Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Thực trạng quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.24 KB, 83 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
MỤC LỤC
TỪ VIẾT TẮT
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
Vần Viết tắt Ý nghĩa
A ATGT An toàn giao thông
B BTXM Bê tông xi măng
C CT Cải tạo
D ĐT Đường tỉnh
G GPLX Giấy phép lái xe
GTVT Giao thông vận tải
H HĐND Hội đồng nhân dân
N NC Nâng cấp
NSNN Ngân sách nhà nước
NS Ngân sách
Q QL Quốc lộ
U UBND Ủy ban nhân dân

Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành Giao Thông Vận Tải (GTVT) Việt Nam nói chung và Ngành
GTVT Lạng Sơn nói riêng trong giai đoạn 2006 - nay đang có những bước
chuyển mình rõ rệt. Từng bước khẳng định vai trò và tầm quan trọng của
ngành trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thông qua bản
quy hoạch chiến lược phát triển ngành GTVT Lạng Sơn giai đoạn 2001- 2010
và định hướng tới năm 2020 ta có thể đánh giá thực trạng ngành GTVT Lạng
Sơn trong giai đoạn 2006 - 2010 từ đó dự báo xu thế phát triển ngành GTVT
Lạng Sơn đến năm 2020. Đây là mục tiêu chiến lược hàng đầu của ngành
GTVT Lạng sơn cũng như mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Lạng
Sơn nói chung. Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài " Thực trạng quy hoạch phát
triển GTVT tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng quy hoạch


phát triển GTVT tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 ". Tôi hy vọng với việc lựa
chọn và thực hiện đề tài nói trên có thể trở thành một bản quy hoạch chiến
lược phát triển ngành GTVT Lạng Sơn mang tính thực tiễn và được áp dụng
trong tương lai không xa. Nhằm góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu phát
triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Lạng Sơn tới năm 2020.
Để hoàn thành bài đề án tốt nghiệp này một cách thành công không thể
thiếu được sự giúp đỡ của đơn vị thực tập là Sở Giao Thông Vận Tải Lạng
Sơn và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Hà. Tôi xin
chân thành cảm ơn.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu bài của tôi như sau:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
1
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
GTVT
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GTVT
TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
CHƯƠNG 3: ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH GTVT TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2011 - 2020. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GTVT TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
2
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GTVT
1.1. Lý luận chung về ngành GTVT
1.1.1. Lịch sử hình thành ngành GTVT
Kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập Bộ Giao
thông công chính đến nay (28.8.1945), ngành GTVT Việt Nam đã trải qua

gần 60 mươi năm tồn tại và phát triển, gắn liền với sự nghiệp cách mạng của
đất nước với nhiều thời kỳ sôi nổi, hào hùng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói: “ Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi
việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”. Câu nói giản dị của Bác
không chỉ nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của GTVT trong sự nghịêp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn là lời nhắc nhở nhiệm vụ đối với những
người làm công tác giao thông vận tải trong quá khứ, hiện tại và tương lai sau
này. Có thể nói lịch sử hình thành, phát triển và trưởng thành của mình, lớp
lớp thế hệ cán bộ, công nhân, lao động ngành GTVT Việt Nam đã luôn theo
lời chỉ dạy của Bác Hồ, luôn nỗ lực phấn đấu, góp phần quan trọng vào sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
1.1.2. Chức năng và các bộ phận thuộc Bộ GTVT:
Bộ GTVT là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về GTVT đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải và hàng không
trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại
diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại Doanh nghiệp có vốn nhà nước
thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
3
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
1.1.2.1. Chức năng cơ bản của Bộ GTVT như sau:
• GTVT là một ngành quan trọng của quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia.
• GTVT là một trong những điều kiện quan trọng để xây dựng cơ sở
vật chất của một quốc gia.
• Khi Ngành GTVT phát triển sẽ góp phần tiết kiệm chi phí xã hội và
thời gian vận chuyển.
• GTVT phát triển góp phần kích thích nền kinh tế xã hội phát triển
theo. Và ngành GTVT sử dụng lượng vốn là lực lượng lao động lớn

của xã hội.
1.1.2.2. Các bộ phận thuộc Bộ GTVT
Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
• Vụ Kế Hoạch - Đầu Tư
• Vụ Tài Chính
• Vụ Pháp Chế
• Vụ vận Tải
• Vụ Khoa Học - Công Nghệ
• Vụ Hợp Tác Quốc Tế
• Vụ Tổ Chức Cán Bộ
• Vụ Thi Đua Khen Thưởng
• Thanh Tra Bộ
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
4
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ:
• Viện Khoa học công nghệ GTVT
• Viện Chiến lược và phát triển GTVT
• Trường Đại học hàng hải
• Trường Đại học GTVT Thành phố Hồ Chí Minh
• Trung tâm tin học
• Sở Y tế GTVT
• Báo GTVT
• Tạp chí GTVT
• Trường Đại học, Bồi dưỡng cán bộ công chức ngành GTVT.
1.2. Lý luận về chiến lược phát triển ngành GTVT:
1.2.1. Quan điểm phát triển ngành GTVT:
Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ
nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an

