Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Quy luật từ những sự chuyển hóa về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa của việc nắm quy luật này trong hoạt động thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.78 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ LƯỢNG VÀ CHẤT, SỰ THAY ĐỔI VỀ
LƯỢNG DẪN ĐẾN THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI..............2
1.1.

Lý luận về lượng và chất..............................................................2

1.1.1.

Lý luận về chất.........................................................................2

1.1.2.

Lý luận về lượng......................................................................3

1.2.

Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất..............................4

1.2.1.

Mối quan hệ giữa lượng và chất...............................................4

1.2.2.

Quy luật sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và

ngược lại................................................................................................4
1.2.3.



Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa về sự thay

đổi của lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.......................5
CHƯƠNG II: Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT NHỮNG SỰ THAY ĐỔI
VỀ LƯỢNG ĐẪN ĐẾN THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI ĐỐI
VỚI BẢN THÂN.........................................................................................6
2.1. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong q trình tích
lũy kiến thức.............................................................................................6
2.2. Vận dụng quy luật để đưa ra giải pháp..........................................7
2.2.1. Có định hướng cụ thể..................................................................7
2.2.2. Có động cơ rõ ràng......................................................................8
2.2.3. Có phương pháp học tập, làm việc hiệu quả...............................8
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................11



PHẦN I: MỞ ĐẦU
Bước sang thế kỷ XXI, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và
công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại phát
minh ngày càng nhiều, kiến thức của các lĩnh vực có liên quan mật thiết với
nhau. Đồng thời do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con
người phải giải quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống. Do đó, để đáp
ứng được nhu cầu của xã hội mỗi cá thể cần phải ngày ngày lĩnh hội những
kiến thức mới của nhân loại vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt nhiều lĩnh
vực nhằm tăng tính cạnh tranh của bản thân.
Quy luật “Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược
lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương
thức của sự vận động, phát triển. Là sinh viên, em nhận thức rất rõ tầm quan

trọng của việc tích lũy kinh nhiệm, kiến thức hiểu biết của bản thân nhằm
tăng giá trị của bản thân mình. Vì trong mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội hay
tư duy tất yếu phải có sự thay đổi về lượng mới có thể dẫn đến sự thay đổi về
chất. Cũng giống chú chim sẻ tích cực kiếm sợi rơm xây tổ, chúng em muốn
cho lựa chọn đề tài “ Quy luật từ những sự chuyển hóa về lượng dẫn đến
sự thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa của việc nắm quy luật này trong
hoạt động thực tiễn xây dựng sự nghiệp của anh(chị)” làm đề tài nghiên
cứu để có cái nhìn sâu và rộng đồng thời tích lũy được nhiều kiến thức hơn.
Với thay đổi về lượng kiến thức được lĩnh hội thơng qua đề tài này, tất yếu
góp phần làm thay đổi về chất trong mỗi chúng em.


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ LƯỢNG VÀ CHẤT, SỰ THAY ĐỔI
VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI
1.1.

Lý luận về lượng và chất

1.1.1. Lý luận về chất
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có
của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật nó
chứ khơng phải là cái khác.
Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên
chính chúng. Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác, nhờ đó
mà con người mới có thể phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện
tượng khác. Con người khác với động vật chính là nhờ những tính quy định
vốn có của con người: có khả năng chế tạo và sử dụng cơng cụ lao động, có
khả năng tư duy.
Thuộc tính là biểu hiện một khía cạnh nào đó về chất của một sự

vậttrong mối quan hệ qua lại với sự vật khác, là những tính chất, những trạng
thái, những yếu tố cấu thành nên sự vật,... Đó là những cái vốn có của sự vật
từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát
triển của nó. Tuy nhiên những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ
được bộc lộ ra qua sự tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác.
Đặc trưng khách quan nói trên quy định phương thức nhận thức của
con người đối với vật chất của sự vật. Để nhận thức được những thuộc tính,
chúng ta cần nhận thức nó trong mối quan hệ giữa các sự vật. Trong mối quan
hệ cụ thể thường bộc lộ ra một thuộc tính (một khía cạnh về chất) của sự vật.
Do vậy, để nhận thức được chất với tư cách là sự tổng hợp của tất cả các
thuộc tính vốn có của sự vật đó, chúng ta phải nhận thức sự vật trong tổng hoà
các mối quan hệ có thể có giữa sự vật đó với các sự vật khác.


