Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích ưu điểm và khuyết tật của cơ chế thị trường liên hệ thực tiễn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.09 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

i


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian vừa qua ở Việt Nam, cải cách các chính sách kinh tế đã
có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng và cấu trúc lại nền kinh tế. Sự kết hợp
giữa các biện pháp ổn định hoá kinh tế và các biện pháp tự do hố, giảm bớt
sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ Trung ương đối với các hoạt động kinh
tế dựa trên thước đo của thị trường, thực hiện chính sách mở cửa trong quan
hệ kinh tế quốc tế đã tạo nên những chuyển biên rõ nét về tốc độ tăng trưởng
kinh tế và ổn định môi trường kinh tế vĩ mơ. Cùng với các chính sách cải cách
đó, hoạt động của nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi
đáng kể.
Tuy nhiên, triển vọng phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới ở
Việt Nam có lẽ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết các vấn đề cơ bản
mà nội dung của chúng có liên quan đến chính sự tiếp tục q trình cơ cấu lại
nền kinh tế. Vấn đề nổi bật trong số đó là xác định vai trị hợp lý của nhà
nước trong nền kinh tế. Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá
tập trung sang một nền kinh tế thị trường, Việt Nam đang mong muốn tìm
kiếm cho mình một nền kinh tế mà trong đó có sử dụng được các tác dụng
tích cực và hạn chế những khiếm khuyết của cả hai yếu tố thị trường và sự
can thiệp của nhà nước đối với hai mặt tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công
bằng xã hội. Do đó, sau một thời gian tìm hiểu tác giả đã lựa chọn đề tài
“Phân tích ưu điểm và khuyết tật của cơ chế thị trường. Liên hệ thực tiễn
Việt Nam” để có cái nhìn sâu và rộng hơn.

1



PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
VÀ NHỮNG YẾU TỐ TẠO THÀNH CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.

Lý luận về cơ chế thị trường

1.1.1. Khái niệm
Những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta bước từ nền kinh tế quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế mở cửa. Thì cũng là lúc chúng ta làm quen và sử
dụng khái niệm về thị trường. Thị trường được hiểu theo nghĩa hẹp đó là nơi
gặp gỡ giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Nhưng
để hiểu theo nghĩa rộng hơn thì thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hoá
và dịch vụ theo yêu cầu của quy luật sản xuất và lưu thơng hàng hố và tổng
hợp các quan hệ lưu thơng hàng hố và lưu thơng tiền tệ.
Cơ chế thị trường là guồng máy hoạt động của nền kinh tế hàng hoá, cơ
chế thị trường tự điều tiết q trình sản xuất và lưu thơng hàng hố theo
những yêu cầu khách quan của các quy luật của kinh tế vốn có của nó như:
quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quyluật lưu thơng tiền
tệ. Có thể nói cơ chế thị trường là tổng thể hữu cơ giữa các nhân tố kinh tế:
cung cầu, giá cả trong đó người sản xuất và người tiêu dùng tác động lẫn nhau
thông qua thị trường để xác định được ba vấn đề cơ bản là sản xuất cái gì ?
như thế nào? và cho ai ?
Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là động lực lợi nhuận, nó
chỉ huy hoạt động của các chủ thể. Trong kinh tế thị trường, đặc điểm tự do
lựa chọn hình thức sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm: 'lãi hưởng lỗ
chịu', chấp nhận cạnh tranh, là những điều kiện hoạt động của cơ chế thị
trường. Sự tuân theo cơ chế thị trường là điều không thể tránh khỏi đối với
các doanh nghiệp, nếu không sẽ bị đào thải.


