Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỐ LUỢNG ĐỘNG VẬT ĐÁY QUANH KHU VỰC NUÔI TÔM SÚ (penaeus monodon)" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 66 trang )

TRUỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN
Bộ môn: THUỶ SINH HỌC ỨNG DỤNG
TỪ CÔNG LĨNH
BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỐ LUỢNG ĐỘNG VẬT
ĐÁY QUANH KHU VỰC NUÔI TÔM SÚ (penaeus monodon)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN
Năm 2009
TRUỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN
Bộ môn: THUỶ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SỐ LUỢNG ĐỘNG VẬT
ĐÁY QUANH KHU VỰC NUÔI TÔM SÚ (penaeus monodon)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN
Sinh viên thực hiện: Cán bộ hướng dẫn:
Từ Công Lĩnh TS. Vũ Ngọc Út
Năm 2009
LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Thủy Sinh Học Ứng Dụng –
Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Ngọc Út đã tận tình hướng dẫn đóng góp
những ý kiến quí báo tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành đề tài.
Xin cảm ơn thầy Trương Quốc Phú phòng thực hành phân tích chất lượng
nước đã giúp đở tôi trong thời gian phân tích tại phòng.
Xin cảm ơn lãnh đạo cán bộ Huyện Cầu Ngang, Tỉnh Trà Vinh đã ủng hộ
tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian thu mẫu tại địa bàn.
Sau cùng xin cảm ơn gia đình, các bạn lớp Bệnh Học Thủy Sản, đã ủng hộ
giúp đở đóng góp những ý kiến quí báu cho tôi trong thời gian qua.


Xin chân thành cảm ơn!
i

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Nội dung của đề tài 2
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Tình hình nuôi tôm 4
2.1.1 Tình hình nuôi tôm sú Việt Nam và ĐBSCL 4
2.2.2 Các mô hình nuôi tôm sú ven biển 4
2.2.3 Các yếu tố môi trường 5
2.2.4 Các nghiêm cứu về động vật đáy 7
CHƯƠNG III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊM CỨU 10
3.1 Vật liệu nghiêm cứu 10
3.2 Phương pháp nghiêm cứu 10
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiêm cứu 10
3 2.2 Phương pháp thu mẫu 13
3.2.3 Phương pháp phân tích mẫu 13
3.2.4 Phương pháp xử lí số liệu 14
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 15
4.1 Các yếu tố môi trường 15
4.1.1 Nhiệt độ (t
0
) 15
4.1.2 pH 15
4.1.3 Độ mặn S‰ 16
4.1.4 Oxy hòa tan (DO) 16
4.1.5 Tiêu hao oxy hóa học (COD) 16

4.1.6 Tổng Amonia (TAN) 17
4.1.7 NO
2
17
4.1.8 NO
3
18
4.1.9 TSS 18
4.1.10 TN 19
4.1.11 TP 19
4.1.12 TN
bùn
20
4.1.13 TP
bùn
20
4.2 Biến động thành phần loài động vật đáy xung quanh các mô hình nuôi tôm sú
21
4.2.1 Mô hình tôm lúa 21
4.2.2 Mô hình bán thâm canh 22
4.2.3 Mô hình thâm canh 24
4.2.4 So sánh đánh giá thành phần loài động vật đáy 26
4.3 Biến động số lượng và sinh lượng động vật đáy xung quanh các mô hình nuôi
các mô hình nuôi tôm sú 29
4.3.1 Mô hình tôm lúa 29
4.3.2 Mô hình bán thâm canh 31
4.3.3 Mô hình thâm canh 33
4.3.4 So sánh đánh giá mật độ sinh lượng nhóm loài động vật đáy 35
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT 38
5.1 Kết luận 38

5.2 Đề xuất 38
ii

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
PHỤ LỤC 1 40
PHỤ LỤC 2 41
PHỤ LỤC 3 42
PHỤ LỤC 4 44
PHỤ LỤC 5 46
PHỤ LỤC 6 48
PHỤ LỤC 7 49
PHỤ LỤC 8 50
PHỤ LỤC 9 51
PHỤC LỤC 10 52
PHỤ LỤC 11 53
PHỤ LỤC 12 54
PHỤ LỤC 13 55
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. TL: Tôm lúa
2.QCCT: Quảng canh cải tiến
3. BTC: Bán thâm canh
4. TC Thâm canh
5. Đ1: Đợt 1
6. Đ 2: Đợt 2
7. Đ 3: Đợt 3
8. ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
9. LVTN: Luận văn tốt nghiệp
10. MĐ: Mật độ
11. SL: Sinh lượng

iv
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Biến động nhiệt độ
Bảng 2. Biến động pH
Bảng 3. Biến động độ mặn
Bảng 4. Biến động DO
Bảng 5. Biến động COD
Bảng 6. Biến động TAN
Bảng 7. Biến động NO
2
Bảng 8. Biến động NO
3
Bảng 9. Biến động TSS
Bảng 10. Biến động TN
Bảng 11. Biến Động TP
Bảng 12. Hàm lượng TN
bùn
trong bùn đáy
Bảng 13. Hàm lượng TP
bùn
bùn đáy
Bảng 14. Biến động thành phần loài động vật đáy xung quanh khu vực mô hình
TL
Bảng 15. Biến động thành phần nhóm loài xung quanh khu vực nuôi tôm sú
BTC
Bảng 16. Biến động thành phần động vật đáy xung quanh khu vực nuôi tôm sú
TC
Bảng 17 biến động thành phần loài động vật đáy trong đợt 1
Bảng 18 biến động thành phần loài động vật đáy trong đợt 1
Bảng 19. Biến động thành phần loài động vật đáy trong đợt 3

