Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tổng quan tài liệu về tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV/AIDS và các bệnh /nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục đối với nam có quan hệ tình dục đồng giới tại Việt Nam ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.52 KB, 7 trang )

4 Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tổng quan tài liệu về
tiếp cận dòch vụ phòng chống HIV/AIDS và
các bệnh/ nhiễm trùng lây truyền qua đường
tình dục đối với nam có quan hệ tình dục
đồng giới tại Việt Nam
Mai Xuân Thu (*) , Lê Cự Linh (**)
Tỷ lệ hiện mắc HIV trên thế giới và tại Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt ở nhóm nam
có quan hệ tình dục đồng giới (MSM) với những hành vi tình dục không an toàn. Đây cũng là nhóm
bắc cầu làm lây truyền HIV trong cộng đồng dân cư nói chung với những hành vi chéo như quan hệ
tình dục không an toàn với nữ, tiêm chích và sử dụng ma túy hoặc chất kích thích. Cùng với sự gia
tăng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này thì tỷ lệ các bệnh/ nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
như lậu, giang mai, chlamydia ở cơ quan sinh dục và hậu môn cũng tăng một cách đáng báo động.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được lý giải là do sự thiếu kiến thức về phòng chống HIV/STI/STDs
của nhóm MSM dẫn đến những lầm tưởng, những ngộ nhận về nguy cơ lây nhiễm, khả năng điều trò
cũng như tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng nói chung và nhóm MSM nói riêng. Bên cạnh đó, không thể phủ
nhận sự hạn chế trong việc tiếp cận với các dòch vụ tư vấn xét nghiệm HIV/AIDS, khám và điều trò
STI/STDs của nhóm MSM do những rào cản từ sự kỳ thò và phân biệt đối xử của xã hội, tâm lý lo sợ
biết tình trạng HIV, kiến thức bản thân hạn chế, hiểu biết lợi ích của các dòch vụ còn chưa rõ ràng và
tác động của chi phí xét nghiệm điều trò. Từ những thực trạng trên, việc đưa ra những kiến nghò nhằm
tăng cường hiệu quả các can thiệp dành cho nhóm MSM là cần thiết và nên được chú trọng.
Từ khoá: MSM, STDs, HIV/AIDS, đồng giới nam
Literature Review about Access to HIV/AIDS
and Sexually transmitted disease/infection
prevention services among Men who have sex
with Men in Viet Nam
Mai Xuan Thu (*); Le Cu Linh (**)
HIV prevalence in the world and Viet Nam has been on an increasing trend, especially among men who
have sex with men (MSM) due to unsafe sex behaviors. This is a high-risk group that may spread HIV to
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |


Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23) 5
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, tình dục đồng giới nam là một vấn đề
xã hội nhạy cảm chưa được chấp nhận ở nhiều nền
văn hóa. Tuy nhiên, cho dù được "chính thức" thừa
nhận hay không thì tình dục đồng giới nam vẫn diễn
ra tại tất cả các xã hội, ở nhiều nền văn hóa và ở mọi
lứa tuổi [12]. Thuật ngữ "nam có quan hệ tình dục
đồng giới" (Men who have sex with men - MSM) là
thuật ngữ chỉ hành vi chứ không phải một đặc tính
[9]. Do đó, những người nam có quan hệ tình dục
(QHTD) đồng giới không chỉ bao gồm những người
tự nhận là người đồng tính (gay) và người lưỡng tính
(bisexual), mà còn bao gồm cả những người đàn ông
tự nhận là dò tính (heterosexual) nhưng có quan hệ
tình dục (QHTD) cùng giới [4]. Nói cách khác, thuật
ngữ này dùng để chỉ tất cả nam có QHTD với nam
không cần quan tâm đến hoàn cảnh hay khuynh
hướng tình dục của họ [16].
Hầu hết đồng tính nam không bộc lộ rõ hoàn
toàn khuynh hướng tình dục của họ. Thêm vào đó,
hành vi tình dục của đồng tính nam được đặc trưng
bởi các hình thức hẹn hò kết bạn sôi nổi, QHTD với
tần suất cao, có nhiều bạn tình, hình thức quan hệ
đa dạng, ít hoặc không sử dụng bao cao su và chất
bôi trơn. Nam giới thường quan hệ tình dục với nhau
qua đường miệng và hậu môn, hành vi này có thể
làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV nếu không sử dụng
các biện pháp bảo vệ hay sử dụng không đúng cách
[12]. Cho dù con số có thể khác nhau giữa các quốc

