Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.12 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................i
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG..............................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM..................................................................2
1.1. Khái niệm Quy luật mâu thuẫn...............................................................2
1.1.1. Khái niệm.............................................................................................2
1.1.2. Đặc điểm..............................................................................................2
1.2. Mâu thuẫn tồn tại khách quan với sự thống nhất tương đối và sự đấu
tranh tuyệt đối của các mặt đối lập.................................................................3
1.3. Về vai trò động lực của mâu thuẫn trong sự vận động và phát triển...6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG...........................................................................7
2.1. Thực trạng Kinh tế và Môi trường Việt Nam.........................................7
2.1.1. Thực trạng phát triển Kinh tế Việt Nam..............................................7
2.1.2. Thực trạng môi trường Việt Nam......................................................11
2.1.3. Ảnh hưởng của phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường tự nhiên..12
2.2. Đánh giá chung........................................................................................15
2.3. Một số biện pháp vận dụng quy luật mâu thuẫn để tăng trường kinh
tế đi liền với bảo vệ môi trường.....................................................................17
2.3.1. Đối với Nhà nước:..............................................................................17
2.3.2. Đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng..........................................18
PHẦN III: KẾT LUẬN..........................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................20

i


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Hịa mình vào xu thế chung đó của thế giới, Việt Nam cũng đã và đang từng
bước bắt kịp xu thế chung và tiến tới chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đây không


phải là mục tiêu mang tính nhất thời mà là nhiệm vụ mang tính sống cịn đối với
nền kinh tế Việt Nam hiện tại và tương lai. Bởi rằng nếu không bắt kịp xu thế chung
của thế giới thì sẽ trở nên thụt lùi, lạc hậu, dễ dàng bị loại bỏ trên trường quốc tế.
Để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, con người đã khai thác, sử
dụng tài nguyên và thải vào môi trường các loại chất thải độc hại. Việc làm này
đang dần hủy hoại môi trường, nơi cung cấp sự sống cho con người. Khi mơi trường
bị hủy hoại nó sẽ tác động ngược trở lại đến đời sống, sản xuất của con người như:
ảnh hưởng tới sức khỏe, thiên tai, bão lũ, hạn hán, sóng thần. .. và các tài nguyên
phục vụ cho đời sống sản xuất ngày càng cạn kiệt. Như vậy, giữa phát triển kinh tế xã hội với mơi trường có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau. Vì
vậy, khơng cần một thứ tự ưu tiên giải quyết vấn đề nào trước, mà tất cả đều là vấn
đề cần được giải quyết song hành. Tìm ra những giải pháp cấp bách hiện nay để
giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời vẫn đảm bảo được phát triển bền vững là
vấn đề ưu tiên hàng đầu.
Với những lý do trên, sau một thời gian tìm hiểu, tác giả đã chọn đề tài “
Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa
tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay” để hiểu rõ hơn về
những vấn đề liên quan.

1


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1. Khái niệm Quy luật mâu thuẫn
1.1.1. Khái niệm
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, thường được gọi tắt là
quy luật mâu thuẫn (trong Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen còn gọi là “Quy
luật về sự xâm nhập lẫn nhau của các mặt đối lập”, là quy luật phổ quát của hiện
thực, kể cả trong tư duy và sự nhận thức hiện thực đó bằng chính tư duy của con
người.

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chứa đựng thực chất và
hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Chính V.I.Lênin đã khẳng định như vậy.
Ơng viết: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất
của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng”. Theo
V.I.Lênin, “sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận đối lập của
nó..., đó là thực chất... của phép biện chứng”. Trong phép biện chứng, mối liên hệ
giữa các mặt đối lập chính là mâu thuẫn; sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa
giữa các mặt đối lập chính là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
1.1.2. Đặc điểm
Mâu thuẫn không phải là tri thức của riêng chủ nghĩa duy vật biện chứng hay
của chủ nghĩa Mác. Mặc dù chủ nghĩa Mác đã có cơng cải tạo phép biện chứng từ
duy tâm trở thành duy vật, làm cho quy luật mâu thuẫn đạt tới trình độ “mơ hình tư
tưởng” gần như vạn năng để con người giải thích và cải tạo thế giới, tuy nhiên việc
phê phán triết học Mác - Lênin nhằm vào học thuyết mâu thuẫn là sự phê phán
không đúng địa chỉ và không đúng đối tượng.
Bởi lẽ, ngay từ thời Cổ đại, bằng sự cảm nhận và “phỏng đoán thiên tài”, các
nhà thông thái Hy Lạp đã xác nhận được những mối liên hệ phổ biến của mọi tồn
tại, trong đó sự tác động qua lại của các mặt đối lập được xem là cái “hoàn toàn
khách quan, là nguyên lý của tất cả cái gì tồn tại”[4]. Những nhà tư tưởng được biết
đến trong lịch sử triết học như là những người có cơng đặt nền móng cho học thuyết
2


mâu thuẫn là Heraclitus, Lão Tử, Zeno, N.Kuzansky, D.Bruno..., và Hêghen. Nhưng
cơng bằng mà nói, cơng lao đặc biệt đối với học thuyết mâu thuẫn (trước C.Mác)
thuộc về Hêghen. Chính là nhờ Hêghen mà lý luận triết học về mâu thuẫn và về
phép biện chứng trở nên có giá trị và có sức sống mãnh liệt kể từ thế kỷ XIX đến
nay.
Với G.Hêghen, “tất cả mọi vật đều có tính chất mâu thuẫn trong bản thân
nó”... Mâu thuẫn “là cái phủ định trong sự quy định bản chất của nó, là nguyên tắc