Bảng 20. Biến động mật độ và sinh lượng động vật đáy xung quanh khu vực
nuôi tôm sú TL
Bảng 21 Mật độ và sinh luợng động vật đáy xung quanh khu vực nuôi tôm sú
BTC
Bảng 22. Biến động mật độ và sinh luợng động vật đáy xung quanh khu vực
nuôi tôm sú TC
v

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1 : Địa bàn thu mẫu thuộc huyện Cầu Ngang
Hình 2. Biến động thành phần nhóm loài động vật đáy mô hình TL
Hình 3. Biến động thành phần động vật đáy xung quanh khu vực nuôi tôm sú
BTC
Hình 4. Biến động thành phần nhóm loài động vật đáy xung quanh khu vực
nuôi tôm sú TC
Hình 5. Biến động thành phần loài động vật đáy trong đợt 1
Hình 6. Biến động thành phần loài động vật đáy trong đợt 2
Hình 7. Biến động thần phần loài động vật đáy trong đợt 3
Hình 8. Biến động mật độ động vật đáy xung quanh khu vực nuôi tôm sú TL
Hình 9. Biến động sinh luợng động vật đáy xung quanh nuôi tôm sú BTC
Hình 10. Biến động mật độ động vật đáy xung quanh khu vực nuôi tôm sú
BTC
Hình 11. Biến động sinh luợng động vật đáy xung quanh khu vực nuôi tôm sú
BTC
Hình 12. Biến động mật độ động vật đáy xung quanh khu vực nuôi tôm sú TC
Hình 13. Biến động sinh lượng đông vật đáy xung quanh khu vực nuôi tôm sú
TC
Hình 14. Biến động mật độ động vật đáy trong đợt 1
Hình 15. Biến động mật độ động vật đáy trong đợt 2
Hình 16. Biến động mật độ động vật đáy trong đợt 3

vi

Trang 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nghề nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và
đang phát triển trong những năm gần đây, đặc biệt là nuôi tôm nước lợ ven
biển với nhiều hình thức nuôi tôm khác nhau như nuôi quảng canh cải tiến
(QCCT), nuôi bán thâm canh (BTC) và nuôi thâm canh (TC). Tuy nhiên do
quá trình phát triển thiếu sự quy hoạch đồng bộ cũng như chưa đảm bảo về
mặt kỹ thuật và khả năng nhận thức của người nuôi tôm chưa cao nên vẫn
còn gặp nhiều trở ngại như dịch bệnh, vấn đề môi trường là ảnh hưởng đến
năng xuất và tính bền vững của nghề nuôi.
Những năm gần đây, ĐBSCL đã chuyển khoảng 250.000 ha đất trồng lúa
kém hiệu quả sang nuôi tôm sú theo mô hình luân canh lúa - tôm sú, nâng
tổng diện tích nuôi tôm sú cả vùng lên trên 500.000 ha. Việc nuôi tôm sú
với nhiều mô hình, từ nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn đến nuôi tôm
xen canh với các loài thủy sản khác và chuyên canh tôm sú, đã bắt đầu phát
huy tác dụng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong thực tế nghề
nuôi tôm sú ở các tỉnh ĐBSCL đã giải quyết một lực lượng lao động khá
lớn ở nông thôn ven biển. Nhưng hiện nay nuôi tôm sú đang đối mặt với
nhiều thách thức khá lớn.
Tại tỉnh Trà Vinh hiện có 29.187 ha đất được sử dụng nuôi trồng thủy sản,
chiếm 12,7% diện tích tự nhiên và bằng 15,5% diện tích đất nông nghiệp.
Trong đó, đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn là 28.036,93 ha (chiếm 96%
đất nuôi trồng thủy sản); phân bố chủ yếu tại 17 xã thuộc bốn huyện: Cầu
Ngang, Trà Cú, Duyên Hải và Châu Thành. Ðất nuôi trồng thủy sản nước ngọt
1.151 ha, phân bố ở tất cả các xã còn lại. Diện tích nuôi tôm sú vùng này
khoảng 24.000 ha. Nông dân ở đây đã thực hiện rất nhiều mô hình nuôi như:
chuyên canh; một vụ lúa, một vụ tôm; tôm-cua; quảng canh nhưng cách nuôi