ninh, quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước.
Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước
để phát triển hệ thống giao thông vận tải hợp lý, giảm thiểu chi phí vận tải,
tiết kiệm chi phí xã hội.
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, hợp lý, từng
bước đi vào hiện đại, tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa
các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
5
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
phạm vi toàn quốc.
Coi trọng công tác bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững kết
cấu hạ tầng giao thông hiện có. Đồng thời đẩy mạnh việc nâng cấp và xây
dựng mới các công trình kết cấu hạ tầng giao thông mang lại hiệu quả kinh tế
- xã hội, trước hết là trục Bắc - Nam, các khu kinh tế trọng điểm, các trục giao
thông đối ngoại, các đô thị lớn và các vùng có ý nghĩa quan trọng trong chiến
lược xóa đói, giảm nghèo và phục vụ an ninh, quốc phòng.
Phát triển vận tải theo hướng hiện đại với chi phí hợp lý, an toàn, giảm
thiểu tác động môi trường và tiết kiệm năng lượng; ứng dụng công nghệ vận
tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức; nhanh chóng đổi mới phương
tiện vận tải; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đồng thời phát triển nhanh
hệ thống dịch vụ vận tải đối ngoại, trước hết là vận tải hàng không và hàng
hải nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo điều kiện đẩy nhanh quá
trình hội nhập quốc tế.
Ưu tiên cải tạo, nâng cấp đầu tư chiều sâu phát huy hiệu quả của các cơ
sở công nghiệp giao thông vận tải hiện có, nhanh chóng đổi mới và tiếp cận
công nghệ hiện đại, từng bước tăng tỷ lệ nội địa hóa và tiến tới tự sản xuất
được các phương tiện vận tải, đặc biệt là trong lĩnh vực đóng tàu và chế tạo
ôtô để sử dụng trong nước và xuất khẩu ra các nước trong khu vực và thế giới.

Phát triển hệ thống GTVT đối ngoại, gắn kết chặt chẽ với hệ thống
GTVT trong nước, đáp ứng kịp thời yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.
Phát triển giao thông vận tải ở các đô thị theo hướng sử dụng vận tải
công cộng là chính, đảm bảo hiện đại, an toàn, tiện lợi và bảo vệ môi trường.
Đối với các đô thị lớn (trước mắt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) nhanh
chóng phát triển phương thức vận tải khối lượng lớn (vận tải bánh sắt); kiểm
soát sự gia tăng phương tiện vận tải cá nhân; giải quyết ùn tắc giao thông và
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
6
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
an toàn giao thông đô thị.
Phát triển mạnh giao thông vận tải địa phương, đáp ứng được yêu cầu
công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn, gắn kết được mạng
giao thông vận tải địa phương với mạng giao thông vận tải quốc gia, tạo sự
liên hoàn, thông suốt và chi phí vận tải hợp lý, phù hợp với đa số dân cư.
Huy động tối đa mọi nguồn lực, đặc biệt chú trọng nguồn lực trong
nước dưới mọi hình thức và từ mọi thành phần kinh tế để đầu tư phát triển
giao thông vận tải. Xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông, trước hết là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: Người sử dụng kết
cấu hạ tầng giao thông có trách nhiệm đóng góp để bảo trì và tái đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm
bảo hành lang an toàn giao thông. Quy hoạch sử dụng đất cho kết cấu hạ tầng
giao thông cần có sự thống nhất và phối hợp thực hiện đồng bộ, chặt chẽ giữa
các Bộ, ngành và địa phương.
1.2.2. Mục tiêu chiến lược phát triển ngành GTVT:
GTVT Việt Nam phải phát triển đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng, vận
tải và công nghiệp giao thông vận tải theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện
đại hóa, tạo thành mạng lưới giao thông vận tải hoàn chỉnh, liên hoàn, liên
kết được các phương thức vận tải, đảm bảo giao lưu thông suốt, nhanh

