Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Giáo trình Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản (Nghề Nuôi trồng thủy sản Trình độ Cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.32 KB, 42 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ- KỸ THUẬT

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG NTTS
NGHỀ: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
HỆ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-... ngày ………tháng.... năm……
...........……… của …………………………………..

Bạc Liêu, năm 2021


MỤC LỤC
Trang
Lời giới thiệu

4

Bài 1. Cấp nước vào ao nuôi

6

1. Khảo sát nguồn nước cấp

6

2. Cấp nước vào ao


9

Bài 2. Xử lý nước ao nuôi

15

1. Xử lý nước bằng cơ học

15

2. Xử lý nước bằng chất diệt khuẩn

18

3. Xử lý nước bằng men vi sinh

20

Bài 3. Gây màu nước ao nuôi

24

1. Lựa chọn các chất gây màu nước

24

2. Gây màu nước

25


Bài 4: Quản lý môi trường nước ao nuôi

30

1. Quản lý độ mặn nước ao nuôi

30

2. Quản lý pH nước ao nuôi

31

3. Quản lý độ trong nước ao nuôi

33

4. Quản lý oxy hịa tan (DO) trong ao ni

34

5. Quản lý NH3

36

8. Quản lý hàm lượng một số khí độc trong ao nuôi

36

Tài liệu tham khảo


42

2


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách bài giảng nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

3


LỜI GIỚI THIỆU
Bài giảng mô đun “Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản” cung cấp
cho người học những kiến thức cơ bản về các quy trình quản lý mơi trường ao ni. Tài
liệu có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế
sản xuất.
Bài giảng này là mơ đun chun ngành bắt buộc trong chương trình đào tạo Cao đẳng
nghề nuôi trồng thủy sản. Trong mô đun này gồm có 4 bài dạy thuộc thể loại tích hợp như
sau:
Bài 1. Cấp nước vào ao nuôi
Bài 2. Xử lý nước ao nuôi
Bài 3. Gây màu nước ao nuôi
Bài 4: Quản lý môi trường nước ao nuôi

4



BÀI GIẢNG MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản
Mã mô đun: MĐ11
I. Vị trí, tính chất của mơ đun:
- Vị trí: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản là một mô đun chuyên
môn nghề, là mô đun bắt buộc của chương trình khung trình độ cao đẳng ni trồng thủy
sản, được giảng dạy cho người học sau khi đã học các mơn học/mơ đun chung.
- Tính chất: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản là mô đun chuyên
nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn về đánh giá chất lượng nước ao nuôi thủy sản thông qua
kiểm tra, xử lý và điều chỉnh các thông số môi trường nước theo tiêu chuẩn chung.
II. Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức:
+ Mô tả được các kiến thức cơ bản về quy trình kỹ thuật cấp nước; xử lý nước; gây
màu nước và quản lý các yếu tố môi trường nước ao nuôi thủy sản.
- Về kỹ năng:
+ Thực hiện được cấp nước; xử lý nước; gây màu nước và quản lý các yếu tố môi
trường nước ao nuôi thủy sản.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Năng lực tự chủ: Thực hiện độc lập quy trình kỹ thuật cấp nước; xử lý nước; gây
màu nước và quản lý các yếu tố môi trường nước ao nuôi thủy sản.
+ Năng lực trách nhiệm: Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật và có trách
nhiệm với bản thân, cộng đồng, đảm bảo an tồn vệ sinh mơi trường lao động.
III. Nội dung mô đun:

5


Bài 1
CẤP NƯỚC VÀO AO NI

Giới thiệu
Mơi trường nước là yếu tố quan trọng trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Sự
biến động của môi trường nước sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá làm cho cá bỏ ăn hoặc
bị bệnh. Môi trường nuôi ao nuôi bao gồm tổng thể các mối quan hệ của các yếu tố lý, hóa
và sinh học. Nước cấp là nước sau khi được xử lý tại cở sở xử lý nước đi qua các trạm
cung cấp nước và từ các trạm này nước sẽ được cung cấp cho ao nuôi.
Mục tiêu bài: Học xong bài này người học có khả năng:
- Mơ tả được việc khảo sát nguồn nước cần cấp và cấp nước vào ao.
- Khảo sát được nguồn nước cần cấp và cấp nước vào ao.
- Thực hiện độc lập việc khảo sát nguồn nước cần cấp và tuân thủ đúng quy trình kỹ
thuật cấp nước vào ao.
1. KHẢO SÁT NGUỒI NƯỚC CẤP:

Hình 1: Mơ hình khu ni TS

Hình 2: Mơ hình khu ni TS

1.1. Quan sát hệ thống sơng, kênh rạch
- Vị trí khu ni lý tưởng là những vùng đất phẳng và khoảng cách đến nguồn nước
không được vượt q 1Km và có cao trình phải cao hơn 1m so với mức thủy triều cao nhất.
- Khu nuôi xây dựng ở những vùng đất thấp hơn 1m so với mức thủy triều cao nhất
sẽ không tháo cạn được nước trong lúc triều cường trong khi xây dựng khu nuôi ở những

6


vùng cao trình lớn hơn nhiều so với mức thủy triều cao nhất sẽ tốn kém năng lượng máy
bơm và đẩy chi phí giá thành lên cao. Vì vậy, cao trình vừa phải là chọn lựa tốt nhất.
- Vị trí khu nuôi phải tiếp cận được nguồn điện 3 pha, đường lộ lớn và gần các khu
vực có thể mua sắm trang thiết bị cần thiết cho khu nuôi và nhân viên.

- Khu nuôi không nằm quá xa vùng sản xuất giống, thời gian vận chuyển tôm giống
về khu nuôi phải dưới 12 tiếng đồng hồ (tốt nhất dưới 3 tiếng đồng hồ) để đảm bảo chất
lượng tốt nhất của giống thủy sản.
- Vị trí chọn lựa khu ni phải có cấu trúc đất thích hợp cho xây dựng khu ni,
tránh các vùng đất dễ bị rị rỉ và dễ bị ảnh hưởng bởi các nguồn nước xung quanh.
1.2. Tìm hiểu chế độ triều
Thủy triều là gì?
Thủy triều là sự lên xuống của mực nước biển
Nói một cách đơn giản, sự thay đổi lực hấp dẫn giữa Mặt trăng, Mặt trời tại điểm bất kỳ
trên bề mặt Trái Đất đã tạo nên hiện tượng triều lên (nước lên) và triều xuống (nước rút)
trong khoảng thời gian nhất định trong ngày.
Mực nước triều
Là mực nước dâng dao động theo thời gian so với độ cao quy ước. Đơn vị đo mực nước
triều là cm, m.
Độ triều lớn
Là chỉ số đo bằng mức nước lớn trừ đi mực nước ròng thấp nhất trong ngày.
Chu kỳ triều
Là khoảng thời gian giữa hai lần thủy triều trong ngày, phụ thuộc vào cơ chế tổ hợp của
các sóng triều thành phần.
Nước lớn (đỉnh triều) là vị trí mực nước cao nhất trong một chu kỳ triều.
Nước rịng (chân triều) là vị trí mực nước thấp nhất trong một chu kỳ triều.
Thời gian triều rút: là khoảng thời gian từ giai đoạn nước lớn đến nước ròng tiếp theo.
Thời gian triều dâng: là khoảng thời gian từ giai đoạn nước ròng đến nước lớn tiếp theo.
Chế độ triều
Được xác định theo chu kỳ dao động của mực nước triều tại một vị trí nhất định.