gia và các khu vực, nhưng nhiều nơi trên thế giới
hiện vẫn chưa có thông tin chính xác về tỷ lệ này vì
nam giới thường không tự nhận mình là đồng tính
hay lưỡng tính. Những người đàn ông QHTD không
an toàn với đàn ông cũng có thể QHTD không an
toàn với phụ nữ. Bằng cách đó, họ đã trở thành cầu
nối lây truyền vi-rút cho các cộng đồng dân cư [19].
Từ những nhận đònh trên, việc thực hiện tổng
quan tài liệu về tiếp cận dòch vụ phòng chống
HIV/AIDS và các bệnh/ nhiễm trùng lây truyền qua
đường tình dục đối với MSM tại Việt Nam là hết sức
cần thiết. Tổng quan nhằm mô tả tỷ lệ hiện mắc
HIV/STI/STDs cũng như kiến thức của MSM và
khả năng tiếp cận dòch vụ phòng chống
HIV/STI/STDs của MSM. Bên cạnh đó, với phần
bàn luận và khuyến nghò, tổng quan đưa ra một số
ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả các chương trình
can thiệp và các nghiên cứu về nhóm MSM.
the community as the result of their risk behaviors such as: performing unsafe sex with both men and
women, injecting and using drugs or stimulants. Furthermore, the prevalent rate of STDs, such as
gonorrhea, syphilis, genital or anal Chlamydia is also on the alarmingly increasing trend. This situation is
explained by the lack of knowledge of MSM about HIV/STIs/STDs, leading to the misconceptions about the
risk of infection, potential treatment and prevention, particularly among MSM. Besides, it is reported that
there are several limitations in accessing HIV/AIDS counseling and testing services, medical examination
and treatment of STIs/STDs among MSM due to barriers of stigma and discrimination in the society, the
psychological anxiety about HIV status, limited knowledge, understanding of benefits of the services, as
well as the costs. From this literature review, recommendations for improving effectiveness of
interventions for MSM should be made and paid attention to.
Key words: MSM, STD, HIV/AIDS, Viet Nam
Tác giả:

(*) CN. Mai Xuân Thu: Trường Đại học Y tế Công Cộng, điện thoại: 0935 379 517,
email:
(**) PGS.TS. Lê Cự Linh, Bộ môn Dân số, Trường Đại học Y tế Công Cộng, email:
6 Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
2. Tỷ lệ hiện mắc HIV/STI/STDs của
MSM tại Việt Nam
2.1. Tỷ lệ hiện mắc HIV của MSM tại Việt Nam
Trên phạm vi toàn thế giới khoảng 5% - 10%
các trường hợp nhiễm HIV là do lây truyền qua
đường tình dục của MSM [3]. Tỷ lệ hiện mắc HIV
tại Việt Nam cũng đang có chiều hướng gia tăng,
đặc biệt ở nhóm MSM do nguy cơ lây truyền HIV
qua QHTD không bảo vệ đặc biệt cao. Tính toán
cho thấy khả năng nhiễm HIV của MSM cao gấp
5,5 lần (3,4 - 9,1) so với cộng đồng dân cư nói
chung [13]. Năm 2006 thì Việt Nam có 8% MSM
nhiễm HIV trong khi tỷ lệ nhiễm ở người trưởng
thành là 0,4% [24] đến năm 2008 thì tỷ lệ là 9%
[25]. Năm 2009 tỷ lệ nhiễm HIV ở MSM tại Việt
Nam ngang bằng với tỷ lệ MSM nhiễm HIV của
toàn châu Á là 5% [21]. Tuy nhiên, theo số liệu của
năm 2010, tỷ lệ của Việt Nam chỉ có 3% trong khi
tỷ lệ chung của châu Á là 6% [22]. Mặc dù tỷ lệ này
có giảm, nhưng không có nhiều ý nghóa do cỡ mẫu
nghiên cứu khác nhau cũng như sự tham gia của
MSM tại Việt Nam vào nghiên cứu chung của châu
Á còn hạn chế nhưng nhìn vào số lượng MSM hiện
mắc HIV thì thấy có sự tăng lên rõ rệt giữa năm sau
với năm trước.

