Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Báo cáo Văn hóa Nhật Bản Văn hóa tinh thần Võ Sĩ Đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.92 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
----֎----

HỌC PHẦN: VĂN HÓA NHẬT BẢN
ĐỀ TÀI: VĂN HÓA TINH THẦN: VÕ SĨ ĐẠO

Bình Đinh, ngày 30 tháng 11 năm 2022


Thành viên:
1. Mai Nguyễn Ái Vy
2. Nguyễn Thanh Nhàn


Mục lục:
I. Tổng quan
1. Khái niệm về Võ Sĩ Đạo
2. Nguồn gốc
3. Quá trình hình thành và phát triển
II. Nội dung
1. Hiểu đúng về Samurai và tinh thần Võ Sĩ Đạo
1.1 Khái niệm Samurai Nhật Bản
1.2 Nguồn gốc Samurai Nhật Bản
1.3 Phân biệt giữa Samurai và Võ Sĩ Đạo
2. Tinh thần Võ Sĩ Đạo của các Samurai Nhật Bản
3. Nguyên tắc đạo đức tạo nên biểu tượng Samurai Nhật Bản
4. Trang phục và vũ khí của các võ sĩ Samurai Nhật Bản
4.1 Trang phục
4.2 Vũ khí
III. Tổng kết


1. Vai trị đối với xã hội Nhật Bản - biểu tượng ý chí của con người Nhật Bản


I. Tổng quan
1. Khái niệm về Võ Sĩ Đạo
Võ Sĩ Đạo (tiếng Nhật: 武士道 |
Bushidō) được xem là quy tắc ứng xử cho
các tầng lớp võ sĩ của Nhật Bản, được áp
dụng từ đầu thế kỷ thứ VIII đến hiện tại.
„Bushi‟ trong „Bushido‟ có nghĩa là chiến
binh và „do‟ có nghĩa là con đường hoặc
cách. Vì thế mà từ Bushido còn được hiểu
theo nghĩa là con đường của chiến binh.
Ngày nay, từ Võ Sĩ Đạo mang hai
nghĩa. Nghĩa thứ nhất chỉ một tư tưởng có
thật vào thời trung cổ và thời cận đại của
Nhật Bản. Nghĩa thứ hai chỉ bản sắc của
Nhật Bản thời hiện đại khi so sánh với các
nước khác.
2. Nguồn gốc
Phật giáo được xem là yếu tố đầu tiên dẫn đến sự ra đời Võ Sĩ Đạo. Tâm trạng
bình thản yên tĩnh đối với số phận, lặng lẽ phục tùng những gì tất phải đến, khơng sợ
hãi khi gặp hiểm nguy, coi thường tính mạng và thân thiện với cái chết- tất cả là những
điều Phật giáo gợi ý và ban phát cho Võ Sĩ Đạo.
Ngoài ra, nguồn gốc thứ hai của Võ Sĩ Đạo là Shinto (Thần đạo), nó bổ sung
những lời răn mà Phật giáo chưa có. Thần đạo yêu cầu phải trung thành khắc cốt ghi
xương với thần linh, thì Võ Sĩ Đạo đã tiếp thu trong việc cung phụng lãnh chúa, quân
chủ.
Bên cạnh đó là đức tính truyền thống của người Nhật đã tạo nên tinh thần cốt yếu
của Võ Sĩ Đạo độc nhất.



3. Quá trình hình thành và phát triển của Võ Sĩ Đạo
Theo thời gian, Samurai dần trở
thành một tầng lớp mới trong xã hội,
được phép sử dụng các vũ khí như kiếm
và cung tên trong lúc thi hành nhiệm vụ.
Đến năm 1185, khi bước vào thời
đại Kamakura thì Yorimoto Minamoto,
người đứng đầu dòng tộc Taira vốn xuất
thân là một võ sĩ được Thiên hoàng
phong làm Shogun (Tướng quân). Lúc
này, các võ sĩ được gọi là Bushi (武士) và
trở thành tầng lớp lãnh đạo tại Nhật Bản, sở hữu nhiều đặc quyền, đặc lợi và giữ vai
trò ngày càng quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân xứ sở hoa anh đào.
Cho đến thời kỳ Muromachi (1338 – 1573), nhằm rút ngắn sự cách biệt giữa xuất
thân bình dân và địa vị xã hội cao quý, các võ sĩ (武士) phải tích lũy nhiều kiến thức
về Trà đạo, Kiếm đạo, Hoa đạo và Thiền Tông.
Vào giai đoạn cuối thời Edo (1600 – 1868), một hệ thống nguyên tắc với những
chuẩn mực khắt khe trong sinh hoạt và luyện tập được hình thành có tên gọi là
Bushido (武士道). Đây được xem là hệ thống triết lý gồm các tư tưởng và giá trị đạo
đức mà mỗi Samurai (侍) đều phải tuân theo, nếu không thực hiện họ sẽ hứng chịu
những hình phạt rất nghiêm khắc.