Mỗi sự vật có vơ vàn thuộc tính, mỗi thuộc tính của sự vật lại có một
tổng hợp những đặc trưng về chất của mình, nên khiến cho mỗi thuộc tính lại
trở thành một chất. Điều đó cũng có nghĩa, mỗi sự vật có vơ vàn chất.
Chất của sự vật khơng chỉ thay đổi khi có sự thay đổi những yếu tố cấu
thành mà nó cịn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu
tố đó. Do vậy, để làm biến đổi chất của sự vật, chúng ta có thể cải tạo các yếu
tố cấu thành, hoặc biến đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố đó.
1.1.2. Lý luận về lượng
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật
về mặt số lượng, quy mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển
cũng như các thuộc tính của sự vật. Lượng là cái khách quan, vốn có của sự
vật, quy định sự vật ấy là nó. Lượng của sự vật khơng phụ thuộc vào ý chí, ý
thức của con người.
Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay
ít, quy mơ lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm,…
Trong thực tế lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo

lượng cụ thể như vận tốc của âm thanh là 343.2 m/s (1236 km/h), một phân tử
muối bao gồm một nguyên tử Natri liên kết với một nguyên tử Clo,… bên
cạnh đó có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát
như trình độ nhận thức tri của một người, ý thức trách nhiệm cao hay thấp của
một cơng dân,... trong những trường hợp đó chúng ta chỉ có thể nhận thức
được lượng của sự vật bằng con đường trừu tượng và khái qt hố.
Có những lượng biểu thị yếu tố kết cấu bên trong của sự vật (số lượng
nguyên tử hợp thành nguyên tố hoá học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời
sống xã hội) có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật
(chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật).


1.2.

Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất

1.2.1. Mối quan hệ giữa lượng và chất
Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và
mặt lượng. Chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, quy định về lượng
không bao giờ tồn tại nếu khơng có tính quy định về chất và ngược lại. Sự
thay đổi về lượng và về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và phát
triển của sự vật. Nhưng sự thay đổi đó có quan hệ chặt chẽ với nhau chứ
không tách rời nhau. Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng sự thay
đổi về chất của sự vật và ngược lại, sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng
với thay đổi về lượng của nó. Sự thay đổi về lượng có thể làm thay đổi ngay
lập tức về chất của sự vật.
Mặt khác, có thể trong một giới hạn nhất định khi lượng của sự vật thay
đổi, nhưng chất của sự vật chưa thay đổi cơ bản. Chẳng hạn khi ta nung một
thỏi thép đặc biệt ở trong lò, nhiệt độ của lị nung có thể lên tới hàng trăm độ,
thậm chí có thể lên tới hàng ngàn độ, song thỏi thép vẫn ở trạng thái rắn chứ

chưa chuyển sang trạng thái lỏng. Khi lượng của sự vật được tích luỹ vượt
quá giới hạn nhất định gọi là độ, thì chất cũ sẽ mất đi, chất mới sẽ thay thế
chất cũ. Chất mới ấy tương ứng với lượng mới tích luỹ được.
1.2.2. Quy luật sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại
Từ những sự phân tích ở trên có thể rút ra nội dung của quy luật chuyển
hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược
lại như sau: Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội
cũng như sự phát triển nhận thức trong tư duy con người đều đi từ sự thay đổi
dần về lượng khi vượt qua giới hạn về độ tới điểm nút thì gây ra sự thay đổi
cơ bản về chất, làm cho sự vật, hiện tượng phát triển cao hơn hoặc thay thế
bằng sự vật , hiện tượng khác. Sở dĩ như vậy là vì chất và lượng là hai mặt
thống nhất hữu cơ nhưng cũng mang trong mình tính mâu thuẫn vốn có trong
sự vật. Lượng thì thường xun biến đổi cịn chất có xu thế ổn định. Do đó,


