
chậm lại. Như vậy mức tăng trưởng chậm lại của Việt Nam thật đáng chú ý.

Một chỉ số đáng tin cậy hơn về một loại tăng trưởng là số liệu xuất khẩu. Về phương
diện này, thành tích của Việt Nam rất tốt. Xuất khẩu của Việt Nam đã gia tăng nhanh
hơn Trung Quốc trong 5 năm vừa qua mặc dù xuất phát từ một cơ sở tương đối thấp
hơn. Cụ thể là, xuất khẩu đạt được 9, 4 tỉ USD trong năm 1998 có khả năng tăng lên 15
tỉ USD trong năm 2002, tức tăng 10% một năm hay tăng 6 tỉ USD trong 5 năm trong
một giai đoạn đầy khó khăn. Ngược lại, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 9% mỗi năm,
tức tăng hơn 100 tỉ USD trong cùng thời kỳ. Dó nhiên, hơn 80% hàng xuất khẩu Trung
Quốc là các hàng chế biến công nghiệp rất đa dạng, trong khi dưới 40% hàng xuất
khẩu Việt Nam là hàng chế biến công nghiệp – và chỉ có 3 hoặc 4 loại hàng là có tỉ
trọng đáng kể. Việc xuất khẩu nguyên liệu thô không có gì là sai lầm, nhưng thông
thường sẽ dễ dàng chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm khác hơn nếu là xuất khẩu
hàng chế biến công nghiệp.


Về FDI, mức FDI / GDP của Việt Nam cao hơn mức trung bình của các nước ASEAN,
nhưng thấp hơn nếu tính theo mức bình quân đầu người. Ví dụ như tỉ lệ FDI chảy vào
trong nước hàng năm tính cho đến thời điểm này là 15 USD bình quân đầu người, trong
khi tại Trung Quốc mức đó là 40 USD bình quân đầu người. (Tại tỉnh Quảng Đông, tỉ
lệ này là từ 150 cho đến 200 USD bình quân đầu người!) Mức FDI giảm 60% ở Việt
Nam nhưng tăng trên 10% ở Trung Quốc. Hầu hết các khoản FDI ở Việt Nam được
gắn liền với các dự án năng lượng, khí đốt và dầu hỏa cụ thể. Đây là những dự án hữu
ích, nhưng không đóng góp được gì nhiều cho việc tạo thêm công ăn việc làm.

Tại sao Việt Nam nhận được FDI ít hơn Trung Quốc đến như vậy? Và ở Việt Nam, tại
sao thành phố HCM và các tỉnh lân cận (và ở một mức độ thấp hơn là Hà Nội – Hải
Phòng) nhận hầu hết dòng FDI? Chú ý rằng dòng FDI này không hề gắn liền với một
đòa điểm cụ thể nào do có khoáng sản, đòa điểm du lòch hay do quyết đònh của chính
phủ. Một phần của câu trả lời có liên quan đến giá cả và chất lượng dòch vụ. Lao động
chỉ là một trong nhiều yếu tố của chi phí, và thông thường không phải là yếu tố quan
trọng nhất. Những hạng mục khác như chi phí hải cảng và vận chuyển, cước phí điện
thoại, chất lượng và chi phí Internet, hay mức độ quan liêu hành chính thấp hơn cũng
David Dapice 4 Xuân Thành/Thạch Quân

Fulbright Economics Teaching Program Special lecture Vietnam and the world economy
The best or worst of times?
có vai trò rất quan trọng. Một yếu tố liên quan chặt chẽ khác là các khu trung tâm
(clusters) hoạt động. Việc tập trung những hoạt động cụ thể vào một hay một vài nơi,
thay vì nhiều nơi, là hợp lý và nên thực hiện. Bằng cách này sẽ có nhiều chuyên viên
hơn, phụ tùng nhiều hơn, kho chứa hàng lớn hơn, các dòch vụ chuyên môn như sửa
chữa, thiết kế và tiếp thò, v.v. Những trung tâm này tạo ra và đòi hỏi có những công ty
cung cấp quy mô nhỏ hơn có thể giao nguyên liệu nhanh hơn với chất lượng thích hợp
và chi phí thấp. Trung Quốc đã phát triển những trung tâm này, nhưng Việt Nam còn
kém xa. Ví dụ như Trung Quốc đã cố gắng phân phối hạn ngạch quota hàng dệt may
đồng đều giữa tất cả các vùng, ngay cả khi hệ thống tài chính của Trung Quốc vẫn còn

tránh không cho các công ty tư nhân vay, đặc biệt là các khoản tín dụng dài hạn.
Những vùng ở Việt Nam giảm bớt thủ tục hành chính và giải quyết được những một số
vấn đề về việc thành lập các trung tâm hoạt động có khuynh hướng thu hút đầu tư được
nhiều hơn các vùng khác. Nhưng nhìn chung Việt Nam vẫn không hấp dẫn bằng Trung
Quốc mặc dù có nguồn lao động rẻ và chất lượng tốt.

