Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Lịch sử Đội TNTP.HCM - Chương 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.02 KB, 20 trang )

CHƯƠNG II
TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ, THI ĐUA HỌC VÀ HÀNH THAM GIA
KHÁNG CHIẾN GIÀNH THẮNG LỢI VẺ VANG (1946 - 1954)
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, thiếu niên, nhi đồng trong cả nước
theo lời dạy của Bác Hồ "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ" đã góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo
vệ, củng cố Nhà nước dân chủ nhân dân, xây dựng chế độ mới và tích cực chuẩn bị cho
cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ của dân tộc từ sau cuộc Cách mạng Tháng Tám năm
1945, Hệ thống tổ chức Đoàn, Đội phát triển rộng khắp từ Bắc đến Nam, ngay cả trong các
vùng bị thực dân Pháp tạm chiếm đóng ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Những ngày cuối năm 1946, tình hình trở nên hết sức khẩn trương trước dã tâm xâm
lược nước ta lần nữa của thực dân Pháp. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng được
triệu tập khẩn cấp trong hai ngày 18 và 19-12-1946 đi tới quyết định phát động toàn dân
đứng lên cầm vũ khí chống quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa mới giành được.
Đêm 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Người dạy: ..."Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải
nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng
quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!... Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu
Tổ quốc!"...
Tại Thủ đô Hà Nội cũng như ở các thành phố, thị xã như Hải Phòng, Hải Dương,
Vinh, Huế, Đà Nẵng... tiếng súng giết giặc của quân dân ta từ già đến trẻ rền vang. Với lực
lượng lớn, vũ khí hiện đại, giặc Pháp tưởng như sẽ dễ dàng đè bẹp quân dân Hà Nội.
Nhưng điều ngược lại là chúng càng đánh càng chịu những thất bại nặng nề. Tuổi trẻ và
nhân dân Thủ đô đã nêu cao tinh thần "Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" và thề "Sống chết
với Thủ đô". Tại Bắc Bộ Phủ, nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một đại đội vệ quốc
quân và 20 thanh niên tự vệ đã nêu quyết tâm chiến đấu đến cùng: "Chúng tôi còn, Bắc Bộ
Phủ còn". Chiều ngày 20-12-1946, sau bao lần tấn công thất bại, giặc Pháp huy động 300
lính và 18 xe tăng mở trận đánh lớn vào Bắc Bộ Phủ. Các chiến sĩ ta chiến đấu hết sức
ngoan cường, đẩy lùi nhiều đợt xung phong của giặc, tiêu diệt tại chỗ hơn 150 tên, bắn


cháy 4 xe tăng. Theo lệnh cấp trên, chính trị viên trẻ tuổi Lê Gia Định cho bộ đội và thanh
niên tự vệ rút quân để bảo toàn lực lượng chuẩn bị chiến đấu lâu dài. Lê Gia Định tình
nguyện ở lại chặn địch. Anh đã dùng bom tiêu diệt xe tăng địch và hy sinh anh dũng. Tổ
quốc ghi công truy tặng anh danh hiệu vẻ vang: "Cảm tử quân số 1" của Thủ đô.
Cùng với Vệ quốc quân và thanh niên tự vệ, hàng trăm thiếu niên anh dũng khắp
các phố phường Hà Nội đã tham gia làm liên lạc viên, trinh sát viên cho bộ đội và dân
quân, tự vệ. Nhiều Đội thiếu nhi có tổ chức chặt chẽ như Đội thiếu nhi Mai Hắc Đế, thiếu
nhi Hoàng Cường, Đội thiếu nhi tình báo Bát Sắt... được thành lập và hoạt động mạnh
trong lòng Thủ đô. Các thiếu niên gan dạ này được bộ đội đặt cho cái tên rất trìu mến, đó
là "Vệ út". Vệ út có mặt khắp nơi, len lỏi giữa các đường phố ngổn ngang hào luỹ, chướng
ngại vật dưới làn đạn của quân thù. Trong số các Vệ út của Hà Nội năm ấy, nổi lên nhiều
tấm gương sáng như út Lai, liên lạc viên 12 tuổi của Trung đoàn Thủ đô. Lai thuộc lòng
các ngõ ngách của mặt trận Liên khu I, nhiều lần leo ống máng, vượt mái nhà, luồn qua
giao thông hào... dẫn đường cho bộ đội, truyền các mệnh lệnh của cấp trên cho các đơn vị
thuộc trung đoàn. Có lần, trong một trận giáp chiến với giặc, bộ đội ta hết đạn nhưng ai
cũng quyết tâm giữ vững trận địa, út Lai lao nhanh trước họng súng của kẻ thù liên lạc
được với đơn vị bạn đến chi viện làm cho quân địch hoảng hốt tháo chạy. út Lai được cả
đơn vị ngợi ca về tinh thần dũng cảm và trí thông minh.