hiệu quả nhất là nuôi bán thâm canh, thả thưa với mật độ từ 10 đến 15 con/m2.
Cách nuôi này, tôm mau lớn, đạt trọng lượng từ 17 đến 20 con/ kg.
Tuy nhiên, việc tiếp cận các phương thức nuôi trồng mới với mật độ cao,
năng suất lớn đã làm gia tăng nhanh chóng việc sử dụng nhiều năng lượng,
vật tư, chế phẩm hóa học, sinh học và chi phí cho nuôi trồng thủy sản và
đặc biệt là gây nên các tác động môi trường ngày càng tăng, tạo ra sự mất
cân bằng của hệ thống sinh thái tự nhiên, gây tổn thất sinh thái ảnh hưởng
không những đến môi trường mà còn đến kinh tế trong cán cân giữa nuôi
trồng, chế biến và thị trường tiêu dùng, xuất khẩu của ngành thủy sản. Một
điều hết sức quan trọng là, với các mô hình nuôi thâm canh càng cao, quy
mô công nghiệp càng lớn thì lượng chất thải và mức độ nguy hại càng nhiều
và vấn đề mất cân bằng sinh thái càng trở nên trầm trọng mà biểu hiện là sự
tổn thất do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố môi trường
làm tôm, cá chết và dịch bệnh hoành hành thời gian qua trong khu vực nuôi
trồng thủy sản ở ĐBSCL.
Trang 2
Việc nghiêm cứu nhóm quần thể động vật đáy trong các hệ thống nuôi tôm
có thể phản ánh mức độ tác động của nghề nuôi tôm sú. Vì thế đề tài “ Biến
động thành phần loài và số lượng động vật đáy ở vùng quanh khu vực
nuôi tôm sú (penaeus monodon)” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Nhằm đánh giá ảnh hưởng của mức độ thâm canh hóa trong nuôi tôm sú lên
quần thể động vật đáy (ĐVĐ) là cơ sở cho nghiêm cứu sinh vật chỉ thị để
ứng dụng trong trương trình quan trắc sinh học.
1.3 Nội dung của đề tài
- Khảo sát một số yếu tố thủy lí thủy hóa trong các mô hình.
- Khảo sát thành phần giống loài và số lượng cá thể của nhóm động vật đáy,
trong khu vực nuôi tốm sú.
Trang 3
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình nuôi tôm
2.1.1 Tình hình nuôi tôm sú ở Việt Nam và ĐBSCL
Nghề nuôi tôm ở Việt Nam bắt đầu cách đây hơn 100 năm nhưng nuôi tôm
sú công nghiệp chỉ mới bắt đầu trong một thập niên gần đây. Từ đó vị trí
của ngành nuôi tôm Việt Nam trên thế giới ngày càng được cải thiện. Ngày
nay Việt Nam là một trong những nước có sản lượng tôm sú nuôi lớn nhất
trên thế giới.
Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng mô hình nuôi tôm quảng canh đả
bắt đầu từ những năm 1982 và phát triển mạnh vào những năm 1990, loài
thả nuôi phổ biến là tôm sú (Penaeus monodon) (Chanratechalool et
al,2002). Đầu những năm 2000 mô hình nuôi tôm công nghiệp phát triển và
lan rộng.
ĐBSCL có khoảng 7896,392 ha (19% tổng diện tích) bị nhiễm mặn, vùng
có đặ điểm nhiểm mặn vào mùa khô và có nước ngọt vào mùa mưa, trước
đây nông dân trồng một vụ lúa vào mùa mưa và ruộng lúa được dùng để thu
tôm cá vào mùa khô. Từ khi nuôi tôm sú với mật độ thấp được áp dụng thì
lợi nhuận từ tôm sú đã góp phần cải thiện thu nhập và tạo công ăn việc làm
cho nông dân (Vuong anh Lin,2001). Nuôi tôm trong mùa khô được coi là
vụ thứ hai mang lại thu nhập đáng kể cho nông dân (Trần Thanh Bé et al,
1999; Brennan et al, 2000)
Theo bộ thủy sản (2003), thì trong suốt 3 thập kỷ qua nuôi trồng thủy sản
ngày càng phát triển và đa dạng hơn, áp dụng nhiều qui trình công nghệ tiến
bộ hơn với mực tiêu tăng sản lượng, cung cấp thưc phẩm cho con người xóa
đói giảm nghèo cung cấp thực phẩm cho nông thôn,… Chính vì vậy, nuôi
trồng thủy sản đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế và phát triển cộng đồng.
Tuy nhiên trong nuôi tôm TC vẫn còn rủi ro ở mức cao (Bộ thủy sản, 2005)
Những thuận lợi cho sự phát triển của nghành thủy sản Việt Nam trên thị
trường thế giới là hiệp định thương mại Việt-Mỹ được kí kết vào năm 2008
đã mở ra triển vọng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ. Sau đó là khối
liên minh Châu Âu đã công nhận nhiều cơ sở chế biến thủy sản của nước ta