Một điều mà các công ty thành công thực hiện đó là so sánh chuẩn mực các hoạt động
của họ với chuẩn mực của các đối thủ cạnh tranh. Điều này có nghóa là họ đo lường,
đánh giá chất lượng, dòch vụ khách hàng, thời gian giao hàng, v.v. của chính họ so với
các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của họ để xem họ thua kém ở những mặt nào. Điều
này có thể làm và nên làm ở cấp quốc gia cũng như cấp vùng. Báo cáo gần đây của
Nhật về chi phí cao ở Việt Nam là một khởi điểm tốt để bắt đầu tìm hiểu những vấn đề
cần quan tâm đến. Một cách tổng quát hơn, thời gian và chi phí để đăng ký, để thỏa
mãn các quy đònh và kiểm tra, mua đất, đóng thuế, v.v. có thể được đem ra so sánh
giữa các vùng hoặc các quốc gia. Những số liệu này và các ví dụ của Nhật về cước phí
điện thoại, Internet, chuyên chở hàng hóa, và những chi phí tương tự sẽ cho phép Việt
Nam hoặc một tỉnh của Việt Nam nhìn thấy được khả năng cạnh tranh của họ so với
những nơi khác.

Dó nhiên vò trí đòa lý cũng quan trọng; không phải chính sách là tất cả. Nằm gần thành
phố HCM là một ưu thế và một tỉnh xa xôi trong vùng núi sẽ không bao giờ được như
Đồng Nai. Một số giám đốc nước ngoài muốn mang gia đình họ sang Việt Nam, và cần
có những trường học nước ngoài tốt cho con cái của họ. Ở Việt Nam chỉ có một vài nơi
là có thể thỏa mãn nhu cầu này. Nhưng khả năng của một vùng bò giới hạn không có
nghóa là vùng đó không thể nâng cao hoạt động của mình. Nhiều vùng ở Việt Nam
nằm gần hải cảng hay dọc theo Quốc lộ 1. Nếu như những vùng như vậy tìm được
những hoạt động kinh tế hợp lý và phát triển dựa trên cơ sở những hoạt động đó, khi đó
tăng trưởng tổng quát của vùng sẽ cao hơn, mật độ tập trung dân số sẽ nằm trong khả
năng quản lý của vùng, và nhu cầu lao động sẽ thỏa đáng hơn. Mức độ đói nghèo sẽ
được cắt giảm nhanh và đáng kể.


David Dapice 5 Xuân Thành/Thạch Quân

Fulbright Economics Teaching Program Special lecture Vietnam and the world economy
The best or worst of times?
Nhưng nhiều vùng không nằm gần thành phố HCM (và ngay cả những vùng nằm gần)
cũng không quan niệm rằng thu hút FDI hay các công ty tư nhân trong nước là một ưu
tiên của họ. Đối với họ dường như những ích lợi của việc thu hút các nguồn vốn phát
triển công nghiệp của nhà nước hoặc nguồn vốn phát triển hạ cơ sở tầng công là cao
hơn, ngay cả khi dự án hay nhà máy đó không thật sự là hợp lý. Có nghóa là, con
đường, cây cầu hay hải cảng sẽ không được sử dụng nhiều, hoặc nhà máy sản xuất với
chi phí giá thành rất cao. Tuy nhiên bởi vì cơ chế chi tiêu cho các dự án công cộng,
nhiều vùng đã được nhận những khoản tiền ngân sách cho những dự án không hợp lý.
Kết quả là vốn bò sử dụng kém hiệu quả và tốc độ tăng trưởng thấp và công ăn việc
làm tạo ra được ít. Liệu quá trình ra quyết đònh kém hiệu quả này có thể thay đổi được
không?

