LỜI MỞ ĐẦU
Từ sau khi xóa bỏ chế độ bao cập, phát triển nền kinh tế thị trường hoạt
động mua bán hàng hóa ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu
đáng kể ( mức độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm tăng 7%). Nhưng
Việt Nam là một đất nước có xuất phát điểm từ nông nghiệp, các hàng hóa
mũi nhọn chủ yếu là nông phẩm, những biến động về giá đầu ra của hàng hóa
ảnh hưởng tới tình hình sản xuất, làm cho người sản xuất gặp nhiều khó khăn,
do đó họ muốn nắm bắt thông tin về giá và ổn định giá trên thị trường để an
tâm sản xuất. Mặt khác, do kinh tế phát triển nguồn vốn có thể huy động
trong dân cư cao, do đó xuất hiện nhu cầu đầu tư cẩu các nhà kinh tế. Với 2 lý
do trên tất yếu sẽ xây dựng mở rộng thị trường. Và thị trường đó gọi là thị
trường mua bán hàng hóa tương lai. Cụ thể là tại luật Thương Mại 2005 đã
quy định hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH. Vậy mua bán hàng hóa
qua SGDHH được quy định như thế nào? Những thành tựu đạt được là gì?
Tồn tại và hướng khắc phục ra sao? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này em đã
quyết định lựa chọn bài tập TM2. HK- 1: “Tìm hiểu pháp luật về mua bán
hàng hóa quá sở giao dịch hàng hóa” để hoàn thành bài tập lớn của mình.
Kết cấu bài của em gồm 3 phần :Lời mở đầu, nội dung và kết luận. Trong đó
phần nội dung em chia làm 3 phần nhỏ
I)Lý luận chung về bán hàng qua sở gia dịch
II)Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
III) Thực trạng của hoạt động mua bán qua sở giao dịch hàng hóa
IV) Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về sở giao dịch hàng
hóa
Bài làm của em chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự
đóng góp của thầy cô để em có thể hoàn thiện bài tập của mình. Em xin trân
thành cảm ơn
Danh mục từ viết tắt SGD: Sở giao dịch
NỘI DUNG
I)Lý luận chung về bán hàng qua sở gia dịch
1) Khái niệm:
Có định nghĩa khác nhau về hoạt động mua bán hàng hóa qua SGD qua
các tài liệu như theo TS Phạm duy Liên: “Thị trường SGD hàng hóa là thị
trường ở đó người ta buôn bán, trao đổi với nhau không phải là hàng hóa, sản
phẩm trực tiếp giao ngay mà là thông qua các hợp đồng cam kết mua bán, còn
việc giao hàng và nhận tiền sẽ được thực hiện trong tương lai”. Đối với khái
niệm của TS Phạm Duy Liên chúng ta chưa thấy được vai trò của SGD. Bởi
vì thị trường mua bán hàng hoa tương lai có tính chất là một thị trường phái
sinh, chỉ được thực hiện với những loại hàng hóa nhất định do pháp luật quy
định chứ không phải tất cả các mặt hàng như hoạt động mua bán hàng hóa
thông thường. SGD phải chịu trách nhiệm về hàng hóa và giá cả sao cho đem
lại lợi ích cao nhất có thể cho cả bên bán và bên mua.Và tại Điều 63 Luât
Thương mại 2005 đã quy định cụ thể như sau: “Mua bán hàng hóa qua Sở
giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực
hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua
Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với
giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng
được xác định tại một thời điểm trong tương lai”.
2) Đặc Trưng cơ bản của SGDHH
a) Về chủ thể
Tham gia mua bán hàng há qua SGD là các khách hàng thong qua thành
viên kinh doanh hoặc thành viên môi giới của SGDHH để kết nối với thành
viên kinh doanh để mua bán hàng hóa hoặc thành viên kinh doanh của của
SGDHH đó hoạt động tự doanh. Như vậy, khách hàng không trực tiếp thực
hiện được hoạt động mua bán hàng hóa ở SGDHH mà thành viên kinh doanh
mới là người trực tiếp thực hiện
b) về hình thức
Chỉ có giá trị pháp lý đối với hình thức thực hiện bằng văn bản. Đặc biệt
trong hai loại hợp đồng của mua bán hàng hóa qua SGD có một hợp đồng
phái sinh từ hợp đồng kia (Đó là hợp đồng về quyền chọn bán hoặc quyền
chọn mua). Hợp đồng quyền chọn bán và quyền chọn mua làm giảm rủi ro
cho người mua được quyền đó vì họ chỉ mất khoản phải bỏ ra để mua quyền
còn lợi nhuận thì rất lớn.