2


Tuy nhiên, để cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức năng của mình,
thì các điều kiện sau đây phải được thỏa mãn: thị trường phải có cạnh tranh
hồn hảo, thơng tin đối xứng, khơng có các ảnh hưởng ngoại lai, khơng có
đầu cơ, khơng có vi phạm đạo đức kinh doanh v.v... Tuy nhiên, trong thực tế
khơng có nước nào đáp ứng hoàn hảo các điều kiện này, nên có những trường
hợp cơ chế thị trường sẽ khơng thể phân bổ tối ưu các nguồn lực kinh tế, thậm
chí góp phần gây ra khủng hoảng kinh tế. Khi đó sẽ có thất bại thị trường.
1.1.2. Hình thức
Cơ chế chỉ huy tập trung
Thực chất là cơ chế mệnh lệnh, là một xã hội Chính phủ đề ra mọi
quyết định về sản xuất và tiêu dùng. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ quyết định
sẽ sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Sau đó các hướng
dẫn cụ thể sẽ được phổ biến tới các hộ sản xuất gia đình, các doanh nghiệp.
Quá trình như vậy là một nhiệm vụ rất phức tạp và khơng tồn tại một
nền kinh tế mệnh lệnh hồn chỉnh, trong đó tất cả các quyết định về phân bổ
nguồn lực được tiến hành theo phương pháp này. Tất nhiên việc xây dựng
một kế hoạch như vậy, trong đó khơng chỉ xác định chính xác số lượng từng
loại sản phẩm phải sản xuất mà còn ấn định cả giá cả, theo đó các sản phẩm
này được bán cho người tiêu dùng là một công việc khổng lồ. Chỉ cần nhà
quản lý phạm sai lầm là có thể dẫn đến tình trạng dư thừa hay thiếu hụt to lớn
một loại sản phẩm nào đó. Trước năm 1986, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng
cơ chế này.
Cơ chế thị trường tự do
Cơ chế thị trường tự do, các đơn vị cá biệt được tự do tác động lẫn
nhau trên thị trường. Nó có thể mua sản phẩm từ các đơn vị kinh tế này hoặc
bán sản phẩm cho các đơn vị kinh tế khác. Trong một thị trường, các giao
dịch có thể thông qua trao đổi bằng tiền hay trao đổi bằng hiện vật (hàng đổi

3


hàng). Việc hàng đổi hàng gặp khơng ít phức tạp, đơi khi khơng có hàng cần
để trao đổi lẫn cho nhau; ví dụ, có khi khó tìm ra người đổi xe máy lấy một
cây đàn. Do đó việc đưa tiền tệ vào làm vật trung gian cho sự trao đổi đã làm
thuận lợi rất nhiều cho những cuộc giao dịch. Trong một nền kinh tế thị
trường hiện đại, người ta mua hoặc bán các sản phẩm và dịch vụ thông qua
tiền tệ.
Trong cơ chế thị trường, vấn đề giá cả đã quyết định việc mua cái và
bán cái gì. Việc phân bổ nguồn lực thông qua hệ thống giá cả. Q trình điều
chỉnh giá cả sẽ khuyến khích xã hội phân bố lại các nguồn lực để phản ánh
được sự khan hiếm đã tăng lên của một loại hàng hóa nào đó.
Thị trường mà nhà nước khơng can thiệp vào gọi là thị trường tự do.
Các cá nhân trên thị trường tự do theo đuổi quyền lợi của riêng mình bằng
cách cố gắng làm càng nhiều cho mình càng tốt tùy theo khả năng của mình,
khơng có ai trợ giúp hoặc can thiệp của Chính phủ. Với những động cơ cá
nhân như vậy, nhưng chính điều đó đã làm cho xã hội khá giả lên bằng cách
tạo ra những việc làm và những cơ hội mới. Chính vì vậy, mà đường giới hạn
khả năng sản xuất dịch ra xa hơn.
Cơ chế hỗn hợp
Thị trường tự do cho phép các cá nhân theo đuổi lợi ích riêng của mình
mà khơng có sự can thiệp khống chế nào của Chính phủ. Kinh tế mệnh lệnh
để cho tự do cá nhân về kinh tế một phạm vi rất hẹp, vì hầu hết các quyết định
đều do Chính phủ đưa ra. Giữa hai thái cực đó là khu vực kinh tế hỗn hợp.
Trong một nền kinh tế hỗn hợp, khu vực nhà nước và khu vực tư nhân
tương tác với nhau trong việc giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế.
Chính phủ kiểm soát một phần đáng kể của sản lượng thơng qua việc đánh
thuế, thanh tốn chuyển giao cung cấp các hàng hóa và dịch vụ như lực lượng
vũ trang, cảnh sát. Chính phủ cũng điều tiết mức độ theo đuổi lợi ích cá nhân.

4


Trong cơ chế hỗn hợp, Chính phủ cũng có thể đóng vai trị là nhà sản
xuất các hàng hóa tư nhân thơng qua các doanh nghiệp có vốn chi phối của
nhà nước
1.2.