Xuân Đinh Hợi (1947), đúng lúc cuộc chiến đấu giữa lòng Hà Nội đang diễn ra
quyết liệt. Trên các chiến hào, hàng chục nghìn chiến sĩ, tự vệ, dân quân Thủ đô sạm đen
khói súng sung sướng, xúc động đến nghẹn ngào đọc thư thăm hỏi, động viên của Bác Hồ.
Bác viết: "Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại
biểu cái tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật
cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang
Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám truyền lại cho các em. Nay các em gan góc
tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó để truyền lại nòi giống Việt Nam muôn đời về sau... Các
em hăng hái tiến lên, lòng Già Hồ, lòng Chính phủ và lòng toàn thể đồng bào luôn luôn ở
bên cạnh các em".
Sau gần hai tháng "Sống chết với Thủ đô" quân dân ta, trong đó có không ít các
"Vệ út" đã góp phần đắc lực tiêu diệt trên 2000 tên địch, phá hủy và thu được nhiều vũ khí,

đánh bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của kẻ thù, bảo vệ thành công các cơ quan đầu
não của Nhà nước cách mạng. Đêm 17-2-1947, thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Bộ chỉ huy ta ra lệnh cho Trung đoàn Thủ đô rút khỏi thành phố do đã hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao nay đã đến lúc phải trở về hậu phương xây dựng lực lượng
lớn mạnh hơn nữa. Các đại đội dân quân tự vệ trong đó có đại đội tự vệ Thăng Long cùng
được trở về các căn cứ ở ngoại thành tiếp tục tác chiến theo kế hoạch mới.
Rạng sáng hôm sau, phát hiện ra hàng nghìn chiến sĩ cảm tử Thủ đô không cánh
mà bay, địch cho nhiều đơn vị tỏa ra đuổi theo quân ta trong đó có một lực lượng khá
mạnh tiến về phía bãi ven sông Hồng theo hướng Bắc mà địch phỏng đoán là đường rút
thần tình của Trung đoàn Thủ đô. Các cánh quân này đã bị đội du kích Hồng Hà do
Nguyễn Ngọc Nại chỉ huy gồm 15 chiến sĩ rất trẻ tuổi chặn đánh kịch liệt và hy sinh anh
dũng đến người cuối cùng. Cuộc hành quân đuổi theo Trung đoàn Thủ đô của địch thất bại
hoàn toàn với hàng chục tên giặc đền mạng.
Các đại đội tự vệ thành rút ra ngoài bố trí lực lượng tiếp tục đánh địch trên các
tuyến Hà Nội - Văn Điển, Hà Nội - Sơn Tây... Đại đội tự vệ Thăng Long cũng thực hiện kế
hoạch phân tán đánh du kích như các đại đội khác trên tuyến Hà Nội - Hà Đông. Dương
Văn Nội là liên lạc viên tuy tuổi còn nhỏ nhưng đã từng tham gia nhiều trận đánh trong
lòng Hà Nội nay cùng theo đơn vị phân tán đóng quân ở làng Giá. Quê Nội ở Duy Tiên
(Hà Nam), Nội gia nhập Đội tự vệ Thăng Long ngay từ đầu. Cả đại đội ai cũng yêu mến
Nội vì lòng dũng cảm, ý thức tổ chức kỷ luật của em.
Sáng hôm ấy, lính địch có xe tăng yểm trợ đột ngột càn vào làng. Cả tiểu đội của
Nội theo lệnh anh tiểu đội trưởng ra bố trí ven đê chờ địch, lựu đạn chất đầy trong các rọ
tre để bên cạnh... ngoài súng và lựu đạn còn có cả dao, kiếm, mã tấu.
Tham gia trận chống càn này, cả đại đội tự vệ Thăng Long rải quân suốt dọc đê
sông Đáy từ làng Giá ra đến Phùng. Dương Văn Nội cùng anh Lộc và bạn Đức trong cùng
một tổ. Anh Lộc là chỉ huy có ba quả lựu đạn và cây súng tuyn; Đức có hai lựu đạn, 1 dao
cán dài; Nội chỉ có cây súng trường. Đang ngồi dưới hào, không hiểu sốt ruột thế nào, anh
Lộc nhổm người lên nhìn quanh quất, bỗng anh tháo khẩu tuyn đang quàng và hô lớn:
- Chúng nó kia rồi, chuẩn bị... đánh!
Nội thấy không phải một mà đến hai toán giặc đi vàng cả bờ ao bên kia. Nội kê súng

lên bờ hào, Đức lăm lăm quả lựu đạn. Không khí thật căng thẳng. Rồi thì một hàng ba tên
Lê dương mũi lõ đã ở trước đầu ruồi cây súng. Nội mím chặt môi, nheo mắt và nín thở.
Đoàng! Nòng súng của Nội rung lên giận dữ. Anh Lộc quay phắt lại và reo lên:
- Hay quá, ít ra là 2 thằng, xuyên táo rồi Nội ạ.
Toán lính giặc chạy tóe ra nhưng tên chỉ huy vừa bò vừa hò hét tập họp bọn chúng
lại. Lúc này cả bên trái, bên phải và trước mắt đều có địch. Tình thế bắt buộc ta phải rút.