của mọi sự tự vận động, mà sự tự vận động này khơng phải là cái gì khác mà chỉ là
sự biểu hiện nào đấy của mâu thuẫn... Vận động là bản thân mâu thuẫn đang tồn
tại”... “Mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi sự vận động và của tất cả mọi sức
sống, chỉ trong chừng mực một vật chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn thì
nó mới vận động, mới có xung lực (импульс) và hoạt động”. Theo C.Mác, “sai lầm
chủ yếu của Hêghen là ở chỗ ông hiểu mâu thuẫn của hiện tượng là sự thống nhất
trong bản chất, trong ý niệm, kỳ thực bản chất của mâu thuẫn ấy cố nhiên là một cái
gì đó sâu sắc hơn, cụ thể là mâu thuẫn bản chất”.
Cải tạo phép biện chứng Hêghen, chủ nghĩa Mác đã giải thích một cách duy
vật về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập như là “định luật của tri
thức” và của thế giới khách quan.
1.2. Mâu thuẫn tồn tại khách quan với sự thống nhất tương đối và sự đấu
tranh tuyệt đối của các mặt đối lập
Mặt đối lập (opposites, contraires, противоположности - thực ra không chỉ
là “mặt” như trong tiếng Việt, mà là đối lập, cái đối lập, sự đối lập) là các mặt, các
thuộc tính, các khuynh hướng, các quá trình, các sự vật, hiện tượng... vốn có trong
“cái thống nhất” (đối tượng được xem xét). Chúng là “sự phân đôi của cái thống
nhất” nên tồn tại và vận động trong sự phụ thuộc lẫn nhau, theo chiều hướng trái
ngược nhau và loại trừ lẫn nhau, tạo thành mâu thuẫn nội tại của sự vật; nhưng đồng
thời lại thống nhất với nhau. Nghĩa là, được gọi là mặt đối lập bởi vì chúng chỉ tồn
tại trong sự phụ thuộc lẫn nhau (mặt đối lập này không thể tồn tại mà khơng có mặt
kia) và loại trừ lẫn nhau (sự vận động của chúng đối lập trực tiếp với nhau).

3


Trong thực tế, mâu thuẫn không chỉ là mối quan hệ giữa các mặt, các thuộc
tính, các khuynh hướng đối lập của một đối tượng hoặc giữa các đối tượng (thuộc
sự vật và hiện tượng), mà còn là mối quan hệ của đối tượng với chính nó. Nghĩa là
mâu thuẫn còn là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo nên sự tự vận

động của một đối tượng.
Khi sự đối lập chưa vận động tới trình độ cực đoan cần phải được giải quyết
(mâu thuẫn chưa chín muồi), các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau
phản ánh sự đấu tranh chưa thắng thế giữa cái mới với cái cũ. Tuy thế, triết học duy
vật biện chứng nhấn mạnh, sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ là tương đối, thể
hiện sự ổn định tương đối, nhất thời của sự vật và hiện tượng. Sự đấu tranh của các
mặt đối lập mới là tuyệt đối, thể hiện tính vơ hạn của q trình vận động và phát
triển. Ph.Ăngghen viết: “Tính đồng nhất và tính khác biệt - tính tất yếu và tính ngẫu
nhiên - nguyên nhân và kết quả - đó là những đối lập chủ yếu, những đối lập, nếu
xét một cách riêng rẽ, thì sẽ chuyển hố lẫn nhau”. Khi nghiên cứu vấn đề này,
V.I.Lênin viết: “Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau) của các
mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thống qua, tương đối. Sự đấu tranh của các
mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là
tuyệt đối”. Điều này phản ánh một thực tế là, trong thế giới này, chẳng có sự ổn
định hay đứng im nào là vĩnh viễn tồn tại - “Vận động là một mâu thuẫn, là một sự
thống nhất của các mâu thuẫn”.
Trong lơgíc hình thức cũng có quy luật mâu thuẫn, gọi đầy đủ và chính xác
là “quy luật cấm mâu thuẫn”. Tuy nhiên, đây là quy luật địi hỏi các thao tác tư duy
khơng được phép mâu thuẫn với nhau khi đưa ra các phán đoán về cùng một đối
tượng. Mâu thuẫn ở đây chỉ là mâu thuẫn lơgíc nảy sinh khi tư duy mắc sai lầm.
Quy luật này dĩ nhiên cũng vô cùng quan trọng, nhưng chỉ tồn tại trong lơgíc học
hình thức với chức năng là giúp cho con người tư duy đúng.
Khác với lơgíc học hình thức, quy luật mâu thuẫn trong phép biện chứng có
đối tượng của nó là mâu thuẫn biện chứng. Ph.Ăngghen khẳng định, mâu thuẫn biện
chứng “tồn tại một cách khách quan ở trong bản thân các sự vật và các q trình và
có thể bộc lộ ra dưới một hình thức hữu hình”; “trong sinh vật học cũng như trong
4


lịch sử xã hội loài người, quy luật ấy đều được xác nhận”. Nghiên cứu vấn đề này,