Ưu điểm và khuyết tậ của cơ chế thị trường

1.2.1. Những mặt ưu của thị trường và cơ chế thị trường:
- Thừa nhận công dụng xã hội của sản phẩm và lao động chi phí sản
xuất ra nó. Do đó nó kích thích những người sản xuất trao đổi hàng hố giảm
chi phí sản xuất và lưu thơng cải tiến chất lượng, quy cách, mẫu mã, hình thức
cho phù hợp nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Sản xuất hàng hố là việc
riêng của từng người có tính độc lập đối với người sản xuất khác. Nhưng hàng
hoá của họ có đáp ứng nhu cầu xã hội về chất lượng, hình thức thị hiếu người
tiêu dùng khơng? Chỉ trên thị trường và thông qua thị trường các vấn đề trên
mới được khẳng định và có lời giải đáp. Ngồi chức năng là nơi kiểm nghiệm
sự chấp nhận của người tiêu dùng, thì thị trường cịn có chức năng là đóng vai
trị như một địn bẩy, nó kích thích và hạn chế sản xuất và tiêu dùng. Trên thị
trường mọi hàng hoá đều mua bán theo giá cả thị trường. Cho nên người sản
xuất ln tìm cách hạ giá thành sản xuất ít hơn giá cả thị trường, khơng những
khơng giảm mà còn tăng chất lượng sản phẩm.
Điều này tạo điều kiện cho người sản xuất có một thế mạnh trên thị
trường và làm ăn có lãi. Dẫn đến làm phát triển sự tiến bộ xã hội. Cạnh tranh
cung - cầu làm cho giá cả thị trường biến đổi thông qua sự biến đổi đó thị
trường có tác dụng kích thích hoặc hạn chế sản xuất đối với người sản xuất,
kích thích hoặc hạn chế tiêu dùng đối với người tiêu dùng. Ngồi ra thị trường
cịn cung cấp thơng tin cho người sản xuất và người tiêu dùng. Thị trường cho

biết những biến động về nhu cầu xã hội, số lượng giá cả, cơ cấu và xu hướng
thay đổi của nhu cầu các loại hàng hố dịch vụ. đó là những thông tin cực kỳ
quan trọng đối với người sản xuất hàng hoá, giúp họ điều chỉnh sản xuất cho
phù hợp với thông tin của thị trường.
5


Cơ chế thị trường hoạt đồng theo các quy luật của nền kinh tế thị
trường. Đó là quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật
lưu thông tiền tệ.... Thông qua các hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá cơ
chế thị trường với sự dẫn dắt của giá cả đã có tác dụng trực tiếp điều tiết sản
xuất, tiêu dùng và đầu tư. Chính bàn tay vơ hình này làm cho cơ cấu sản xuất,
cơ cấu hàng hoá phù hợp với khối lượng và chất lượng nhu cầu. Samelson đã
nói rằng “cơ chế thị trường không phải là sự hỗn độn mà là trật tự kinh tế.
Một nền kinh tế thị trường là một cơ chế tinh vi phối hợp một cách, không tự
giác, nhân dân và doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả và thị trường. Nó là
một phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của Đảng trên các
cá nhân khác nhau. Khơng có bộ não trung tâm mà nó vẫn giải quyết được bài
tốn mà máy vi tính lớn nhất ngày nay khơng thể giải nổi”. Cơ chế thị trường
tự động kích thích sự phát triển sản xuất với người tiêu dùng. Cơ chế thị
trường đã đặt người tiêu dùng lên hàng đầu “khách hàng là thượng đế”.
Như vậy nền kinh tế thị trường có khả năng tập hợp tự động được hành
động trí tuệ và tài lực của hàng triệu con người và hướng tới lợi ích chung của
xã hội đó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng năng suất lao động,
tăng hiệu quả sản xuất. Các nhà kinh tế đã khẳng định rằng: cơ chế thị trường
là cơ chế tốt nhất điều tiết nền kinh tế hàng hoá cho hiệu quả cao nhất, cơ chế
thị trường đã tạo ra những thành tựu to lớn nhất mà từ trước đến nay chưa một
nền kinh tế nào đạt tới được.
Cơ chế thị trường giải quyết tốt ba vấn đề cơ bản của nền sản xuất đó là
sản xuất ra cái gì ? Như thế nào? Cho ai? thông qua lợi nhuận. Đây là điều mà

các cơ chế kinh tế trước đây không thể giải quyết nổi hoặc giải quyết được
nhưng còn nhiều vướng mắc.
1.2.2. Những khuyết tật của cơ chế kinh tế thị trường:
Bên cạnh những vấn đề ưu điểm thì nền kinh tế thị trường khơng tránh
khỏi những hạn chế của nó. Nhà kinh tế học nổi tiếng Samelson đã nói rằng
6


