Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Tieu luan cao học, tthcm phan 1 tìm hiểu một số phương pháp trong nghiên cứu về hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.91 KB, 36 trang )

Tiểu luận phần I: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cơng tác nghiên cứu về Hồ Chí Minh đã
khơng ngừng được mở rộng và phát triển, cả về nội dung nghiên cứu lẫn quy
mô nghiên cứu. Từ chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan, thậm chí của một
số người chuyên trách, đến nay nó đang trở thành mối quan tâm của toàn xã
hội. Các ngành, các địa phương, các học viện và nhà trường, ít nhiều đã hình
thành được những trung tâm nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu về Hồ Chí
Minh. Trong đó, có khơng ít những cơng trình có giá trị, được giới nghiên
cứu thừa nhận, nhất là cơng trình có tính chất tiểu sử (như các cuốn Hồ Chí
Minh của J. Lacouture; Đồng chí Hồ Chí Minh của E.Cabêlép; Hồ Chí Minh
với Trung Quốc của Hồng Tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tiểu sử và sự
nghiệp của Viện Lịch sử Đảng; Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử của Viện Hồ
Chí Minh, .v.v.).
Lâu nay, các nhà khoa học từ các chuyên ngành khác nhau tham gia vào
việc nghiên cứu Hồ Chí Minh, chủ yếu vận dụng kinh nghiệm phương pháp
luận của chuyên ngành mình hoặc bước đầu tiến lên sử dụng phương pháp
liên ngành ở một mức độ nào đó. Cách làm này đã đem lại những kết quả
nhất định.
Những thành tựu trong công tác nghiên cứu về Hồ Chí Minh đang góp
phần hình thành một bộ mơn khoa học chun ngành, nó có đối tượng nghiên
cứu riêng nên cần có hệ thống phương pháp nghiên cứu thích hợp với đối
tượng ấy, dưới sự chỉ đạo của những nguyên tắc phương pháp luận mang tính
đặc thù của bộ môn. Phương pháp luận nghiên cứu về Hồ Chí Minh như là
những ngun tắc lý thuyết có ý nghĩa chỉ đạo chun ngành Hồ Chí Minh
học.
VËy ®Ĩ viƯc nghiªn cøu vỊ Hå ChÝ Minh thËt sù cã hiệu
quả vấn đề đạt ra là phải xác định đợc một hệ thống phơng pháp thích hợp. Chớnh t nhng vấn đề đó, bản thân chọn vấn đề

1




Tiểu luận phần I: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh

“Tìm hiểu một số phương pháp trong nghiên cứu về Hồ Chí Minh” làm tiểu
luận hết phần I.

2


Tiểu luận phần I: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh

NỘI DUNG
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Lý luận (teorija), phương pháp (metod) và phương pháp luận
(metodologija) là những khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với
nhau. Chúng thống nhất nhưng không đồng nhất.
1. Lý luận(hay lý thuyết)
Lý luận (hay lý thuyết) theo chữ Hy Lạp: theoria, théorein - có nghĩa là
quan sát, khảo sát, nghiên cứu. Lý luận là hệ thống các luận điểm gắn bó chặt
chẽ với nhau về mặt lôgic, phản ánh bản chất, quy luật vận động và phát triển
của khách thể được nghiên cứu.
Điểm xuất phát của lý luận là thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu
dưới dạng khái quát hóa và trừu tượng hóa khoa học, sử dụng các khái niệm,
phạm trù khoa học để xác lập hệ thống luận điểm và nguyên lý để biểu thị
bản chất, quy luật của đối tượng. Nó chỉ được coi là lý luận và trở thành lý
luận nếu qua sự kiểm tra, đối chiếu trong thực tiễn nó tỏ ra phù hợp với thực
tiễn.
Thực tiễn làm phát sinh lý luận. Gắn bó và bám sát thực tiễn sẽ làm cho

lý luận phải vượt lên để khỏi bị lạc hậu, đồng thời nhờ thực tiễn mách bảo,
gợi ý, thúc đẩy mà lý luận có được khả năng vượt trước để dẫn đường. Khơng
có thực tiễn thì khơng có nội dung của lý luận. Nhưng khơng có tư duy lý
luận và hoạt động nghiên cứu lý luận bởi sự nỗ lực của chủ thể “lý luận hóa
thực tiễn” và “thực tiễn hóa lý luận” được.
Lý luận khơng tồn tại dưới dạng những luận điểm riêng lẻ, rời rạc mà là
một hệ thống chặt chẽ, có trật tự loogic của các luận điểm đó. Tính hệ thống
là một đặc trưng nổi bật của lý luận, là yêu cầu của tư duy lý luận. Tiếp cận
hệ thống và phân tích hệ thống trong nghiên cứu khoa học xuất phát từ địi
hỏi đó.

3


Tiểu luận phần I: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh

Mỗi khoa học có lý luận và cơ sở lý luận riêng của nó. Vì vậy mơn Hồ
Chí Minh học muốn trở thành một bộ mơn khoa học độc lập trước hết nó phải
xây dựng được cơ sở lý thuyết về đối tượng nghiên cứu của mình.
Để nghiên cứu về Hồ Chí Minh trước hết phải xây dựng được lý thuyết
về đối tượng nghiên cứu của bộ mơn: đó là tồn bộ cuộc đời, sự nghiệp, tư
tưởng, đạo đức, phương pháp phong cách, lối sống.v.v. của Hồ Chí Minh.
Tóm lại, có xây dựng được hệ thống lý thuyết về đối tượng nghiên cứu
- ở đây là Chủ tịch Hồ Chí Minh - mới có thể từ đó bàn tiếp về phương pháp
luận và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh, bởi phương pháp hình thành
từ lý luận; lý luận nào phương pháp ấy.
2. Phương pháp
Phương pháp được hiểu là cách thức đề cập tới hiện thực, cách thức
nghiên cứu các hiện tượng của tự nhiên và của xã hội. Phương pháp là hệ
thống các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo

thực tiễn xuất phát từ các quy luật vận động của khách thể được nhận thức.
Như vậy, phương pháp là sự thống nhất giữa chủ quan và khách quan, nó
khơng phải là phạm trù thuần túy chủ quan do lý trí đặc ra mà xuất phát từ
những quy luật vận động của khách thể đã được con người nhận thức.
Cấn chú ý là, bản thân các quy luật vận động của khách thể mới chỉ là
cơ sở của phương pháp. Cơ sở lý luận trực tiếp của phương pháp không phải
là các quy luật vận động của khách thể này, mà là những quy luật đã được
nhận thức, được diễn đạt thành lý luận. Do đó, lý luận là hạt nhân của
phương pháp, là cái cốt lõi mà từ đó hệ thống của nguyên tắc điều chỉnh tạo
nên nội dung của phương pháp được xây dựng.
Tóm lại, phương pháp có nội dung khách quan sâu sắc. Nó được quy
định bởi đặc điểm, bản chất của khách thể đồng thời con người là chủ thể
sáng tạo ra phương pháp. Cũng chính con người sử dụng phương pháp, mang
nó vào hoạt động thực tiễn, dùng nó như một cơng cụ, một phương tiện để tác
động vào đối tượng nhằm đạt tới mục tiêu hoạt động của mình. Nhờ có lý
4


Tiểu luận phần I: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh

luận khoa học dẫn dắt mà hoạt động của con người trở nên tự giác chứ không
mù quáng. Cũng nhờ có phương pháp gắn liền với lý luận mà con người tránh
được những mò mẫm, tự phát mà đạt được hiệu quả trong hoạt động.
Như vậy, cũng như lý luận, phương pháp thuộc về nội dung khoa học,
nó cũng ở cấp độ lý luận - tư tưởng chứ khơng phải là hình thức, là cái vỏ
thuần túy để biểu đạt tư tưởng. Phương pháp được xây dựng nên từ trình độ
của lý luận chứ khơng phải bằng kinh nghiệm dù cho sự tích lũy kinh nghiệm
có một vai trị quan trọng to lớn trong sự hình thành phương pháp. Khơng có
lý luận thì khơng có phương pháp khoa học.
Hệ thống các phương pháp là đa dạng, tùy theo sự phân loại khoa học;

có những phương pháp riêng áp dụng trong phạm vi một bộ phận khoa học;
có phương pháp chung cho một số bộ mơn và có phương pháp phổ biến cho
tất cả các bộ môn.
Ta thường thấy các phương pháp được sử dụng kết hợp trong nghiên
cứu như phân tích và tổng hợp, lơgic và lịch sử, mơ tả, phân loại, thống kê,
phân tích so sánh và phân tích hệ thống, phỏng vấn - điều tra xã hội học,
phương pháp điều tra thực địa (trong khoa học lịch sử, khảo cổ học và dân
tộc học), phương pháp chuyên gia... Trong nghiên cứu tư tưởng - cuộc đời sự nghiệp Hồ Chí Minh, những phương pháp trên đây đều có thể được chọn
lọc để áp dụng, trong đó có cả phương pháp phân tích văn bản học là phương
pháp thường dùng khi nghiên cứu di sản và lịch sử tư tưởng, phương pháp kết
hợp phân tích lịch đại với phân tích đồng đại để làm sáng tỏ sự hình thành và
phát triển tư tưởng, quan hệ và ảnh hưởng qua lại giữa vĩ nhân và thời đại
lịch sử.
Cùng với những phương pháp chung và riêng đó, phương pháp phổ
biến trong nghiên cứu và nhận thức khoa học là phương pháp biện chứng.
Đây là một phương pháp triết học mác xít đóng vai trị dẫn đường về thế giới
quan và phương pháp luận trong nghiên cứu.

5


Tiểu luận phần I: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh

Phương pháp biện chứng - đó là một hệ thống các nguyên tắc điều
chỉnh hoạt động nhận thức và thực tiễn, xuất phát từ lý luận biện chứng.
Phương pháp biện chứng của triết học Mác là biện chứng duy vật, trong
đó biện chứng của cái khách quan quy định biện chứng của cái chủ quan, tư
duy biện chứng phản ánh tính biện chứng vốn có của bản thân cuộc sống.
Phương pháp biện chứng duy vật ứng dụng trong nhận thức và nghiên cứu
khoa học đòi hỏi người nghiên cứu phải nắm vững và sử dụng thành thạo

lôgic biện chứng mà nội dung của nó là hệ thống các nguyên lý (mối liên hệ
phổ biến và phát triển), các quy luật (nói lên bản chất, cách thức và xu hướng
vận động và phát triển) và các cặp phạm trù của nhận thức luận (Chung Riêng, Bản chất - Hiện tượng, Nhân - Quả, Khả năng - Hiện thực, Nội dung Hình thức, Tất yếu - Ngẫu nhiên...). Từ những nguyên lý, quy luật và phạm
trù đó, phương pháp biện chứng duy vật hình thành nên các quan điểm, các
nguyên tắc chỉ đạo thế giới quan, phương pháp nhận thức và phương pháp tư
tưởng mà tiêu biểu là quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm
thực tiễn, tính khách quan, tính phê phán và kế thừa có chọn lọc... trong xem
xét các sự vật, hiện tượng của thế giới. Nó là một hệ thống mở chứ khơng
đóng kín; là tập hợp những khái niệm, phạm trù động chứ khơng tĩnh. Tóm
lại, nó là biện chứng chứ khơng phải siêu hình. Những đặc điểm nêu trên của
phương pháp biện chứng duy vật với tư cách là phương pháp phổ biến cũng
đồng thời là nói ý nghĩa phổ quát của phương pháp này là phương pháp luận.
3. Phương pháp luận
Cấp độ cao nhất của lý luận và phương pháp, ở trình độ khái quát sâu
sắc nhất cái bản chất của cả lý luận lẫn phương pháp, là phương pháp luận
(metodologija). Phương pháp luận là lý luận về các phương pháp nhận thức
và cải tạo thực tiễn. Nó xứng đáng được gọi là học thuyết về phương pháp.
Là khoa học về phương pháp, phương pháp luận biểu hiện ra như một hệ
thống chặt chẽ các quan điểm, các nguyên lý chỉ đạo việc tìm kiếm, xây
dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp. Có thể khái quát mối quan hệ
6


Tiểu luận phần I: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh

giữa phương pháp luận với các phương pháp như là mối quan hệ giữa cái
chung và cái riêng. Tính thống nhất giữa lý luận, phương pháp và phương
pháp luận là ở nguồn gốc, nội dung khách quan của nó, là ở sự chế ước lẫn
nhau giữa khách quan và chủ quan, là sự chung đúc trong nó cả thế giới quan
và hệ tư tưởng.