đủ điều kiện xuất hàng vào EU. Đó là cơ hội cho thủy sản Việt Nam phát
triển.
2.2.2 Các mô hình nuôi tôm sú ven biển
- Nuôi quảng canh cải tiến (Improved extensive cultere)
Do nguồn giống tự nhiên ngày càng giảm nên nhiều hộ nuôi dần chuyển sang
mô hình nuôi Quảng canh cản tiến (TL) trong những năn gần đây mô hình này
không chỉ được áp dụng ở những ao nuôi chuyên tôm mà còn ở những vuông
nuôi trong rừng ngập mặn, hoặc ở nhưng ao nuôi ngắn hạn kết hợp trồng rau
màu ngắn ngày. Đó là hình thức nuôi dựa trên mô hình nuôi tôm quảng canh
nhưng có thả thêm giống ở mật độ thấp (0,5-2 con/m
2
) hoặc bổ sung thức ăn
Trang 4
không thường xuyên đôi khi bổ sung cả giống và thức ăn. Hình thức nuôi này
thường là thu tỉa thả bù. Ở nước ta các mô hình nuôi trong rừng ngập mặn,
nuôi trên đất nhiễm mặn theo mùa… thuộc hình thức này. Ưu điểm của mô
hình là chi phí vận hành thấp, có thể bổ sung giống tự nhiên thu gom, hay
nhân tạo, kích cở tôm thu hoạch lớn giá bán cao, cải thiện năng xuất đầm nuôi.
Nhược điểm là phải bổ sung giống lớn để tránh hao hụt do định hại trong ao
nhiều, hình dạng và kích cở ao, đầm theo dạng quảng canh nên quảng lí khó
khăn. Năng xuất và lợi nhuận vẫn còn thấp.
- Nuôi bán thâm canh (Semi-intensite culture)
Mô hình BTC đang phát triển mạnh ở các tỉnh ven biển Việt Nam. Trong năm
2003 tổng diện tích nuôi BTC là 20.116 ha (Bộ thủy sản,2003).
Là hình thức nuôi dựa chủ yếu vào nguồn thức ăn bên ngoài chủ yếu là thức
ăn viên có chất lượng cao. Thức ăn tự nhiên không quan trọng. Mật độ thả cao
từ 25-40 tôm bột/m
2
(Tiêu chuẩn nghành thủy sản Việt Nam 2002), nhưng
trong thực tế là từ 15-24 tôm bột/m

2
, (BTC mức cao). Diện tích ao nuôi nhỏ từ
0,2-0,5 ha, được xây dựng hoàn chỉnh và có đầy đủ trang thiết bị như sục khí,
máy bơm…để chủ động trong quản lí ao. Kích thước nhỏ nên dễ vận hành và
quản lý. Kích cở tôm khá lớn và giá bán cao. Chi phí vận hành và năng xuất
thấp.
- Nuôi thâm canh (intensive culture)
Là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn bên ngoài chủ yếu là thức ăn
viên có chất lượng cao. Thức ăn tự nhiên không quan trọng. Mật độ thả từ 25-
40 tôm/m
2
(Tiêu chuẩn nghành thủy sản Việt Nam 2002). Diện tích ao nuôi từ
0,5-1 ha, tối ưu là 1ha. Ao xây dựng rất hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước hoàn
toàn chủ động, có trang bị đây đủ các thiết bị máy móc, có điện và giao thông
thuận lợi,… nên dễ quản lí và vận hành. Nhược điểm của mô hình này là kích
cở tôm thu hoạch nhỏ (35-40 con/m
2
), giá bán thấp chi phí vận hành cao, lợi
nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp.
2.2.3 Các yếu tố môi trường
- Đăc tính môi trường đất trong ao nuôi tôm
Một vài ao nuôi thủy sản được xây dựng trên nền đáy hữu cơ nên đáy ao
chứa đựng hàm lượng chất hữu cơ cao. Phần lớn ao tôm được xây dựng trên
nền đất chứa khoáng không quá 5-10% chất hữu cơ thì nồng độ chất hữu cơ
có khuynh hướng tăng dần theo thời gian trong đất ao nhưng đất hữu cơ
thường không phát triển ở đáy ao (Boyd, 1995). Sự phân hủy vật chất hữu
cơ diễn tiến nhanh trong pH từ 7-8. Do vậy trong những ao nuôi có tính
acid nếu không dùng vôi để cải tạo pH thì vật chất hữu cơ sẽ có khuynh
hướng tích lũy nhiều hơn, (Boyd, 1998b).
Mỗi lần nước biển đưa vào ao nuôi thì có sự tích lũy các nguyên tố của