Khảo sát năm 2006 có 9,4% MSM tại Hà Nội và
5,3% MSM tại thành phố Hồ Chí Minh nhiễm HIV
[1] [27]. Khi khảo sát trên được thực hiện lại vào
năm 2009 thì tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm
MSM đều trên 10% tại tất cả các thành phố, thay
đổi từ 14% - 20% và tỷ lệ cao nhất tại Hà Nội khi
14% MSM có QHTD nhận tiền và 20% MSM trong
nhóm QHTD không nhận tiền nhiễm HIV [2]. Khi
so sánh hai lần khảo sát thì dễ dàng nhận thấy tỷ lệ
hiện nhiễm tại thời điểm năm 2009 cao hơn trong
tất cả các nhóm MSM so với thời điểm năm 2006
tại các tỉnh thành khác nhau, bất kể MSM có hay
không có hành vi QHTD nhận tiền. Cùng với QHTD
không an toàn, nguy cơ lây truyền HIV còn cao hơn
nữa đối với MSM có tiêm chích ma túy. Tỷ lệ nhiễm
HIV chưa hiệu chỉnh trong số MSM có nghiện chích
là 31%, cao gấp 4 lần so với những MSM không
tiêm chích là 7,3% [8]. Một báo cáo khác đưa ra ước
tính tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM là 4,3% thì
tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM nghiện chích ma
túy là 40% [26]. Với những số liệu trên đây, tình
hình nhiễm HIV trong nhóm MSM đang gia tăng và
ở mức báo động, cần thiết phải có các chương trình
can thiệp để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV.
2.2. Tỷ lệ hiện mắc bệnh/ nhiễm trùng lây
truyền qua đường tình dục (STI/STDs) của
MSM tại Việt Nam
Tại Việt Nam có rất ít số liệu về tỷ lệ nhiễm
STI/STDs ở MSM nhưng các nghiên cứu gần đây
đều cho thấy tỷ lệ nhiễm cao ở

những người này [10]. Mặc dù
các mẫu điều tra có thể không
đại diện hết cho toàn bộ cộng
đồng MSM nhưng là một sự
cảnh báo cần thiết đối với các
nhà hoạch đònh chính sách y tế.
Một điều tra vào năm 2002 tại
thành phố Hồ Chí Minh có 27%
MSM nhiễm viêm gan B và 7%
MSM mắc giang mai [15], cao
hơn tỷ lệ của Phnom - Pênh là
6% [3]. Nhiều bằng chứng khác
cũng cho thấy tỷ lệ mắc STI ở
MSM tại Việt Nam rất cao khi
94% MSM nhiễm vi rút herpes
và 11% có dương tính với xoắn
khuẩn giang mai [20].
Điều tra năm 2006 tại Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh về tỷ lệ hiện mắc STI/STDs của MSM
được mô tả trong bảng 2 [1]. Điều tra này được
thực hiện lại vào năm 2009 thì trung bình cứ 5
MSM thì có một người nhiễm ít nhất một trong 5
Biểu đồ 1. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm MSM tại một số thành phố
châu Á và Việt Nam
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23) 7
STDs: giang mai, lậu sinh dục, lậu trực tràng,
Chlamydia sinh dục, Chlamydia trực tràng [13]. Số
liệu trên được đưa ra thấp hơn so với tỷ lệ này của
châu Á là 24% [9]. Khi so sánh chiều hướng giữa