chóng, an toàn và thuận lợi trên phạm vi cả nước với trình độ tương đương
các nước tiên tiến trong khu vực, phục vụ mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản
trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế và khu vực
.
1.2.2.1.Về vận tải:
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
7
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
Thỏa mãn nhu cầu vận tải xã hội đa dạng với mức tăng trưởng cao, đảm
bảo chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm sự gia
tăng tai nạn giao thông và giảm thiểu tác động môi trường.
1.2.2.2. Về kết cấu hạ tầng GTVT:
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn trước mắt tập trung đưa
vào cấp kỹ thuật và nâng cấp các công trình hiện có, kết hợp xây dựng mới
một số công trình phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của trung
ương và địa phương. Giai đoạn 2010 - 2020, hoàn chỉnh, hiện đại hóa và tiếp
tục phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo vận tải tối ưu trên toàn
mạng lưới. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 của từng chuyên ngành như sau:
Đường bộ: Toàn bộ hệ thống quốc lộ và hầu hết tỉnh lộ phải được đưa
vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ có nhu cầu vận
tải lớn; xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc trên các hành lang vận tải quan
trọng. Các tuyến đường bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ
khu vực.
Đường sắt: Hoàn thành cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có
đạt cấp tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt quốc gia và khu vực; từng bước xây
dựng mới mạng lưới đường sắt cao tốc và đường sắt tốc độ cao; ưu tiên xây
dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Đường biển: Hoàn thành việc mở rộng, nâng cấp các cảng tổng hợp
quốc gia chính; xây dựng cảng nước sâu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm; phát

triển cảng trung chuyển quốc tế tiếp nhận tàu trọng tải lớn, đáp ứng được nhu
cầu vận tải.
Đường sông: Nâng tổng chiều dài sông kênh khai thác và quản lý vận
tải; nâng cấp hệ thống đường sông chính yếu trong mạng đường sông trung
ương và địa phương đạt cấp kỹ thuật quy định; đầu tư chiều sâu, nâng cấp và
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
8
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
xây dựng mới các cảng hàng hóa và hành khách, đặc biệt ở đồng bằng sông
Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Hàng không: Nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cảng hàng
không - sân bay quốc tế có quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật ngang tầm với các
nước trong khu vực. Hoàn thành nâng cấp và xây dựng mới đáp ứng tiêu
chuẩn quốc tế đối với các sân bay nội địa.
Giao thông đô thị: Phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao
thông đô thị và vận tải công cộng; đảm bảo quỹ đất dành cho giao thông đô
thị đạt 15 - 25%. Đối với các thành phố lớn, tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh
hệ thống vận tải công cộng khối lượng lớn, đặc biệt là đường xe điện, đường
sắt trên cao và tàu điện ngầm, giải quyết ùn tắc và tai nạn giao thông.
Giao thông nông thôn: Đường giao thông nông thôn cho phương tiện
giao thông cơ giới tới tất cả trung tâm các xã hoặc cụm xã, có điều kiện
đảm bảo thông suốt quanh năm. Tỷ lệ mặt đường nhựa và bê tông xi măng
đạt trên 50%.
1.2.2.3. Về công nghiệp GTVT:
Công nghiệp đóng tàu: Đóng mới tàu biển trọng tải tới 100.000 DWT;
sửa chữa tàu biển trọng tải tới 400.000 DWT; từng bước đáp ứng nhu cầu trong
nước và có sản phẩm xuất khẩu; phấn đấu nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 70%.
Công nghiệp ôtô, xe máy thi công: Hình thành được ngành công nghiệp
ô tô, xe máy thi công; tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa đạt trên 60%. Công nghiệp
ô tô Việt Nam sẽ phát triển theo hướng các dòng xe: loại xe phổ thông đáp

ứng khoảng 80% nhu cầu, xe chuyên dùng, xe cao cấp đáp ứng 60%. Có sản
phẩm xuất khẩu.
Công nghiệp đầu máy - toa xe: Đóng mới các loại toa xe khách và
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
9
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
hàng hiện đại, đủ tiện nghi và đa dạng về chủng loại để sử dụng trong nước và
xuất khẩu. Chế tạo một số phụ tùng, linh kiện và lắp ráp được các loại đầu
máy hiện đại.
Công nghiệp hàng không: Đảm nhận việc bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ
các loại máy bay hiện đang khai thác. Đại tu được một số loại máy bay, động
cơ và các thiết bị trên máy bay. Sản xuất được một số phụ tùng máy bay thay
thế nhập khẩu.
1.3. Lý luận chung về quy hoạch GTVT:
1.3.1. Các căn cứ pháp lý để tiến hành việc thực hiện quy hoạch GTVT:
Quyết định số 206/2004/NQ-TTG ngày 10/12/2004 của Thủ tuớng
Chính phủ. V/v phê duyệt Chiến lược phát triển ngành GTVT Việt Nam đến
năm 2020.
Quyết định số 162/2002/QĐ-TTG ngày 15/11/2002 của Thủ tuớng
Chính phủ. V/v phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành GTVT đường bộ Việt
Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Quyết định số 120/2003/QĐ-TTG ngày 11/06/2003 của Thủ tướng
Chính phủ.V/v phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới
Việt - Trung đến năm 2020.
1.3.2. Khái niệm chung về quy hoạch:
1.3.2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội:
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của toàn quốc, của một
vùng, của một tỉnh, thành phố là một đề án mang tính khoa học mà ở đó luận
cứ các phương án phát triển cho từng ngành, từng vùng, các quận huyện,
nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Cụ thể hóa các mục tiêu phấn đấu và các