Tóm lại, giữa lý luận với phương pháp và phương pháp luận có mối
liên hệ nội tại và quy định lẫn nhau.
Đó là mối quan hệ ba chiều: giữa nhận thức về đối tượng nghiên cứu
(lý luận) với công cụ tác động vào đối tượng (phương pháp) và những
nguyên tắc lý thuyết giữ vai trị điều chỉnh, giúp cho qúa trình tác động của
cơng cụ vào đối tượng đạt được kết quả tối ưu (phương pháp luận).
II. VẬN DỤNG MẤY PHƯƠNG PHÁP TRONG NGHIÊN CỨU
HỒ CHÍ MINH
Để việc nghiên cứu Hồ Chí Minh đạt trình độ khoa học ngày một cao
hơn, cần phải đổi mới và hiện đại hóa các phương pháp và kỹ thuật nghiên
cứu trên cơ sở không ngừng phát triển và hoàn thiện về lý luận và phương
pháp luận khoa học nói chung. Các phương pháp nghiên cứu hiện đại cũng sẽ
góp phần khắc phục sự lạc hậu và hạn chế của phương pháp luận dựa trên tư
duy kinh nghiệm và giáo điều để xây dựng phương pháp luận khoa học, hiện
đại trong nghiên cứu về Hồ Chí Minh.
Dưới đây là một số phương pháp chủ yếu cần được vận dụng vào
chuyên ngành nghiên cứu Hồ Chí Minh.
1. Phương pháp so sánh
Xuất phát từ nguyên lý phép biện chứng duy vật về sự phụ thuộc phổ
biến và quy định lẫn nhau của các hiện tượng trong đời sống xã hội, người
nghiên cứu không thể chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu một hiện tượng riêng lẻ
tách rời các quá trình và những sự kiện khác, mà phải nắm cho được toàn bộ
các hiện tượng thuộc một quá trình xã hội này hay một quá trình xã hội khác,
và phải làm sáng tỏ những phụ thuộc, tương tác giữa chúng. Lẽ dĩ nhiên, yêu
7


Tiểu luận phần I: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh

cầu này có tính chất tương đối vì thế giới đối tượng vận động và phát triển vô

cùng vô tận với vô số các mối quan hệ, liên hệ. Điều cốt yếu ở đây là cần
phải có quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển trong nghiên cứu. Con
đường thực hiện nhiệm vụ này diễn tiến chủ yếu thông qua phương pháp so
sánh.
Mỗi hệ thống tư tưởng, mỗi danh nhân văn hóa, mỗi anh hùng giải
phóng dân tộc đều có những nét đặc thù. Những nét đặc thù này biểu hiện
bản sắc và giá trị không lặp lại của họ. Vì vậy, để làm sáng tỏ một cách
thuyết phục bản sắc, giá trị của Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu cần có sự so
sánh cuộc đời và sự nghiệp của Người với những nhân vật lịch sử cùng thời
(người Việt Nam hoặc người nước ngoài); phải chỉ ra được các nhân tố dân
tộc và thời đại đã ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh, đã được Người lựa chọn, kế
thừa và hòa đồng như thế nào để trở thành một nhà tư tưởng, một danh nhân
văn hóa, một anh hùng giải phóng dân tộc, chứ khơng phải một người Việt
Nam nào khác.
Trong việc nghiên cứu Hồ Chí Minh, có thể đặt vấn đề so sánh để tìm
ra tính tương đồng và tính đặc thù của tư tưởng Hồ Chí Minh so với các lãnh
tụ cách mạng cùng thời.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc chủ yếu, là nội dung cốt lõi của tư
tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết lớn, bao quát
những vấn đề của toàn nhân loại. Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí
Minh rút ra từ học thuyết ấy những gì cần cho cách mạng Việt Nam, phù hợp
với dân tộc Việt Nam. Người vận dụng lập trường, quan điểm và phương
pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề của thực tiễn
Việt Nam. Người đã vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với truyền
thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại, đặc biệt là tư
tưởng phương Đơng. Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh có thể so
sánh để tìm ra những nét tương đồng và đặc thù trong việc Người đã tiếp thu,
vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin như thế nào.
8



Tiểu luận phần I: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh

Nhưng cần phải lưu ý rằng, việc nghiên cứu so sánh địi hỏi sự phân
tích khơng chỉ về mặt nội dung, mà cả về hình thức biểu hiện. Ví dụ: Hồ Chí
Minh ít dùng các khái niệm duy vật, duy tâm, siêu hình, biện chứng... Vì thế,
có thể so sánh cách diễn đạt lý luận của Người với cách trình bày trong các
tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Về nội dung so với các nhà kinh điển mácxít, hầu như rất hiếm khi
Người dự báo, tiên đoán về xã hội tương lai mà đặt trọng tâm vào việc giải
thích và cải biến thực tiễn. Người quan tâm trước hết và chủ yếu tới những
vấn đề bức xúc đang đặt ra, có quan hệ trực tiếp tới cuộc sống của nhân dân,
vận mệnh của dân tộc, hướng mọi nỗ lực của mình vào cuộc đấu tranh cho
mục tiêu “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của đất nước.
Như vậy, trong khi nghiên cứu so sánh tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ
nghĩa Mác - Lênin, hoặc với các nhà tư tưởng, nhà chính trị cùng thời, có lẽ
việc đối chiếu trực tiếp (so sánh định danh, khái niệm, quan điểm...), so sánh
theo thứ tự nhằm xác định vị thế của các vấn đề tư tưởng ở Hồ Chí Minh và
so sánh vấn đề từng cặp với nhau... đều có thể được huy động một cách có
hiệu quả. Việc so sánh các chiều quan hệ cũng có thể được sử dụng một cách
rộng rãi.
Một vấn đề có thể và cần so sánh nữa là tìm ra những nét tương đồng
và đặc thù giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với tư tưởng truyền thống dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm cả hai yếu tố đó. Một mặt, tư tưởng
của Người là sự kết tinh những giá trị lâu bền của truyền thống dân tộc, tinh
hoa tư tưởng dân tộc. Mặt khác, tư tưởng của Người có khả năng thúc đẩy và
khích lệ được nhận thức, tình cảm và hành động của con người Việt Nam
hiện đại. Hơn nữa, tư tưởng Hồ Chí Minh cịn thể hiện sự cải biến tinh hoa đó
để giao lưu và tổng hợp với tinh hoa tư tưởng nhân loại mà Người đã thâu
thái được trong quá trình hoạt động cách mạng.