Một thay đổi có thể thực hiện được là để cho các tỉnh hiện tại không thành công nhưng
có tiềm năng thành công cạnh tranh để được nhận ít nhất một phần nguồn ngân sách
công. Tiêu chuẩn cạnh tranh ở đây là anh sẽ được nhận nhiều tiền ngân sách hơn để
xây dựng đường hay nhà máy cung cấp nước nếu anh thu hút được nhiều FDI hay đầu
tư tư nhân trong nước hơn. Ý tưởng là nhằm làm giảm bớt ách tắc ở các vùng đang tăng
trưởng. Cần một khoản lớn FDI để đầu tư cho nhà máy điện, trong khi chỉ cần một
khoản FDI nhỏ hơn để đầu tư cho một nhà máy công nghiệp sẽ sử dụng nhiều lao
động. Cả hai hoạt động đầu tư này đều được bổ sung bởi gia tăng đầu tư công cộng,
nhưng đầu tư công cộng gắn với nhà máy điện không nhất thiết là tải cao hơn. Mục
đích ở đây là để tạo ra một cơ chế khuyến khích cho các tỉnh có thành tích trong việc
phát triển hoạt động của khu vực tư nhân được nhận nhiều nguồn quỹ từ ngân sách
hơn. Hiện tại đầu tư công cộng có khuynh hướng thay thế hơn là hỗ trợ cho cho đầu tư
tư nhân. Theo phương án này, những tỉnh rất nghèo hay vùng sâu vùng xa sẽ tiếp tục

được nhận một nguồn quỹ riêng biệt khác cho những dự án hạ tầng thật sự cần thiết.
Mục đích là để nhằm thay đổi động cơ khuyến khích, chứ không phải để trừng phạt
người nghèo.

Một thay đổi thứ hai là nhanh chóng cải tổ hệ thống tài chính. Sự thật là có hàng tỉ
đôla tiền tiết kiệm của công dân Việt Nam được giữ ở ngoài nước mỗi năm mang lại
lãi suất 1-2%. Hiện tại cũng có 70.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong số đó có nhiều
doanh nghiệp mới thành lập và cần vay vốn. Tuy nhiên, không có một cơ chế để cho
vay tiền một cách khôn ngoan. Cho vay tiền thông qua hệ thống hiện tại KHÔNG phải
là một ý tưởng tốt. Ngoài những cải cách pháp lý quan trọng, Việt Nam cần một hệ
hống tài chính và ngân hàng tốt hơn. Điều này hầu như chắc chắn sẽ đưa đến việc cho
phép một số ngân hàng nước ngoài tham gia vào Việt Nam, ngay cả khi thò phần của
những ngân hàng này bò giới hạn. Cần phải có một sự chuyển giao công nghệ cho vay
và đánh giá, giúp đỡ các doanh nghiệp. Điều này sẽ xảy ra nhanh hơn nếu có nhiều
cạnh tranh hơn và kỹ năng của nước ngoài. Ngoài các ngân hàng, một thò trường trái
phiếu tự do hơn và những thay đổi pháp lý để hỗ trợ hoạt động tín dụng thuê mua giúp
David Dapice 6 Xuân Thành/Thạch Quân

Fulbright Economics Teaching Program Special lecture Vietnam and the world economy
The best or worst of times?
khu vực tài chính phi ngân hàng đóng một vai trò năng động hơn so với hiện tại. Thò
trường cổ phiếu, hiện tại có tổng giá trò là 100 triệu USD, là lối thoát chủ yếu cho cho
các công ty cổ phần hóa. Nó sẽ cần các quy đònh và phương thức áp dụng khác về
niêm yết để trở thành một tác nhân chủ chốt trong thò trường tài chính. (Đầu tư ở Việt
Nam gần 9000 triệu USD mỗi năm!)