lượng phát triển tới một mức nào đó thì mâu thuẫn với chất cũ, yêu cầu tất
yếu là phải thay đổi chất cũ, mở ra một độ mới cho sự phát triển của lượng.
Sự chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về
chất, diễn ra một cách phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. 
Quy luật này còn diễn ra theo chiều ngược lại, tức là không chỉ thay đổi về
lượng dẫn đến thay đổi về chất mà sau khi chất mới ra đời, do sự biến đổi về
lượng trước đó gây nên thì nó lại quay trở lại, tác động đến sự biến đổi của
lượng mới. Ảnh hưởng của chất mới đến lượng thể hiện ở quy mô, mức độ,
nhịp điệu phát triển mới. Nội dung của quy luật được phát biểu như sau: Mọi
sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng
trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chât của sự vật
thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng
mới. Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật khơng ngừng phát
triển, biến đổi. 
1.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa về sự thay đổi

của lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
Bởi bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có hai phương diện chất và lượng
tồn tại trong tính quy định, tác động biện chứng và chuyển hóa lẫn nhau. Do
đó trong nhận thức và thực tiễn chúng ta cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu
trên, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật, hiện tượng. Do những sự thay
đổi về lượng của sự vật hiện tượng có khả năng tất yếu chuyển hóa thành
những thay đổi về chất và ngược lại, cho nên trong hoạt động nhận thức và
thực tiễn, tùy theo mục đích hồn cảnh cụ thể, cần từng bước tích lũy về
lượng để có thể làm thay đổi về chất. Bên cạnh đó có thể phát huy tác động
của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng. Vì sự
thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của sự vật hiện
tượng với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút, vì lẽ đó
trong cơng tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nơn nóng, đồng thời


phải khắc phục tư tưởng bảo thủ trong công tác thực tiễn. Vì bước nhảy của
sự vật hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú, do vậy, trong nhận thức và
thực tiên cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho
phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh, từng lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt hơn,
trong đời sống xã hội, cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể
để thúc đẩy q trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu quả
nhất.
CHƯƠNG II: Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT NHỮNG SỰ THAY
ĐỔI VỀ LƯỢNG ĐẪN ĐẾN THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC
LẠI ĐỐI VỚI BẢN THÂN
2.1. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong q trình tích lũy
kiến thức
Ngồi trên ghế nhà trường, việc học luôn là nhiệm vụ được đặt lên
hàng đầu. Quá trình học tập của mỗi sinh viên là một q trình dài, khó khăn
và cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân. Quy

luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở
chỗ: mỗi sinh viên tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các
thầy cơ giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… thành
quả của q trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra, những
bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp. Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết,
sinh viên sẽ được chuyển sang một trình độ học vấn mới cao hơn. Như vậy,
q trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra, các kì thi là điểm
nút và việc sinh viên đạt được một trình độ học vấn cao hơn là bước nhảy.
Trong quãng thời gian đại học, sinh viên phải thực hiện nhiều bước nhảy khác
nhau. Với bước nhảy từ trình độ sinh viên năm nhất sang năm hai, thì việc
hồn thành tồn bộ tín chỉ năm nhất là là điểm nút, đồng thời nó cũng là điểm
khởi đầu mới trong việc tích lũy lượng mới (tri thức mới) để thực hiện những
bước nhảy tiếp theo. Sau khi thực hiện dược bước nhảy trên, chất mới trong


mỗi người được hình thành và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện
trong lối suy nghĩ cũng như cách hành động của mỗi sinh viên, đó là sự chín
chắn, trưởng thành hơn. Và tại đây, một q trình tích lũy về lượng (tích lũy
kiến thức) mới lại bắt đầu, quá trình này khác hẳn so với q trình tích lũy
lượng ở bậc chất trước. Qng thời gian đại học không chỉ đơn thuần là việc
lên giảng đường để tiếp thu bài giảng của thầy cô mả phần lớn là sự tự nghiên
cứu, tìm tịi, tích lũy kiến thức, bên cạnh những kiến thức trong sách vở là
những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc từ các hoạt động
trong những câu lạc bộ. Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ, các sinh
viên sẽ thực hiện một bước nhảy mới, bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc
đời, đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng đại học và tìm
được một cơng việc. Cứ như vậy, q trình nhận thức (tích lũy về lượng) liên
tục diễn ra, tạo nên sự vận động khơng ngừng trong q trình tồn tại và phát
triển của mỗi con người, giúp con người ngày càng đạt đến trình độ cao hơn,
tạo động lực cho xã hội phát triển.