các khu vực thì có sự thay đổi trái ngược khi Hà Nội
có sự giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm STI ở cả nhóm
QHTD nhận tiền và QHTD không nhận tiền. Tuy
vậy, cũng cần chú ý rằng những tỷ lệ trên có thể có
những sai số nhất đònh, chỉ mang tính ước lượng cho
quần thể, trên thực tế thì tỷ lệ MSM nhiễm STI có
thể cao hơn rất nhiều.
3. Kiến thức và khả năng tiếp cận dòch vụ
phòng chống HIV/STI/STDs của MSM tại
Việt Nam
3.1. Kiến thức về HIV/STI/STDs của MSM
Mặc dù MSM có kiến thức về lây truyền HIV
và STI/STDs nhưng MSM vẫn còn có quan niệm sai
lầm về nguy cơ cá nhân, điều trò HIV và tỷ lệ nhiễm
trong số MSM [14]. Theo khảo sát thì có 67% MSM
có kiến thức về con đường lây nhiễm HIV. Mức độ
hiểu biết về cơ chế lây nhiễm được phản ánh qua
các câu hỏi cho thấy MSM có kiến thức khá tốt song
vẫn cần có sự nâng cao hiểu biết nhiều và sâu hơn
cho họ [18]. Nhiều MSM tin tưởng rằng mình không
có nguy cơ lây nhiễm HIV và STI/STDs. Một số
MSM khác có cảm nhận hoàn toàn sai về sự an toàn
vì cho rằng nam QHTD đồng giới không làm lây
nhiễm HIV [19]. Tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ có
khoảng một nửa MSM biết rằng một người trông có
vẻ khỏe mạnh vẫn có khả năng lây truyền HIV hoặc
chưa có cách nào chữa khỏi AIDS, một phần ba
MSM tin rằng MSM tại Việt Nam có nguy
cơ nhiễm HIV [20]. MSM không nhận thức
rõ nguy cơ một phần là do các thông tin về

HIV/AIDS hiện nay nhấn mạnh quá nhiều
đến nhóm nghiện chích ma túy và gái mại
dâm khiến MSM có nhận thức sai về nguy
cơ liên quan đến các thực hành tình dục và
bạn tình của họ [21]. Tại Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ hiểu biết đúng về
phòng tránh HIV lần lượt là 45,7% và
18,2%; cho rằng mình có nguy cơ lây
nhiễm chỉ có 53,8% và 30,1% [11]. MSM
biết HIV có thể lây truyền qua đường tình
dục âm đạo và đường máu, nhưng họ không
biết hoặc không tin rằng HIV có thể lây
truyền qua QHTD đường miệng hoặc
QHTD hậu môn. Họ cho rằng việc chọn lựa bạn
tình một cách cẩn thận sẽ bảo vệ họ không bò lây
nhiễm HIV hoặc nguy cơ được giảm thiểu tối đa
[22]. MSM còn có quan niệm cho rằng QHTD hậu
môn và QHTD đường miệng có thể an toàn nếu
người cho xuất tinh ra ngoài [23]. Có tới 66% MSM
ở Nha Trang tin rằng QHTD âm đạo nguy hiểm hơn
QHTD hậu môn, và 45% không biết họ có nguy cơ
mắc HIV không, 14% khẳng đònh là không và 28%
trả lời nguy cơ thấp [24]. Cả MSM thành thò và nông
thôn đều có kiến thức khá tốt về đường lây truyền
HIV. Tuy nhiên, MSM nông thôn có xu hướng tin
một cách sai lầm rằng HIV lây qua tiếp xúc thông
thường hơn so với MSM thành thò [25]. Một điểm
đáng lưu ý nữa là kiến thức về STI/STDs cũng như
mối quan hệ giữa HIV và STI/STDs rất hạn chế,
hầu hết MSM quan tâm đến HIV hơn so với

STI/STDs trong khi STI/STDs có khả năng làm tăng
sự lây truyền HIV. Điều này được giải thích do việc
hạn chế trong tiếp cận với các thông tin cần thiết về
HIV và STI/STDs [26]. Do đó đặt ra lưu ý đối với
các chương trình can thiệp tại Việt Nam cần tập
trung nhiều đến STI/STDs cho MSM bên cạnh
truyền thông phòng chống HIV.
3.2. Khả năng tiếp cận dòch vụ phòng chống
HIV/STI/STDs của MSM
Mặc dù MSM là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm
HIV và STI/STDs cao nhưng họ lại không mong
muốn nhận dòch vụ tư vấn xét nghiệm HIV (XN
HIV) cũng như khám và điều trò STI/STDs. Theo
báo cáo châu Á thì năm 2010, Việt Nam có 41%
MSM chưa từng làm XN HIV bằng với tỷ lệ chung
Biểu đồ 2. Tỷ lệ mắc STI/STDs của MSM tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh (2006)
8 Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
của MSM châu Á; 33% MSM đã từng làm XN HIV
trong 6 tháng trước đó, cao hơn tỷ lệ của châu Á là
26% [10]. Theo một nghiên cứu khác thì có gần một
nửa số người được hỏi đã đi XN HIV (49%). Nhóm
tuổi càng cao càng có tỷ lệ đã từng đi XN HIV cao
hơn. Tuy việc XN HIV không có quan hệ đáng kể
với các yếu tố khác như học vấn, thu nhập cá nhân
nhưng những MSM xuất thân từ gia đình khá giả lại
có tỷ lệ XN HIV thấp hơn những MSM xuất thân từ
gia đình có kinh tế trung bình hay gia đình nghèo và
người sống cùng gia đình cũng có tỷ lệ XN HIV