“sau khi tìm hiểu về bàn tay vơ hình chúng ta không nên quá say mê vẻ đẹp
của cơ chế thị trường coi đó là hiện thân của sự hồn hảo là tinh tuý của sự
hài hoà, của đấng cao siêu, nằm ngoài tầm tay con người”. Cũng như báo cáo
của ban chấp hành Trung ương tại Đại hội VII nêu rõ “sẽ sai lầm nếu cho rằng
nền kinh tế thị trường sẽ là liều thuốc vạn năng. Cùng với sự kích thích của
sản xuất phát triển, kinh tế thị trường cũng là môi trường thuận lợi làm nảy
sinh và phát triển nhiều loại tiêu cực của xã hội. Thị trường cũng như hiện
tượng thai nghén, chưa biết sẽ ra sao. Điều đó có nghĩa là bao hàm cả khả
năng thất bại”. Mặt khác cơ chế thị trường không bảo đảm được việc tạo ra
một cơ cấu sản phẩm tối ưu phù hợp với yêu cầu xã hội. Do chạy theo lợi
nhuận nên nhà sản xuất có thể gây nên những tác động tiêu cực cho xã hội
như ô nhiễm mơi trường, cạn kiệt tài ngun, phân hố giàu nghèo mà toàn xã
hội phải gánh chịu.
Thị trường và cơ chế thị trường có những khuyết tật nhất định và cụ
thể. Do tính tự phát dẫn tới sự hỗn độn trong nền kinh tế. Mặt khác nó kích
thích lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ, nhưng lại xem nhẹ lợi ích xã hội, lợi ích
tập thể. Nó chỉ phản ánh những nhu cầu trước mắt mà không vạch ra nhu cầu
tương lai. Những chỉ số kinh tế như giá cả lợi nhuận thường xuyên biến động
làm cho người sản xuất và lưu thơng hàng hố khó định hướng, thường bị
động đối phó, nhiều lúc gây ra sự lãng phí lao động xã hội.
Nhận thức được những đặc điểm đó Nhà nước có thể sử dụng lực lượng
dự trữ về kinh tế và những chính sách phù hợp như kế hoạch, thuế, hợp đồng

kinh tế để cùng với thị trường điều khiển sự hoạt động của nền kinh tế theo
định hướng và mục tiêu xác định.
Trước đây ta đã phân tích những mặt tích cực những chức năng to lớn
của nền kinh tế thị trường đem lại. Nước là một nước đang yếu kém về mặt
quản lý cũng như nền kinh tế nên chúng ta không thể không áp dụng nền kinh
tế thị trường được. Tuy rằng chúng ta đi lên theo hướng tiến lên chủ nghĩa xã
7


hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản, nhưng chúng ta khơng phải bỏ đi tồn bộ mọi
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mà chúng ta bỏ qua kinh tế hàng hoá hay
kinh tế thị trường. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải áp dụng như thế nào để
khơng hạn chế những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường và khai thác triệt
để nó. Mà phải loại trừ những mặt trái, mặt tiêu cực của nó. Để loại bỏ được
những khuyết tật của nền kinh tế thị trường thì khơng có cách nào khác đó là
phải có sự quản lý điều tiết của Nhà nước. Sự quản lý của Nhà nước đối với
nền kinh tế thị trường không phải chỉ là để loại bỏ những khuyết tật của nó,
mà cịn là sự định hướng phát triển của nó đi đúng với đường lối mà Nhà
nước ta đề ra.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

KẾT LUẬN

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội;


2. Phạm Viết Đào (2016), Mặt trái của kinh tế thị trường, NXB Văn hóa, Hà
Nội;

3. Nguyễn Văn Huyên (2018), Lối sống của người Việt Nam dưới tác động
của tồn cầu hóa, Tạp chí Triết học số 12, trang 32-34;

4. Mai Thanh (2019), Một số suy nghĩ về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nơng
thơn Việt Nam, tạp chí Cộng sản, số 60, trang 6-9.

9



×