Tiểu đội trưởng Lộc lại hô lớn, giọng anh đanh lại:
- Hai em chạy vào làng đi, trong làng có du kích của ta.
Nội và Đức chuẩn bị chiến đấu, nhưng anh Lộc hét lên:
- Không được, chạy vào làng đi, chỉ mình anh ở lại chặn chúng nó thôi.
Nội và Đức chạy ào vô làng giữa lúc loạt súng tuyn của anh Lộc vang lên cùng với
hàng tràng liên thanh của địch nhả chéo lại. Bỗng chân Nội như bước hẫng, đau nhói ở
ngực và ngã xuống...
Dương Văn Nội là một trong những liệt sĩ thiếu niên đầu tiên được Chính phủ ta
tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Hai và sau này được tặng danh hiệu vẻ vang:
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1997).
Cùng với Hà Nội, thiếu niên các thành phố, thị xã trong cả nước đã hăng hái tham
gia kháng chiến. Tại Nam Định, hơn 800 quân Pháp bị vây chặt trong thành phố 60 ngày
đêm. Hàng chục trận tấn công tiêu diệt giặc của bộ đội, dân quân, tự vệ có sự tham gia của
các Đội thiếu niên cảm tử, nhất là các trận phục kích táo bạo gần nơi đóng quân của giặc
làm cho chúng rất hoang mang. Các đội viên thiếu niên cảm tử giả làm bé đánh giày, bé
bán bánh nhưng mang theo lựu đạn diệt địch ngay trên đường phố và các vùng phụ cận.
Hơn 400 tên giặc đã đền mạng nói lên tinh thần chiến đấu kiên cường, liên tục của quân
dân ta ở Nam Định. Sau Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ nhất (10-1947), Đội thiếu niên tiền
phong của tỉnh được thành lập để thu hút các em vào việc học tập, rèn luyện và tham gia
kháng chiến. Trong những ngày cùng cha anh đứng lên cứu nước, ở Nam Định đã xuất
hiện tấm gương Phạm Đỗ Hải, 13 tuổi làm liên lạc cho Trung đoàn 34 Tất Thắng (Bộ đội
địa phương). Trong khi đang làm nhiệm vụ thì Phạm Đỗ Hải chẳng may bị giặc bắt, Hải
nhanh chóng huỷ hết tài liệu. Đặc biệt, Hải còn thăm dò thái độ phản chiến của 2 lính Phi
trong quân đội thực dân rồi dẫn 2 người lính đó cùng trốn trại về hàng Chính phủ Việt

Nam. Được tin này, Bác Hồ kính yêu đã gửi thư khen ngợi, biểu dương Phạm Đỗ Hải. Tại
Huế, cuộc chiến đấu kéo dài hơn một tháng với những đợt tấn công táo bạo của quân ta.
Hàng trăm đội viên thiếu niên đã tham gia làm liên lạc, làm trinh sát cho bộ đội và tự vệ
chiến đấu; đặc biệt là giúp đồng bào tản cư ra khỏi thành phố để tránh bom đạn. Mỗi khu
phố có một tổ thanh, thiếu niên làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh và tiếp tế cho bộ đội.
Tại Đà Nẵng, 10.000 quân Pháp bị vây hãm liên tiếp 3 tháng trong thành phố và liên tiếp bị
quân dân Quảng Nam kiên cường giết giặc cứu nước là các chiến sĩ trẻ tuổi Ngô Văn
Minh, Trần Đức, Ngô Hiệp và đội quyết tử của thiếu niên thành phố được thành lập vào
đầu năm 1947. Đồng chí Phạm Văn Đồng, phái viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang công
tác ở miền Trung được Bác Hồ ủy nhiệm thay mặt Chính phủ trao tặng Mặt trận Quảng
Nam - Đà Nẵng lá cờ thêu hai chữ vàng "Giữ vững".
Các Đội thiếu niên giết giặc, Đội thiếu niên chiến đấu, Đội thiếu niên tuyên truyền
xung phong, Đội thiếu niên quyết tử, cảm tử... được thành lập ở Sài Gòn, Đồng Tháp
Mười, Biên Hòa, Cần Thơ và khắp các tỉnh... Hàng nghìn đơn vị du kích xã, ấp phường
được thành lập, theo đó các Đội thiếu niên đã noi gương các anh chị thanh niên làm nhiệm
vụ kháng chiến tuỳ theo sức của mình.
Một trong những Đội thiếu nhi hoạt động tích cực của các tỉnh Nam Bộ lúc ấy là
Đội thiếu nhi Biên Hòa do các anh Hồ Thiện Ngôn và Thanh Sơn phụ trách. Đội tập họp
các toán thiếu nhi từ các cơ quan tỉnh Đoàn, Trung đoàn 310, Ty Công an, Ty Thông tin
tuyên truyền, cơ quan Hội Phụ nữ và một số huyện sở tại ở căn cứ kháng chiến. Tổ chức
Đội cho ra tập san "Măng non" và ban văn nghệ đi biểu diễn tại nhiều xã, huyện như Tân
Uyên, Mỹ Lộc, Châu Thành, Vĩnh Cửu... có khi còn luồn sâu vào ven đô Sài Gòn tạm bị
chiếm. Những bài hát, bài thơ cách mạng từ các em vang lên chẳng những thu hút bè bạn
của các em khắp các vùng mà còn góp phần tạo nên không khí kháng chiến sôi động trong
đồng bào các giới.