V.I.Lênin nhận xét: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”.
Triết học duy vật biện chứng khẳng định, mâu thuẫn biện chứng tồn tại
khách quan, phổ biến. Nghĩa là, mâu thuẫn biện chứng cũng tồn tại trong tư duy.
Nhưng đó khơng phải là tư duy có mâu thuẫn hay sự ngụy biện, mà là kết quả của
sự phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực, kể cả hiện thực của bản thân tư duy (tự
nhận thức, phản tư). Và do vậy, mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là nguồn gốc
vận động của nhận thức, của tư duy trong quá trình tìm kiếm chân lý. Ph.Ăngghen
viết: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong tồn bộ giới tự nhiên, còn
biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi
phối, trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận động thông qua những mặt đối lập, tức
là những mặt, thông qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng và sự chuyển hóa
cuối cùng của chúng từ mặt đối lập này thành mặt đối lập kia, resp (tương tự) với
những hình thức cao hơn, đã quy định sự sống của giới tự nhiên”.
Trong đời sống xã hội, sự đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập là sự
thống nhất và đấu tranh của các lực lượng, các nhóm, các hệ thống xã hội theo các
mặt, các tính chất, các khuynh hướng xã hội đã quy định và tạo thành các thực thể
xã hội đó. Tồn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần xã hội đều bao hàm
những mặt đối lập, những mâu thuẫn như vậy. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác đã nhiều lần bàn đến mâu thuẫn xã hội, và thực ra toàn bộ cuộc đời và sự
nghiệp của các ông cũng là nhằm giải quyết các vấn đề về mâu thuẫn xã hội. C.Mác
và Ph.Ăngghen viết: “Theo quan điểm của chúng tôi - tất cả mọi xung đột trong lịch
sử đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa những lực lượng sản xuất và hình thức giao
tiếp” (“Hình thức giao tiếp” về sau được C.Mác gọi là “Quan hệ sản xuất”). Theo
Ph.Ăngghen, “mâu thuẫn giữa sản xuất xã hội và sự chiếm hữu tư bản chủ nghĩa
biểu hiện ra thành sự đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản”. Với
V.I.Lênin, “tính chất biện chứng của sự phát triển xã hội, diễn ra trong mâu thuẫn
và thông qua các mâu thuẫn”.
Cần lưu ý rằng, đối với mỗi con người, trạng thái đối lập, mâu thuẫn với
chính mình, với những người xung quanh và với xã hội... (loại trừ trường hợp mâu
5



thuẫn lơgíc) là trạng thái tự nhiên, vốn có, vận động theo các bước, các trình độ đối
lập khác nhau đi từ đồng nhất, khác biệt đến mâu thuẫn hoặc xung đột. Những mâu
thuẫn biện chứng ấy đóng vai trị là nguồn gốc và động lực để thúc đẩy phát triển
con người, hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Con người mẫu thuẫn với
chính mình, đó khơng phải là một căn bệnh - đối lập càng gay gắt, động lực phát
triển càng mạnh.
1.3. Về vai trò động lực của mâu thuẫn trong sự vận động và phát triển
Mặc dù các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khơng nói mâu thuẫn là
động lực của phát triển, nhưng từ tinh thần của lý thuyết C.Mác, cũng một phần là
từ tư tưởng coi mâu thuẫn là xung lực (Импульс) của Hêghen, mà các nhà triết học
mácxít hậu thế đều coi mâu thuẫn là động lực của sự vận động và phát triển của thế
giới nói chung, đặc biệt của sự vận động và phát triển xã hội. Nội dung này của lý
luận mâu thuẫn đã gây tranh cãi khơng có hồi kết suốt từ cuối những năm 70 thế kỷ
XX đến nay. Đều thừa nhận mâu thuẫn là động lực của phát triển, nhưng ở mỗi tác
giả, cách giải thích và chi tiết biện luận thì ln có sự khác nhau. Ngay trong các tài
liệu giáo khoa việc lý giải cũng không thống nhất.
Một số tác giả cho rằng, mâu thuẫn tự nó khơng phải động lực của sự phát
triển, việc con người can thiệp vào mâu thuẫn, tìm cách giải quyết nó mới là cái có
ý nghĩa thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển. Mâu thuẫn nói chung chỉ là nguồn gốc
của sự phát triển, vì nó giải thích ngun nhân tận gốc của sự vận động. Cịn động
lực của sự phát triển chỉ có thể là việc giải quyết mâu thuẫn.
Khi mâu thuẫn vận động đến một giai đoạn nhất định, xung lực của các mặt
đối lập đạt đến trình độ “chín muồi”, lúc đó mâu thuẫn mới có đủ điều kiện để được
giải quyết. Giải quyết mâu thuẫn, thậm chí giải quyết mâu thuẫn theo đúng tinh thần
của quy luật, nghĩa là được giải quyết kịp thời, triệt để, khơng khoan nhượng, mặt
tích cực, đại diện cho sự tiến bộ thắng thế... khi đó mâu thuẫn mới đóng vai trị là
nguồn gốc của sự phát triển. Không được giải quyết kịp thời, hay giải quyết mâu
thuẫn để cho mặt tiêu cực thắng thế, mâu thuẫn sẽ gây thêm những hậu quả và hệ

lụy cho sự vận động và phát triển của sự vật.