7


Có hai loại triều cơ bản là: nhật triều và bán nhật triều. Nhật triều chỉ có 1 lần lên và 1 lần

rút trong ngày; cịn bán nhật triều thì có 2 lần lên và 2 lần rút trong ngày. Bên cạnh đó, cịn
có hai loại triều hỗn hợp là nhật triều không đều và bán nhật triều không đều.
Các vùng có bán nhật triều khơng đều: đa số các ngày trong tháng sẽ có 2 lần chiều dâng
và 2 lần chiều rút hoặc 1 lần triều lên và 1 lần triều xuống trong các ngày đặc biệt.
Các vùng có nhật triều không đều: đa số các ngày trong tháng là nhật triều, còn lại sẽ là bán
nhật triều.
Kỳ nước cường và kỳ nước kém
Thường diễn ra khoảng nửa tháng theo vịng tuần hồn với chu trình sau đây:
Từ 3 – 5 ngày đầu, là kỳ nước cường, thời điểm thủy triều có biên độ lên, xuống rất
mạnh (lên rất cao và xuống rất thấp).
Từ 4 – 5 ngày tiếp theo, độ lớn của triều giảm dần.
Từ 3 – 5 ngày tiếp theo là kỳ nước kém, thời điểm thủy triều lên, xuống rất thấp.
Từ 4 – 5 ngày tiếp theo, độ lớn của triều tăng dần để chuẩn bị bước vào kỳ nước cường
tiếp theo.
Kỳ nước cường thường xuất hiện vào đầu tháng âm lịch hoặc tuần trăng rằm: Mặt Trăng
– Mặt Trời – Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng.
Kỳ nước kém thường xuất hiện lúc trăng già hoặc trăng non: Mặt Trăng – Mặt Trời tạo
thành một góc vng tại Trái Đất.
Ứng dụng của thủy triều
Cung cấp nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất
Phục vụ cho nông nghiệp (bồi đắp phù sa cho các đồng bằng)
Phục vụ cho ngư nghiệp (đánh bắt thủy hải sản)
Phục vụ cho công nghiệp (thủy điện)
Phục vụ cho khoa học (nghiên cứu thủy văn)
Có giá trị về du lịch và giao thông vận tải hàng hải
Tác động đến hệ sinh thái biển, cung cấp thức ăn, môi trường sống cho một số động vật
ven bờ
Tuy nhiên, thủy triều cũng gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực như:

8



Thủy triều đỏ khiến các sinh vật biển chết hàng loạt
Thủy triều xâm lấn đất liền, cuốn trôi đất đai, gây sạt lở
Các đợt triều cường gây mất an toàn và ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân ven biển
Bạc Liêu theo chế độ bán nhật triều, nghĩa là mỗi ngày có 2 lần con nước lớn rịng.
2. Cấp nước vào ao
2.1. Chọn con nước
- Lấy nước theo thủy triều: Là cách lấy nước ít tốn kém, hiệu quả nhất. Nước được
lấy vào ao qua cống cho đến mức cần thiết.
- Lấy nước bằng thủy triều kết hợp với máy bơm nước: Là cách lấy nước tốn kém
hơn, thời gian đầu lấy nước theo thủy triều, khi mức nước trong và ngồi ao gần bằng
nhau thì đóng cống chuyển sang lấy nước bằng máy bơm.
- Lấy nước bằng máy bơm nước: Là lấy nước vào ao hoàn toàn bằng máy bơm khi
khơng có điều kiện lấy nước theo thủy triều do mực nước ngoài thấp hơn trong ao. Cách
lấy nước này tốn kém, tăng chi phí sản xuất.
2.2. Kiểm tra các yếu tố môi trường nước cấp
Kiểm tra các yếu tố môi trường
Trước khi lấy nước, tốt nhất ta nên kiểm tra chất lượng
nước để biết các chỉ tiêu nước có đảm bảo cho ni tơm
hay khơng.
Tiêu chuẩn chất lượng nước
Chất lượng nước đảm bảo thuận lợi cho nuôi tơm cần
đạt những chỉ tiêu sau:

Hình 3: Hệ thống ao ni

– Ơxy hồ tan trên 4 mg/l;
– pH 7,0 – 8,5; trong ngày không được thay đổi quá 0,4 – 0,5 độ;
– Ðộ kiềm trong khoảng 100 đến 250 mg/l;

– Ðộ trong 35- 50 cm;
– Ðộ mặn thích hợp nhất là 10 – 25‰
Nếu nước đạt các chỉ tiêu trên thì tiến hành lấy nước là rất tốt.
Đo các yếu tố môi trường