Cũng vào thời gian đó, ở Rạch Giá, Mỹ Tho, các anh Huỳnh Văn Châu và Nguyễn
Anh Ngọc xây dựng các Đội thiếu nhi trong tỉnh. Đội thiếu nhi Rạch Giá do Ty Công an
đỡ đầu trang bị các phương tiện hoạt động như xuồng, đàn, đèn... Các Đội thiếu nhi này
hoạt động rất sôi nổi được nhân dân khắp vùng yêu mến. Tại Bạc Liêu, phong trào thiếu
nhi cứu quốc bắt đầu bằng việc mở một trường dạy văn hóa cho 140 em. Tỉnh Đoàn thành

lập Đội thiếu nhi mang tên "Chim Việt" do Ty Thông tin tuyên truyền đỡ đầu. Đội thiếu
nhi "Chim Việt" sau đổi thành Đội thiếu nhi tuyên truyền xung phong mang tên Lý Tự
Trọng. Đến cuối năm 1947, Xứ Đoàn TNCQ Nam Bộ đã chỉ đạo xây dựng Đội khắp các
tỉnh kể cả vùng tạm chiếm. Nội dung giáo dục được thể hiện qua khẩu hiệu chung là: "Yêu
Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu Bác Hồ". Trong hai năm 1946 và 1947, tổ chức thiếu nhi cứu
quốc huyện Long Thành đã phát triển trong khắp 30 xã của huyện, mỗi xã có một Đội. Cấp
huyện có Ban Chấp hành thiếu nhi huyện do anh Trần Khắc Minh làm thư ký. Có thể nói
phong trào thiếu nhi Nam Bộ những năm đầu kháng chiến có nét đặc sắc.
Sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, trên miền Bắc các đồng chí phụ trách
công tác thiếu nhi ở TW và Hà Nội như Hồ Trúc, Nguyễn Tiên Phong, Phong Nhã... được
điều động lên Việt Bắc, một số đồng chí khác được điều động về Liên khu III tiếp tục làm
công tác thiếu nhi trong đó có đồng chí Nguyễn Hiệp, Phạm Triều, Nguyễn Lê Khanh...
Liên khu đoàn III đã thành lập Ban phụ trách Thiếu nhi Liên khu III gồm các đồng chí nêu
trên. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ Ban phụ trách đã soạn tài liệu và mở khóa huấn luyện
cán bộ đầu tiên mang tên "khóa Bác Hồ". Thời gian học là 15 ngày, đối tượng triệu tập chủ
yếu là trưởng ban thiếu nhi huyện của 6 tỉnh hữu ngạn sông Hồng, đến tháng 8 năm 1947
mở tiếp "hai khóa Bác Hồ"; dành riêng cho cán bộ phụ trách thiếu nhi huyện và thêm cán
bộ tỉnh thuộc 5 tỉnh tả ngạn sông Hồng. Cuối năm 1947, Ban phụ trách thiếu nhi Liên khu
đoàn III mở hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi toàn Liên khu tại nhà xứ Sở Kiện (Kiện
Khê - Hà Nam). Công tác huấn luyện cán bộ được tiếp tục trong năm 1948 với 5 khóa nữa.
Giữa năm 1949, hội nghị cán bộ thiếu nhi Liên khu III được tổ chức lần thứ hai ở Kiến
Xương (Thái Bình). Ngoài việc mở các lớp huấn luyện như trên đã nêu, Ban phụ trách
thiếu nhi Liên khu III còn cho xuất bản tờ tạp chí hàng tháng lấy tên là "Vững Tiến" xuất
bản được 10 kỳ. Sau hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi lần thứ nhất, phong trào đỡ đầu
Trung đoàn Tây Tiến, Trung đoàn anh nuôi của thiếu nhi Liên khu III được phát động. Một
lớp cán bộ phụ trách thiếu nhi thuộc 11 tỉnh Liên khu III đã trưởng thành và được giao
trách nhiệm phụ trách công tác thiếu nhi trong giai đoạn Kháng chiến mới. Các đồng chí
trong Ban phụ trách thiếu nhi Liên khu III trước đây được điều động lên nhận nhiệm vụ ở
TW Đoàn.
Sau gần 2 năm toàn quốc kháng chiến, theo dõi những cống hiến về nhiều mặt của

thiếu nhi cả nước, vào dịp kỷ niệm Quốc khánh 2-9-1947, Bác Hồ kính yêu đã gửi thư
khen ngợi thiếu nhi cả nước. Bác viết: "Trong cuộc Cách mạng Tháng Tám và trong cuộc
kháng chiến bây giờ đã có nhiều cháu tham gia. Từ Nam chí Bắc có nhiều thiếu nhi đã
oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc, có nhiều thiếu nhi bị địch giết hại một cách thảm thương.