6


Một vài tác giả khác nữa coi mâu thuẫn có vai trò động lực của sự phát triển
chỉ ở một trong những mặt, những khâu, những giai đoạn, những yếu tố... đại diện
cho cái mới, cái tiến bộ của sự đấu tranh của các mặt đối lập. Chẳng hạn, động lực
của sự phát triển chỉ thuộc về một trong hai mặt đối lập, hoặc chỉ ở giai đoạn mâu
thuẫn chưa chín muồi, hoặc chỉ ở sự đấu tranh, chứ khơng phải ở sự thống nhất của
các mặt đối lập...
Mặc dù việc nhận thức các mâu thuẫn biện chứng đòi hỏi phải nhận thức
được quá trình và phương thức chúng vận động và được giải quyết như thế nào, tuy
nhiên, chúng tơi khơng muốn trình bày kỹ hơn những ý kiến vừa nêu, vì thật khó
biết đúng sai. Hơn thế nữa, theo chúng tôi, với một học thuyết triết học phổ quát
như học thuyết mâu thuẫn, đến Hêghen còn bị phê phán suốt gần 200 năm qua, thì
việc chia nhỏ các công đoạn, các nội dung, các yếu tố... của mâu thuẫn để xem xét
vai trò của chúng, chưa chắc đã phải là cách tư duy hợp lý.
Bởi vậy, có thể tạm chấp nhận ý kiến của số đông các nhà triết học hậu thế
rằng, mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển ở tất cả các khâu, các mặt,
các giai đoạn và các phương diện của nó - thống nhất, đấu tranh và giải quyết với
tính cách là những quá trình diễn ra từ khi mâu thuẫn được hình thành đến khi bị
thủ tiêu để cái mới xuất hiện. Nếu thừa nhận động lực là cái có ý nghĩa kích thích,
thúc đẩy, đóng vai trị là xung lực của sự vận động[18], thì khó có thể phủ nhận vai
trò của các nhân tố, các mặt trong giai đoạn mâu thuẫn chưa đạt tới trình độ chín
muồi. Hơn thế nữa, nếu coi động lực là cái ln có sự tham gia của yếu tố tinh thần,
ý chí thì động lực là cái chỉ có ở con người và ở một số lồi động vật ít nhiều có trí
khơn khi chủ thể có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn. Khơng thể nói đến ý chí giải
quyết mâu thuẫn của bản thân thế giới vật chất ngoài con người.
Thời gian trôi đi cho thấy, tham vọng thiết kế thật chi tiết các bước, các thao

tác của cơ chế giải quyết mâu thuẫn có thể khiến triết học duy vật biện chứng từ chỗ
là những chỉ dẫn thế giới quan và phương pháp luận lại trở thành một thứ tri thức
cứng nhắc, máy móc trong hoạt động thực tiễn.

7


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
2.1. Thực trạng Kinh tế và Mơi trường Việt Nam
2.1.1. Thực trạng phát triển Kinh tế Việt Nam
Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam thời
gian qua
- Về tốc độ tăng trưởng: Một trong những thành tựu kinh tế nổi bật của Việt
Nam kể từ khi thực hiện “Đổi mới” đến nay là tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
Quy mô nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì mức tăng cao, năm 2019 đạt 258,7 tỷ
USD. Bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 5,9%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 6%;
tính chung 10 năm (2011-2020) đạt 5,95%/năm, tỷ lệ này đưa Việt Nam vào nhóm
các quốc gia có tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đặc biệt, do ảnh hưởng
đại dịch Covid-19, các quốc gia trên thế giới đều sụt giảm nghiêm trọng tăng trưởng
GDP, thậm chí tăng trưởng âm ở những quốc gia Top đầu kinh tế, thì tăng trưởng
GDP năm 2020 của Việt Nam vẫn đạt 2,91% được xếp vào Top cao nhất thế giới.
Nếu Chính phủ kiểm sốt tốt được dịch bệnh Covid- 19, khả năng tăng trưởng GDP
trong năm 2021 và các năm tiếp theo sẽ phục hồi nhanh hơn.
- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Giai đoạn từ 2011- 2019, tỷ trọng ngành
Dịch vụ đã chiếm vị trí đứng đầu trong GDP, ngành cơng nghiệp đã khơng cịn có
tầm quan trọng như giai đoạn trước kia. Sự chuyển dịch này cho thấy, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng và hiệu quả hơn bởi chỉ có cơng
nghiệp và dịch vụ mới đem lại giá trị gia tăng lớn và hiệu quả cho nền kinh tế Việt
Nam phát triển bền vững. Thực tế, các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới

thường có ngành Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong GDP. Tuy nhiên, tốc độ chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam so với dịch chuyển cơ cấu kinh tế của các
nước phát triển vẫn còn khoảng cách lớn. Đối với các nước đang phát triển trong
khu vực, tỷ trọng ngành Dịch vụ trong GDP của Việt Nam là tương đương; tuy
nhiên, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP vẫn cao hơn khoảng trên dưới 10%.
Kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động tỷ lệ thuận với chuyển dịch cơ cấu sản
lượng trong GDP. Đó là lực lượng lao động trong nền kinh tế Việt Nam đang
chuyển dần từ nông nghiệp sang khu vực cơng nghiệp và dịch vụ. Tiến trình chuyển
8


đổi cơ cấu lao động trên đây là một bước tiến bộ trong phân bổ nguồn lực lao động
xã hội theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ
của các ngành công nghiệp, xây dựng, mở rộng và phát triển dịch vụ, đa dạng hố
ngành nghề trong nơng lâm, thuỷ sản đã tạo thêm nhiều vị trí việc làm mới và tăng
thêm thu nhập cho người lao động.
- Về thu nhập của người dân và xóa đói giảm nghèo: Cùng với tăng trưởng
GDP, tốc độ tăng GDP bình qn đầu người cũng có xu hướng tăng. Nếu như giai
đoạn 2010-2014, GDP bình quân đầu người chỉ tăng trung bình 4,93%/năm, thì
trong 3 năm (2016-2019), GDP bình quân đầu người đã tăng trung bình 5,6%, cao
hơn mức tăng 4-4,5% đặt ra cho cả thời kỳ 2016- 2030. Nhờ đó, thu nhập bình qn
đầu người năm 2019 đạt 2717 USD, tăng 619 USD so với năm Về xóa đói, giảm
nghèo, năm 2006, Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành Mục tiêu phát triển thiên niên
kỷ về xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói, về đích trước 10 năm so
với thời hạn (năm 2015)...
- Về tạo việc làm: Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức có xu hướng
giảm dần trong những năm gần đây, từ mức gần 59% năm 2014 xuống còn khoảng
55% lực lượng lao động vào năm 2019. Đặc điểm của lực lượng lao động phi chính
thức thường là khơng có hợp đồng, khơng được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, hay hưởng lương cố định và do vậy pháp luật hiện hành vẫn chưa quy định cụ