Cuối cùng, cần phải so sánh để làm sáng tỏ chân dung của một danh
nhân văn hóa, một anh hùng giải phóng dân tộc như Hồ Chí Minh. Hướng
9


Tiểu luận phần I: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh

nghiên cứu so sánh này thực ra cơ bản đã được thực hiện phần lớn ở hai
hướng nghiên cứu trên. Nhưng nó cũng có nội dung riêng biệt, như đối chiếu
về phẩm chất cá nhân, nhân cách, phong cách ững xử để làm nổi bật những
nét riêng, độc đáo của Hồ Chí Minh.
Vận dụng phương pháp so sánh vào việc nghiên cứu Hồ Chí Minh cần
được kết hợp với các phương pháp khác. Mỗi phương pháp có những ưu thế,
tác dụng riêng, đồng thời cũng chứa đựng những hạn chế riêng. Tính phong
phú đa dạng trong đối tượng nghiên cứu (cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh) địi hỏi người nghiên cứu phải sử dụng tổng
hợp nhiều phương pháp, biết lựa chọn ưu thế của mỗi phương pháp để tiếp
cận và khám phá bản chất của đối tượng nghiên cứu. Khơng có phân tích văn
bản, thống kê trắc lượng thì khơng có cứ liệu, số liệu, sự kiện để so sánh. Và
không có sự phân tích thì khơng thể nhận thức được tính mềm dẻo, tính linh
hoạt của các khái niệm, phạm trù khoa học. Cùng một khái niệm, nhưng ở
mỗi giai đoạn lịch sử lại có cách kiến giải riêng. Như vậy, phải phân tích mới
thấy được ý nghĩa của những khái niệm và giá trị nội dung của nó. Từ phân
tích mới có tổng kết: từ so sánh mới tìm ra những nét đặc trưng, và đó chính
là hai tiền đề cho sự khái quát lý luận.
2. Phương pháp thống kê - trắc lượng
Thông thường ở giai đoạn đầu của sự phát triển các mơn khoa học,
phương pháp, phân tích chủ yếu là mơ tả và định tính. Nhược điểm của
phương pháp này là thường rơi vào thiên kiến hoặc cảm tính chủ quan của
người nghiên cứu. Do muốn tránh thái độ chủ quan của lối phân tích đó,

người ta đã đề ra phương pháp phân tích phân lượng hay định lượng. Nó
cũng được gọi là phương pháp thống kê - trắc lượng. Trong việc nghiên cứu
về Hồ Chí Minh, ở một mức độ nào đó, phương pháp này đã được áp dụng,
ví như trong việc xác định số lượng các bút danh và bí danh của Người. Tuy
nhiên, từ thực tiễn nghiên cứu Hồ Chí Minh trong những năm gần đây cho
thấy, có thể áp dụng phương pháp này ở những phạm vi tương đối rộng rãi để
10


Tiểu luận phần I: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh

tiệm cận hơn tư tưởng, đạo đức và con người Hồ Chí Minh, đồng thời góp
phần thúc đẩy cơng tác tìm hiểu, nghiên cứu về Người theo hướng kết hợp
hài hịa cả phân tích định tính lẫn phân tích định lượng, nhằm đạt được sự
khái quát khoa học ngày càng chính xác hơn và đúng đắn hơn.
Hồ Chí tri Minh là một nhà tư tưởng, một danh nhân văn hóa, một anh
hùng giải phóng dân tộc, một nhà hoạt động thực tiễn, cho nên nét đặc thù
trong hệ thống tri thức của Người là tính nhiều tầng, nhiều vòng khâu của tri
thức, từ tri thức thường ngày đến tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học và
cuối cùng là tri thức triết học. Một đặc thù nữa là tính đa dạng, phong phú
của các hình thức lưu giữ, truyền tải tri thức, từ hình thức văn hóa dân gian
cho đến các văn bản có tính pháp quy, tính bác học cao. Hệ thống tri thức ấy
được thể hiện hầu như trên tất cả các bình diện của đời sống xã hội, từ chính
trị, tư tưởng, quân sự đến giáo dục, sinh hoạt, văn hóa, xã hội... Vùng không
gian tồn tại thông tin về Người trải rộng theo từng bước đường hoạt động
cách mạng của Người hầu như trên tất cả bốn châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ. Lăng
kính xem xét, khảo cứu tri thức của Người cũng rất đa dạng, thậm chí phức
tạp, từ những đồng chí cộng sản, cho đến những kẻ thù của tư tưởng mác xít,
từ những người da trắng đến da màu, từ những người dân tộc chủ nghĩa cho
đến những anh em bốn phương vô sản, từ các họa sĩ, văn sĩ, thi sĩ cho đến các

nhà quân sự và chính trị,.v.v.
Những nét đặc thù cần phải được đánh giá một cách biện chứng để
nghiên cứu về người đúng với lập trường mácxít. Muốn thế, cơng việc đầu
tiên của nhà nghiên cứu đòi hỏi phải thống kê được:
Thứ nhất, những địa danh mà Người đã từng sống, làm việc và hoạt
động cách mạng (cả trong và ngoài nước);
Thứ hai, những con người cụ thể (bạn bè, đồng nghiệp, kẻ cả kẻ thù) đã
trực tiếp sống, làm việc, tiếp xúc với Người;
Thứ ba, những ngôn ngữ mà Người biết và sử dụng;
Thứ tư, những tên và bút danh mà Người đã dùng;
11