Bác cùng các cháu kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các liệt sĩ thiếu niên đó...
Bác rất vui lòng biết rằng nhiều cháu đã hăng hái giúp việc trong các đơn vị bộ đội
và dân quân. Nhiều cháu đã tổ chức tham gia sản xuất, trồng lúa, trồng ngô, nuôi gà, nuôi
vịt (thiếu nhi Hải Phòng); nhiều cháu vào tuyên truyền xung phong (thiếu nhi Quảng Yên);
nhiều cháu giúp việc bình dân học vụ,v.v... Còn cháu nào cũng biết siêng học, siêng làm,
biết ăn ở sạch sẽ, biết giữ kỷ luật, lễ phép, thế là tốt lắm. Bác khuyên các cháu gắng sức
thêm. Việc gì có ích cho kháng chiến, có ích cho Tổ quốc thì các cháu nên gắng sức làm.
Làm được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Tuổi các cháu còn nhỏ thì các cháu làm những công
việc nhỏ. Nhiều công việc nhỏ cộng lại thành công việc to. Bác mong các cháu làm việc và
học hành cho xứng đáng là nhi đồng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống nhất và
độc lập". Đây thực sự là những lời dạy của một người cha, người bác hết sức ân cần, trìu
mến; rất giản dị, rất gần gũi mà mọi thiếu niên, nhi đồng đều có thể làm theo. Bức thư đã
đến với hàng triệu thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước ta trong khói lửa của cuộc kháng
chiến. Thời gian này ở khắp các tỉnh Nam Bộ, kể cả vùng địch tạm chiếm nổi lên phong
trào "Một con gà, một bụi chuối" để tham gia kháng chiến do Xứ Đoàn phát động. Có nơi
cả bãi chuối của các em bị giặc đi càn chặt hết, nhưng sau đó gốc chuối lại đâm nhiều chồi,
mọc thành hai ba bụi chuối. Còn gà thì có đội viên nuôi đến vài chục con. Nghe tin hoặc
gặp bộ đội hành quân qua, các em cử đại biểu mang những lồng gà nặng trĩu để ủng hộ bộ
đội. Đội thiếu nhi Đồng Tháp là một trong những đội vừa tham gia làm liên lạc, trinh sát
đánh du kích giỏi vừa tham gia tăng gia sản xuất giỏi được Xứ Đoàn khen thưởng. Trong
khi kẻ thù còn hung hãn chiếm đóng nhiều thành phố và làng mạc trên đất nước ta, Bác Hồ
vẫn khuyên nhủ thiếu nhi học tập, ra sức rèn và làm những việc vừa sức mình góp phần
vào cuộc kháng chiến của dân tộc.
*
* *
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nhất là trong những năm 1946,

1947, 1948, Đảng ta và Bác Hồ kính yêu đã dành sự quan tâm lớn đến công tác thanh thiếu
nhi. Bác và Thường vụ Trung ương Đảng giao cho đồng chí Phạm Văn Đồng, Chủ nhiệm
Tổng bộ Việt Minh trực tiếp phụ trách công tác thanh thiếu nhi, Ban Thường vụ Trung
ương Đảng và Bác Hồ nhất trí cho Đoàn Thanh niên Cứu quốc tổ chức Đại hội Đoàn toàn
quốc lần thứ nhất vào cuối năm 1945 và điện cho Xứ Đoàn Nam Bộ cử đoàn đại biểu ra Hà
Nội dự Đại hội. Xứ ủy Nam Bộ đã giao cho đồng chí Huỳnh Tấn Phát lập đoàn đại biểu và
lên đường ngay. Cuối tháng 11 năm 1945, đoàn đại biểu thanh niên Nam Bộ đã đến Hà
Nội và được gặp Bác. Khi nghe đồng chí Huỳnh Tấn Phát báo cáo tinh thần chiến đấu của
thanh thiếu nhi Sài Gòn - Chợ Lớn và Nam Bộ, Bác rất xúc động. Người lấy khăn thấm
nước mắt. Tiếc rằng do tình hình chung ngày càng khẩn trương, tuổi trẻ phải tập trung mọi
sức lực và tâm trí vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc mà lúc này là ba việc lớn chống
giặc ngoại xâm, chống giặc đói, giặc dốt, do đó Đoàn ta đã kiến nghị với Ban Thường vụ
Trung ương Đảng, với Bác và Tổng bộ Việt Minh xin hoãn Đại hội cấp Trung ương. Tuy
nhiên, hệ thống tổ chức Đoàn đã hình thành từ cấp tỉnh, thành lên cấp Xứ Đoàn cho đến
Trung ương (lâm thời). Mỗi Xứ Đoàn, tỉnh Đoàn có một ủy viên Thường vụ hoặc ủy viên
chấp hành làm trưởng ban (nơi có thành lập Ban thiếu nhi).