giải pháp cần thiết cho sự phát triển của ngành và của từng địa phương, phù
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
10
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
hợp với mục tiêu chung.
1.3.2.2. Quy hoạch phát triển của ngành GTVT:
Quy hoạch phát triển ngành là đề án định hướng về sự sắp xếp, bố trí
các cơ sở sản xuất trên một địa bàn nhất định nhằm tạo nên sự ăn khớp giữa
sản xuất và tiêu thụ, sự phối hợp giữa các cơ sở sản xuất trong và ngoài
ngành, trong và ngoài khu vực, với các khu kinh tế văn hóa, chính trị, khu dân
cư một cách hợp lý theo không gian và thời gian.
Quy hoạch phát triển của ngành có thể coi là chiến lược phát triển của
ngành được cụ thể hóa theo không gian và thời gian trong từng thời kỳ phát triển.
Các mục tiêu phát triển của ngành phải phù hợp với định hướng phát
triển và cụ thể hóa mục tiêu phát triển của chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của toàn quốc, của vùng trong từng thời kỳ phát triển.
Quy hoạch phát triển của các ngành được thực hiện thông qua các chương
trình trọng điểm quốc gia và bằng nguồn lực của trung ương và địa phương.
Quy hoạch phát triển của ngành cần được xây dựng theo định hướng
mở, trước hết cần tính đến xu hướng phát triển cung cầu trên thị trường trong
nước và thế giới. Tuy nhiên, quy hoạch phát triển ngành chỉ mang tính hướng
dẫn cho công tác quản lý Nhà nước và làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch
chứ không phải là cơ sở hay công cụ phân bổ vốn đầu tư theo mệnh lệnh để
thực hiện quy hoạch đó. Song số liệu được rút ra từ quy hoạch phát triển của
sẽ là cơ sở quan trọng cho các doanh nghiệp thuộc các ngành xây dựng cho
mình chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.
1.3.3. Các bước tiến hành quy hoạch phát triển GTVT:
Bước 1: Xây dựng mục tiêu chiến lược phát triển và quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế xã hội của toàn quốc.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà

11
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
Bước 2: Xây dựng quy hoạch phát triển theo ngành và vùng lãnh thổ
Bước 2a: Các ngành tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển cho
ngành mình, trong đó có quy hoạch phát triển GTVT trên phạm vi cả nước.
Bước 2b: Các Tỉnh, Thành phố xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội trên địa bàn.
Bước 3: Xây dựng quy hoạch chi tiết theo ngành và vừng lãnh thổ:
Bước 3a: Xây dựng quy hoạch phát triển các ngành sản xuất (kể cả
GTVT) trên phạm vi địa bàn Tỉnh, Thành phố.
Bước 3b: Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
tỉnh và xây dựng quy hoạch phát triển các ngành (kể cả GTVT) trên phạm vi
địa bàn tỉnh.
1.3.4. Mục đích của việc quy hoạch phát triển GTVT:
Quy hoạch GTVT là một bộ phận của quá trình kế hoạch hóa phát triển
GTVT. Là một chương trình định hướng phát triển của ngành, nhằm đưa ra
các phương án về mục tiêu và con đường đi đến mục tiêu để phát triển kinh tế
- xã hội của khu vực và quốc gia. Từ đó lựa chọn ra phương án phát triển hợp
lý nhất.
Quy hoạch GTVT được xây dựng trên cơ sở khoa học, mặt khác quy
hoạch GTVT làm cơ sở để bổ sung cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của Quốc gia.
Mục đích của việc xây dựng quy hoạch phát triển GTVT:
• Làm cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước (Sở GTVT, Bộ GTVT) thực
hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các chuyên ngành. Đặc biệt
trong công tác xác định quy mô đầu tư, xây dựng kế hoạch dài hạn,
trung và ngắn hạn, để phát triển toàn diện hệ thống GTVT trên địa bàn
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
12
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà

thuộc mình quản lý.
• Quy hoạch phát triển GTVT sẽ đưa ra những luận cứ khoa học lựa chọn
phương hướng phát triển của ngành góp phần định hướng phát triển
KCHT nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc
phòng trên địa bàn quy hoạch.
• Kết quả nghiên cứu sẽ là hướng dẫn định hướng có tính thuyết phục
khách quan cho từng chuyên ngành, từng phương thức vận tải phát
triển để đạt được hiệu quả chung cao nhất.
1.3.5. Căn cứ lý thuyết để xây dựng bản quy hoạch GTVT:
Khi tiến hành xây dựng dự án quy hoạch phát triển GTVT một khu
vực, hoặc địa phương nào đó thì phải dựa vào các căn cứ sau:
• Căn cứ vào chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ quy hoạch.
• Căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển giao thông của toàn quốc.
• Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của toàn quốc
và địa phương trong thời kỳ quy hoạch.
• Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch của ngành, của các đơn vị sản
xuất kinh doanh thuộc ngành vận tải.
• Căn cứ vào những tài liệu về quy hoạch, kế hoạch phát triển của các
ngành và tài liệu điều tra về hiện trạng ngành GTVT của địa phương.
• Căn cứ vào các thông tư, văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý,
của địa phương có liên quan đến công tác lập quy hoạch và kế hoạch.
1.3.6. Nội dung của một bản quy hoạch GTVT:
Xác định rõ vai trò của toàn ngành và từng chuyên ngành vận tải tương
ứng với các tình huống phát triển trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh về
vận tải. Từ đó đưa ra các hướng dẫn định hướng mang tính khách quan về sự
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
13
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
phát triển của ngành.

Quy hoạch phát triển GTVT chủ yếu tập trung xây dựng các phương án
củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng GTVT phương án nhu cầu vốn và nguồn vồn
theo từng thời kỳ... để phân tích lựa chọn ra phương án tốt nhất. Từ đó kiến
nghị các biện pháp chính để thực thi các chương trình, dự án củng cố phát
triển cơ sở hạ tầng GTVT trong từng giai đoạn.
Như vậy, việc xây dựng đề án quy hoạch phát triển GTVT trong vùng
hoặc khu vực sẽ bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
• Điều tra đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng GTVT, điều tra phương tiện
vận tải, tình hình hoạt động và kết quả hoạt động của ngành vận tải và
điều tra kinh tế trong khu vực quy hoạch.
• Trên cơ sở số liệu điều tra, tiến hành đánh giá vai trò và mối quan hệ sự phát
triển của ngành với sự phát triển kinh tế trong khu vực, từ đó rút ra những
điểm mạnh, điểm yếu trên từng mặt hoạt động của ngành để xây dựng mục
tiêu, định hướng cho quy hoạch phát triển của ngành trong tương lai.
• Dự báo nhu cầu thị trường đối với ngành GTVT, dự báo khả năng huy
động các nguồn lực (khả năng huy động nguồn vốn đầu tư, khả năng
cung cấp vật tư, nhân lực và nguồn lực khác) cho đầu tư phát triển
ngành trong thời kỳ quy hoạch.
• Trên cơ sở phân tích đánh giá hiện trạng GTVT, các số liệu dự báo về
nhu cầu thị trường và khả năng huy động các nguồn lực cho đầu tư phát
triển của ngành trong thời kỳ quy hoạch, tiến hành đề xuất các phương
án đầu tư và phân kỳ đầu tư cho củng cố, nâng cấp cải tạo hoặc xây
dựng mới cơ sở hạ tầng GTVT và các biện pháp tổ chức quản lý vận
tải, quản lý đầu tư xây dựng, các biện pháp về hoàn thiện cơ chế, chính
sách, liên quan đến quản lý của ngành nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội và nhu cầu đi lại của nhân dân trong và ngoài khu vực.
• So sánh và lựa chọn phương án quy hoạch.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
14
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà

• Xếp thứ tự ưu tiên các giải pháp quy hoạch (định bước đi quy hoạch)
và đề ra những biện pháp tổ chức thực hiện. Các biện pháp quản lý bao
gồm: Huy động vốn đầu tư, huy động các nguồn lực khác, biện pháp về
tổ chức quản lý....
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GTVT TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội toàn tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn 2006 - 2008:
2.1.1. Vị trí địa lý của Tỉnh Lạng Sơn:
Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới phía Đông Bắc Việt Nam trên tọa
độ 21
o
19’ đến 22
o
27’ vĩ bắc và 106
o
6’ đến 107
o
21’ kinh đông.
Phía Bắc giáp với Cao Bằng
Phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc
Phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh
Phía Tây giáp với tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn
Phía Nam giáp với tỉnh Bắc Giang
Lạng Sơn có vị trí địa lý, kinh tế, chính trị quan trọng đối với vùng
Đông Bắc nói riêng và cả nước nói chung, là đầu mối giao lưu kinh tế giưa
Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN, Đông – Tây Âu. Hơn nữa
trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, đây là điều kiện để Lạng Sơn
phát triển nhanh, bền vững, phát huy lợi thế khu vực kinh tế của khẩu, thương