nước biển (Ca,Mg.K và Na) hoặc hàm lượng muối trong đất ao. Số lượng
các nguyên tố này tăng lên trong đất phụ thuộc vào tấn xuất nước biển đưa
vào ao
Trang 5
- Đặc tính lớp bùn đáy trong ao tôm
Lớp nước từ bùn đáy và đáy ao nuôi là chất lắng từ nhiều nguồn khác nhau
có khả năng tiềm tàng gây độc cho các loài thủy sản (Lefebvre et al., 2001)
Đất đáy ao đặt biệt là những ao cũ có nhiều vật chất hữu cơ tích lủy trong
chất bồi lắng sẽ tiêu hao một lượng lớn oxy hòa tan của đất ao, nhưng có
nhiều yếu tố cho thấy sự hô hấp của quần thể sinh vật đáy có thể dễ dàng
tiêu thụ từ 2-3 mg/l oxy hòa tan trong nước ao trong vòng 24 giờ (Boyd,
1998b)
Trong ao nuôi trồng thủy sản TC, đặc biệt là từ ao tôm, nông dân thường dỡ
bõ lớp đất lắng dưới đáy ao sau mỗi vụ nuôi. Chẳng hạn như một vài vùng
của Đông nam Á, nông dân dùng máy bơm áp lực cao để rửa dọn đáy ao,
sau đó bơm ra ngoài khu vực nuôi. Việc làm này là không tốt vì chất lơ
lững, chất hữu cơ trong bùn lắng bị sáo trộn phân hủy diễn ra nhanh chóng
hơn, chúng có thể gây ra vấn đề thiếu oxy và vẫn dục đối với nguồn nước
tiếp nhận, mà nguồn này lại là nguồn cấp cho những ao nuôi trong khu vực
(Boyd, 1995)
Theo thành phần hạt lắng tụ và thành phần cơ học, tính chất của nền đáy
của thủy vực được chia thành các dạng sau: đáy bùn nhão có thành phần hạt
mịn chiếm hơn 50%, đáy bùn có thành phần hạt mịn chiếm từ 30-50%, đáy
bùn các có thành phần hạt mịn chiếm từ 10-30%, đáy cát bùn có thành phần
hạt mịn chiếm từ 5-10%, đáy cát có thành phần hạt mịn chiếm ít hơn 5% và
đát đá không có hạt mịn
- Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố môi trường rất quan trọng ảnh hưởng đến đời sống của
thủy sinh vật (Vanhaecke và Sorgeloos, 1890. Nhiệt độ là một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Nhiệt độ cơ thể và trao đổi

chất của động vật biến nhiệt như là bộ giáp sát, phụ thuộc rất lớn vào nhiệt
độ môi trường nước.
- PH
PH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và
gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh sản
và dinh dưỡng. PH của tất cả các động vật đều gần bằng 7. Do đó khi PH
của môi trường quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình
phát triển của thủy sinh vật.
- Độ mặn (S‰)
Thuật ngữ độ mặn chỉ tổng nồng độ các ion hòa tan trong nước.Để ước tính
độ mặn của nước một cách tốt nhất thì cần tính nồng độ 7 ion quan trọng
làm cho nước tự nhiên có độ mặn đó là: Na
+
,K
+
,CA
2+
,MN
2+
,CL
-
,SO
4
2
,
HCO
3
-
Vì các ion này thường chiếm hơn 95% trong tổng số các ion hòa tan
trong nước.

Trang 6
- Oxy hòa tan (DO)
Theo Swingle (1969) thì nồng độ oxy hòa tan trong nước lí tưởng cho tôm
cá là trên 5ppm. Tuy nhiên không được vượt quá mức độ bão hòa, vì cá sẽ
bị bọt khí trong máu,làm tắt nghẽn mạch máu dẫn đến phổi và tim đưa đến
sự xuất huyết ở các vây, cá chết tức khắc. Do đó theo dõi sự biến đổi hàm
lượng oxy trong ao nuôi tôm, cá là điều rất cần thiết góp phần nâng cao
năng xuất nuôi.
- Tiêu hao oxy hóa học (COD)
Tiêu hao oxy hóa học (COD) là sự đo lường số lượng oxy cần thiết để oxy
hóa hoàn toàn tất cả vật chất hữu cơ trong mẫu nước thành CO
2
va H
2
O. Vì
vậy COD của nước tăng cùng vơi sự tăng hàm lượng vật chất hữu cơ
(Sawyer và McCarty, 1967; Boyd, 1973), và COD thường được sử dụng để
ước tính BOD. (Biological Oxygen Demend).
Vật chất hữu cơ trong thủy vực là nguồn thức ăn của một số loài thủy sinh
vật, phần còn lại bị lắng đọng ở đáy thủy vực tạo thành lớp mùn đáy. Chất
mùn đáy này bị các vi sinh phân hủy tạo thành các muối vô cơ hòa tan cung
cấp dinh dưỡng cho thực vật thủy sinh.
- Tổng Amonia (TAN)
Tổng Amonia là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ sống, sinh
trưởng đối với thủy sinh vật. NH
3
là khí độc đối với thủy sinh vật còn NH
4
không độc, còn nồng độ N-NH
3