9


Đo độ mặn
* Dụng cụ đo:
Khúc xạ kế
– Nắp nhựa trắng trong, đóng mở được
– Gương nhận mẫu nước màu xanh trong, cố định bên dưới nắp nhựa
– Rãnh hiệu chỉnh – Bộ phận chỉnh độ nét, có thể xoay tròn được
– Mắt đọc tròn nhỏ, ở giữa bộ phận chỉnh độ nét. Nhìn vào mắt có thể thấy màn hình như
bên dưới
– Màn hình có dãy số chỉ tỷ trọng của mẫu thử ở bên trái và dãy số chỉ độ mặn của nước ở
bên phải.
– Trị số ở ranh giới của nền xanh và nền trắng là độ mặn của mẫu nước
* Cách đo
Đo độ mặn Đo độ mặn
Bước 1: Cho 1 – 2 giọt nước mẫu vào giữa gương nhận mẫu nước
Bước 2: Đậy nắp nhựa
Bước 3: Hướng khúc xạ kế về phía ánh sáng (mặt trời hoặc đèn)
Bước 4: Nhìn vào mắt đọc kết quả
Bước 5: Đọc trị số ở vị trí ranh giới giữa phần xanh và trắng của màn hình. Đây chính là
độ mặn của mẫu nước
Bước 6: Rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa bằng vài giọt nước cất
Bước 7: Dùng giấy mềm, mịn chùi khô gương nhận mẫu nước và nắp nhựa. Bảo quản nơi
khô ráo .

Đo pH nước
* Sử dụng Test kit đo pH
* Cách đo:
Bước 1: Lấy mẫu nước
– Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra
– Đổ đầy 5 ml mẫu nước vào lọ.

10


– Lau khơ bên ngồi lọ.
Bước 2: Cho thuốc thử vào nước mẫu
– Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng.
– Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ
rồi mở nắp ra.
Bước 3: So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu
– Đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu
– Đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng.
Đo độ trong của nước
Là tấm kim loại trịn, đường kính 20 – 25cm Mặt trên được chia đều 4 phần và sơn 2 màu
đen
– trắng xen kẻ nhau Đĩa được nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ được chia vạch 5
hoặc 10cm
* Cách đo Bước 1: Thả đĩa đo độ trong xuống nước
– Thả từ từ.
– Mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng đứng
Bước 2: Ngừng thả dây khi khơng cịn phân biệt được 2 màu đen trắng nữa.
Bước 3: Kéo đĩa lên và quan sát đoạn dây (thanh gỗ). Độ trong của nước là chiều dài của
đoạn dây (thanh gỗ) từ đĩa đến mặt nước. Có thể đo độ trong của nước đơn giản bằng tay
như sau:

– Xoè bàn tay ra sao cho bàn tay vng góc vớí cổ tay;
– Cho tay từ từ xuống nước cho tới khi khơng nhìn thấy các ngón tay;
– Độ trong của nước là độ dài của cánh tay ướt nước
Lấy nước
– Theo tiêu chuẩn ngành: lấy nước vào ao chứa, xử lý nước trong ao chứa xong mới đưa
nước vào ao nuôi (trong thực tế nhiều hộ nuôi tôm thường lấy nước vào ao nuôi và xử lý
nước ngay trong ao nuôi).
– Tùy theo điều kiện ao nuôi mà việc lấy nước được tiến hành theo các cách khác nhau
– Nước lấy vào ao nuôi phải qua túi lọc