Để lãnh đạo phong trào thanh thiếu nhi cả nước và xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn,
Đội ngày càng vững mạnh, khắc phục những lệch lạc trong quá trình tiến hành công tác
vận động thanh thiếu nhi. Ngày 1-9-1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị
số 17/CTTW. Đây là một văn kiện hết sức quan trọng của Đảng về công tác vận động
thanh thiếu nhi trong năm đầu của cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân
Pháp xâm lược. Chỉ thị đã đề ra 8 điểm về công tác thiếu nhi và đặt ra yêu cầu cho các cấp
ủy Đảng và cấp bộ Đoàn phải thực hiện ngay.
Dưới tiêu đề lớn "Vận động thiếu nhi", chỉ thị viết rõ 8 điểm đó là:
1. Các cấp bộ trong Đoàn thanh niên phải có người chuyên môn phụ trách thiếu nhi.
2. Phải đào tạo và đưa thiếu nhi tham gia công việc kháng chiến, thông tin, liên lạc,
do thám, cổ động kháng chiến.
3. Phải mở những lớp dạy chữ cho các em biết chữ và huấn luyện sơ lược về chính trị
cho các em.
4. Nên giúp đỡ thiếu nhi ra sách, báo chí để giáo dục riêng cho thiếu nhi (khu III đã

có tờ Xung phong của thiếu nhi Thái Bình).
5. Nêu cao những thành tích của thiếu nhi.
6. Giúp đỡ các trẻ em lưu lạc vì chiến tranh (Hội bảo vệ nhi đồng).
7. Các nơi phải gửi kinh nghiệm công tác thiếu nhi cho thanh vận Trung ương.
8. Tổ chức thiếu nhi ở các nơi đều do Đoàn thanh niên phụ trách và nếu có thể được
thì tổ chức cần phải thống nhất đến tỉnh.
Vậy các đồng chí các cấp phải thực hiện ngay theo đúng chỉ thị này.
Qua 8 điểm mà chỉ thị 17/CTTW đã nêu trên, chúng ta càng thấy rõ sự quan tâm đặc
biệt đối với công tác thiếu nhi của Đảng và Bác Hồ. Nội dung 8 điểm vừa là những nhiệm
vụ cụ thể vừa là sự khái quát đường hướng giáo dục, bồi dưỡng thiếu nhi trong thời kỳ
cách mạng rất đặc thù vừa phải đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, vừa phải kiến quốc,
trong đó có vấn đề hình thành một lớp người đáp ứng yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ
đang đặt ra.
Với quan điểm thực tiễn và quan điểm quần chúng sâu sắc, Đảng đặt ra yêu cầu "Các
nơi phải gửi kinh nghiệm công tác thiếu nhi cho thanh vận Trung ương".
Chỉ thị 17/CTTW được phổ biến trong toàn quốc. Các cấp ủy Đảng và cấp bộ Đoàn
tổ chức nghiên cứu, học tập và thực hiện nghiêm túc qua những đoàn kiểm tra đôn đốc của
tiểu ban thanh vận Trung ương.
Từ ngày 5 đến ngày 8-12-1947, Đại hội Xứ Đoàn Thanh niên Cứu quốc Nam Bộ
được triệu tập tại căn cứ kháng chiến Đồng Tháp Mười. Đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy
đã trực tiếp chỉ đạo Đại hội và có bài phát biểu quan trọng về công tác vận động thanh
thiếu nhi. Đại hội đã thảo luận và thông qua nhiều nhiệm vụ quan trọng của Đoàn và phong
trào thanh thiếu nhi Nam Bộ.
Chấp hành chỉ thị số 17/CTTW Đại hội đã vạch ra đề án công tác thiếu nhi của Xứ
Đoàn đã có từ trước được củng cố và tăng cường với nhiều đồng chí được điều động từ các
tỉnh lên. ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung, qua các Đại hội Đoàn, công tác thiếu nhi có
bước phát triển mới mà nét nổi bật là tăng cường các hoạt động mang tính giáo dục, khắc
phục tình trạng chỉ huy động các em tham gia phục vụ cuộc kháng chiến, mà lơ là nhiệm
vụ chính là học tập, rèn luyện...
Thu - Đông năm 1947, giặc Pháp huy động lục quân và thủy quân mở trận tấn công

lớn vào căn cứ địa Việt Bắc với âm mưu tiêu diệt bộ đội và các cơ quan đầu não của ta.
Dưới sự lãnh đạo tài tình của Bác Hồ kính yêu và Bộ Tổng tư lệnh, quân dân ta đã đánh bại
hoàn toàn cuộc hành quân của giặc, tiêu diệt đoàn tàu chiến của chúng trên dòng sông Lô
oai hùng, làm tiêu tan hy vọng đánh nhanh, thắng nhanh của quân thù. Trong những ngày
bộ đội ta trèo đèo lội suối để đánh địch, hàng trăm đội viên thiếu niên các dân tộc đã tham
gia làm liên lạc dẫn đường cho bộ đội, tiếp tế lương thực, làm trinh sát, giúp đỡ đồng bào
tản cư tránh sự khủng bố của quân thù...
