Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tại công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.56 KB, 35 trang )

I. TNG QUAN Về CÔNG TY Cổ PHầN BáNH KẹO CAO CấP
HữU NGHị
1. Gii thiu s lc v cụng ty
Tờn doanh nghip : CễNG TY C PHN BNH KO
CAO CP HU NGH
Tờn giao dch : HUUNGHI HIGH QUALITY
CONFECTIONERY JOINT STOCK
COMPANY
a ch tr s chớnh : 122, nh Cụng, Hong Mai, H Ni
in thoi : 8642579
Fax : 8642579
S ng ký kinh doanh : 0103014796
Tỡnh trng hot ng : ang hot ng
Loi hỡnh doanh nghip : Cụng ty c phn
Ngi i din theo phỏp lut : Ch tch Hi ng Qun Tr : Lờ Vn
Bng
Vn iu l : 22.500.000.000 VN
Lnh vc hot ng : Sn Xut: cỏc loi bỏnh, mt, ko, thc
phm ch bin v ung cú cn.
Kinh doanh: ch yu l cỏc sn phm do
cụng ty sn xut ra v mt s mt hng
thc phm, nụng sn, ung khỏc
Dch v: Dch v nh hng, gii khỏtv
cho thuờ kho bói.
2. Quỏ trỡnh hỡnh thnh v phỏt trin
Trong nn kinh t th trng, vic chuyn i mụ hỡnh hot ng ca
doanh nghip l khụng th trỏnh khi v din ra ngy cng mnh m di
nhiu hỡnh thc nh: cụng ty m - cụng ty con, c phn hoỏ, chuyn giao
1
Và Hữu Nghị cũng vậy, thời điểm Hữu Nghị cổ phần hoá được coi như là
một mốc son đánh dấu sự lột xác hoàn toàn của công ty.


Trước khi cổ phần hoá, Công ty CPBKCC Hữu Nghị đã trải qua nhiều
biến cố thăng trầm với những tên khác như: Xí nghiệp bánh kẹo Trần Hưng
Đạo, Nhà máy bánh kẹo Hữu Nghị.
Xí Nghiệp bánh kẹo Trần Hưng Đạo đựợc thành lập vào năm 1946,
hoạt động đến năm 1997 thì đổi tên thành Nhà máy bánh kẹo Hữu Nghị,
trực thuộc Tổng công ty thực phẩm miền Bắc theo Quyết định số
1260/TPMB – TCLĐTL ngày 08/12/1997. Theo đó quy định chức năng
của nhà máy là chuyên sản xuất các loại bánh, mứt, kẹo. Do trực thuộc
công ty thực phẩm miền Bắc, một doanh nghiệp Nhà Nước nên nhà máy
phải hạch toán kinh tế phụ thuộc nhưng có điều khác biệt là được phép sử
dụng con dấu riêng, và nằm tách biệt so với Tổng công ty, trên khu đất
20000 m
2
thuộc Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội. Tuy vậy, nó vẫn chịu sự
kiểm soát, điều hành của Tổng công ty. Do mới chính thức đi vào hoạt
động với cái tên Hữu Nghị nên sản phẩm mang thương hiệu Hữu Nghị vẫn
còn khá lạ lẫm đối với người tiêu dùng. Lúc này quy mô sản xuất của nhà
máy vẫn còn khá nhỏ, chỉ có một nhà máy duy nhất với hơn một trăm lao
động và hơn một chục loại bánh kẹo các loại, đạt sản luợng mấy nghìn tấn.
Tuy nhiên lại sở hữu một số dây chuyền công nghệ hiện đại tiên tiến nhất
nhì trong nước như: dây chuyền sản xuất bánh quy của hãng W&P Cộng
hoà liên bang Đức ( năm 1997), dây chuyền sản xuất bánh quy xốp Meiji
Nhật Bản…Điều đó đã thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm chú ý của
người tiêu dùng và tạo nên tính cạnh tranh của Hữu Nghị nhất là ở thị
trường miền Bắc.
Không chỉ thế, Hữu Nghị còn phát triển mạnh hơn nữa sau khi thực
hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà Nước, chuyển đổi từ
hình thức sở hữu 100% vốn Nhà Nước sang 51% vốn Nhà Nước theo
Quyết Định số 3206/QĐ – BTM ngày 30/12/2005 của Bộ Thương Mại và
2