II. Nội dung
1. Hiểu đúng về Samurai và tinh thần Võ Sĩ Đạo
1.1 Khái niệm Samurai Nhật Bản
Samurai – từ gốc là “saburau” – có nghĩa
là những người bảo vệ, phục vụ, trơng coi –

nhưng mang tính chất quyền q và được
nhiều người nể sợ. Hiểu theo cách thông
thường, Samurai là tầng lớp võ sĩ cao cấp ở
Nhật Bản, được đào tạo như một chiến binh và
có những kỹ năng chiến đấu vượt trội.
Samurai thường chỉ phục vụ cho daimyo
(lãnh chúa) hay các đại tướng. Các Samurai
trung thành tận tâm tuyệt đối dù có phải chết.
Người Samurai tơn thờ tinh thần Võ Sĩ Đạo –
hệ thống luân lý đề cao danh dự của người Nhật.
1.2 Nguồn gốc Samurai Nhật Bản
Dưới thời phong kiến, Nhật Bản là quốc gia có đến 20% là đất nông nghiệp. Điều
này dẫn đến những cuộc chiến tranh chấp đất nông nghiệp giữa các bộ tộc. Từ những
cuộc chiến này, tầng lớp Samurai ra đời nhằm mục đích bảo vệ, phục vụ các tầng lớp
như chủ đất để tranh đoạt đất đai. Đổi lại, họ được nhận đất và chức vụ theo năng lực
cống hiến.
Theo truyền thuyết, vào năm 660 trước công nguyên, Jimmu Tenno trở thành chủ
sối của các bộ tộc hiếu chiến. Ơng đã đưa bộ tộc của mình từ Kyushu chinh phục
vùng Kinki, tạo nên triều đại Yamato. Tiếp đó, bộ tộc này đã không ngừng tấn công
vào các quốc gia ở Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc. Theo lịch sử các chiến binh
Yayoi xa xưa chính là những nhân tố của Samurai sau này ở Nhật Bản.
Samurai lần đầu tiên xuất hiện từ thế kỷ thứ 12 trong triều đại Mạc Phủ Đằng
Nguyên. Khi đó, Samurai được thiết lập tạo thành một đội quân chiến binh trung
thành, bảo vệ cho các tướng quân, các nhân vật quan trọng của dòng họ. Muốn trở
thành Samurai thì cần phải hội tụ đủ 3 yếu tố đó là trung thành, can đảm và danh dự.
Tầng lớp Samurai được biết đến nhiều hơn từ cuộc chiến tranh giành đất đai giữa
3 bộ tộc lớn là Minamoto, Taira và Fujiwara. Tuy nhiên đến năm 1876 Hoàng đế Minh


Trị( Meiji) đã ban hành lệnh phế đao, các Samurai mất đi quyền mang kiếm và nghề

nghiệp của mình, sau gần 1000 năm tồn tại họ đã mất đi vị trí đặc biệt trong xã hội
Nhật Bản.
1.3 Phân biệt giữa Samurai và Võ Sĩ Đạo
Khác với suy nghĩ của nhiều người, Samurai (侍) và Bushido (武士道) khơng
hồn tồn giống nhau, chúng chỉ tương hỗ nhau về mặt ý nghĩa. Chữ 道 (đạo) trong 武
士道 (Võ Sĩ Đạo) đại diện cho một phong cách sống, một con đường rèn luyện mà các
Samurai phải thấm nhuần trong cả tư tưởng và hành động, hiểu nôm na là đạo của
người võ sĩ.
2. Tinh thần Võ Sĩ Đạo của các Samurai Nhật Bản
Khi còn là đứa trẻ, Samurai tương
lai đã phải chịu đựng theo một thứ kỷ
luật thật sự hà khắc. Họ phải đi chân trần
băng qua tuyết từ sớm mùa đông để đến
trường dạy huấn luyện nghề kiếm cung.
Đôi khi, họ phải trải qua nhiều giờ vào
ban đêm tại các nghĩa trang để rèn luyện
lịng can đảm. Người Samurai chân
chính phải khơng biết đến sợ hãi, khinh
bỉ sự đau đớn và cái chết.
Đặc biệt, người Samurai khơng
sống vì mình. Tính sẵn sàng hy sinh
được đặt lên hàng đầu “Chúng ta khơng
chết bình lặng mà chúng ta sẽ chết bên
cạnh chủ soái của chúng ta. Nếu đi trên biển, đại dương sẽ là mồ chôn chúng ta. Nếu
đi trên núi, cây cỏ sẽ phủ ngực chúng ta.” Đó là nguyên tắc mà bất cứ Samurai nào
cũng phải biết tới.
Nếu lâu đài của “ông chủ” (lãnh chúa) bị cháy thì cũng sẵn có một Samurai nào
đấy xơng qua lửa đỏ để tìm lại báu vật cho chủ. Khi mà thấy khơng cịn lối ra, anh ta
sẵn sàng mổ bụng để giấu báu vật vào đó, sau này người ta sẽ tìm thấy nó trong cái xác
cháy đen của mình.