gây độc với cá là 0,6-2,0 ppm (Downing và
Markins, 1975). Độ độc của N-NH
3
tăng khi hàm lượng oxy hòa tan thấp
hoặc/và pH cao. Theo Colt và Amrtrong (1979) tác dụng độc hại của NH
3
đối với tôm , cá là khi NH
3
trong nước cao: NH
3
khó bài tiết từ máu cá ra
môi trường ngoài NH
3
từ máu và các mô tăng làm pH máu tăng làm rối loạn
những phản ứng xúc tác của enzyme và độ bền vững của màng tế bào làm
thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến cá chết vì không điều khiển
được quá trình trao đổi muối giửa cơ thể và môi trường ngoài.
- Nitrite (NO
2
-
)
NO
2
-
có trong thủy vực là sản phẩm của quá trình Nitrat hóa, hay phản ứng
Nitrat hóa, là dạng đạm ảnh hưởng độc đối với thủy sinh vật. Tác dụng độc
của nó đối với tôm các là chúng kết hợp với Hemoglobin trong máu hình
thành Methemoglobine ( làm cho máu có màu chocolate) ngăn cản việc oxy
kết hợp với Hemoglobin hình thành Oxyhemoglobin , làm tôm cá chết
ngạt. Tính độc của nitrat giản đi khi độ mặn tăng .

Quá trình nitrat hóa là quá trình oxy hóa ammonia và muối ammonium,
hình thành NO
2
-+
và NO
3
-
, qua đó vi sinh vật hấp thu năng lượng cho hạt
động sống của chúng. Các vi sinh vật này là nhóm vi khuẩn tự dưỡng và là
những thể hiếu khí bắt buộc. Quá trình nitrate hóa chảy qua hai pha nối tiếp
do hai nhóm vi khuẩn gây ra.
Trang 7
Vi khuẩn tham gia vào quá trình này ở các thủy vực nước ngọt có
nitrosomonas europara và trong các thủy vực nước lợ, mặn có
Notrosococcus sp.
- Nitrate (NO
3
-
)
Nitrate là một trong những định dạng đạm được thực vật hấp thu dễ nhất,
không độc hại đôi với thủy sinh vật. hàm lượng trong nước thường biến đổi
từ 0,2-0,4 mg/l.
Nitrate trong thủy vực là sản phẩm của quá trình nitrate hóa hay được cung
cấp từ nước mưa khi trời có sấm chớp. Thro Eriksson (1952) thì nước mưa
cung cấp đạm cho bề mặt trái đất từ 1-60kg/ha/năm, phần lớn dưới
10kg/ha/năm.
2.2.4 Các nghiên cứu về động vật đáy
* Các nghiên cứu trên thế giới
Việc nghiên cứu thủy sinh vật bắt đầu từ nữa thế kỷ XIX trên yêu cầu sản
xuất, từ đó hình thành nên các trạm nghiên cứu như:

- 1831 thành lập trạm nghiên cứu Svatopon ở USSR
- 1834 tại Macxen thành lập trạm nghiên cứu biển.
- 1872 thành lập trạm nghiên cứu biển ở Neopon, Italia.
- 1876 thành lập trạm nghiên cứu ở Newpo ở USA.
- 1890 thành lập trạm nghiên cứu ở Polun, Đức. Đây là trạm nghiên cứu
nước ngọt đầu tiên.
- 1891 thành lập trạm nghiện cứu ở Glubokoie, USSR.
Mặc dù có sự thành lập các trạm nhưng chủ yếu là phần phân loại các sinh
vật có kích thước lớn dễ tìm.
Đến cuối thế kỉ XIX các nghiên cứu đi sâu hơn và phương pháp nghiên cứu
toàn diện hơn như các nghiên cứu của:
- Bogrov – Zenkevits, 1971 đã nghiên cứu, chỉ ra được vùng phân bố của
dộng vật phù du và động vật đáy, trong đó chỉ rỏ vùng khác nhau thì có sinh
khối và năng xuất sinh học khác nhau.
- Vladimirova tổng kết các dẫn liệu và năng xuất sinh học của động vật phù
du ở hồ chứa Rubin trong 12 năm (1956-1967), chỉ ra rằng, năng xuất sinh
học động vật chiết khoảng 20%, năng xuất sinh học động vật ăn thịt chiếm
tới 63,1% so với năng xuất sinh học trong nhóm ăn lọc. Trong hồ chứa ở
Belocuxia năng xuất sinh học động vật đáy khoảng 4,5-7,6 g/m
2
/năm.
- Shukina, 1977 đã tính được tốc độ và cường độ năng xuất sinh học của
mỗi khu vực xích đạo Tây Thái Bình Dương. Từ đó cho thấy mức độ giàu
nghèo dinh dưỡng của từng thủy vực khác nhau.
Trang 8
*Các nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu trong nước về động vật đáy trong nước ta chỉ mới ở bước
bắt đầu, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu, một vài nghiên cứu điển
hình sau:
Đầu tiên nhất, năm 1894 thông báo của Richard đã mô tả 11 loài giáp xác ở