Tiểu luận phần I: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh

Thứ năm, số lượng bài báo, bài viết của Người;
Thứ sáu, số lượng các chuyến hỏi thăm đồng bào trong nước;
Thứ bảy, số lượng các chuyến công tác ở nước ngoài;
Thứ tám, số lượng những sách, báo, tạp chí và tác giả mà Người đã đọc
và nghiên cứu.
Thứ chín, số lượng những câu Người trích dẫn của những nhà kinh điển
mác xít (như C. Mác, V.I. Lênin...) của các nhà hiền triết phương Đông (như
Khổng Tử, Quản Tử...), của các nhà văn hóa nổi tiếng trên thế giới.
Thứ mười, số lượng các câu ca dao, tục ngữ... đã được nhắc đến; .v.v..
Các quy tắc của phương pháp này là xác định tiêu chí để phân tích và
xác định các đơn vị tính tốn. Quy tắc đầu hầu như được thực hiện cùng với
các phương pháp phân tích, so sánh, vì nhiệm vụ đặt ra ở đây là xác định vấn
đề hay khía cạnh nghiên cứu. Thí dụ, đặt ra vấn đề tìm hiểu những khái niệm
và mệnh đề Nho giáo đã được Hồ Chí Minh sử dụng trong Hồ Chí Minh tồn
tập (12 tập) thì vấn đề này đồng thời cũng là tiêu chí để thống kê. Cịn nếu

muốn tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người thì tiến hành thống kê trắc lượng là để phục vụ cho việc làm sáng tỏ khái niệm này.
Bước tiếp theo là tách bạch các đơn vị phân tích. Thí dụ, muốn đối
chiếu tư tưởng Hồ Chí Minh với các quan điểm của các nhà kinh điển mác xít
cần xác định các đơn vị phân tích phù hợp, như khái niệm giai cấp, dân tộc,
chun chính vơ sản, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế.v.v.
Cuối cùng là xác định các đơn vị tính tốn. Cũng ở để tài trên có thể
xác định các đơn vị tính toán là: số lần nhắc đến khái niệm giai cấp, dân tộc,
con người, chủ nghĩa u nước, chun chính vơ sản, vấn đề bạo lực.v.v.
Qua đó có thể thấy phương pháp thống kê - trắc lượng về nguyên tắc
phải gắn bó với các phương pháp khác, nếu khơng thì việc thống kê - trắc
lượng hầu như khơng có mục đích. Mặc dù gắn bó với các phương pháp khác
nhưng phương pháp này có vai trị độc lập tương đối của nó, vì chỉ có nó mới
giúp lượng hóa được thơng tin một cách chính xác. Nhờ có phương pháp
12


Tiểu luận phần I: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh

thơng kê - trắc lượng mà kết quả nghiên cứu sinh động hơn, khách quan hơn
và do đó thuyết phục hơn.
Có những trường hợp, phương pháp thống kê - trắc lượng còn gây được
ảnh hưởng to lớn đến các phương pháp khác. Chẳng hạn, chỉ riêng việc thống
kê được đầy đủ số lượng tên và bút danh của Hồ Chí Minh, và cùng với nó là
hồn cảnh xuất hiện những tên và bút danh đó, thời gian Người sử dụng
chúng,... cũng đã dựng lên được một sơ đồ mạch lạc, một bức tranh sinh động
về quá trình hoạt động cách mạng phong phú của Người, về bề rộng của hoạt
động tư tưởng và thực tiễn của Người. Rõ ràng ở đây, phương pháp thống kê
- trắc lượng đã định hướng, đã gợi mở cho việc vận dụng các phương pháp
khác.
Nếu chỉ đưa ra thông tin rằng, Hồ Chí Minh có chừng 150 tên, bút danh

và bí danh khác1 thì thơng tin này gần như thuần túy mang ý nghĩa thống kê trắc lượng. Nhưng kèm với thông tin đó là việc xác định được ý nghĩa những
tên và bút danh của Bác, hoàn cảnh ra đời, thời gian sử dụng chúng thì thơng
tin đó có sức thuyết phục hơn, và gợi mở ra nhiều ý tưởng, phương pháp
nghiên cứu khác.
Thứ dụ, năm 1911, khi xuống tàu Amiral latouche Tresville để ra nước
ngồi tìm con đường giải phóng dân tộc, Bác mang các tên Văn Ba, Ba. Từ
sau năm 1911, khi sang tới nước Pháp, nước Anh và nhiều nước khác, cho tới
khi rời nước Pháp, ngày 13/6/1923, Bác mang các tên và bút danh: Nguyễn
Ái Quốc, Chú Nguyễn, Nguyễn A.Q., Ng.A.Q, N.A.Q, V.L, Lê Ba, N.K,
Wang, A.F... Từ sau ngày 13/6/1923 đến năm 1940, Bác manh tên, bút danh
và bí danh: Trần Vương (Chen Vang), Lý Thụy, Vương, Vương Sơn Nhi,
Vương Đạt Nhân, Nilốpxki, Thầu Chín, Tống Văn Sơ, Li nốp, Lin, Hồ
Quang.v.v. phù hợp với các nơi Bác hoạt động ở Trung Quốc, Liên Xô, Thái
Lan v.v. Từ năm 1941, sau khi trở về Tổ quốc cho đến lúc qua đời (1969),
bác thường mang tên, bút danh và bí danh: Già Thu, Thu Sơn, Ơng Ké, Q.Th,