2.2. Vận dụng quy luật để đưa ra giải pháp
2.2.1. Có định hướng cụ thể
Trước những yêu cầu to lớn đang đặt ra trong giai đoạn cách mạng hiện
nay, mỗi sinh viên cần có những suy nghĩ đầy đủ về chính trị và trách nhiệm
của mình. Mỗi sinh viên cần phải có đóng góp vào sự nghiệp cách mạng
những gì có thể làm được ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Ở đây cần
phải hiểu rằng quá trình thực hiện các nhiệm vụ phương hướng cụ thể . Đối
với học tập nghiên cứu cũng vậy , mỗi sinh viên phải tự đặt ra cho mình
những câu hỏi : “ học để làm gì?” , “ học để phục vụ ai?”. Xác định được mục
đích học tập nghiên cứu là hiểu được mình phải phấn đấu để trở thành con
người như thế nào? Muốn thế người sinh viên phải thường xuyên nâng cao
trình độ nhận thức về tình hình, nhiệm vụ, nắm vững yêu cầu của ngành giáo
giục nhất là đối với bậc giáo dục Đại học cùng các vấn đề khác có liên quan.


2.2.2. Có động cơ rõ ràng
Xác định được động cơ học tập nghiên cứu là ý thức được nhiệm vụ
của mình. Ở các trường Cao đẳng, Đại học nếu sinh viên muốn học tốt thì
phải có động cơ mạnh mẽ . Khi xây dựng động cơ học tập nghiên cứu chúng
ta cần chú ý đến đặc điểm tâm lí cá nhân của bản thân và đặc điểm nghề
nghiệp đang theo học.
Động cơ là cái thuộc về lĩnh vực tình cảm thầm kín.Nó được hình thành
và phát triển trog q trình hoạt động nghề nghiệp.Bởi vậy, nếu lòng yêu nghề
càng cao thì động cơ học tập nghiên cứu càng trở nên sâu sắc.Có điều là sự
biểu hiện của động cơ thường rất tế nhị, nó khơng phơi bày một cách lộ liễu,
cho nên muốn nắm bắt được nó thì phải đi sâu vào lĩnh vựa tâm tư tình cảm
con người.
Có thể khẳng định giá trị của việc xác định động cơ là ở chỗ nó có tính
chất quyết định nội dung, phương hướng và cả phương pháp học tập đúng
đắn. Hiểu mình , hiểu việc kết hợp với lịng tự tin là hồn thành được một

phần cơ bản của cơng việc định làm còn chắc chắn rằng thiếu tự tin là nguyên
nhân dẫn đến thất bại.
2.2.3. Có phương pháp học tập, làm việc hiệu quả
Với lượng kiến thức vô cùng lớn ở đại học thì ta phải học từ từ từng bài
một. Học từ dễ đến khó để có thể hiểu thấu được bài học. Giống như việc bạn
ăn một con voi vậy. Vì nó q to nên ta cần phải ăn từ từ, ăn từng miếng một
mới xong được, và đương nhiên là cần thời gian để làm điều đó. Nếu ta cố ăn
một lúc thì chắc hẳn sẽ bội thực mà chết. Việc học ở đây cũng vậy. Với lượng
kiến thức đồ sộ, ta cần có thời gian để hấp thu. Do kiến thức khó nên ta sẽ lâu
thấy sự tiến bộ. Đơn giản vì ta chưa cung cấp đủ lượng kiến thức cần thiết để
có thể thấu hiểu được tri thức ấy. Có nghĩa là ta đang trong khoảng giới hạn
( độ ) của tri thức ấy. Vậy nên ta cần kiên trì học hỏi, khơng được chán nản để
có thể cung cấp đủ lượng làm chuyển hóa chất.