11


2.3. Cấp nước

Hình: Ao chứa xử lý sinh học

Hình: Ao lắng

– Theo tiêu chuẩn ngành: lấy nước vào ao chứa, xử lý nước trong ao chứa xong mới đưa
nước vào ao nuôi (trong thực tế nhiều hộ nuôi tôm thường lấy nước vào ao nuôi và xử lý
nước ngay trong ao nuôi).
– Tùy theo điều kiện ao nuôi mà việc lấy nước được tiến hành theo các cách khác nhau
– Nước lấy vào ao nuôi phải qua túi lọc
Lấy nước theo thủy triều
– Là cách lấy nước ít tốn kém, hiệu quả nhất. Nước được lấy vào ao qua cống cho đến mức
cần thiết
– Thường thực hiện ở những ao tơm có cao trình thuận lợi cho việc lấy nước theo thủy triều
* Cách tiến hành
– Treo túi lọc vào cửa cống

– Mở cống lấy nước: khi nước lớn đầy sơng, mực nước ngồi sơng cao hơn trong ao
– Kiểm tra túi lọc trong thời gian lấy nước
– Đóng cống ngừng lấy nước khi mực nước đạt 1,2m ở tất cả các ao .
Lấy nước bằng thủy triều kết hợp với máy bơm nước
– Là cách lấy nước tốn kém hơn, thời gian đầu lấy nước theo thủy triều, khi mức nước trong

12


và ngồi ao gần bằng nhau thì đóng cống chuyển sang lấy nước bằng máy bơm.
* Cách tiến hành:
– Treo túi lọc vào cửa cống
– Mở cống lấy nước: khi nước lớn đầy sơng, mực nước ngồi sơng cao hơn trong ao
– Kiể m tra túi lọc trong thời gian lấy nước
– Đóng cống khi mức nước gần cân bằng giữa ngồi sơng và trong ao
– Treo túi lọc vào đầu ống bơm nước
– Vận hành máy bơm lấy nước vào ao đến mức nước thích hợp 1,2m .
Lấy nước bằng máy bơm nước
– Là lấy nước vào ao hoàn tồn bằng máy bơm khi khơng có điều kiện lấy nước theo thủy
triều do mực nước ngoài thấp hơn trong ao.
Cách lấy nước này tốn kém, tăng chi phí sản xuất.
* Cách tiến hành:
– Treo túi lọc vào đầu ống bơm nước
– Bơm nước vào ao đến mức nước thích hợp 1,2m
– Thường xuyên kiểm tra túi lọc tránh các lồi cá dữ vào ao
* Lưu ý:
– Tuyệt đối khơng được lấy nước vào ao nuôi trong những ngày mưa bão.
– Không nên lấy nước khi nước đang lên, sẽ lấy nước bẩn vào ao nuôi. Hoặc lấy nước vào
kỳ nước kém, thời gian lấy nước kéo dài và không đủ nước.
Lỗi thường gặp

– Chọn con nước không phù hợp.
– Đo các yếu tố môi trường bị sai.
– Nguồn nước bị đục, túi lọc bị lủng.
Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi 1:
Mô tả được việc khảo sát nguồn nước cần cấp và cấp nước vào ao.
Câu hỏi 2:
Khảo sát được nguồn nước cần cấp và cấp nước vào ao.

13


Bài tập:
Chọn một nơi nào đó cho sinh viên khảo sát nguồn nước cấp nước vào khu nuôi
TS được không?

14


Bài 2
XỬ LÝ NƯỚC AO NI
Giới thiệu
Trong hoạt động ni trồng thủy sản, nếu môi trường không xử lý tốt sẽ lập tức bị ô
nhiễm. Nguyên nhân do lượng thức ăn dư thừa, xác chết và chất thải của các đối tượng
ni… khiến nước có màu và mùi rất khó chịu. Đặc biệt, lượng oxy hòa tan trong nước bị
giảm mạnh, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ thủy sinh.
Thêm vào đó, các độc tố phát sinh từ quá trình phân hủy các chất thải trong ao nuôi
và sự tàn rụi của tảo làm cho mơi trường ao ni nhanh bị suy thối. Dẫn đến đối tượng
nuôi dễ bị nhiễm bệnh, thiếu ôxy hay nhiễm độc tính của các chất chuyển hóa. Giải pháp
cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi là thay nước. Tuy nhiên, không phải địa phương

