Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.77 KB, 5 trang )

Bảo tàng văn hóa các dân tộc
Việt Nam
Nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đã được biết đến Bảo tàng văn hóa các dân
tộc học Việt Nam trên đường Nguyễn Văn Huyên ở Hà Nội rất nổi tiếng và độc đáo.

Bảo tàng văn hóa
. Tuy nhiên còn có một bảo tàng thuộc loại hình dân tộc học nữa là Bảo tàng Văn hóa
các dân tộc Việt Nam tại trung tâm thành phố Thái Nguyên từ nhiều năm nay cũng đã trở
nên quen thuộc với nhiều người, đây không còn là không gian chỉ dành riêng cho những
nhà khoa học, những nhà nghiên cứu mà còn là địa chỉ tham quan du lịch hấp dẫn và và
đầy bổ ích cho nhiều đoàn khách du lịch trong và ngoài nước.
Bảo tàng được xây dựng từ năm 1960 với tên là Bảo tàng Việt Bắc. Với diện tích gần
4000m2, bao gồm 5 khối trưng bày nối liền nhau, khu trưng bầy ngoài trời và hàng nghìn
tài liệu hiện vật khối gốc, các tài liệu khoa học bổ trợ, cộng với giải pháp trưng bày mỹ
thuật khá hoàn hảo, khoa học, hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại, phù hợp… Đến với
Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam du khách thực sự có cái nhìn tổng quát về một
bức tranh toàn cảnh của văn hóa các dân tộc ở Việt Nam, từ miền địa đầu cực bắc Hà
Giang đến vùng đất mũi Cà Mau. Vì thế Bảo tàng còn được xem là ‘‘mái nhà chung’’ của
cộng đồng 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S. Trưng bày của bảo tàng bao gồm:

Bảo tàng văn hóa
Phòng trưng bày số 1: phản ánh những di sản văn hóa của nhóm ngôn ngữ Việt-Mường,
nhóm này gồm 4 dân tộc: Kinh, Mường, Thổ và Chứt, với 9 tổ hợp trưng bày về công cụ
sản xuất, nhà ở, trang phục, thủ công mỹ nghệ, di sản tinh thần…
Phòng trưng bày số 2: trưng bày di sản văn hóa vật chất, tinh thần của nhóm ngôn ngữ
Tày-Thái, gồm 8 dấn tộc: Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giáy, Lào, Lự, Bố Y.
Phòng trưng bày số 3: trưng bày di sản văn vật chất, tinh thần nhóm ngôn ngữ H`Mông-
Dao, Kađai, Tạng-Miến, nhóm này gồm 13 dân tộc: H`Mông, Dao, Pà Thẻn, Pu Péo, Cờ
Lao, La Chí, La Ha, Lô Lô, Phù Lá, La Hủ, Hà Nhì, Cống, Si La. Trong đó trưng bày nổi
bật về địa vực cư trú, cảnh quan môi trường, nhà ở, ẩm thực, chợ phiên vùng cao…
Phòng trưng bày số 4: Trưng bày di sản văn hóa các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-


Khơ Me gồm 21 dân tộc: Khơ Mú, Mảng, Xinh Mun, Kháng, Ơđu, Bru-Vân Kiều, Tà Ôi,
Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, Cờ Ho, Hrê, M`nông, Gié-Triêng, Stiêng, Mạ, Co, Chơ ro, Rơ
Măm, Brâu và dân tộc Khơmer ở Nam Bộ.
Phòng trưng bày số 5: Phần 1: Trưng bày di sản văn hóa các dân tộc thuộc nhóm ngôn
ngữ Hán gồm: Hoa, Sán Dìu, Ngái.
Phần 2: trưng bày di sản văn hóa nhóm ngôn ngữ Malayô-Plynesian gồm dân tộc Chăn,
Gia Rai, ÊĐê, RagLai, Chơ Ru.
Chợ Phiên Vùng Cao

bảo tàng văn hóa
Du khách đến với Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam còn được tham quan khu
trưng bày ngoài trời khá rộng lớn, phong phú và độc đáo. Bằng các hình ảnh và sưu tập
hiện vật độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa các đân tộc, sự thuyết minh truyền cảm, lôi
cuốn của hướng dẫn viên khiến người xem thật sự thích thú, từ những hình ảnh cây đa,
bến nước, mái đình ở miền đồng bằng Bắc Bộ, đến những sinh hoạt văn hóa miền sông
nước của đồng bào Nam Bộ hay những mái nhà Rông của đồng bào Tây Nguyên cao vút
vươn lên cao…các nghề thủ công truyền thống, các hình thức sinh hoạt văn hóa trong
trang phục, âm nhạc, ẩm thực, lễ hội, trong sản xuất lao động…tất cả đều được hội tụ nơi
‘‘mái nhà chung’’ này.
Khách du lịch đến bảo tàng văn hóa đông nhất vào các ngày nghỉ cuối tuần, kết hợp
tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi đến khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc cách đó chừng
16km và về thăm ‘‘thủ đô gió ngàn” (khu căn cứ Cách mạng An toàn khu) (ATK).

×