lấy tên là: Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Cao Cấp Hữu Nghị
(CTCPBKCCHN ). Đây có thể được coi là bước chuyển mình từ trong ra
ngoài của công ty, từ hình thức sở hữu, chế độ hạch toán kinh tế đến cách
thức quản lý, vận hành và điều đó cũng gây ra không ít khó khăn cho công
ty như: thiếu vốn, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật cũ kỹ đặc biệt là dây
chuyền công nghệ đã hết tính cạnh tranh lại thêm sự xâm nhập mạnh mẽ
của các dòng bánh kẹo nước ngoài. Nhưng với sự đoàn kết, nhiệt thành và
cố gắng không mệt mỏi của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên
trong công ty, mọi khó khăn đã được giải quyết. Vay vốn, cải thiện cơ sở
vật chất kỹ thuật và mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao
chất lượng, đa dạng hoá chủng loại, mẫu mã sản phẩm từ hàng chục lên
hàng trăm loại bánh kẹo, ngoài ra còn đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, mở
rộng hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm trên phạm vi cả nước nhằm
đáp ứng nhu cầu bánh kẹo ngày càng tăng. Vì vậy mà kết quả sản xuất kinh
doanh 6 tháng đầu năm 2006 đạt tăng trưởng khá: tổng sản phẩm vượt
45%, doanh thu vượt 44,1% so với cùng kỳ năm 2005 và thu nhập của
người lao động tăng nhanh 50% so với năm 2005, đời sống của người lao
động đã được cải thiện phần nào. Ngoài ra, công ty còn liên tục giành bằng
khen, danh hiệu Sao vàng đất Việt…đặc biệt là huy chương vàng trong các
hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế như hội chợ triển lãm EXPO hàng
năm từ năm 1999 đến nay. Và được ngưòi tiêu dùng bình chọn là Hàng
Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền.
Trước kết quả đáng mừng như vậy, ban lãnh đạo công ty tiếp tục đầu tư
xây dựng thêm 3 nhà máy sản xuất bánh kẹo rải từ Bắc vào Nam, tuyển
thêm hàng nghìn lao động:
Năm 2006: xây dựng thêm 01 Nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp
Đồng Văn - Duy Tiên - Hà Nam.
Đầu năm 2008: xây dựng thêm 01 Nhà máy sản xuất tại Khu công
nghiệp Quang Trung - Quy Nhơn- Bình Định.
3

Giữa năm 2008: xây dựng thêm 01 Nhà máy sản xuất tại Thủ Dầu Một
- Bình Dương.
Và mới đầu năm 2009, công ty đã mở thêm một chi nhánh mới ở thành
phố Hồ Chí Minh nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng thị phần của
Hữu Nghị ở miền Nam, tiến tới vị trí số một trong lĩnh vực sản xuất và kinh
doanh bánh kẹo ở trong nước. Đồng thời tiến xa ra thị trường bên ngoài
như Đông Nam Á, Đông Âu…
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, công ty cổ phần bánh kẹo
cao cấp Hữu Nghị luôn lấy khẩu hiệu: “Luôn luôn làm vừa lòng khách
hàng” làm mục tiêu cho mọi hoạt dộng của công ty. Bởi vậy người tiêu
dùng, ai cũng biết tới bánh kẹo Hữu Nghị với hương vị phong phú, mẫu mã
đa dạng, giá cả hợp lý, yếu tố chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm luôn
là hàng đầu.
3. Đặc điểm của công ty
3.1. Đặc điểm về sản phẩm
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các loại bánh, mứt,
kẹo, hơn ai hết Hữu Nghị hiểu rõ những đặc tính về sản phẩm của mình.
Nhất là những đặc điểm chung về bánh kẹo như: Bánh kẹo là mặt hàng
thực phẩm chế biến, có tuổi đời ngắn, yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an
toàn thực phẩm. Và đặc biệt là hàng hoá có tính chất mùa vụ, được tiêu thụ
mạnh vào những dịp lễ, Tết, ngày hội…đòi hỏi công ty phải có kế hoạch
sản xuất và tiêu thụ trong từng khoảng thời gian cụ thể trong năm để đáp
ứng kịp thời nhu cầu cuả ngưòi tiêu dùng.
Ngoài ra một trong những điều tạo nên tính cạnh tranh cho Hữu Nghị
đó là sự phong phú về hương vị, đa dạng về mẫu mã, chủng loại lại thêm
bao bì đẹp: hiện Hữu Nghị có hơn 10 nhóm sản phẩm, mỗi nhóm lại có
hàng chục loại khác nhau: Bánh kem xốp, bánh Cracker, bánh mỳ dinh
dưỡng, bánh tươi, lương khô, mứt têt, bánh trung thu….và các loại thực
phẩm chế biến: giò, ruốc, rượu…Trong đó sản phẩm chủ đạo là các loại
4