Với việc thực thi những hiệp ước thương mại cũ và mới (AFTA, BTA, WTO), có thể có
một số công nhân sẽ bò sa thải. Về mặt chính sách, để tạo điều kiện dễ dàng cho việc
điều chỉnh và làm giảm bớt sự chống đối cải cách, cần thiết lập một “mạng lưới an
toàn" để giúp đỡ cho các công nhân. Sự giúp đỡ có thể dưới hình thức một vài năm tiền

lương, hay tái đào tạo, hay thậm chí tìm giúp một công việc thích hợp khác. Các giám
đốc cũng nên được đối xử tương tự (một vài năm tiền lương và/hay tái đào tạo) nhưng
không nên tiếp tục nuôi sống các công ty thông qua tiền trợ cấp hay cho vay vốn mặc
dù biết không thể đòi lại được – hay bằng cách mua sản phẩm của họ với giá đội cao
lên. Nếu không có sự hỗ trợ này, có nguy cơ thật sự là Việt Nam sẽ làm điều mà gần
đây US đã làm (một cách thiếu sáng suốt), tức áp đặt những loại thuế quan đặc biệt lên
những sản phẩm yếu kém nhất của mình. Trong trường hợp đó, nếu không có những
cắt giảm thuế khác trên những sản phẩm khác, khi đó các đối tác thương mại có quyền
nâng mức thuế quan của họ đối với một số một số hàng hóa tùy họ chọn. Những hàng
hóa này thường là những sản phẩm cạnh tranh nhất mà Việt Nam có thể xuất khẩu.
Như vậy, một quyết đònh giữ cho các ngành công nghiệp khỏi phá sản trở thành một
quyết đònh kìm hãm những ngành năng động nhất. Kết quả là tăng trưởng chậm hơn,
công ăn việc làm ít hơn và thu nhập thấp hơn.

Một điểm cuối cùng đáng đề cập đến trong bài viết này là vai trò của giáo dục. Một
phần của việc tìm một chuẩn mực so sánh như đã đề nghò ở trên có liên quan đến việc
tổ chức các kỳ thi chuẩn hóa quốc tế cho học sinh Việt Nam ở mọi cấp độ để có thể
đánh giá và biết được trình độ của học sinh Việt Nam. Quan điểm của tôi đó là một số
bộ phận trong hệ thống giáo dục không hoạt động hiệu quả, và chỉ đơn giản gia tăng
nguồn lực mà không thay đổi hệ thống quản lý sẽ lãng phí tiền mà không cải thiện
được chất lượng bao nhiêu. Những tiến bộ đầy ấn tượng của các trường học Trung
Quốc, đặc biệt ở cấp độ đại học, là một thách thức thật sự đối với Việt Nam cũng giống
như hàng hóa rẻ nhưng chất lượng tốt của họ. Việt Nam cần mở rộng cải cách sang
lónh vực giáo dục và trở thành cạnh tranh trên thò trường quốc tế ngay cả trong lónh vực
giáo dục. Không có trường học chất lượng tốt, một quốc gia buộc phải sản xuất những
hàng hóa và sản phẩm thâm dụng lao động đơn giản. Rất khó để “chuyển lên bậc
thang công nghệ cao hơn" như Thailand đang nhận thấy. Việt Nam có một truyền
thống văn hóa hiếu học rất ấn tượng, và gần đây có kinh nghiệm với hệ thống giáo dục
chất lượng cao với nước Liên Xô cũ. Tuy nhiên, nền tảng này đang bò xói mòn và cần
được xây dựng lại.


David Dapice 7 Xuân Thành/Thạch Quân

Fulbright Economics Teaching Program Special lecture Vietnam and the world economy
The best or worst of times?
Có rất nhiều điều có thể làm – thay đổi cách chi tiêu tiền ngân sách công, cải tổ hệ
thống giáo dục và tài chính, và cung cấp một mạng lưới an toàn cho công nhân để các
công ty yếu kém có thể phá sản mà không gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với công
nhân. Cải thiện hệ thống thuế và pháp lý là nền tảng của nhiều đề xuất đưa ra ở đây.
Nếu những thay đổi này có thể thay đổi cách thức và tập quán của các tỉnh một cách
rộng rãi hơn, khi đó mức tăng trưởng cao hơn mức 5% có thể đạt được hay mức tăng
trưởng chỉ tiêu 7% là có thể đạt được. Trong một môi trường kinh tế toàn cầu thuận lợi,
Việt Nam có thể sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng ngang bằng với giai đoạn 1991-97. Và
mức tăng trưởng này sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm tại nhiều vùng, tạo ra sự ổn đònh
kinh tế và xã hội cao hơn. Rõ ràng rằng tất cả những công việc này là đáng được thực
hiện, ngay cả khi có nghóa là gặp nhiều khó khăn. Nếu chỉ thực hiện những việc dễ
làm thì cuối cùng hóa ra sẽ gây nhiều hậu quả đau đớn hơn.
David Dapice 8 Xuân Thành/Thạch Quân

×