Bác Hồ rất khen ngợi những đóng góp của thiếu nhi trong chiến thắng Thu - Đông
1947 của quân dân ta ở Việt Bắc. Xuất phát từ tình hình thực tế của cuộc kháng chiến đang
diễn ra trong cả nước từ Bắc đến Nam, từ những việc làm và sự đóng góp với tinh thần tự
giác, yêu nước, yêu anh bộ đội, yêu nhân dân của các em, vào tháng 2 năm 1948, Bác Hồ
đề xướng sáng kiến tổ chức phong trào hành động cách mạng của thiếu nhi Việt Nam lấy
tên là "Phong trào Trần Quốc Toản". Bác viết thư gửi các cháu:
"Qua năm mới, Bác đề nghị các cháu làm một việc là các cháu tổ chức những Đội
Trần Quốc Toản. Trần Quốc Toản là ai? Tổ chức thế nào và để làm gì?
1. Cách đây chừng 700 năm, quân phong kiến Mông Cổ đánh chiếm gần nửa châu
Âu, chiếm gần hết châu á và lấy cả nước Trung Hoa. Lúc đó quân phong kiến Mông Cổ
đem 30 vạn binh đến đánh nước ta. Do ông Trần Hưng Đạo cầm đầu, tổ tiên ta trường kỳ
kháng chiến đánh tan quân phong kiến Mông Cổ, nước ta lại được độc lập. Trần Quốc
Toản là cháu ông Trần Hưng Đạo lúc đó mới 15, 16 tuổi cũng đi đánh giặc lập được nhiều
chiến công.
2. Bác không mong các cháu tổ chức những đội Trần Quốc Toản để đi đánh giặc và
lập được nhiều chiến công nhưng mà cốt để tham gia kháng chiến bằng cách giúp đỡ đồng
bào.
3. Từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một Đội giúp nhau học hành, khi học rảnh, mỗi
tuần mấy lần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào, trước giúp các nhà chiến sĩ, thương binh,
lần lượt giúp những nhà ít người. Sức các cháu làm được việc gì thì giúp việc ấy. Thí dụ:
quét nhà, gánh nước, lấy củi, xay lúa, giữ em, dạy chữ quốc ngữ, v.v...
Đội này thi đua với đội khác. Mỗi tháng một lần, các đội báo cáo cho Bác biết. Đội
nào giỏi hơn, Bác sẽ gửi giấy khen. Đó là ý kiến của Bác. Nếu cháu nào có nhiều sáng kiến

tìm ra nhiều cách giúp đỡ càng tốt.
Các cháu nên hiểu rằng giúp đỡ đồng bào tức là tham gia kháng chiến. Và do đó các
cháu sẽ luyện tập cái tinh thần siêng năng và bác ái để sau này thành người công dân tốt
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc.
Thanh thiếu nhi và đồng bào cả nước rất phấn khởi và xúc động được đọc thư của
Bác, càng thấy tình thương yêu bao la, sâu sắc của Bác đối với "phong trào Trần Quốc
Toản". Phong trào Trần Quốc Toản rất phù hợp với tâm lý và nguyện vọng của thiếu nhi vì
vậy, có ý nghĩa lớn trên nhiều mặt đối với hoạt động của Đội. Trong hoàn cảnh phải cùng
với Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Chính phủ giải quyết trăm công nghìn việc nhằm
đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng giành nhiều thắng lợi, Bác Hồ không
quên nghĩ đến các cháu, đề xuất với các cháu một phong trào hành động vô cùng hấp dẫn,
cháu nào cũng có thể đóng góp cho kháng chiến. Công việc đầu tiên của các đội Trần Quốc
Toản như lời Bác dạy là "giúp nhau học hành". Như vậy, dù trong khói lửa chiến tranh,
Bác vẫn đặt nhiệm vụ hàng đầu cho thiếu nhi là học tập, và sau giờ học là "đem nhau đi
giúp đồng bào", và "giúp đỡ đồng bào tức là tham gia kháng chiến". Thư Bác Hồ gửi thiếu
nhi tháng 2 năm 1948 về công tác Trần Quốc Toản vừa là sáng kiến lớn về chủ trương với
mục đích, ý nghĩa rõ ràng; vừa là kế hoạch tổ chức hướng dẫn hành động cụ thể. Sự chăm
sóc của Bác đối với phong trào thiếu nhi thật to lớn biết
nhường nào.
Trung thu năm ấy (1948), Bác Hồ kính yêu không quên gửi thư cho thiếu nhi cả
nước. Bác viết: "Tết Trung thu là Tết của các cháu. Năm nay vì thực dân Pháp hung ác
muốn cướp nước ta, chúng ta phải ra sức kháng chiến để giữ lấy Tổ quốc, để các cháu khỏi
phải làm nô lệ... Thấy các cháu không được ăn Tết vui vẻ, lòng Bác rất áy náy và thêm căm
giận bọn phản động Pháp. Chắc các cháu cũng vậy nhỉ? Bác hứa với các cháu: các bác, các
chú, toàn thể đồng bào ra sức đấu tranh để xua đuổi bọn thực dân phản động, để trường kỳ
kháng chiến sẽ thắng lợi; thống nhất, độc lập sẽ thành công, để các cháu ăn Tết Trung thu
vui vẻ như năm kia, năm ngoái. Bác sẽ ăn Tết vui vẻ với các cháu.