bánh, mứt, kẹo cao cấp. Tuy nhiên công ty vẫn không ngừng nghiên cứu,
đầu tư đổi mới công nghệ để cho ra đời những sản phẩm mới. Mới đây, mặt
hàng bánh mỳ ruốc Staff, bánh Tipo đã được người tiêu dùng đón chào và
đem lại nguồn thu lớn cho công ty.
3.2. Đặc điểm thị trường
Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triẻn, Công ty đã định hình
được cả thị trường đầu vào và đầu ra, tuy mỗi thị trưòng đều có những khó
khăn và thuận lợi riêng nhưng công ty đang dần tìm cách khắc phục.
Đối với thị trường đầu vào: đó chính là nguyên vật liệu để sản xuất ra
sản phẩm. Vì bánh kẹo là mặt hàng thực phẩm nên nguyên vật liệu có đặc
tính là thời gian sử dụng ngắn, dễ bị hư hỏng, ẩm mốc nếu không được bảo
quản tốt và điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
Nguyên vật liệu chính mà công ty sử dụng khá phong phú đó là: Chất ngọt,
chất béo, Sữa, bột mỳ, các loại quả, hạt….và chất phụ gia khác. Phần lớn
các nguyên vật liệu này được nhập từ nước ngoài, chiếm khoảng 70%
nguyên vật liệu do thị trường trong nước không có. Đây là một điểm bất lợi
đối với công ty, vì phải nhập khẩu nên chịu chi phí vận chuyển cao, giá
thành đắt đỏ, chịu ảnh hưởng nhiều của thị trường thế giới chưa kể đến thời
gian vận chuyển lâu, có thể làm hư hại nguyên vật liệu gây ảnh hưởng đến
sản xuất của công ty. Trong những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát tăng cao
làm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng vọt đẩy giá thành lên cao, nhất là
năm 2008 vừa qua. Điều đó làm doanh thu của công ty tăng lên nhưng thực
tế tỷ suất lợi nhuận trên 1 đồng vốn giảm xuống thể hiện hiệu quả sản xuất
kinh doanh giảm sút. Nhận biết được điểm yếu đó, Hữu Nghị đang dần
chuyển hướng sang tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu thay thế để giảm tỷ lệ
nhập khẩu nhằm ổn định thị trường đầu vào cho sản xuất kinh doanh.
So với thị trường đầu vào, thị trường đầu ra có vẻ ổn định hơn và có xu
hướng ngày càng mở rộng. Nhất là thị trường trong nước thể hiện ở thị
phần của Hữu Nghị tăng nhanh qua các năm:
5

Bảng 1: Thị phần của công ty BKCCHN ( 2005-2008)
Năm 2005 2006 2007 2008
Thị phần (%) 11,5 13,2 15,2 17,5
Nguồn: Phòng bán hàng, 2008
Như vậy thị phần của công ty liên tục tăng, tăng khá mạnh sau năm
2005 – năm công ty cổ phần hoá từ 11,5 % lên 13,2% năm 2006 và đến
năm 2008 đã là 17,5%, vươn lên đứng thứ hai sau Kinh Đô. Tuy nhiên,
bánh kẹo Hữu Nghị vẫn chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường miền Bắc
(>80% tổng sản phẩm), còn thị trường miền Trung đặc biệt là thị trường
miền Nam - một thị trường đầy tiềm năng, với sức tiêu thụ rất lớn vẫn chưa
thâm nhập được. Một phần cũng vì khâu marketing, quảng cáo và dịch vụ
khách hàng còn chưa được chú trọng và đầu tư thích đáng. Tuy nhiên, gần
đây Hữu Nghị cũng đã chú ý đến thị trường miền Trung và miền Nam như:
Xây dựng nhà máy bánh kẹo tại Quy Nhơn ( Bình Định) (năm 2008) và
Bình Dương (năm 2008), đến đầu năm 2009 lại thành lập một chi nhánh
chuyên tiếp thị và bán hàng tại TP Hồ Chí Minh. Công ty Hữu Nghị đặt
mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 đạt 25% thị phần trong nước, và chiếm
50% thị phần miền Bắc.
Sắp tới công ty cũng mở rộng thị trừơng xuất khẩu từ các nước Đông
Nam Á, sang Đông Âu và một số nước khác…
3.3. Cơ sở vật chất- kỹ thuật
Kể từ khi nhà máy Hữu Nghị đi vào hoạt động, cơ sở vật chất - kỹ thuật
được đầu tư nâng cấp liên tục nhằm phục vụ cho quy mô sản xuất ngày
càng tăng. Từ chỗ chỉ có một nhà máy duy nhất ở Định Công, Hoàng Mai,
Hà Nội nằm trên diện tích 20000 m
2
, đến nay đã xây dựng thêm ba nhà
máy nữa: một ở Đồng Văn, Hà Nam; một ở Quy Nhơn, Bình Định; một ở
Bình Dương. Mỗi nhà máy lại được đầu tư ba đến bốn dây chuyền công
nghệ hiện đại của Đức, Ý, Đài Loan…