miền Bắc Việt Nam tại Lào Cai và Cát Bà.
Đến sau cách mạng tháng 8, phần nghiên cứu về thủy sinh động vật không
sương sống được đẩy mạnh qua công bố của Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần
Bái và Phạm Văn Miên.
Sau đó năm 1952, Brehm lại công bố thêm một loài giáp xác mới được phát
hiện ở Hải Dương.
Từ sau 1975 đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thủy sinh vật
trong cả nước nhưng chỉ tập trung nghiên cứu trên lĩnh vực năng xuất sinh
học, và phân khu hệ hiện nay chỉ thiên về sinh vật chỉ thị và các loài ưu thế.
Gần đây nhất có nghiên cứu của Đặng Ngọc Thanh, 1980 đã công bố các
dẫn liệu về sinh khối động vật nổi và động vật đáy ở khu vực Bắc Việt
Nam. Qua đó nhận xét sinh khối động vật nổi không cao, mặc dù chúng có
số lượng cao. Ngược lại động vật đáy tuy số lượng không cao nhưng lại có
sinh khối cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả: Ngyễn Hữu Dũng,
1974; Shirota, Trần Định An, 1966; Nguyễn Trọng Nho, 1978 – 1980 đã
chỉ ra rằng đặc tính sinh học của động vật phù du là phát triển quanh năm
và có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, sức sinh sản lớn nên mặt dù sinh khối
không cao nhưng năng xuất sinh học của chúng tại các thủy vực tương đối
cao.
Trần Văn Sĩ, 1982 đã nghiên cứu đưa ra biện pháp bảo vệ đồng thời phát
triển thức ăn tự nhiên trong thủy vực.
Theo Ngô Trọng Lư và Nguyễn Trường Lưu (1977), vào mùa khô sinh
lượng động vật đáy ở nơi không chịu ảnh hưởng mặn trên sông Hật đạt
2005 con/m
2
ứng với 22,581 g/m
2
trên sông Tiền 432 con/m
2
ứng với

33,485 g/m
2
, vào mùa mưa số lượng và sinh lượng động vật đáy trên sông
Hậu (441 con/m
2
hay 29,06 g/m
2
) cao hơn sông tiền (3950 con/m
2
hay 5,9
g/m
2
). Các giá trị trên cao hơn so với giá trị các sông ở miền Bắc, song so
với số liệu về động vật đáy các vùng nước lợ miền Bắc (Đặng Ngọc Thanh,
1980) thì trị số đó tương đương. Như vậy có thể đáng giá rằng, mật độ và
sinh lượng động vật đáy vùng Đồng bằng sông Cửu Long tất nhiên cao hơn
so với vùng nước ngọt sông Hậu và sông Tiền đồng thời không thể thấp hơn
so với các thủy vực nước lợ thuộc các tỉnh phía Bắc (82-2680 con/m
2

4,44-66,15 g/m
2
tương ứng).
Riêng khoa thủy sản Trường Đại học Cần Thơ trong những năm gần đây đã
có nhiều nghiên cứu cơ bản về môi trường thủy sinh vật quanh khu vực
ĐBSCL, qua đó xác định được thành phần và số lượng thủy sinh vật tại các
khu vực như: ven biển Kiên Giang, Minh Hải…
Trang 9
Ngoài ra, còn có một số đề tài tốt nghiệp khảo sát môi trường và thành phần
thủy sinh vật ở các vùng sinh thái riêng biệt trong tỉnh Minh Hải như: Gành

Hào, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Bạc Liêu,…
Trang 10
CHƯƠNG III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯÚ
3.1 Vật liệu nghiên cứu
- 1 gàu đáy (petesen)
- Chai nhựa
- Hóa chất xử lí, formol thương mại
- Bọc nilon
- Bút lông dầu, dây thun
- Nhiệt kế
- Đĩa sechi
- Máy đo pH
- Khúc xạ kế
- Ống nhựa thu bùn
- 1 kính hiển vi quang học
- 1 kính lúp
- Cây pen
- Lame, lamele
- Giấy bóng mờ
- Hóa chất và dụng cụ cần thiết để phân tích và cố định mẫu nước trong phòng
thí nghiệm
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 15/03/2009 đến ngày 15/07/2009.
Địa điểm thực hiện Vùng nuôi tôm sú ở Cầu Ngang-Trà Vinh bao gồm:
- Mô hình quảng canh cải tiến (tôm lúa):
Ở ấp Hậu Bối xã Hiệp Mỹ Đông huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh.
Diện tích vùng nuôi khoảng 300 hecta.
Mật độ nuôi 5-10 con/m
2