Cùng với sáng kiến phát động phong trào Trần Quốc Toản (2-1948) trong thanh thiếu nhi
cả nước, thư Trung thu (9-1948) gửi thiếu nhi của Bác Hồ một lần nữa nói lên mối quan
tâm ân cần, sâu sắc của vị cha già dân tộc đối với đàn cháu thân yêu vì mục đích cao cả

"giữ lấy Tổ quốc để các cháu khỏi phải làm nô lệ" và "thấy các cháu không được ăn Tết
vui vẻ, lòng Bác rất áy náy và thêm căm giận bọn phản động Pháp". Có tình thương nào
cao hơn thế?
Sau hơn một năm từ khi phong trào lập các đội Trần Quốc Toản do Bác Hồ kính yêu phát
động, tại Hội nghị thanh vận toàn quốc giữa năm 1949 do Trung ương Đảng triệu tập, tiểu
ban thanh vận và Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc đã có bản báo
cáo 01 về tổng kết công tác Trần Quốc Toản, trong đó nêu rõ riêng các tỉnh Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ đã thành lập được 15.320 đội Trần Quốc Toản của thiếu nhi. Các em rất phấn
khởi tham gia hoạt động: trong nhà trường thì giúp nhau thi đua học tập, ngoài nhà trường
thì giúp đỡ đồng bào nhất là gia đình bộ đội, neo đơn, thương binh, liệt sĩ,v.v... nhiều Tỉnh
Đoàn, Khu Đoàn, Liên khu Đoàn đã tổ chức các "Trại Trần Quốc Toản", "Hội nghị công
tác Trần Quốc Toản", "Liên hoan Trần Quốc Toản", "Tháng Trần Quốc Toản" (nhân ngày
thương binh liệt sĩ). Tỉnh Đoàn Hưng Yên, Tỉnh Đoàn Thanh Hóa mở trại và hội nghị Trần
Quốc Toản để biểu dương các đội và các thiếu nhi có thành tích xuất sắc. Tỉnh Đoàn
Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Liên khu Đoàn V mở trại Trần Quốc Toản với rất
nhiều tấm gương xuất sắc làm công tác Trần Quốc Toản tham gia. ở Tây Ninh, đội thiếu
nhi Thạch An có nhiều thành tích xuất sắc trong việc giúp đỡ đồng bào, nhất là giúp các
mẹ chiến sĩ, các gia đình có khó khăn, Đội còn lập nhóm ca vũ Chim Xanh để vừa làm
công tác Trần Quốc Toản, vừa hoạt động văn nghệ, Đội được Xứ Đoàn, Tỉnh Đoàn và ủy
ban tặng bằng khen... Sau Đại hội Đoàn lần thứ nhất liên tỉnh Hải Phòng - Kiến An, công
tác Đội được tăng cường và Liên tỉnh Đoàn đã có kế hoạch phát triển phong trào Trần
Quốc Toản. Trong 2 năm 1948 - 1949 có 35 đội Trần Quốc Toản được khen thưởng bằng
nhiều hình thức. Tháng 12 năm 1949, Đại hội Đoàn TNCQ Liên khu V lần thứ nhất được
triệu tập tại Hoài Nhơn có 10 đội viên Trần Quốc Toản xuất sắc được tham dự Đại hội và
nhận phần thưởng.
Vào thời gian này, từ núi rừng Tây Bắc nổi lên tấm gương hy sinh kiên cường của
một thiếu niên anh dũng người Mông, đó là Vừ A Dính sinh năm 1934 tại Pú Nhung, một
bản thuộc vùng núi cao tỉnh Lai Châu. Vừ A Dính làm liên lạc cho cơ sở Việt Minh ở
huyện Tuần Giáo do anh Trần Quốc Mạnh phụ trách. Là một thiếu niên hiền lành, ít nói
nhưng tích cực trong mọi việc được giao. Ngày 15-6-1949, trên đường đi liên lạc từ Tuần

Giáo trở về Pa Ao, Vừ A Dính bị lính Tây phục kích bắt được. Tại nhà giam Tuần Giáo,
Dính bị giặc tra tấn hết sức dã man làm gãy cả hai chân nhưng vẫn không lấy được lời khai
nào. Chúng trói Vừ A Dính rồi khiêng lên rừng và bắt chỉ nơi cán bộ, bộ đội ở. Đến đâu
Dính cũng lắc đầu trả lời: "Không biết" mặc dầu đó là những nơi Dính đã từng đến đưa tài
liệu, nhận chuyển tài liệu cho các đơn vị bộ đội và cơ sở Việt Minh. Suốt ngày bị giặc hành

×