- Một dây chuyền sản xuất bánh quy hiện đại của hãng W&P Đức
6
- Một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của hãng Rapido Đức
- Dây chuyền sản xuất bán tự động bánh trung thu, bánh tươi các loại
của Đài loan, Ý…
Ngoài ra, công ty còn đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị phục vụ cho
sản xuất ( phụ lục 1).
Hiện công ty đang sở hữu một đoàn xe vận tải chuyên chở hàng hoá:
trọng tải 3 tấn, Nguyên giá 90 tỷ đồng, giá trị còn lại 55 tỷ đồng.
Tổng diện tích hệ thống kho hàng, nhà xưởng, văn phòng mới chỉ tính riêng
ở Định công đã là 10000 m
2
chưa tính đến các khu công nghiệp mới xây.
Mới đây công ty còn mở thêm chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh: thuê thêm
một số cửa hàng, mua sắm thiết bị văn phòng, dụng cụ phục vụ cho tiếp thị,
bán hàng ước tính lên đến 20 tỷ đồng.
3.4 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Do đặc tính của sản phẩm – bánh kẹo là những mặt hàng thực phẩm chế
biến công nghiệp, nên chúng phải được sản xuất theo dây chuyền công
nghệ không thể làm thủ công. Mỗi một sản phẩm có một quy trình sản xuất
riêng, được bố trí ở những phân xưởng khác nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều
sản phẩm mà có những công đoạn, thao tác thực hiện giống nhau thì sẽ
được sắp xếp, bố trí ở cùng một phân xưởng. Và sản phẩm ở mỗi phân
xưởng là hoàn chỉnh được hoàn thành bởi một quy trình sản xuất khép kín,
liên tục gồm nhiều công đoạn liên tiếp nhau. Trong mỗi công đoạn đó,
người lao động sẽ phải thực hiện những thao tác cụ thể đã được định mức
lao động.
7
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA PHÂN XƯỞNG CRACKER
Kiểm tra

Phối trộn
Nguyên liệu
Cán sơ bộ
Nguyên liệu phụ
Nguyên liệu phụ
Bao gói
Kiểm tra
Nguyên liệu phụ
Ủ men
Phun dầu
Cắt xếp lớp
Nướng bánh
Tạo hình
Tạo hình
Cán lăn
Phối trộn
8
Nguồn: Phòng cơ điện
Nguyên liệu gồm: bột mỳ, đường bột, tinh bột ngô, sữa bột, phẩm vàng
chanh, vani chất tạo xốp, NH
4
HCO
3
, NaHCO
3
, Xirô, trứng gà.
Hiện Nhà máy ở Định Công có bảy phân xưởng, mỗi phân xưởng sẽ sản
xuất một vài sản phẩm. Ví dụ phân xưởng bánh Cracker có dây chuyền sản
xuất bánh Cracker dùng để sản xuất ra bánh cracker và cả bánh có vị: bánh
Kiểm tra