13


Tiểu luận phần I: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh

Tân Sinh, C.B, Đ.X, Trần Lực, Chiến Sĩ, v.v. phù hợp với cách gọi tên ở Việt
Nam.
Như vậy, từ việc thống kê sơ lược một số tên gọi, bút danh, bí danh của
Người với mỗi địa bàn (nước, vùng) hoạt động của Người đã gợi ra một số
hướng nghiên cứu về phân kỳ các giai đoạn hoạt động cách mạng của Người,
tính chất hoạt động ở mỗi quốc gia, mỗi vùng cụ thể trong cuộc đời và hoạt
động cách mạng sôi nổi của Người.
Nếu đi sâu vào phân tích các bút danh của Người, với các thể loại báo
chí, chắc chắn cũng sẽ gợi ra nhiều vấn đề hấp dẫn. Xem thế đủ thấy rằng,

phương pháp thống kê - trắc lượng, theo đúng nghĩa của nó, khơng chỉ đơn
thuần là thống kê những con số “chết”, mà cần phải có sự phân tích. Đương
nhiên, liều lượng phân tích ở đây phải trên cơ sở của sự thống kê số liệu, cứ
liệu, sự kiện. Nếu ngược lại thì sẽ làm mất bản chất của phương pháp thống
kê - trắc lượng.
Hiểu đúng bản chất của phương pháp này và sử dụng nó kết hợp với
các phương pháp khác, việc nghiên cứu Hồ Chí Minh sẽ thu được nhiều kết
quả khả quan. Chỉ riêng việc thống kê được tần số xuất hiện, hồn cảnh xuất
hiện những trích dẫn lời của C. Mác, V.I. Lênin, Khổng Tử, Tôn Dật Tiên,
v.v., đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về bản chất lý luận, phương pháp
luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. Còn nếu áp dụng được phương pháp này một
cách hệ thống từ địa danh, nhân chứng, sự kiện, ngôn ngữ, tên, bút danh, bí
danh, số lượng bài báo, bài nói và viết, các chủ đề mà Người quan tâm,.. thì
có thể dựng được một sơ đồ tổng qt, một bức tranh mạch lạc về Hồ Chí
Minh trên nhiều phương diện khác nhau: cuộc đời, hoạt động, tư tưởng, đạo
đức, phương pháp, phong cách,.v.v. Thí dụ, chỉ thống kê trong 10 năm, từ
1955 - 1965, Hồ Chí Minh đã thực hiện hơn 700 lượt đi xuống cơ sở, thăm
các địa phương, cơng trường, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị bộ đội, từ miền
ngược đến miền xuôi, từ biên giới đến hải đảo,... Tính ra mỗi năm có hơn 70
lần Người đi xuống cơ sở, mỗi tháng có 6 lần Người gặp gỡ quần chúng. Chỉ
14


Tiểu luận phần I: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh

với con số đó, thấy rõ phong cách của một lãnh tụ suốt đời gắn bó với quần
chúng, một phong cách Lênin nít mẫu mực. Tóm lại, từ bức tranh bằng số
liệu, cứ liệu, sự kiện này sẽ gợi ý nhiều hướng nghiên cứu mới về Hồ Chí
Minh.
Song khó khăn của phương pháp này là khó thống kê được đầy đủ,

chính xác tồn bộ số liệu, cứ liệu, sự kiện về Người. Khơng phải phương
pháp này địi hỏi những phương tiện kỹ thuật đắt tiền, những máy tính điện
tử. Đơn giản là vì hoạt động của Người rải ra gần khắp năm châu bốn biển,
có giai đoạn tiền sử đến nay vẫn chưa được biết thật rõ. Nhiều tác phẩm của
Người vẫn chưa được sưu tầm đầy đủ, nhiều tư liệu về Người vẫn chưa được
công bố rộng rãi. Vì vậy, việc áp dụng đầy đủ phương pháp thống kê - trắc
lượng tưởng rất dễ, nhưng thực ra phải được thực hiện từng bước một, do các
khó khăn khách quan vừa nêu và do cả những hạn chế vốn có của các nhà
nghiên cứu.
3. Phương pháp kết hợp lịch sử với lôgic
Đây là phương pháp thông dụng đối với tất cả các chuyên ngành khoa
học xã hội, và có thể được sử dụng ngay từ khi thi nghén của mỗi chuyên
ngành này, kể cả trong nghiên cứu tư tưởng, nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh.
Trong nghiên cứu Hồ Chí Minh phải nắm vững bản chất, quy luật và
q trình phát sinh, phát triển và biến hóa của nó. Q trình đó biểu hiện ra
trong tồn bộ tính cụ thể mn hình mn vẻ với những vận động quanh co,
phức tạp và cả sự phát triển tất yếu.
Trong thời kỳ đổi mới, phương pháp lịch sử hầu như đã tiếp cận và phản
ánh phần lớn quá trình lịch sử của sự vận động, phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh. Đồng thời phương pháp lơgic đã phản ánh được cái chung, cái quy
luật, phổ biến khách quan của tư tưởng Hồ Chí Minh. So với phương pháp
lịch sử, phương pháp lơgic có ưu thế hơn ở chỗ: nó phản ánh được lịch sử
phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh ở kết cấu, bản chất, tính quy luật nội tại
và tính khách quan của nó.
15