nào nuôi thủy sản cũng tiện nguồn nước để thay.
Thêm vào đó, các độc tố phát sinh từ quá trình phân hủy các chất thải trong ao nuôi
và sự tàn rụi của tảo làm cho môi trường ao ni nhanh bị suy thối. Dẫn đến đối tượng
nuôi dễ bị nhiễm bệnh, thiếu ôxy hay nhiễm độc tính của các chất chuyển hóa. Giải pháp
cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi là thay nước. Tuy nhiên, không phải địa phương
nào nuôi thủy sản cũng tiện nguồn nước để thay.
Mục tiêu bài: Học xong bài này người học có khả năng:
Mục tiêu bài:
- Mơ tả được việc xử lý nước ao nuôi bằng cơ học, chất diệt khuẩn và men vi sinh.
- Xử lý được nước ao nuôi thông qua cơ học, chất diệt khuẩn và men vi sinh.
- Thực hiện độc lập việc xử lý nước ao ni và tn thủ đúng quy trình kỹ thuật.
2.1. Xử lý nước bằng cơ học
2.1.1. Lắng nước
Trong xử lý nước thải, quá trình lắng được sử dụng để loại các tạp chất ở dạng huyền phù
thô ra khỏi nước. Sự lắng của các hạt xảy ra dưới tác dụng của trọng lực. Để tiến hành quá
trình này người ta thường dùng các loại bể lắng khác nhau. Trong công nghệ xử lý nước
thải, theo chức năng, các bể lắng được phân thành: bể lắng cát, bể lắng cấp 1 và bể lắng

15


trong. Bể lắng 1 có nhiệm vụ tách các chất rắn hữu cơ (60%) và các chất rắn khác, còn bể
lắng cấp 2 có nhiệm vụ tách bùn sinh học ra khỏi nước thải. Các bể lắng điều phải thoã mản
yêu cầu: có hiệu suất lắng cao và xả bùn dễ dàng.
Tính chất lắng của các hạt được chia thành 3 dạng như sau:
Lắng dạng 1: lắng các hạt rời rạc. Quá trình lắng được đặt trưng bởi các hạt lắng rời rạc
và tốc độ lắng không đổi. Các hạt lắng riêng lẻ khơng có khả năng keo tụ, khơng dính bám
vào nhau suốt q trình lắng. Để có thể xác định tốc độ lắng ở dạng này có thể ứng dụng
định luật Newton và Stoke trên hạt cặn. Tốc độ lắng ở dạng này hồn tồn có thể tính tốn
được.

Lắng dạng 2: lắng bơng cặn. Q trình lắng được đặt trưng bởi các hạt ( bơng cặn) kết
dính với nhau trong suốt q trình lắng. Do q trình bơng cặn xảy ra tăng dần kích thước
và tốc độ lắng tăng. Khơng có một cơng thức tốn học thích hợp nào để biểu thị giá trị này.
Vì vậy để có các thông số thiết kế về bể lắng dạng này, người ta thí nghiệm xác định tốc
độ chảy tràn và thời gian lắng ở hiệu quả khử bông cặn cho trước từ cột lắng thí nghiệm,
từ đó nhân với hệ số quy mơ ta có tốc độ chảy tràn và thời gian lắng thiết kế.
Lắng dạng 3: lắng cản trở. Quá trình lắng được đặt trưng bởi các hạt cặn có nồng độ >
1000mg/l. Các hạt cặn khơng đổi vị trí, khi đó cả khối hạt như là một thể thống nhất lắng
xuống.
2.1.2. Lọc nước
Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học bằng bể lọc là quá trình tách các chất lắng lơ
lửng ra khỏi nước khi hỗn hợp nước và chất rắn lơ lửng đi qua lớp vật liệu lỗ ( lớp vật liệu
lọc), chất rắn lơ lửng sẽ được giữ lại và nước tiếp tục chảy qua. Đây là giai đoạn (cơng
trình) cuối cùng để làm trong nước.
Phân loại bể lọc
Theo tốc độ:
+ Bể lọc chậm: có tốc độ lọc 0.1 – 0.5 m/h
+ Bể lọc nhanh: có vận tốc lọc 5 –15 m/h
+ Bể lọc cao tốc: vận tốc lọc 36 –100 m/h
– Theo chế độ làm việc:

16


+ Bể lọc trọng lực: hở, không áp.
+ Bể lọc có áp lực.
Ngồi ra bê lọc cịn được chia theo nhiều cách khác nhau theo chiều dòng chảy, lớp vật liệu
lọc, theo cỡ hạt vật liệu lọc, cấu tạo hạt vật liệu lọc,…
Vật liệu lọc
– Cát thạch anh nghiền.