Với bộn bề công việc hằng ngày với đống bài tập về nhà thì bạn nên có
một kế hoạch học tập cụ thể cho mình để giải quyết vấn đề dễ dàng và toàn
diện hơn. Lập kế hoạch cụ thể cho từng công việc trong một ngày một cách rõ
ràng. Xây dựng kế hoạch học tập cần phải dựa trên thời gian mình có và khả
năng thực hiện được. Đừng quá ảo tưởng sức mạnh mà xây dựng một kế
hoạch học tập quá sức để từ đó bỏ cuộc và cho rằng mình dốt. Hãy lên một kế
hoạch lý tưởng với ước mơ lý tưởng để có được một tương lai lý tưởng.
Ai ai cũng có thể lên được một kế hoạch hồn hảo, nhưng có mấy ai
thực hiện được kế hoạch đó. Người có ý chí kiên định thực hiện nó hằng
hằng, hằng tháng, hằng năm là người chiến thắng. Hãy chính chắn và bước đi
vững vàng theo con đường mình đã vạch ra dù có bất cứ chơng gai gì. Bước
nhảy trên con đường tiến tới khám phá tri thức tồn nhân loại có thực hiện
được hay khơng là do ta có nghiêm túc thực hiện kế hoạch học tập được hay
không.
Quy luật lượng đổi-chất đổi giúp nhận thức được rằng, sự thay đổi về

chất còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật,
hiện tượng. Do đó, trong hoạt động của mình, phải biết tác động vào phương
thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy
luật các yếu tố tạo thành sự vật đó. Cụ thể, sự thành cơng của một sinh viên
thì cịn phụ thuộc vào các kĩ năng mềm trong cuộc sống mà nhà trường không
dạy chẳng hạn như nghệ thuật giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng ứng phó
với trộm,....hay quan trọng cả là kĩ năng làm việc nhóm, mang hành trang tích
cực vào đời , biến tri thức lĩnh hội thành sản phẩm trí tuệ đích thực.
Giải trí và sinh hoạt hằng ngày cũng góp phần quan trọng khơng kém
so với học chính. Vui chơi đúng lúc sẽ giúp tâm lý ta thoải mái, nâng cao tình
thần, đầu óc tỉnh táo từ đó tiếp thu tốt hơn. Các hoạt động do đoàn thanh niên
tổ chức, nhà trường phạt động, sinh viên cần hưởng ứng tích cực. Tham gia


các hoạt động thể thao, tham gia các câu lạc bộ, các hội thảo để thêm phần
chủ động trong quá trình tiếp nhận tri thức.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Qua quãng thời gian nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những thay đổi
về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại, chúng em đã rút ra một
vài kết luận trong quá trình học tập như sau:
Quá trình vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng
cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước
nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên chúng ta cũng khơng thể
nằm ngồi điều đó. Để có một tấm băng Đại học chúng ta phải tích lũy đủ số
lượng các học phần và để học phần có kết quả tốt chúng ta cần phải tích lỹ đủ
kiến thức của các mơn học. Như vậy có thể coi thời gian học là độ, các kỳ thi
là các điểm nút và kết quả kỳ thi đạt yêu cầu là bước nhảy, bởi kết quả kỳ thi
tốt dẫn đến bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn tích luỹ tri thức trong q
trình học tập rèn luyện của chúng ta.
Ơng cha ta thường có câu “Có cơng mài sắt, có ngày lên kim”, "tích

tiểu thành đại", "năng nhặt, chặt bị". Đúng là vậy, những việc làm vĩ đại của
con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình thường của
con người đó. Quy luật này giúp chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan trong
học tập và trong hoạt động thực tiễn hằng ngày, đồng thời giúp chúng ta ý
thức được công việc nhiệm vụ, mục tiêu mà bản thân mình hướng đến. Để từ
đó giúp bản thân phát triển một cách toàn diện, hiệu quả về cả chất và lượng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

+ Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin”- Bộ GD và
ĐT.
+ Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” của ĐH
Bách Khoa Hà Nội.
+ Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” của ĐH
Kinh Tế Quốc Dân.
+ Tailieu.vn
+ Wikipedia.org



×