c) Đối tượng
Không rộng như đối tượng của hàng hóa mua bán thông thường. Đối
tượng của hoạt động mua bán hàng hóa không cố định mà tùy theo từng thời
kỳ sẽ có những quy định cụ thể. Và tùy theo tiêu chuẩn, chất lượng, chủng
loại mà hàng hóa đó trở thành đối tượng cụ thể trong từng SGD. Nhưng theo
thông lệ chung thì hàng hóa được mua bán ở SGD là những hàng hóa được
giao kết với số lượng lớn và có sự biến động vè giá cả.
II)Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
1) Tổ chức và hoạt động
SGDHH là pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức công
ty TNHH hoặc công ty Cổ phần theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2005
và Nghị định 158/2006/NĐ-CP. Việc thành lập SGDHH do Bộ trưởng Bộ
Công thương quyết định xem xét trên cơ sở các điều kiện để thành lập.
1.1 Điều kiện để thành lập SGDHH: ( Điều 8 Nghị định 158/2006/NĐ-
CP)
a) Vốn pháp định 150 tỉ; b) Điều kiện hoạt động phải phù hợp với quy định
của Luật Thương Mại về SGDHH; c) Giám đốc hoặc tổng giám đốc phải có
bằng cử nhân trở lên và thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế- tài chính ít
nhất là 5 năm, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị
cấm quản lý doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp. Và phải tuân thủ các quy
định khác của Luật Doanh Nghiệp.
1.2 Quyền và trách nhiệm của SGDHH được quy định khá cụ thể Điều 15, 16
Nghị định 158/2006/NĐ-CP
*) Về quyền:
SGDHH có quyền lựa chọn loại hàng hoá trong danh mục hàng hoá được
Chính phủ quy định theo công bố của Bộ trưởng bộ thương mại trong từng
thời kỳ để tổ chức giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
Sự lựa chọn này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của SGDHH cụ thể, điều
này đảm bảo SGDHH chủ động phát huy được tốt khả năng của mình đối với
những mặt hàng cụ thể. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã trao SGDHH tự tổ
chức, điều hành và quản lý hoạt động giao dịch mua bán hàng hoá.
Xuất phát từ sự tự chủ trong tổ chức, quản lý, điều hành nên các SGD có
quyền tự minh chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên theo quy định của Điều
lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa. Và yêu cầu các thành viên thực hiện
một số quy định theo Điều lệ hoạt động của SGDHH đó như: Yêu cầu các
thành viên kinh doanh ký quỹ đảm bảo tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch;
Thu phí thành viên, phí giao dịch, phí cung cấp dịch vụ thông tin và các loại phí
dịch vụ khác; Yêu cầu các thành viên thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro…
Ngoài ra, SGDHH còn có quyền ban hành các quy chế niêm yết, công bố
thông tin và giao dịch mua bán hàng hoá tại Sở Giao dịch hàng hóa hóa.Và
kiểm tra, giám sát hoạt động giao dịch và công bố thông tin của các thành
viên.
Đặc biệt, SGDHH giữ vai trò quan trọng trong việc làm trung gian hoà
giải theo yêu cầu khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán
hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa; Chỉ định thành viên kinh doanh khác
thực hiện các hợp đồng đang được nắm giữ bởi một thành viên kinh doanh bị
chấm dứt tư cách thành viên
*) Trách nhiệm
Trách nhiệm đầu tiên phải kể tới của SGDHH là phải hoạt động mua bán
đúng quy định của Nghị định 158/2006/NĐ-CP và cụ thể là các hoạt động
mua bán đã được quy định trong Điều lệ hoạt động của SGDHH. Hoạt động
này phải được diễn ra một cách công bằng, trật tự và hiệu quả.