Tiểu luận phần I: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh

Đánh giá chung trong nghiên cứu Hồ Chí Minh, cho đến nay, rõ ràng

phương pháp lịch sử - lôgic đã được sử dụng phổ biến và là phương pháp chủ
yếu. Kết quả bước đầu đã phản ánh được khá toàn diện bức tranh lịch sử tư
tưởng Hồ Chí Minh. Và bằng hai con đường suy luận diễn dịch và suy luận
quy nạp, ở chừng mực nào đó đã phản ánh được lơgic của tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Tuy vậy, sự phản ánh lôgic này lại hầu như bằng cách phân tích, mơ tả
q trình lịch sử. Tính triết lý về bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh và tính
tổng hịa các quan hệ xã hội trong nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh trên cơ sở
kế thừa, phát huy truyền thống tư tưởng, văn hóa Việt Nam, do đó, cịn mờ
nhạt. Từ đó, nảy sinh một cảm nhận khá phổ biến hiện nay là coi bộ môn tư
tưởng Hồ Chí Minh gần như một chuyên ngành tư tưởng chính trị. Các
phương pháp khác như phương pháp so sánh, thống kê - trắc lượng... cho đến
nay được sử dụng chỉ để minh họa cho phương pháp lịch sử - lơgic. Vì thế,
phương pháp hiện nay là chú trọng sử dụng, phát triển các phương pháp khác
nhau, đồng thời khắc phục phương pháp “biên niên sử” để hướng vào phương
pháp “triết - sử” trong nghiên cứu về Hồ Chí Minh.
Phạm trù lịch sử nghiên cứu quá trình ra đời, lớn lên và mất đi của con
người Hồ Chí Minh nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển tư tưởng,
phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh.
Phạm trù lơgic nghiên cứu đặc trưng bản chất, tính quy luật của cơng
dân, sự nghiệp, tư tưởng, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh.
Kết hợp lịch sử với lôgic, lôgic với lịch sử giúp người nghiên cứu có
được những tư liệu cần thiết nhưng khơng rơi vào tình trạng liệt kê sự kiện,
kể lể tràn lan, vừa hình thành một hệ thống luận điểm lý luận mang tính khái
qt cơ động về tư tưởng, tiểu sử, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh.

16


Tiểu luận phần I: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh


4. Phương pháp liên ngành
Ở nước ta cho đến nay, phương pháp liên ngành vẫn còn là một hiện
tượng mới mẻ của lĩnh vực phương pháp và phương pháp luận, mức độ phổ
cập còn hạn chế, thực chất là chưa được sáng tỏ hồn tồn. Do đó, trước khi
bàn việc vận dụng phương pháp liên ngành vào nghiên cứu Hồ Chí Minh, cần
thiết thống nhất một số quan niệm cơ bản về thực chất, đặc điểm và phạm vi
vận dụng của nó.
Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước về tư tưởng Hồ Chí
Minh (KX O2) là một chương trình nghiên cứu liên ngành. Trong tồn bộ 13
đề tài của chương trình KX O2, khơng đề tài nào chỉ do viện nghiên cứu
chuyên ngành tự mình có thể giải quyết được trọn vẹn, sâu sắc mà khơng có
những sự tham gia hợp tác của chun gia các ngành hữu quan.
Thí dụ, đề tài số 1 là đề tài tổng quan về “Tư tưởng Hồ Chí Minh và
con đường cách mạng Việt Nam”. Những nội dung lớn mà đề tài phải giải
quyết như: nguồn gốc và quá trình hình thành của tư tưởng Hồ Chí Minh; tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng hệ thống chính trị (Đảng, Mặt trận, Quân
đội, Nhà nước); về chiến lược và sách lược cách mạng, .v.v đều là những vấn
đề lớn, mang tính tổng hợp, quan hệ đến nhiều ngành triết học, sử học, văn
hóa học, chính trị học, khoa học quân sự, .v.v. Chỉ có trên cơ sở hội thảo
chuyên gia, tiến đến tổ chức nghiên cứu liên ngành thì mới làm sáng tỏ, có
chiều sâu về mỗi nội dung lớn của đề tài nói trên.
Phương thức vận dụng phương pháp liên ngành vào nghiên cứu Hồ Chí
Minh có hai phương thức chính:
4.1. Hợp tác chuyên gia nhiều ngành cùng nghiên cứu một đề tài cụ thể
Đây là phương thức phổ biến, được hầu hết các đề tài vận dụng và đã
đạt được kết quả nhất định.
Thí dụ, để nghiên cứu đề tài “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”, trước
hết cần tìm hiểu xem những nhân tố nào đã góp phần hình thành nên tư tưởng
đó: truyền thống đạo đức dân tộc, tư tưởng đạo đức phương Đông (như đạo

17


Tiểu luận phần I: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh

đức Nho giáo, Phật giáo, ...). Trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ
Chí Minh có nhiều năm sống ở các nước phương Tây, tiếp thu học thuyết đạo
đức mácxít, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh có chịu ảnh hưởng gì của tư
tưởng đạo đức phương Tây? (lòng thương người của chúa Jesus, những yếu
tố nhân đạo và dân chủ trong tư tưởng đạo đức của các nhà Khai sáng,...).
Ngồi ra, Người cịn học hỏi và tiếp thu những gì trong nhân cách, đạo đức
của những nhân lỗi lạc khác như Lênin, Gandhi, Tôn Dật Tiên,... Để trả lời
sáng tỏ những câu hỏi đó, cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu và giải đáp bằng
những căn cứ cụ thể, có sức thuyết phục của chuyên gia nhiều ngành, chứ
không thể khẳng định một cách chung chung, võ đoán.
Nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là để vận dụng vào việc
xây dựng, giáo dục đạo đức mới, khắc phục những vấn đề nóng bỏng đang
đặt ra trong đời sống đạo đức của xã hội ta hiện nay, khi mặt trái của cơ chế
thị trường đang tác oai, tác quái, đang xâm nhập lũng đoạn, làm băng hoại
khơng ít những giá trị truyền thống văn hóa - đạo đức - tinh thần của xã hội
ta. Muốn đề xuất, kiến nghị được những phương án giải quyết hữu hiệu, khả
thi về những vấn đề trên cần phải tiến hành điều tra cơ bản tình hình đạo đức
trong một số tầng lớp xã hội cơ bản (cán bộ, đảng viên, thanh niên, công
nhân, người buôn bán và dịch vụ,...), ở một số địa bàn khác nhau (thành phố
lớn, khu công nghiệp, nông thôn, miền núi, vùng có đạo,...), tức là phải vận
dụng phương pháp xã hội học kết hợp với phương pháp của khoa học hình
sự. Để hình thành đạo đức mới, ngồi phát triển kinh tế là điều kiện cơ bản,
phải nhấn mạnh đến vai trị quan trọng của các nhân tố ngồi kinh tế, phải kết
hợp đồng bộ giữa kinh tế với luật pháp và giáo dục, tức là cần vận dụng các
phương pháp luật học, văn hóa học, của tổ chức và quản lý hành chính.