– Than antraxit (than gầy)
– Sỏi, đá…
– Polime…
Để xác định vật liệu lọc phải dựa vào một số chỉ tiêu
– Độ bền cơ học
– Độ bền hố học: tránh tính xâm thực.
– Kích thước hạt
– Hình dạng hạt.
2.1.2.1. Lọc nước bằng túi lọc
Lúc này, để làm sạch nước đơn giản nhất là dùng vải sạch. Cách làm là lấy vải sạch, vải
áo để vào một chiếc rổ rồi hứng xô nước ở phía dưới. Sau đó, đổ nước qua.
Tùy vào tình trạng bẩn đục của nước mà bạn chọn thời điểm giặt vải và lọc lại tiếp.
Có thể sử dụng cách này nhưng chỉ lọc được cặn bụi chứ không lọc được các chất bẩn
nhỏ hơn khác.
2.1.2.2. Lọc nước bằng than hoạt tính
Bạn cần chuẩn bị: than củi, cát, chai nhựa tầm 2 lít, vải sạch. Về cơ bản bộ lọc than củi
cũng giống bộ lọc sinh học, chỉ là khơng có sỏi và thay than hoạt tính bằng than củi.

17


Than củi dùng làm bộ lọc nước sạch
Bạn cũng lật ngược chai nhựa, sau đó cho lớp than củi xuống trước, rồi đến lớp cát. Trong
bộ lọc này, than củi làm nhiệm vụ chính trong việc lọc nước. Tuy nhiên, thay vì có thể
uống trực tiếp như bộ lọc sinh học thì nước lọc của bộ lọc than củi sẽ có những vẩn đục
màu đen nên bạn hãy đun sơi lên rồi sử dụng nhé.
2.2. Xử lý nước bằng chất diệt khuẩn
2.2.1. Chọn loại chất diệt khuẩn
Xử lý diệt khuẩn là loại bỏ hết các vi khuẩn và vi rút trong ao, khơng cịn mầm bệnh gây
hại cho tơm ni. Hiện nay việc xử lý ao nuôi tôm thâm canh có rất nhiều loại hố chất diệt

khuẩn như: Chlorin, Aquasan, Virkon, Mazan, GDA, KMnO4 ...
2.2.2. Tính liều lượng sử dụng
PENTOL
+ Phịng bệnh : 1 lít dùng cho 2000m3 nước, tuần xử lý 1 lần.
+ Trị bệnh: 1 lít dùng cho 1200-1500m3 nước, 4 ngày xử lý một lần.
+ Tiêu diệt các loài tảo độc, giúp ổn định độ trong: 1 lít/ 2000m3 nước.
+ Xử lý nước trong ao lắng, khử trùng ao trước khi thả ni: 1 lít/ 800m3 nước.
+ Khử trùng bể ương, dụng cụ: 2ml /1 m3 nước.
+ Pha loãng thuốc với lượng nước gấp 50-100 lần tạt đều xuống ao.