thể, điều chỉnh nhóm này. Nhìn chung, ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng gần
1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng
trong việc thu hút đầu tư nước ngồi, góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Lực lượng
lao động ở nước ta chủ yếu tập trung ở khu vực nơng thơn, chiếm khoảng gần 70%.
Con số này có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức cao. Cả nước hiện có
khoảng 17 triệu thanh niên nơng thơn có độ tuổi từ 15-30, chiếm 70% số thanh niên
và 60% lao động nông thôn. Tuy nhiên, với 80% trong số này chưa qua đào tạo
chuyên môn, đang trở thành trở ngại lớn cho lao động nông thôn trong tìm kiếm
việc làm...
- Về năng suất lao động: Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn
nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2017 ước đạt 93,2 triệu đồng/lao động (tương
9


đương 4.166 USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động
toàn nền kinh tế năm 2017 tăng 6% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 20112017 tăng 4,7%/năm. Năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua có sự cải
thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, là quốc gia có tốc độ tăng năng
suất lao động cao trong khu vực ASEAN. Tính chung giai đoạn 2007-2017, năng
suất lao động theo sức mua tương đương năm 2011 của Việt Nam tăng trung bình
4,2%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân của Singapore (1,5%/năm); Malaysia
(1,9%/năm); Thái Lan (2,5%/năm)... Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt Nam
hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Đáng chú ý là khoảng cách
chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước vẫn gia tăng. Điều
này cho thấy, khoảng cách và thách thức nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong
việc bắt kịp mức năng suất lao động của các nước.
Một số hạn chế và nguyên nhân cản trở phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam
Bên cạnh những kết quả khích lệ trong phát triển kinh tế bền vững, kinh tế
Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế, yếu kém như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa
đạt mục tiêu đề ra; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng cịn
chậm; khoa học, cơng nghệ và đổi mới sáng tạo trong một số lĩnh vực còn chưa

được phát huy, trình độ khoa học, cơng nghệ quốc gia nhìn chung cịn khoảng cách
so với nhóm đầu khu vực; việc thực hiện các đột phá chiến lược về thể chế, nguồn
nhân lực và hạ tầng còn chậm; khoảng cách phát triển chênh lệch thu nhập giữa các
vùng có xu hướng gia tăng, chậm thu hẹp.
Bên cạnh đó, một số rào cản phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam thể hiện
ở một số khía cạnh như sau:
Thứ nhất, q trình chuyển đổi mơ hình tăng trưởng chưa đạt được tiến bộ
mạnh mẽ trong lĩnh vực hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Môi trường kinh
doanh được cải thiện chủ yếu về điều kiện gia nhập thị trường. Hệ sinh thái hỗ trợ,
nuôi dưỡng doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, chưa có
nhiều tiến bộ. Những bất cập thể chế về đất đai, quyền tài sản bao gồm giao dịch
đảm bảo, xử lý tài sản thế chấp, thủ tục phá sản... vẫn chậm được giải quyết, trở
thành trở ngại lớn cản trở lực lượng sản xuất phát triển.
10


Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm. Sự dịch
chuyển cơ cấu tăng trưởng theo ngành, từ khai thác tài nguyên chuyển sang phát
triển công nghiệp chế tạo, dịch vụ mặc dù đã diễn ra, song vẫn chưa đậm nét và
chưa đạt được nhiều thành tựu. Chuyển dịch cơ cấu lao động cũng tương tự khi tỷ lệ
lao động chất lượng cao còn chiếm tỷ lệ thấp. Công nghiệp và xây dựng là động lực
chính của tăng trưởng trong thời gian qua.
Thứ ba, các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được vai trị đầu tàu tăng
trưởng trong khu vực; thậm chí đang bị suy giảm dần. Vùng kinh tế trọng điểm
Đồng bằng sơng Cửu Long khó khăn trong thu hút đầu tư nước ngồi, nên tăng
trưởng đang có xu hướng chậm lại. Vai trò động lực tăng trưởng của vùng kinh tế
trọng điểm Nam bộ đang giảm khá nhanh. Trong đó, nguyên nhân cơ bản là sức hấp
dẫn thu hút đầu tư thâm dụng lao động đang giảm mạnh, dư địa tăng trưởng theo
chiều rộng thu hẹp dần, nhưng chưa có nhân tố tăng trưởng mới để bù đắp.
Thứ tư, về cơ cấu thành phần kinh tế, sự dịch chuyển theo hướng kém lành

mạnh, kém cân bằng và dễ bị tổn thương hơn. Khu vực kinh tế tư nhân chính thức
trong nước còn quá nhỏ; tăng trưởng với tốc độ chưa đủ lớn để nhanh chóng khẳng
định vai trị của mình; khu vực kinh tế hộ kinh doanh cá thể, phi chính thức còn lớn.
Khu vực kinh tế nhà nước nắm giữ các nguồn lực quốc gia, giữ vai trò chủ đạo
nhưng đóng góp cho tăng trưởng chưa tương xứng. Khu vực FDI tiếp tục mở rộng
với tốc độ nhanh, nhưng nếu có những cú sốc đối với khu vực FDI, chắc chắn nền
kinh tế Việt Nam sẽ dễ bị tổn thương...
2.1.2. Thực trạng mơi trường Việt Nam
Mơi trường khơng khí

Năm 2016 theo bản đồ của Đại học Yale được tạp chí Forbes Việt Nam dẫn
lại thể hiện màu đỏ và đỏ sẫm chủ đạo tại khu vực miền Bắc, Việt Nam - cho thấy
nơi này là khu vực bị ô nhiễm khơng khí nặng nhất cả nước, trong đó, nặng hơn cả
là Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.