Tinh thần thượng võ này đã dẫn dắt hành vi của tầng lớp Samurai. Một trong
những triết lý của Bushido là người võ sĩ không hề biết sợ hãi cái gì kể cả cái chết.
Chính sự can trường này sẽ cho Võ Sĩ Đạo một sự yên tĩnh trong tâm hồn và sức mạnh
để phục vụ chủ nhân một cách trung thành, họ sẵn sàng hy sinh tính mạng nếu cần. Vì
vậy họ là những người có tinh thần trách nhiệm rất cao.
3. Nguyên tắc đạo đức tạo nên biểu tượng Samurai Nhật Bản
Đất nước Nhật Bản thời trung cổ tồn tại bảy nguyên tắc đạo đức mà tất cả
Samurai phải nghiêm túc tuân theo. Đó là những nguyên tắc phản ánh tinh thần Võ Sĩ
Đạo với các giá trị cốt lõi là trung thực, chính trực và tự trọng.
義 Gi – Công lý
Việc đánh giá danh dự và công lý phải rõ ràng, rạch ròi trắng đen. Đối với
Samurai thì con người trung thực khơng bao giờ sợ hãi sự thật. Họ ln đặt lịng tự
trọng và danh dự lên trên tiền bạc, bản thân không để bị cám dỗ bởi ham muốn, tham
vọng. Không được để cho tinh thần trượng nghĩa, chống lại cái ác bị làm cho sa ngã.
仁 Jin – Nhân từ
Có nghĩa là sự từ bi đối với người khác, các võ sĩ phải cảm thông, phải biết bao
dung, độ lượng với tất cả mọi người. Lòng nhân từ tiếp thêm sức mạnh cho các võ sĩ,
giống như sức mạnh của nước có thể dập tắt lửa. Sức mạnh của Samurai là để thấu
hiểu, giúp đỡ người khác chứ khơng dùng phục vụ toan tính cũng như thù hận cá nhân.
勇 Yu – Can đảm
Đối với Võ sĩ, can đảm là tinh thần cốt yếu, họ chính là những người mang khí
chất anh hùng nhưng không mù quáng. Ngược lại sự can đảm cần song hành với lý trí
sáng suốt, mạnh mẽ, dùng sự thận trọng thay thế cho nỗi sợ hãi. Người Nhật cũng có
triết lý rằng cái chết khơng đáng sợ, nhưng chết trong danh dự hay trong ô nhục mới là
vấn đề then chốt, một cái chết có ý nghĩa sẽ hơn một cuộc sống vô nghĩa.
礼 Ray – Tôn trọng
Tất cả các hành động của Samurai phải xuất phát từ sự tôn trọng lẫn nhau, Võ sĩ
không cần thiết phải tàn nhẫn để chứng minh sức mạnh của bản thân. Ngay cả với kẻ

thù của mình, các Samurai cũng phải giữ được lịch sự, tơn trọng vì nếu khơng có phẩm
chất này thì có khác gì những con thú khoe khoang sức mạnh bản thân.
誠 Makoto – Sự chân thành