Phối trộn
Nguyên liệu
Cán sơ bộ
Nguyên liệu phụ
Nguyên liệu phụ
Lưu kho bảo quản
Bao gói
Kiểm tra
Nguyên liệu phụ
Ủ men
Phun dầu
Cắt xếp lớp
Nướng bánh
Tạo hình
Tạo hình
Cán lăn
Phối trộn
9
kẹp kem, bánh dinh dưỡng…vì những sản phẩm này có công đoạn sản xuất
khá giống nhau. Cũng đều bắt đầu từ khâu kiểm tra nguyên liệu đến phối
trộn , tiếp theo là cán bột rồi tạo hình, sau đó nướng bánh, kiểm tra, cuối
cùng là đóng gói và lưu kho bảo quản. Mỗi một công đoạn như vậy có thể
yêu cầu nhiều hay ít lao động tuỳ theo số thao tác, và mức độ phức tạp mà
nhân viên định mức đã tiến hành định mức.
Đây chỉ là một trong những quy trình công nghệ sản xuất của công ty,
còn rất nhiều những quy trình khác như: quy trình sản xuất bánh quy,
thạch, snack…
3.5. Hệ thống tổ chức bộ máy
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Sau khi cổ phần hoá, để phù hợp với nhiệm vụ mới, tình hình mới,

Công ty BKCC Hữu Nghị đã chuyển đổi cơ cấu tổ chức bộ máy từ kiểu
trực tuyến sang kiểu trực tuyến - chức năng.
Theo kiểu tổ chức này, Ban giám đốc sẽ trực tiếp ra quyết định xuống
các phân xưởng, quản đốc các phân xưởng sẽ thừa hành thực hiện, còn các
phòng ban sẽ do các phó tổng giám đốc chuyên trách quản lý. Công ty có
bảy phòng ban, mỗi phòng ban sẽ thực hiện những chức năng khác nhau
đối với các phân xưởng nhưng họ không có quyền ra quyết định xuống các
phân xưởng mà chỉ tham mưu cho cấp trên để cấp trên ra quyết định thực
hiện. Áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức này, phải quy định trách nhiệm,
quyền hạn cụ thể của từng phòng ban, từng ngưòi trong các phòng nếu
không có thể gây chồng chéo nhiệm vụ, hoặc làm sai quyền hạn. Nhưng
thực tế ở Hữu Nghị đã phát huy hiệu quả quản lý rõ rệt, không có sự lẫn lộn
nhiệm vụ hay làm sai chức trách giữa các phòng ban, các cấp quản lý bởi
Hữu Nghị hiện đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn
9001-2000.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty BKCCHN
10
Nguồn: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp quản lý, mỗi phòng ban,
mỗi nhân viên được quy định cụ thể trong sổ tay quản lý chất lượng ISO
9001-2000 và được phát cho từng phòng ban, theo đó:
11
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
nhân sự
P.
TC
HC
Phó tổng giám đốc sản
xuất

Phó tổng giám đốc kinh
doanh
P.
KT
TC
P.
Bán
Hàng
P.
Marketing
P.
CN
TT
P.
Đầu

P.

Thuật
P.
NC
SPM
P.

Điện
P.
KH
VT
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát

PX
Bánh
Tươi
PX
Lương
Khô
PX
Bánh
Quy
PX
Bánh
Mỳ
PX
Cracker
PX
Kem
Xốp
PX
Bim
Bim
Đứng đầu là Hội đồng quản trị ( HĐQT ) là cơ quan quản lý công ty, có
toàn quyền quyết định quyền và nghĩa vụ của công ty, các chiến lược, kế
hoạch cũng như quyền đối với cổ phiếu, trái phiếu cảu công ty…
Ban kiểm soát: có quyền kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của công ty,
ví dụ như: kiểm tra sổ sách kế toán, kiểm tra công tác trả lương…rồi báo
cáo lên chủ tịch HĐQT.
Tiếp theo là ban giám đốc gồm: Tổng giám đốc và 3 phó tổng giám đốc
chuyên trách
Tổng giám đốc công ty: có quyền trực tiếp quyết định và tổ chức thực
hiện các công việc sản xuất kinh doanh cảu công ty mà không cần đến