11


Với những số liệu thu thập được, Đại học Yale xếp hạng chất lượng khơng
khí của Việt Nam là 54,76/100 điểm, đứng thứ 170/180 nước nghiên cứu. Chỉ số
PM 2.5 (Particulate Matter - nghĩa là chất dạng hạt) của Việt Nam hiện tại là 43,95,
xếp thứ 170/180 nước. Theo Cơ quan Bảo vệ Mơi trường Mỹ, những khu vực có chỉ
số PM 2.5 tiêu cực, người dân rất hay mắc các bệnh về phổi và đường hô hấp, đặc
biệt là với người già cũng như trẻ nhỏ.
Mơi trường đất
Ðất chính là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Chúng ta có thể
hiểu đất với 2 nghĩa khác nhau: Một là đất đai dùng để ở hay xây dựng các cơ sở hạ
tầng phục vụ con người, hai là thổ nhưỡng dùng để làm mặt bằng sản xuất nông lâm
nghiệp.
Tài nguyên đất của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng hiện đang bị

suy thối rất nghiêm trọng do nhiều lý do như: Xói mịn, rửa trơi, nhiễm mặn, ô
nhiễm đất, bạc mầu, nhiễm phèn và do biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm
năng nơng nghiệp đã bị sa mạc hố.
Ðất là hệ sinh thái hồn chỉnh nên thường bị ơ nhiễm bởi các hoạt động của
con người. Khi cuộc sống ngày càng phát triển và được nâng cao hơn thì dường như
tài nguyên đất ngày càng bị suy thoái và trở nên cằn cỗi.
Đất bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải nông
nghiệp, ô nhiễm nguồn nước và khơng khí tại các khu dân cư tập trung.
Mơi trường nước
Nước là tài nguyên quý giá của con người nhưng không phải vô tận. Nguồn
nước sinh hoạt, nước tự nhiên ở Việt nam hiện nay ngày càng bị ô nhiễm trầm
trọng. Đặc biệt, môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày
càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành
phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước
do khơng có cơng trình và thiết bị xử lý chất thải. Với tốc độ cơng nghiệp hóa, đơ
thị hố khá nhanh cùng sự gia tăng dân số là nguyên nhân chính gây áp lực ngày
càng nặng nề đối với tài nguyên nước.
12


2.1.3. Ảnh hưởng của phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường tự nhiên
Môi trường dân số
Theo thống kê dân số thế giới tính đến ngày 16/01/2017, dân số Việt Nam
có 94.070.597 người đứng thứ 13 thế giới và thứ 3 Đơng Nam Á. Q trình gia tăng
dân số nhanh chóng kéo theo những nhu cầu ngày càng tăng về sinh hoạt, giáo dục,
đào tạo, chăm sóc y tế, giao thông vận tải, nhà ở, việc làm,…làm gia tăng sức ép đối
với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Phát triển công nghiệp
Hiện nay, tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,9% GDP cả
nước, đứng thứ hai trong cơ cấu kinh tế hiện nay. Trong đó, ngành cơng nghiệp chế

biến đóng vai trị quan trọng. Tỷ lệ công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh còn khoảng cách khá xa so với các quốc gia khác trong khu vực, do
vậy, để sản xuất các mặt hàng cần tiêu thụ nhiều hơn nguyên liệu và năng lượng,
thải ra nhiều hơn chất thải, lại không được xử lý hoặc xử lý không đảm bảo, gây ô
nhiễm môi trường.
Phát triển năng lượng
Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ năng lượng tương đối lớn so với
khu vực và thế giới. Các nguồn năng lượng ở nước ta khá đa dạng: Nhiên liệu hóa
thạch, thủy điện, sinh khối năng lượng gió, năng lượng mặt trời…tuy nhiên, nguồn
năng lượng chủ yếu vẫn sử dụng các nhiên liệu hóa hóa thạch: than đá, dầu thơ, khí
đốt…và thủy điện. Q trình cơng nghiệp hóa nhanh chóng khiến nguồn cung năng
lượng đã không bắt kịp cầu. Từ một nước xuất khẩu năng lượng (xuất khẩu than và
dầu thô), sắp tới, Việt Nam phải nhập khẩu năng lượng (nhập khẩu sản phẩm dầu
qua chế biến và điện năng).
Phát triển xây dựng
Do tốc độ phát triển dân số, kinh tế và q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh
chóng nên hoạt động xây dựng công nghiệp, xây dựng nhà dân dụng, xây dựng hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị và nông thôn diễn ra mạnh mẽ ở các vùng
miền.

13


Trong quá trình xây dựng diễn ra các khoạt động như đào lấp đất, đập phá
cơng trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển, thường gây ô
nhiễm bụi khá nghiêm trọng đối với môi trường xung quanh. Các cơng trình xây
dựng được thải ra với số lượng lớn, trên diện tích rộng, có mức độ ảnh hưởng lớn,
nếu không được xử lý, về lâu dài tính chất thổ nhưỡng tại khu vực đó sẽ bị thay đổi,
ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của thực vật, đồng thời gây ảnh hưởng xấu tới cảnh
quan.