Sự chân thành chính là một phẩm chất đạo đức quan trọng mà các Samurai phải
gìn giữ. Đối với họ, lời nói khơng cần nhiều, mà thơng qua các hành động để chứng
minh sự chân thành của mình. Đồng thời các Samurai cũng ln giữ đúng lời hứa của
mình, lời đã nói ra nhất định sẽ làm với trách nhiệm cao.
名誉 Meyё – Danh dự
Cũng giống như công lý, danh dự đối với Võ sĩ chính là yếu tố sống còn. Mất
danh dự giống như một vết sẹo trên cây vậy, theo thời gian, vết sẹo đó sẽ cịn mãi và
còn khiến cho cây trở nên còi cọc hơn. Các Samurai luôn quan niệm rằng, người được
phán xét bản thân là chính họ, nên những hành động của họ phải thể hiện được chính
con người họ, với những điều mà họ tự hào.
忠義 Chugi – tận tâm
Tận tâm được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất mà Samurai
phải có. Vì tận tâm thể hiện sự trung thành của họ trong các cuộc xung đột lợi ích. Các
Võ sĩ chịu trách nhiệm cho mỗi hành động của mình bằng tất cả sự tận tâm, khơng ích
kỷ, khơng vụ lợi.
Bên cạnh đó là nghi thức Seppuku, một nghi thức đáng sợ được nhắc đến khi nói về
Samurai.
Seppuku – nghi thức đáng sợ của Samurai
Đối với các Samurai, danh dự là điều quý giá nhất. Và Samurai sẽ tự sát nếu
nhiệm vụ thất bại, hay vi phạm tinh thần Bushido.Tự sát khơng chỉ là một hành động,
nó đã trở thành nghi thức được gọi là seppuku hay thô tục hơn là hara-kiri. Seppuku là
cách một Samurai khôi phục lại danh dự của mình đối với chủ nhân và gia đình. Đây
xem như nghĩa vụ trung thành khi Samurai đó thất bại.
Khi được ban cho hình phạt Seppuku, Samurai phải tắm rửa thật sạch sẽ và mặc
một áo dài màu trắng. Dụng cụ thực hiện nghi thức gồm một thanh kiếm ngắn

wakizashi hoặc một con dao tanto được bọc giấy. Sau đó Samurai lấy con dao và cắt
mở dạ dày của mình, từ trái sang phải. Một Samurai khác đứng sau sẽ thực hiện dakikubi – một nhát chém gần như đứt hẳn đầu của Samurai tự mổ bụng.
Đặc biệt, trong thời hiện đại, nghi thức Seppuku lại nổi lên như một cách để khôi
phục lại danh dự khi đối mặt với thất bại và được sử dụng như một cách để thể hiện
phản đối.


4. Trang phục và vũ khí của các võ sĩ Samurai Nhật Bản
4.1 Trang phục

Trang phục Kimono
Có một số đặc điểm để nhận dạng về Samurai như kiểu tóc kiểu Chomage – cạo
đầu phía trước, búi tóc nhỏ trên đỉnh đầu. Trang phục hàng ngày của Samurai là
Kimono, đến khoảng thế kỷ XII thì thay bằng Hitatare, tới thời Edo (khoảng 1603 –
1867) chuyển sang Kamishimo.

Trang phục Hitatare
Trang phục của các Samurai từ chất liệu vải cho đến các họa tiết, hoa văn đều
biểu hiện những đặc điểm nổi bật của tinh thần Võ Sĩ Đạo, cho thấy sự sang trọng của
một trong những tầng lớp cao quý nhất xứ sở Phù Tang.


Trang phục Kamishimo
Trang phục thường được các Samurai Nhật Bản khốc lên người chính là
Kimono. Khác với sự cầu kỳ của các bộ Kimono truyền thống, trang phục dành cho
các võ sĩ chỉ gồm hai lớp và cắt giảm hầu hết các chi tiết rườm rà.
Bên cạnh đó, sự đặc biệt của Kimono dành cho cho các Samurai nằm ở chất liệu
vải thoáng mát nhưng vẫn toát lên vẻ quyền quý và sang trọng.
Trong chiến đấu, Samurai thường mặc áo giáp với trọng lượng khoảng 15 – 20kg,
cùng với đó là những hoa văn thể hiện khí chất mạnh mẽ của tinh thần Võ Sĩ Đạo khi

xông pha chiến trận.

Áo giáp của Samurai
Hai loại áo giáp phổ biến dành cho các Samurai là Do Maru và Yoroi. Trong đó,
Yoroi được dùng cho kỵ binh, bao gồm mũ sắt và bảo vệ vai cịn Do Maru thường
được trang bị cho lính bộ vì trọng lượng khơng q nặng.


2. Vũ khí
Bên cạnh trang phục, vũ khí là vật dụng không thể tách rời của các Samurai. Nếu
so sánh với những Ninja từng tồn tại trong chiến tranh thời kỳ Kumakura và Edo thì vũ
khí của các Samurai có phần ít hơn nhưng chúng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa về mặt
danh dự đối với các võ sĩ.

 Katana: đây là thanh kiếm rất đặc trưng của một Samurai Nhật Bản. Katana có
chiều dài khoảng 60cm được làm hơi cong và chỉ có một lưỡi. Chi của
Katana được thiết kế khá dài đủ để có thể cầm cả hai tay một cách thoải mái.
Katana là vũ khí được dùng làm vũ khí chính khi các Samurai chiến đấu.