quyết định của HĐCT, ngoài ra còn phải thực hiện nhiệm vụ do HĐCT
giao cho và báo cáo lại cho chủ tịch HĐQT.
Sau tổng giám đốc là 3 phó tổng giám đốc phụ trách các mảng khác
nhau:
Phó tổng giám đốc nhân sự: chuyên chịu trách nhiệm về các vấn đề liên
quan đến nhân sự trước tổng giám đốc công ty như: lên kế hoạch về đào tạo
và tuyển dụng lao động hàng năm, định mức đơn giá tiền lương, các vấn đề
về hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, xây dựng quy chế, nội
quy lao động, công tác an toàn lao động,...thông qua sự tham mưu của
phòng TC-HC
Phó tổng giám đốc kinh doanh: chuyên phụ trách về mảng tiêu thụ sản
phẩm thông qua sự tham mưu của phòng bán hàng , phòng kế hoạch vật tư,
phòng marketing, phòng đầu tư, phòng kế toán-tài chính, phòng công nghê
thông tin. Từ đó đưa ra, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất tại các phân
xưởng.
Phó tổng giám đốc Sản xuất: điều hành các công việc liên quan đến kỹ
thuật: thiết bị, máy móc, điện nước…phục vụ SX- KD thông qua sự hỗ trợ
của phòng cơ điện, phòng kỹ thuật và phòng nghiên cứu sản phẩm mới.
12
Dưới ban giám đốc, còn có 10 phòng ban thực hiện những chuyên môn
nghiệp vụ khác nhau và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc hoặc phó
tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo mình:
Phòng kế hoạch vật tư ( P.KH-VT ): nghiên cứu, phân tích, hoạch định
kế hoạch sản xuất trong từng thời kỳ dựa vào đặc điểm thị trường và điều
kiện công ty đồng thời hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực
hiện nó.
Phòng thị trường ( phòng bán hàng ): chịu trách nhiệm trước Phó tổng
giám đốc kinh doanh về mảng nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch và thực
hiện tiêu thụ sản phẩm.
Phòng kế toán ( P.KT-TC) : theo dõi và thực hiện các nghiệp vụ kế toán

như: kế toán tiền lương, các báo cáo tài chính…và có trách nhiệm báo cáo
lên phó tổng giám đốc kinh doanh, Tổng giám đốc và HĐQT.
Phòng đầu tư: tham mưu cho phó tổng giám đốc kinh doanh về mảng
đầu tư sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, tài chính…
Phòng công nghệ thông tin (P. CNTT): dưới sự quản lý của phó tổng
giám đốc kinh doanh về mảng thông tin về thị trường, về công nghệ sản
xuất, về đối thủ cạnh tranh…
Phòng marketing: xây dựng kế hoạch thị trường, tổ chức thực hiện tiếp
thị và quảng cáo sản phẩm, và tham mưu cho phó tổng giám đốc kinh
doanh.
Phòng cơ điện: nghiên cứu, lắp đặt, sửa chữa,.. toàn bộ, máy móc, thiết
bị trong công ty và chịu trách nhiệm trước phó tổng giám đốc sản xuất.
Phòng kỹ thuật: quản lý quy trình công nghệ sản xuất, xây dựng các
tiêu chuẩn nguyên vật liệu, bao bì, bán thành phẩm, và chịu sự điều hành
của phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất.
Phòng nghiên cứu sản phẩm mới ( P.NCSPM ): có trách nhiệm nghiên
cứu và xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm mới theo chỉ đạo của phó
tổng giám đốc sản xuất.
13
Phòng tổ chức hành chính ( P.TC-HC ): Thực hiện các công tác liên
quan đến nhân lực như: Xây dựng quy chế trả lương, tiến hành định mức
lao động, thực hiện trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, xây dựng nội quy
lao động, thực hiện công tác an toàn lao động, giải quyết các vấn đề về hợp
đồng lao động. thoả ước lao động tập thể…Đồng thời làm tốt công tác văn
thư, giấy tờ. thủ tục hành chính, tổ chức lễ tân khánh tiết… khi cần và chịu
trách nhiệm trước phó tổng giám đốc nhân sự.
Ngoài các phòng ban ra, còn có 7 phân xưởng : có chức năng sản xuất
các loại bánh, mứt, kẹo…theo kế hoạch sản xuất do ban giám đốc giao
xuống. Và quản đốc và phó quản đốc phân xưởng sẽ là người chịu trách
nhiệm trực tiếp trước ban giám đốc về tình hình thực hiện sản xuất. Hiện có

7 phân xưởng: Bánh tươi, bánh mỳ, bánh quy, bánh cracker, bánh kem xốp,
lương khô và bim bim.
b. Đặc điểm phòng Tổ chức- hành chính
 Cơ cấu tổ chức của phòng:
Ngoài những chức năng, nhiệm vụ, và quyền hạn chung của phòng như
ở trên, đối với từng thành viên trong phòng lại quy định nhiệm vụ và trách
nhiệm cụ thể.
Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng TC – HC:
Phòng gồm 1 trưởng phòng kiêm phó tổng giám đốc nhân sự, một phó
phòng và ba bộ phận phụ trách những công việc khác nhau
14

×