, kích cở giống PL, thức ăn thường được sử dụng là
Tomboy, Greenfeed. Có xử lý ao đầu vụ nuôi, sử dụng thuốc trong quá trình
nuôi là rất ít. Tôm từ tháng 2 trở đi thay nước định kỳ, mỗi tháng thay một lần.
Nước thải từ ao nuôi tôm sau thu hoạch thải trực tiếp ra sông.
Sông đào được 7 năm nền đáy bùn là chủ yếu, hai bên bờ sông có nhiều cây
cối chủ yếu là bần và dừa nước, lưu tốc nước chảy vừa, cường độ dao động
triều thấp.
Trang 11
- Mô hình nuôi bán thâm canh
Ở ấp 5 xã Mỹ Long Nam huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh.
Diện tích vùng nuôi khoảng 450 ha. Xử lý ao đầu vụ nuôi chủ yếu diệt giáp
xác, diệt tạp. Mật độ nuôi từ 18-20 con/m
2
, thức ăn cho tôm thường dùng là:
Yes, Turbo. Có bổ sung hến vào tháng thứ 3 của chu kỳ nuôi
Trong suốt quá trình nuôi không thay nước, đến cuối vụ thải trực tiếp ra sông.
Sông mới nạo vét lại 2 năm, nền đáy sỏi và cát, xung quanh hai bên bờ trống
trải không có cây cối, hai bên bờ bị sạt lở do nước chảy nhanh, cường độ dao
động triều cao, hàm lượng phù sa trên sông rất cao.
- Mô hình nuôi tôm thâm canh
Ở ấp 4 xã Mỹ Long Nam huyên Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh.
Diện tích vùng nuôi khoảng 250 hecta, Xử lý ao đầu vụ nuôi sử dụng Chlorine
diệt giáp xác phơi và ủi đáy ao trước khi thả giống, mật độ thả nuôi khoảng
20-25 con/m
2
, thức ăn cho tôm là Robert, Tomboy, CP Group.
Trong quá trình nuôi có sử dụng men vi sinh cải tạo nền đáy và vôi bột định
kỳ 4-5 ngày sử dụng một lần. Suốt quá trình nuôi không thay nước, khép kín
chỉ châm thêm nước ngọt và lấy nước từ sông lên xử lý.
Thải nước trực tiếp ra sông, sông đào 5 năm nền đáy bùn, mát nhờ nhiều cây

xung quanh hai bên bờ chủ yếu là bần, lưu tốc nước chảy chậm, cường độ dao
động triều thấp, hàm lượng vật chất hữu cơ cao do lá cây xung quanh và chất
thải của các hộ dân hai bên bờ.
Trang 12
Hình 1 : Địa bàn thu mẫu thuộc huyện Cầu Ngang
UBND Huyện, Xã
Ranh giới huyện
Ranh giới xã
Đường giao thông
Đê biển
Cầu cống, hiện đã có
Sông kênh rạch
1- Tôm TC (450ha) ( xã Mỹ Long Nam)
2- Bán TC (200ha) ( xã Mỹ Long Nam)
3- Tôm-Lúa (300ha) (xã Hiệp Mỹ Đông)
3
2
1
Trang 13
3.2.2 Phương pháp thu mẫu
Các mẫu thủy lí hóa và động vật đáy được thu tại 3 điểm đầu, giữa, cuối
trên kênh cấp và thoát nước đối với từng mô hình.
Mẫu đựơc thu 1 lần/tháng lặp lai trong 3 tháng.
* Thu mẫu thủy lí hóa
Các chỉ tiêu thủy lí:
- Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế thủy ngân
- pH đo bằng máy đo pH
- Độ mặn đo bằng khúc xạ kế
- DO : mẫu được thu bằng chai nút mài nâu, cố định bằng 1ml MnSO
4

với
1ml KI,NaOH
- COD: Mẫu được thu bằng chai nút mài trắng, cố định bằng 2ml H
2
SO
4
4M/125ml dung dịch mẫu
- NH
4
, NO
2
, NO
3
, PO
4
, TSS, TN, TP: Mẫu được thu chung vào can nhựa 1,
trữ lạnh bằng nước đa trong thùng muose ở 4
0
C
- Bùn đáy được thu bằng ống nhựa PPC đương kính 8 cm, mỗi điểm thu
mẫu thu 3 ống, sau đó trộn chung lấy đại diện cho vào bọc nilon.
* Thu mẫu động vật đáy:
Thu mẫu định tính và định lượng: thu mẫu định tính nhằm xác định thành
phần loài động vật đáy phân bố nơi đó. Trong một thủy vực, động vật đáy
được thu bằng gàu Petersen có diện tích miệng gàu là 0.028 m
2
, mẫu được
thu một lần để xác định vừa định tính vừa định lượng.
Ở mỗi điểm thu mẫu động vật đáy được thu 5 gàu sau đó được sàn qua sàn
đáy có kích thước mắt lưới 0.5 mm nhằm loại bỏ rác. Mẫu được bỏ vào túi

nilon cố định bằng formol 8%.
3.2.3 Phương pháp phân tích mẫu
* Phân tích mẫu thủy lí hóa
- pH, nhiệt độ được đo và ghi nhận tại hiện trường.
- Độ mặn đo bằng khúc xạ kế trong phòng thí nghiệm.
* Các Phưng pháp dùng để phân tích thủy hóa:
- DO (oxy hòa tan): phương pháp Winkler
- NO
3
: phương pháp Salisilate
- PO
4
: phương pháp Molibdenblue
- COD (tiêu hao oxy hóa học): Chuẩn độ KMnO
4
trong môi trường kiềm
- TKN và TP của nước và của bùn đáy: dùng phương pháp Kjeldal, riêng
bùn thu về để khô tự nhiên và chỉ cân 0,1g bùn cho vào ống công phá.

×