Phát triển giao thông
Trong thời gian vừa qua, hệ thống giao thông phát triển nhanh chóng đặc
biệt là giao thơng đường bộ. Một số cơng trình giao thơng lớn quan trọng đã hoàn
thành như Cầu Nhật Tân, Nhà ga T2 – sân bay quốc tế Nội Bài, đường nối cầu Nhật
Tân với sân bay Nội Bài, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đường cao tốc Cầu Giẽ
- Ninh Bình, đường cao tốc HCM – Long Thành – Dầu Giây và rất nhiều cơng trình
khác.
Mặc dù kết cấu hạ tầng giao thông cả nước từng bước được cải thiện nhưng
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển KT-XH; chi phí vận tải cao; tính kết nối
các vùng miền cịn hạn chế, chủ yếu vận tải bằng đường bộ; giao thông đơ thị chưa
phát triển. Bên cạnh đó, chất lượng hạ tầng cịn thấp, phương tiện giao thơng đơ thị
dày đặc gây ùn tắc, đặc biệt vào các giờ cao điểm làm gia tăng ơ nhiễm khơng khí
tại các khu đơ thị.
Phát triển dịch vụ, y tế
Ngành dịch vụ trong thời gian vừa qua đã đóng góp phần khơng nhỏ vào
GDP của nước ta (đạt khoảng 44% trong năm 2015). Một số ngành dịch vụ được
tập trung phát triển như công nghệ thông tin, truyền thông, giao nhận – vận tải, tài
chính, ngân hàng, du lịch, thương mại điện tử,…Tuy nhiên, các ngành dịch vụ có
hàm lượng tri thức cao như tài chính – tín dụng, khoa học và cơng nghệ, giáo dục và
đào tạo, y tế còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP của toàn nền kinh tế.
Trong thời gian vừa qua ngành du lịch đã phát triển nhanh chóng thể hiện là
việc gia tăng lượng khách du lịch nên hoạt động xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng
du lịch cũng diễn ra nhanh chóng. Đồng thời cũng gia tăng nhu cầu sử dụng các tài
14


nguyên thiên nhiên như: Nguồn nước, cảnh quan tự nhiên, bãi biển, hồ nước,… đã
gây tác động không nhỏ đến môi trường như: rác thác, nước thải, chất thải độc hại
và vấn đề vệ sinh môi trường từ hoạt động du lịch,..
Ngoài sự tác động của ngành du lịch đến mơi trường thì y tế cũng đang ảnh

hưởng khơng nhỏ tới mơi trường. Hiện nay, cả nước có hơn 13.500 cơ sở y tế công
và tư, hàng ngày thải ra 47 tấn chất thải y tế nguy hại, tổng lượng nước thải y tế
phát sinh cần xử lý lên tới 125.000m3/ngày. Bên cạnh đó, việc thu gom, xử lý chất
thải; việc kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường ở nhiều bệnh viện chưa
được chú trọng đúng mức dẫn tới cơng tác quản lý rác thải cịn lỏng lẻo. Đặc biệt là
các bệnh viện cũ, cơ sở y tế tư nhân, cơ sở y tế vùng sâu, vùng xa. Điều này đã tác
động không nhỏ tới môi trường.

15


2.2. Đánh giá chung
Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi
mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng
đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc
gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt
trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm
mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại
bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%.
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề
bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tăng trưởng
GDP ước đạt 2,9% năm 2020. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới
tăng trưởng kinh tế dương, nhưng đại dịch đã để lại những tác động dài hạn đối với
các hộ gia đình - thu nhập của khoảng 45% hộ gia đình được khảo sát giảm trong
tháng 1 năm 2021 so với tháng 1 năm 2020. Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng
6,6% năm 2021 nếu Việt Nam kiểm soát tốt sự lây lan của vi-rút đồng thời các
ngành sản xuất hướng xuất khẩu hoạt động tốt và nhu cầu nội địa phục hồi mạnh
mẽ.
Việt Nam đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội. Dân
số Việt Nam đã lên đến 96,5 triệu vào năm 2019 (từ khoảng 60 triệu năm 1986) và

dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050. Theo kết quả Tổng điều tra dân số
Việt Nam năm 2019, 55,5% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần
76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực. Nhưng dân
số đang bị già hóa nhanh. Tầng lớp trung lưu đang hình thành – hiện chiếm 13%
dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026.
Chỉ số Vốn nhân lực của Việt Nam là 0.69. Điều đó có nghĩa là một em bé
Việt Nam được sinh ra ở thời điểm hiện nay khi lớn lên sẽ đạt mức năng suất bằng
69% so với cũng đứa trẻ đó được học tập và chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Đây là mức
cao hơn mức trung bình của khu vực Đơng Á - Thái Bình Dương và các nước có
thu nhập trung bình thấp hơn. Mặc dù chỉ số Vốn nhân lực của Việt Nam tăng từ

16


0,66 lên 0,69 từ năm 2010 đến 2020 Việt Nam, còn tồn tại sự chênh lệch trong nội
bội quốc gia, đặc biệt là đối với nhóm các dân tộc thiểu số.
Y tế cũng đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Từ năm
1993 đến 2017, tỷ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 xuống cịn 16,7 (trên
1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 lên 76,3 tuổi trong thời gian từ năm
1990 đến 2016. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73 - cao hơn mức
trung bình của khu vực và thế giới – với 87% dân số có bảo hiểm y tế. Tuy nhiên tỉ
lệ chênh lệch giới tính khi sinh vẫn ở mức cao và ngày mợt tăng (115 trong năm
2018) cho thấy tình trạng phân biệt giới tính vẫn cịn tồn tại. Bên cạnh đó, Việt Nam
là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất, dự báo đến năm
2050 nhóm tuổi trên 65 sẽ tăng gấp 2,5 lần.
Trong vòng 35 năm qua, việc cung cấp các dịch vụ cơ bản có nhiều thay đổi
tích cực. Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Tính
đến năm 2016, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% năm 1993. Tỉ
lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 70%
năm 2016, trong khi tỉ lệ ở thành thị là trên 95%. Tuy nhiên, trong những năm gần