Tóm lại, đạo đức là một nội dung lớn của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, hướng vào mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, văn minh. Đó là một
chiến lược tổng hợp, chỉ riêng các nhà nghiên cứu đạo đức học không đủ sức
giải quyết nổi, mà cần có sự hợp tác liên ngành.
18


Tiểu luận phần I: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh

4.2. Hợp tác chuyên gia để cùng nghiên cứu tác phẩm cụ thể
Trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta. Bản án chế
độ thực dân Pháp là một tác phẩm lớn, đánh dấu một móc lớn trong sự
nghiệp trước tác của Người. Cuốn sách được viết bằng tiếng Pháp, gồm 12
chương và phần phụ lục Gữi thanh niên Việt Nam, do hiệu sách Lao động
xuất bản, ở Paris, khoảng đầu năm 1926. Trần Dân Tiên kể lại rằng: “Ông chỉ
viết một cuốn sách duy nhất2 là quyền: Bản án chế độ thực dân Pháp; quyền
này gồm những tài liệu chống thực dân Pháp, trích trong những sách của
người Pháp viết để ở thư viện quốc gia”3.
Đứng ở phương pháp nghiên cứu, biên soạn mà xét, tác giả đã vận
dụng phương pháp đa ngành. Trước hết là phương pháp điều tra xã hội học.
Để chuẩn bị luận cứ vững chắc cho bản án, tác giả đã tiến hành khảo sát, thu
thập, chắt lọc thông tin từ một khối tư liệu khổng lồ, chủ yếu lại là những tài
liệu, sách báo do chính người Pháp viết ra, đặc biệt là các số liệu cụ thể,
những văn bản chính thức mà chủ nghĩa thực dân Pháp không thể chối cãi
được. Không dừng lại ở các hiện tượng bề ngoài, tác giả đã đi sâu phân tích,
so sánh, đối chiếu với nhiều nguồn tài liệu khác nhau để rút ra những thuộc
tính bản chất của chủ nghĩa thực dân Pháp, giúp cho người đọc nhìn thấy biểu
hiện cái địa ngục trần gian ở thuộc địa được che đậy dưới chiêu bài “khai hóa
văn minh”. Tác phẩm trên cịn là hình mẫu của việc vận dụng Phương pháp
hệ thống, được thể hiện trong cách xem xét xã hội thực dân - thuộc địa như là
một cơ cấu tổng thể, từ các quan hệ kinh tế đến tổ chức chính trị - xã hội và

văn hóa - tư tưởng. Chủ nghĩa thực dân cũng chưa được xem xét như là một
hiện tượng đơn nhất, chỉ diễn ra ở Việt Nam, ở Đơng Dương, mà cịn là vấn
đề của thời đại. Tác giả đã bóc trần tội ác của chúng ở khắp các thuộc địa
khác trên thế giới như ở Angiêri, Tuynidi, Marốc, Xyri, Đahômây, Xuđăng,
Mađagátxca,... và cho thấy ở đâu những người lao động mất nước cũng cùng
chung số phận, vì vậy, tự nhiên là họ cùng đứng trong một chiến tuyến chống
chủ nghĩa thực dân.
19


Tiểu luận phần I: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh

Ngồi ra, chúng ta cịn thấy tác giả sử dụng rất thành thạo các phương
pháp lịch sử, trong việc mô tả các hiện tượng xã hội; phương pháp điển hình
hóa của văn học trong việc khắc họa chân dung của những tên quan cai trị
thực dân khét tiếng.
Xét về nội dung, Bản án chế độ thực dân pháp là bản cáo trạng đanh
thép về tội ác của chế độ thực dân Pháp đối với các thuộc địa về các mặt kinh
tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng,... Tác phẩm cũng đề cập đến cuộc đấu tranh
của các dân tộc thuộc địa và mối quan hệ của nó đối với cách mạng vơ sản ở
chính quốc. Tóm lại, tác phẩm này là sự tổng hòa các tri thức chính trị, triết
học, xã hội, lịch sử, văn học cùng với kinh nghiệm thực tiễn phong phú mà
Nguyễn Ái Quốc đã rút ra được trong suốt 15 năm đấu tranh của Người.
Một tác phẩm có nội dung tồn diện và phong phú như thế, muốn lĩnh
hội và kiến giải được đầy đủ, sâu sắc về nó, cần có tổ chức hợp tác nghiên
cứu liên ngành. Trên thực tế, trong những năm qua đã từng có một cuộc hội
thảo như vậy4. Từ giác ngộ tri thức và phương pháp của ngành mình, các nhà
nghiên cứu đã bước đầu đi vào tìm hiểu những giá trị từng mặt của tác phẩm:
giá trị tố cáo, giá trị nhân đạo, giá trị ngôn ngữ và văn học,... hoặc đi vào từng
nội dung khác nhau như vấn đề nông dân, số phận người phụ nữ thuộc địa,

vấn đế sử dụng nguồn tư liệu và văn bản của tác giả,.v.v. Tuy nhiên, đây mới
chỉ là một cuộc hội thảo để kỷ niệm 60 năm ngày ra đời của tác phẩm. Một
tác phẩm có giá trị về nhiều mặt như vậy cần được phối hợp tổ chức nghiên
cứu một cách toàn diện và sâu sắc hơn trên cơ sở vận dụng phương pháp liên
ngành.
5. Phương pháp văn bản học
Văn bản là phương tiện để chuyển hoặc để giữ gìn thơng tin, được ghi
nhớ lại nhờ chữ cái, các con số, những ký hiệu tốc ký và những ký hiệu khác:
các hình vẻ, ảnh chụp, băng ghi âm,...Căn cứ vào hình thức ghi lại thơng tin,
các tài liệu được chia ra: tài liệu viết (viết tay, in, đánh máy); các tài liệu đọc
bằng máy (các băng từ và đĩa dùng cho máy tính điện tử) những tài liệu ghi
20



×