mại du lịch, dịch vụ.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Lạng Sơn:
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, có độ cao trung bình là 252m so với mực
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
15
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
nước biển. Nơi thấp nhất là 20m ở phía nam huyện Hữu Lũng. Nơi cao nhất là
đỉnh Phia Mè thuộc khối núi Mẫu Sơn cao 1541m. Địa hình nhìn chung bị
chia cắt nhiều, nhiều núi cao, vực sâu ảnh hưởng rất lớn đến xuất đầu tư xây
dựng công trình giao thông.
Lạng Sơn mang đặc điểm chung của khí hậu đông bắc Bắc bộ, tuy nằm
ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng lại mang nét đặc thù của khí hậu á
nhiệt đới, có hai mùa tương đối rõ rệt:
Mùa nóng và mưa từ tháng 5 - 9
Mùa lạnh, khô hanh từ tháng 11 - 4.
Nhiệt độ trung bình cả năm là 21,1
o
C (cao nhất là 26-28, thấp nhất
12-15) , lượng mưa trung bình là 1348,9 mm. Số ngày mưa trung bình trong
năm 145,3 ngày/năm; độ ẩm trung bình là 81%. Lạng Sơn có mạng lưới sông
ngòi khá dày đặc. Mật độ lưới sông dao động trung bình từ 0,6 đến 1,2
km/km
2
. Lạng sơn có 7 sông chính và chảy độc lập
2.1.3. Tình hình phân bố tài nguyên:
2.1.3.1. Tài nguyên đất:
Diện tích toàn tỉnh là 830.347,36 ha bằng 2,5% diện tích cả nước. Đất
đai gồm 3 nhóm chính: Đất feralit của các miền đồi và núi thấp, đất feralit
mùn trên núi cao và đất phù sa.
Bảng 1: Bảng phân bố diện tích đất đai tỉnh Lạng Sơn

STT Tên đất Diện tích (ha) Tỷ lệ
1 Đất nông nghiệp 496.920,25 59,84%
2 Đất phi nông nghiệp 22.706,49 2,73%
3 Đất chưa sử dụng 303.027,71 36,48%
4 Đất giao thông 7.692,91 0,94%
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
16
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
2.1.3.2. Tài nguyên khoáng sản:
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn phát hiện 86 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng
sản khác nhau. Nguồn khoáng sản phục vị cho ngành sản xuất vật liệu xây
dựng bao gồm các loại đá cacbonat, đá sét, cát cuội, sỏi…Trong đó đá vôi có
trữ lượng lớn và dễ khai thác, vận chuyển.
2.1.3.3. Tài nguyên rừng:
Lạng Sơn có 364.569,92 ha rừng, phân bố ở tất cả các huyện. Rừng ở
Lạng Sơn có rất nhiều các loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra còn có các
loại cây thuốc quý hiếm mọc rải rác khắp các triền đồi, núi của tỉnh Lạng Sơn.
2.1.3.4. Tài nguyên nước:
Lạng Sơn có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, trong đó có 5 con sông
chính chảy trên địa bàn tỉnh, trong đó có sông Kỳ Cùng là con sông lớn nhất
với diện tích lưu vực nội tỉnh 6.532km
2
, chiếm 79,8% diện tích tự nhiên của
tỉnh Lạng Sơn.
2.1.3.5. Tiềm năng du lịch:
Lạng Sơn là vùng đất có nền văn minh cổ xưa và nền văn hóa đậm đà
bản sắc dân tộc như văn hóa Bắc Sơn, Mai pha, với địa danh lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Tam thanh, Nhị thanh, Thành Nhà
Mạc, Ải Chi Lăng, khu du lịch Mẫu Sơn, căn cứ địa Bắc Sơn… đã thu hút
khách du lịch trong nước và nước ngoài đến thăm quan du lịch.

2.1.4. Tổ chức hành chính, dân cư:
Lạng Sơn có 1 thành phố trực thuộc tỉnh và 10 huyện. Diện tích tự
nhiên là 8.305,21 Km
2
, dân số toàn tỉnh là 739.385 người. Mật độ 89
người/km
2
và sự phân bố này không đều.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
17
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
Bảng 2: Đơn vị hành chính tỉnh Lạng Sơn
STT Hạng mục
Diện tích
(Km
2
)
Đơn vị hành chính
Thành
phố
Thị
trấn
Xã Phường
1 Toàn tỉnh 8.303,47 1 14 207 5
2 Thành phố Lạng sơn 78,11 1 3 5
3 Huyện Tràng Định 995,23 1 22
4 Huyện Văn Lãng 560,92 1 19
5 Huyện Bình Gia 1.090,67 1 19
6 Huyện Bắc Sơn 697,85 1 19
7 Huyện Văn Quan 549,49 1 23

