Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Lịch sử đôi guốc mộc potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.56 KB, 15 trang )




Lịch sử đôi guốc mộc

Xưa kia, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, cùng với thói quen
trồng lúa nước của người Việt, giỏi dùng thuyền, người Việt
thường để chân trần. Vào cuối thế kỷ thứ X, vua Lê Đại Hành
còn có lúc cởi trần, đóng khố, đi chân đất, đến đời nhà Trần
người dân đều đi chân không, da chân rất dày khiến họ trèo
núi rất nhanh nhẹn và không sợ chông gai. Chỉ có người quý
tộc mới đi giầy bằng da, nhưng khi đến cung điện thì lại phải
tháo giầy. Nói chung người Việt xưa kia ít dùng guốc.



Thế nhưng theo sử sách thì đôi guốc đã xuất hiện ở Việt Nam
khá sớm. Các sách cổ của Trung Quốc như Nam Việt Chí,
Giao Châu Ký có ghi rằng, Bà Triệu ở thế kỷ thứ III có đi
guốc bằng ngà voi. Ngày trước ở nông thôn, vào những ngày
giá rét, phụ nữ và đàn ông chỉ khi nào đi dự hội hè đình đám
thì mới đi guốc tre, guốc đi trong nhà thường được người đàn
ông đẽo bằng gỗ, có mũi uốn cong cong để bảo vệ ngón chân,
quai dọc thì tết bằng mây chứ không phải bằng quai da đóng
ngang như kiểu guốc thời cận đại.













Trước kia ở Phú Yên (Nam Trung Bộ), đôi guốc bình dân
nhất là đôi guốc do người dân quê tự đẽo lấy. Loại guốc này

cao hơn đôi guốc sản xuất để bán, mũi hơi cong lên, trước
mũi có dùi một lỗ thủng từ trên xuống, phía sau dùi một lỗ
ngang. Quai guốc là một sợi dây, có thể dùng vải xe lại mềm,
êm cho khỏi đau chân. Guốc xỏ quai lỗ ngang, đưa tới trước
rồi đưa xuống lỗ phía dưới, giống như quai dép Nhật thời
nay. Chỗ cong lên tránh cho quai không bị giáp đất để khỏi bị
mòn nhanh, chóng đứt.

Bên cạnh guốc tự đẽo, ở tỉnh này cũng đã có bán guốc gỗ
dành cho đàn ông và phụ nữ. Guốc cho phụ nữ hơi eo ở chính
giữa, còn guốc đàn ông thì không eo nên gọi là guốc xuồng.
Guốc sản xuất ở Phú Yên không sơn, giữ nguyên màu trắng

của gỗ, thường là cây lồng mực. Còn guốc nhập từ Huế thì có
sơn hoặc đều một màu hoặc sơn hai màu (thường là màu đen
và màu nâu), thường phía lòng bàn chân là một hình tam giác
màu nhạt.

Xưa kia chỉ những người khá giả mới đi guốc sơn, một số nơi
gọi là guốc dòn, vì thế người ta mới nói “Chân giầy chân
dòn” để chỉ những người giàu có và sang diện. Cho mãi đến
năm 1940, học trò nam trường công ở tỉnh Bến Tre mặc bộ
bà ba trắng, chân đi guốc. Trước năm 1945, guốc sản xuất ở
kinh đô Huế gọi là Guốc Kinh. Đây là loại guốc làm từ dừa
hay gỗ nhẹ, sơn trắng, mũi thêu và kim tuyến.


Ở Hà Nội có kiểu guốc gọi là phi mã, đế cao dành cho phụ
nữ, hay được quảng cáo trên báo chí hồi những năm 40:
Bấy lâu đáy bể mò kim
Kiểu giày phi mã nay tìm đã ra


Sang đến năm 50, 60, người ta đem guốc mộc được sản xuất
ở làng Đơ Đồng (tức Yên Xá, thuộc huyện Thanh Trì, Hà
Nội), ở Kẻ Giày (xã Liên Trung, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà
Tây) về số nhà phố 12 Hàng Gà, nay chuyển về phố Bạch
Mai ở Hà Nội để sơn, xì hoa và sau đó mới đem đi bán. Đi

guốc dưới màu xanh của những hàng cây sấu cổ thụ đã là nét
đẹp một thời của những thiếu nữ thủ đô.

Vào cuối những năm 70, bên cạnh guốc gỗ, guốc nhựa đã ra
đời. Cùng với giầy dép chức năng chính của đôi guốc là để
trang trí cho đôi chân. Tuy vậy cũng có trường hợp đôi guốc
được khoét rỗng gót để cất giấu vàng bạc và các thứ nữ trang
quý hiếm khác mỗi khi đi đâu xa.


Nếu như chiếc nón, chiếc yếm là những vật gợi cảm hứng
cho hồn thơ dân gian và thường được nhắc đến trong các câu

ca dao tục ngữ, thì đôi guốc hầu như bị các thi sĩ dân gian
lãng quên.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng đôi guốc đã gắn bó với
đời sống người Việt lâu đến thế nào. Thậm chí có thời gian
việc dùng guốc, làm guốc đã bị lắng xuống. Cho đến bây giờ
thì cái thú dùng guốc đã được khôi phục trở lại. Mấy năm
gần đây sự phục hưng này đã chứng tỏ một điều rằng quan
niệm về cái đẹp đang ngày càng đa dạng hơn, và việc dùng
guốc trở lại đã phần nào gìn giữ và trân trọng những gì được
gọi là vật dụng giản dị của lớp người xưa.


Guốc gỗ thời hiện đại được sơn vẽ, thiết kế theo thời trang và
thẩm mỹ hiện nay.








×