SGD phải công bố Điều lệ hoạt động, Giấy phép thành lập Sở Giao dịch
hàng hóa đã được Bộ trưởng Bộ Thương mại phê chuẩn, cấp, sửa đổi, bổ
sung; công bố danh sách và các thông tin về thành viên của Sở Giao dịch
hàng hóa; công bố thông tin về các giao dịch và lệnh giao dịch mua bán hàng
hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa và các thông tin khác theo Điều lệ hoạt động
của Sở Giao dịch hàng hóa.
SGDHH có trách nhiệm cung cấp cấp thông tin và phối hợp với các cơ
quan có thẩm quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra và phòng chống các
hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở
Giao dịch hàng hóa. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ
Thương mại về các thông tin liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua
Sở Giao dịch hàng hóa và danh sách thành viên tại thời điểm báo cáo.
Bản chất của SGDHH là một doanh nghiệp vì vậy SGDHH cũng cần thực
hiện chế độ thống kê, kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật. Nhằm phụ vụ
cho công tác kiểm soát công tác thực hiện trên thực tế của SGDHH, phát hiện
những sai sót, gian lận nếu có.
Để đảm bảo quản lý trong nội bộ hiệu quả SGDHH cần thiết lập hệ
thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột
lợi ích trong nội bộ. SGDHH phải chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi hoạt
động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa. Và khi có hậu quả sảy ra
trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa gây thiệt hại cho các thành viên(trừ
trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật) SGDHH phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các thành viên của Sở Giao dịch hàng
hóa
1.3Về thành viên của sở giao dịch :
Bao gồm 2 loại thành viên: Thương nhân mô giới( thành viên mô giới),
thương nhân kinh doanh( thành viên kinh doanh). Đúng với tên gọi của mình,
chỉ có thành viên kinh doanh ở SGD mới được thực hiện hoạt động mua bán
qua SGDHH và chỉ có thành viên môi giới mới được thực hiện hoạt động môi
giới hàng hóa qua SGDHH.Như đã nói ở trên các thành viên này thực chất là
các thương nhân có nguyện vọng trở thành thành viên của SGD và được
SGDHH chấp nhận.
Để trở thành thành viên của SGDHH thì yêu cầu chung là: 1) phải là
thương nhân được thành lập theo quy định của luật doanh nghiêp; 2) Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực
hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo
quy định của Luật Doanh nghiệp. Nhưng tùy thuộc vào ý muốn, khả năng tài
chính và khả năng đáp ứng các quy định riêng của SGDHH mà thương nhân
đó sẽ được trở thành thành viên môi giới hay thành viên kinh doanh.( Thành
viên mô giới cần có vốn pháp định là 5 tỷ đồng trở lên, thành viên kinh doanh
cần có vốn pháp định là 75 tỷ đồng trở lên).
Ban đầu Luật Thương mại 2005 chỉ quy định các hành vi cấm đối với
thương nhân môi giới qua SGDHH( Điều 70 – Luật TM 2005) Và các hành vi
cấm trong hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH( Điều 71 Luật TM
2005). Như vậy, Luật Thương mại 2005 mới chỉ quy các hành vi cấm của
thương nhân môi giới một cách cụ thể còn thương nhân kinh doanh dường
như chưa được nhắc tới. Điều này tạo ra khe hở rất lớn bởi vì thương nhân
kinh doanh có vai trò quan trọng hơn trong việc tổ chức và hoạt dộng của
SGDHH vì vậy để khắc phụ thiếu sót này nghĩa vụ của thành viên kinh doanh
thì các quy định trong Nghị định 158/2006/NĐ-CP mang tính chặt chẽ hơn,
bao gồm 11 nghĩa vụ tại Điều 23 và các quy định của từng SGDHH.
1.4 Trung tâm thanh toán và trung tâm giao nhận hàng hóa
Ngoài các thành viên bên cạnh SGD còn có Trung tâm thanh toán và
trung tâm giao nhận hàng hóa để phục vụ nhu cầu thanh lý trước ngày đáo
hạn ghi trên hợp đồng bằng thủ tục bù trừ hoặc giao hàng vào ngày đáo hạn
trên hợp đồng. Trung tâm thanh toán và trung tâm giao nhận hàng hóa có thể