8 Huyện Cao Lộc 639,21 2 21
9 Huyện Lộc Bình 998,219 2 27
10 Huyện chi Lăng 704,81 2 19
11 Huyện Đình Lập 1.183,12 2 10
12 Huyện Hữu Lũng 805,84 1 25
(Theo số liệu thống kê Cục Niên Giám tỉnh Lạng Sơn)
Dân số Lạng Sơn tập chung chủ yếu ở vùng nông thôn, chiếm tỷ trọng
khoảng 80%. Tuy nhiên tỷ trọng này đã giảm dần, từ 82,25% năm 1996
xuống còn 81,03% năm 2001 và 79,87% năm 2007. Tỷ lệ dân số ở thành thị
của Lạng Sơn năm 2006 chỉ có 20,14%, so với năm 1996 là 17,75%. So với
nhịp độ đô thị hóa cả nước là 22,90% (1996-2000) và 26,32% (2004) phản
ánh mức độ đô thị hóa của tỉnh Lạng Sơn ở mức chậm.
Lạng Sơn hiện có 7 dân tộc đang sinh sống, đó là dân tộc Nùng chiếm
42,97%, Tày chiếm 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các dân tộc Dao, Hoa,
Sán, Chay, và H’Mông. Là tỉnh miền núi với nhiều dân tộc sinh sống tạo nên
nét văn hóa riêng cho Lạng Sơn, đồng thời cũng là một đặc điểm tác động tới
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
18
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
hoạt động kinh tế - thương mại của tỉnh.
2.1.5. Tình hình Kinh tế - Xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2005 - 2008:
Quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng
Sơn được đưa ra như sau:
2.1.5.1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn:
Phát huy tối đa nội lực, tranh thủ tối đa mọi yếu tố có lợi, vượt qua
những khó khăn thách thức phấn đấu xây dựng nền kinh tế Lạng Sơn phát
triển toàn diện. Từng bước thực hiện Công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tăng
tích lũy, phát triển nền kinh tế nhanh, cải thiện đời sống của nhân dân và bảo
vệ môi trường.
Xây dựng nền kinh tế có cơ cấu hợp lý, khai thác các tiềm năng và lợi

thế có sẵn của tỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch và thương mại. Ứng dụng
rộng rãi các tiến bộ khoa học - công nghệ , nâng cao năng suất chất lượng và
hiệu quả của mọi hoạt động kinh tế - xã hội.
Trong nền kinh tế mở cửa, xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế và đường lối
phát triển kinh tế hướng ra bên ngoài của các nước trong khu vực. Chú trọng
việc hợp tác kinh tế với Trung Quốc, được xác định là mục tiêu chiến lược
quan trọng vì lợi ích của tỉnh Lạng Sơn và của cả nước. Tranh thủ được các
nguồn vốn đầu tư, các thiết bị công nghệ mới, mở rộng thị trường hàng hóa
xuất khẩu.
Đầu tư cho các ngành kinh tế chủ lực, kết hợp đầu tư phát triển cho bộ
phận rộng lớn dân cư sống ở nông thôn. Đầu tư cho các vùng cao, vùng giáp
biên. Từng bước giảm dần hướng chênh lệch về kinh tế và điều kiện sống
giữa các khu vực và các dân tộc trong tỉnh. Xây dựng nông thôn mới văn
minh và ngày càng hiện đại.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
19
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
Là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, quan điểm phát triển kinh tế
phải gắn liền với phát triển xã hội, chăm lo sức khỏe, giáo dục, hưởng thụ văn
hóa của đồng bào các dân tộc. Trong chiến lược cần có sự ưu tiên, đầu tư đặc
biệt bằng nhiều hình thức để đào tạo đội ngũ lao động có trí thức và xây dựng
tầng lớp dân cư có văn hóa ngày càng cao.
Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ an ninh chính trị, an ninh biên
giới, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ toàn vẹn quốc gia.
2.1.5.2. Phương hướng phát triển chung toàn xã hội của tỉnh Lạng Sơn:
Tập trung đầu tư mở rộng quy mô sản xuất các vùng trồng cây dài ngày
có giá trị như hồi, cây ăn quả, chè. Mở rộng các vùng trồng thông lấy gỗ và
lấy nhựa, liên doanh để trồng cây nguyên liệu giấy.
Mở rộng quy mô ngành công nghiệp khai khoáng, một số lĩnh vực sản
xuất chế biến nông sản thực phẩm với công nghệ khoa học tiên tiến và quy

mô sản xuất lớn hơn.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chính của tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn 2005 - 2008
STT Chỉ tiêu
Đơn
vị
2005 2006 2007 2008
A
Tổng sản phẩm quốc
nội - cơ cấu GDP
1 GDP
Tỷ
đồng
2
Tốc độ tăng trưởng
GDP
% 10.26 10.34 11.58 11.31
3
Cơ cấu GDP (giá thực
tế)
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
20
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
• Nông-lâm-ngư
nghiệp
% 41.7 39.39 38.76 39.34
• Công nghiệp xây
dựng
%
+ Công

nghiệp
% 11.14 13.71 13.12 12.52
+ Xây dựng % 8.9 8.4 8.4 8.87
• Dịch vụ
% 38.26 38.5 39.72 39.27
4
GDP bình quân đầu
người
Triệu/
năm
5.8 6.81 8.12 10.37
B
Tổng kim ngạch Xuất
nhập khẩu
Triệu
USD
75 180.5 288 314
C
Thu ngân sách trên
địa bàn
Tỷ
đồng
888.5 975 1.459 1.937
D
Chi ngân sách địa
phương
Tỷ
đồng
865.1 997 2.01 2.063
(Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Lạng Sơn)