 Tanto: đây là đoản kiếm ngắn dùng để phụ trợ khi chiến đấu và cũng dùng khi
các Samurai mổ bụng tự sát.


 Wakizashi: đây được coi là thanh kiếm danh dự của Samurai Nhật Bản. Thanh
kiếm này thường không dùng trong chiến đấu mà dùng trong những mục đích
khác như chặt đầu kẻ thù bại trận.

 Odachi: đây là một loại trường kiếm thường được các Samurai dùng khi cưỡi
ngựa chiến đấu trên chiến trường. Odachi có chiều dài từ 90 – 178 cm nên
thuận lợi để tấn công tầm xa khi cưỡi ngựa.



 Tessen: loại quạt chiến của Nhật Bản và được thiết kế để các võ sĩ sử dụng trên
chiến trường trong những trường hợp tấn cơng bất ngờ. Ngồi ra, Samurai còn
sử dụng chúng để ra hiệu lệnh. Loại quạt chiến này có rất nhiều kích cỡ, vật
liệu, hình dạng và cách sử dụng. Tessen được chia làm hai loại. Loại thứ nhất là
quạt thật, gồm khung làm bằng gỗ hoặc kim loại với giấy sơn mài được gắn với
khung và bọc ngoài bằng kim loại. Loại thứ hai là quạt rộng, cứng được làm
bằng kim hoặc gỗ mà các Sumo thường dùng trong ngày nay. Người chỉ huy sẽ
nâng hoặc hạ chiếc quạt theo những cách khác nhau để ra lệnh cho binh sĩ.

 Yumi: ngồi kiếm thì các Samurai còn sử dụng cả cung nữa. Những bộ cung tên
được các Samurai dùng gọi là Yumi.


 Aikuchi: đây là một loại đoản kiếm nhỏ hay gọi là dao găm cũng được. Thường
Aikuchi không phải là vũ khí để chiến đấu mà được các Samurai nữ trang bị
trên người dùng để tự sát khi muốn bảo toàn danh tiết hay danh dự.


III. Tổng kết
Võ Sĩ Đạo hay Samurai có một vai trò quan trọng đối với xã hội Nhật Bản, là
biểu tượng ý chí của con người Nhật Bản.
Ngày nay, tầng lớp Samurai đã khơng cịn giữ được vị trí vốn có trong xã hội
Nhật Bản. Tuy nhiên, lịng dũng cảm, sự trung thành và những phẩm chất tốt đẹp mà
tinh thần Võ Sĩ Đạo mang lại vẫn là một trong những giá trị văn hóa đáng ngưỡng mộ
của xứ sở hoa anh đào và có lẽ đây cũng là một giá trị tinh thần không phải một sớm
một chiều mà một dân tộc nào cũng đạt được như họ.
Tinh thần Võ Sĩ Đạo là triết lý sống của cả dân tộc Nhật Bản với cốt lõi là danh
dự và lòng tự trọng, người dân xứ sở hoa anh đào luôn nỗ lực vươn lên và xây dựng

đất nước ngày càng phồn thịnh trên cơ sở thấm nhuần lối sống chuẩn mực của các
Samurai ngày xưa, biểu tượng Samurai không chỉ đại diện cho giai cấp trong một thời
kỳ lịch sử của Nhật Bản mà còn là tượng trưng cho ý chí và tinh thần quật cường của
người Nhật.
Hàng năm, vào độ hoa anh đào nở rộ nhất, người Nhật sẽ tổ chức lễ hội Samurai
để tưởng nhớ đến người Võ Sĩ Đạo. Lễ hội này có quy mơ lớn, nhận được sự hưởng
ứng và tham gia của hơn 1000 người đến từ các tỉnh khác nhau. Họ cùng nhau mặc
những bộ cổ phục Samurai thời Chiến Quốc, và tụ tập tại lâu đài Maizuru. Tại lễ hội
này họ sẽ cùng nhau tổ chức những cuộc thi cho các tiểu đoàn hoặc các cô gái và
những biểu diễu hành lớn trên phố.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những Nguyên Tắc Võ Sĩ Đạo Bushido Samurai Nhật Bản,
25/11/2022.
2. Diệu Ngô, 2021, Tinh thần Võ Sĩ Đạo – Biểu tượng sức mạnh văn hóa Nhật Bản,
25/11/2022.
3. Biểu tượng Samurai và tinh thần Võ Sĩ Đạo trong văn hóa “xứ Phù Tang”,
25/11/2022.
4. Vài nét sơ lược về Samurai, 25/11/2022.



×