18


Chú ý : Dung dịch chưa pha loãng tránh tiếp xúc với da và mắt.
VIME-PROTEX
+ Phịng bệnh trên tơm : 1lít dùng cho 6.0008.000m3 nước, 2 tuần xử lý 1 lần.
+ Dùng khi tôm đang bệnh để tiêu diệt vi
khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, các loại tảo độc
trong nước : 1lít dùng cho 1.500m3- 2.000m3 nước,
4 ngày xử lý 1 lần.
+ Xử lý nước trong ao lắng, khử trùng ao
nước khi thả ni : 1lít/2000m3 nước.
+ Khử trùng bể ương ni, dụng cụ : 3ml/m3 nước

Hình: Thuốc diệt khuẩn Protex

ngâm bể, dụng cụ trong 8-10 giờ rồi xả sạch.
Lưu ý : Pha loãng thuốc với một lượng nước gấp 20 lần sau đó tạt đều xuống ao.
Dung dịch chưa pha loãng tránh tiếp xúc với da và mắt. Để xa các hóa chất dễ cháy.
BKC (Benzalkonium Chlorinde):

- Cơng dụng: Là chất độc đối với vi khuẩn, virus, nấm và một số ngoại ký sinh trùng,
hiệu quả nhanh hơn Formol. BKC cũng có thể diệt được các bào tử.
- Cách dùng: Liều lượng sử dụng khi cải tạo ao là 3-5 ppm (30-50 kg/ha).

Hình: Thuốc diệt khuẩn

Hình:Thuốc diệt khuẩn Iodine

Iodine
- Cơng dụng: Iodine giống Chlorine là một chất oxy hóa mạnh có thể diệt các sinh vật,
vi khuẩn. Tuy nhiên, dung dịch Polyvinyl Pyrrolidone Iodide 10% vẫn có tác dụng diệt
khuẩn khi trong mơi trường có nhiều chất hữu cơ (không bị bất hoạt).

19


- Cách dùng: Iodine là chất khử trùng được sử với liều lượng 1-5g/m3 nước.
* Lưu ý: Chỉ sử dụng một trong các loại hố chất trên (hoặc thuốc tím, hoặc Formol
hoặc Chlorine, hoặc BKC, hoặc Iodine) và nếu sử dụng Chlorine để diệt khuẩn thì trước đó
mấy ngày khơng nên sử dụng vơi vì vơi làm tăng pH, giảm khả năng diệt trùng của Chlorine.
Chlorine
- Công dụng: Là hợp chất oxy hóa mạnh, có tính độc đối với tất cả các sinh vật, có thể
diệt tất cả các vi khuẩn, virút, tảo, phiêu sinh động vật trong môi trường nước. Trong môi
trường nước mặn, lợ Chlorine hiện diện dưới hai dạng HOCl và OCl- ; HOCl độc đối với
sinh vật gấp một trăm lần OCl-. Khi pH môi trường thấp, dạng HOCl chiếm ưu thế, ngược
lại khi pH môi trường cao, OCl- chiếm ưu thế. Vì thế, trong mơi trường có pH thấp Chlorine
có hiệu quả cao hơn mơi trường có pH cao.
- Cách dùng: Liều lượng từ 20 - 30 ppm (200 - 300 lít/ha). Khi sử dụng, hoà Chlorine vào
nước ngọt, lọc qua lưới rồi té đều khắp ao
2.3. Xử lý nước bằng men vi sinh

2.3.1. Chọn loại men vi sinh
Chế phẩm vi sinh vật là gì?
Chế phẩm vi sinh vật có tên khoa học là Probiotic cùng một số tên gọi khác là chế phẩm
sinh học, men vi sinh. Đây là tập hợp tất cả các dịng lợi khuẩn có khả năng phân hủy các
chất thải hữu cơ, kiểm soát dịch bệnh, bổ sung các chất kháng khuẩn,…
Men vi sinh có nhiều thành phần, thơng thường được chia ra làm 3 thành phần chính:


Thứ nhất, các chủng vi sinh vật có lợi như: Nitrobacter sp, Nitrosomonas sp, Clostridium
sp, Cellulomonas sp, L.rhamnosus, L.bulgaricus, Streptococcus sp, Sacharomyces sp,
Lactobacillus sp, L.acidophillus, L.casei,…



Thứ hai, các loại enzyme hữu cơ: Lypase, Amyllase, Chitinnase…



Thứ ba, các chất chiết xuất sinh học để ni dưỡng và kích hoạt sự sinh trưởng của các
loại vi khuẩn có lợi.

20



×