đây, đầu tư cơ sở vật chất tính theo phần trăm GDP của Việt Nam nằm trong nhóm
thấp nhất trong khu vực ASEAN. Điều này tạo ra những thách thức đối với sự phát
triển liên tục của các dịch vụ cơ sở hạ tầng hiện đại cần thiết cho giai đoạn tăng
trưởng tiếp theo (Việt Nam xếp thứ 89 trong số 137 quốc gia về chất lượng cơ sở hạ
tầng).
Tăng trưởng và cơng nghiệp hóa nhanh của Việt Nam đã để lại nhiều tác
động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tổng mức tiêu thụ điện
tăng gấp ba lần trong vòng mười năm qua, nhanh hơn mức tăng sản lượng điện. Với
sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nhiên liệu hóa thạch, ngành năng lượng phát thải
gần hai phần ba tổng phát thải khí nhà kính của cả nước. Nhu cầu cấp thiết là phải
đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam
đã nổi lên là quốc gia phát thải khí nhà kính bình qn đầu người tăng trưởng nhanh
nhất trên thế giới – với mức tăng khoảng 5% mỗi năm. Nhu cầu sử dụng nước ngày
một tăng cao, trong khi năng suất nước vẫn còn ở mức thấp, chỉ đạt 12% so với
17


chuẩn thể giới. Tình trạng khai thác thiếu bền vững tài nguyên thiên nhiên như cát,
thủy sản và gỗ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng dài hạn. Bên
cạnh đó, đại đa số người dân và nền kinh tế Việt Nam đều dễ bị tổn thương trước
tác đợng của biến đổi khí hậu.
Đơ thị hóa, tăng trưởng kinh tế và dân số tăng nhanh đang đặt ra những thách
thức ngày càng lớn về quản lý chất thải và xử lý ô nhiễm. Lượng rác thải của Việt
Nam dự báo tăng gấp đơi trong vịng chưa đầy 15 năm tới. Bên cạnh đó là vấn đề
rác thải nhựa đại dương. Theo ước tính, 90% rác thải nhựa đại dương tồn cầu được
thải ra từ 10 con sơng, trong đó có sơng Mê Kơng. Việt Nam cũng là một trong
mười quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ơ nhiễm khơng khí. Ơ
nhiễm nguồn nước đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với năng suất của
các ngành quan trọng và với sức khỏe của người dân.
2.3. Một số biện pháp vận dụng quy luật mâu thuẫn để tăng trường kinh tế đi

liền với bảo vệ môi trường
Để giảm thiểu sự tác động của phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường cần
có sự kết hợp từ nhiều phía: Nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng và các tổ
chức khác.
2.3.1. Đối với Nhà nước:
Cần có sự quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội cân đối với vấn
đề bảo vệ mơi trường. Cụ thể:
+ Phải kiểm sốt sự gia tăng dân số, có chính sách di dân phù hợp để giảm
tải cho các thành phố lớn.
+ Phải quy hoạch các khu công nghiệp tránh xa các khu vực có danh lam
thắng cảnh đẹp và xa các khu di tích. Kiểm sốt chặt chẽ các chất phát thải tại các
khu cơng nghiệp. Bên cạnh đó, hỗ trợ các làng nghề trong việc đầu tư công nghệ
sản xuất và xử lý chất thải.
+ Kiểm soát, giám sát chặt chẽ các cơng trình xây dựng về vấn đề bảo vệ
mơi trường. Đặc biệt trong quá trình vận chuyển vật liệu, đào xới, những dự án kéo
dài, hoang hóa,..
18


+ Quan tâm tới xây dựng cơ sở hạ tầng giao thơng đường bộ, kiểm sốt các
phương tiện giao thơng, xử lý mạnh thậm chí thu hồi các phương tiện khơng đủ tiêu
chuẩn lưu hành. Khuyến khích việc sử dụng các phương tiện bảo vệ môi trường.
+ Tăng cường sự kiểm sốt mơi trường đối với các cơ sở y tế không đảm
bảo. Xây dựng, đầu tư hệ thống xử lý nước thải, chất thải y tế tại các bệnh viện đã
cũ kĩ. Đầu tư xây dựng các bệnh viện lớn ngoài các trung tâm thành phố, để giảm
tải sự tập trung quá đông đúc ở đô thị.
+ Hướng dẫn, hỗ trợ nông dân cả về kiến thức, công nghệ trong trồng trọt,
chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Kiểm sốt chặt chẽ các hóa chất trong nơng
nghiệp đã bị cấm sử dụng. Phải có biện pháp xử lý đối với các rác thải nơng nghiệp
mang tính bền vững.

2.3.2. Đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng
- Doanh nghiệp: Cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động
như đầu tư trang thiết bị sản xuất hiện đại tiêu tốn ít năng lượng và giảm thiểu sự xả
thải ra môi trường. Đối với một số ngành công nghiệp gây ô nhiễm phải đầu tư hệ
thống xử lý chất thải trước khi xả thải ra môi trường. Tn thủ, quy định của luật
bảo vệ mơi trường. Có hướng dẫn cụ thể đối với người tiêu dùng trong quá trình sử
dụng sản phẩm về vấn đề bảo vệ môi trường.

- Người tiêu dùng: Tiêu dùng những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng và
quá trình sản xuất sản phẩm ít gây ơ nhiễm mơi trường. Có ý thức bảo vệ mơi
trường trong q trình tiêu dùng sản phẩm như: Phân loại rác, để rác đúng nơi quy
định, bảo vệ các tài nguyên, các khu di tích, các danh nam thắng cảnh đẹp,…

19



×