Đánh giá chung về tỉnh Lạng Sơn:
Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới, địa hình cao phức tạp, đất đai phần
lớn là núi rừng, mật độ dân cư phân bố không đều, đa phần làm nghề nông
nghiệp và lâm nghiệp.
Kinh tế những năm qua của tỉnh đã có những tăng trưởng khá nhưng
không bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa rõ nét, quy mô
sản xuất còn nhỏ bé, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa chưa cao.
Công nghiệp chưa phát triển, tỷ trọng công nghiệp còn thấp trong cơ cấu kinh
tế của tỉnh.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
21
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
Tài nguyên khoáng sản có không nhiều và chưa xác định được rõ.
Khoáng sản chủ yếu là nguồn vật liệu xây dựng.
Tuy nhiên Lạng Sơn cũng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế như:
Với vị trí địa lí, điều kiện tự thuận lợi sát Trung Quốc, gần Hà Nội và
khu tam giác kinh tế trọng điểm của vùng đông bắc bộ Hà Nội – Hải Phòng –
Quảng Ninh, lại có các điểm di tích lịch sử, hang động, danh lam thắng
cảnh… Do đó Lạng Sơn có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế cửa khẩu,
thương mại, du lịch và dịch vụ.
Tiềm năng về đất đai còn rất lớn chưa được sử dụng, mặt khác điều
kiện thổ nhưỡng của Lạng Sơn rất thích hợp cho phát triển các cây công
nghiệp và cây ăn quả có giá trị cao như hòi, chè, thuốc lá…
Nguồn nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những
thế mạnh của tỉnh, tạo đà thúc đảy các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng như xi măng, đá, gạch, gốm…
Trong tương lai những tiềm năng trên sẽ được tập trung đầu tư để đẩy
nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần xây dựng đất nước.
2.2. Quan điểm phát triển GTVT tỉnh Lạng Sơn trong cả giai đoạn 2006 -
2010 và định hướng đến năm 2020:

Thực hiện quy hoạch GTVT giai đoạn 2001 – 2010 của tỉnh, trong
những năm qua bằng nhiều nguồn vốn của trung ương, địa phương, vốn vay,
vốn ODA, vốn thuộc các chương trình mục tiêu… và vốn đóng góp của nhân
dân, tỉnh Lạng Sơn đã đầu tư cải tạo, sửa chữa nâng cấp và xây dựng mới
được nhiều tuyến đường quan trọng như quốc lộ 1A, quốc lộ 1B, quốc lộ 4A,
quốc lộ 4B, các tuyến tỉnh lộ: Đường tỉnh (ĐT) 232, ĐT 241, ĐT 240… các
tuyến đường nội thị như khu vực Đồng Đăng, Tân Thanh, thành phố Lạng
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
22
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hà
Sơn… và các tuyến đường đến trung tâm xã, vùng sâu, vùng cao, vùng ra cửa
khẩu, đường ra biên giới… đã xây dựng được một số cầu vượt sông Kỳ Cùng
như cầu Gia Cát, cầu Bản Chu, cầu Bình Độ, cầu Khánh Khê, cầu Bản Trại,
cầu Văn Dịch… Việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông đã làm thay
đổi bộ mặt của tỉnh, kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông đã từng bước được
phát triển hoàn thiện đồng bộ thống nhất. Lĩnh vực vận tải cũng đã có những
bước phát triển rõ rệt cả về số lượng, chất lượng, về tổ chức quản lí, vận hành
và khai thác… Đó là tiền đề, làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vấn đề đặt ra là
phải đầu tư phát triển hệ thông vận tải bền vững, thống nhất, đồng bộ theo
chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam; quy hoạch phát triển ngành
GTVT đường bộ Việt Nam…
Để tiến hành điều chỉnh quy hoạch GTVT một cách hợp lý thì phải xác
định được quan điểm phát triển GTVT một cách hợp lý và chính xác từ đó
tiến hành điều chỉnh quy hoạch một cách hợp lý và đồng bộ.
Quan điểm phát triển của ngành GTVT tỉnh Lạng Sơn được xác định
như sau:
• GTVT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,
cần ưu tiên phát triển đi trước một bước để tạo tiền đề, làm động lực phát

triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, phục vụ sự nghiệp
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần xóa đói
giảm nghèo, đáp ứng tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.
• Tận dụng tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, coi trọng
việc duy trì, củng cố, nâng cấp, đồng thời với đẩy mạnh đầu tư xây
dựng các công trình mới thực sự có nhu cầu mang lại hiệu quả kinh tế -
Sinh viên: Nguyễn Thị Hương Trà
23

×