thấp hơn người sống với người khác hay đang sống
một mình. Phần lớn những người đi XN HIV đều
được cán bộ y tế (CBYT) trao đổi về nguy cơ nhiễm
HIV (84%), ý nghóa của kết quả xét nghiệm (84%),
phương pháp phòng tránh HIV (85%) và nên làm gì
khi biết kết quả xét nghiệm (80%) [18]. Con số này
có thể cao hơn tình hình chung cho MSM cả nước,
do tại các đòa điểm trong nghiên cứu đã có những
can thiệp giúp MSM nâng cao nhận thức và phòng
chống HIV. Theo một ước tính khác thì năm 2008
có 16% MSM thực hiện XN HIV trong vòng 12
tháng trước đó và biết kết quả [8]. Tại Nha Trang
thì chỉ có 3% MSM đã từng làm XN HIV trước đây
[24]. Điều tra năm 2006 thì tại Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh có tương ứng là 20,1% và 24,0% MSM
đã từng XN HIV; 15,4% và 16,0% MSM đã từng
làm tư vấn và xét nghiệm tự nguyện (VCT), chỉ có
7,1% và 2,8% đã xét nghiệm, được biết kết quả và
tư vấn trước và sau xét nghiệm [11]. Rất ít MSM
biết đến và sử dụng dòch vụ VCT. Nhiều người khi
mắc STI/STDs thì tự mua thuốc để tự điều trò cho
bản thân [23]. Ngoài ra, MSM cũng thường điều trò
STI/STDs tại các phòng khám tư hơn các phòng
khám công [21]. Những rào cản khiến MSM không
đến các dòch vụ VCT, khám và điều trò STI/STDs
được đưa ra bao gồm sự kỳ thò và phân biệt đối xử
của xã hội, tâm lý sợ biết tình trạng HIV, kiến thức
bản thân hạn chế, hiểu biết lợi ích của các dòch vụ
VCT còn chưa rõ ràng và tác động của chi phí xét
nghiệm điều trò [19]. Lý do hàng đầu được đưa ra là

MSM tự kỳ thò bản thân và sợ sự kỳ thò của CBYT
cũng như sợ bò cộng đồng phát hiện ra đặc tính tình
dục của mình, nỗi sợ này càng gia tăng trong nhóm
bóng lộ (BL) hơn là nhóm bóng kín (BK). Nhiều
MSM cũng không chuẩn bò tâm lý đầy đủ để đối
diện với thực tế trong trường hợp họ nhận được kết
quả HIV dương tính. Điều này càng nghiêm trọng
hơn đối với những MSM mại dâm vì điều đó đồng
nghóa với việc họ không thể tiếp tục hành nghề.
Một điều quan trọng là MSM không tin mình có
nguy cơ lây nhiễm và hiểu biết về dòch vụ VCT còn
hạn chế. Một số MSM không thể đến khám và điều
trò tại các dòch vụ VCT và STI vì không đủ khả
năng chi trả các chi phí. Do đó, việc phát triển mô
hình phòng khám thân thiện với MSM hỗ trợ các
dòch vụ VCT và hệ thống MSM đồng đẳng như đã
triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh là cần thiết
[27]. Đây cũng là một hướng đi mới cần được nhân
rộng để tăng cường sự tiếp cận của MSM đối với
các dòch vụ VCT.
4. Bàn luận
Việc thực hiện các chương trình dự phòng lây
nhiễm HIV trong nhóm MSM là vô cùng quan
trọng. Tuy nhiên trên thực tế, đây lại là nhóm
thường không lộ diện, bò kỳ thò, thiếu hiểu biết hoặc
không có đầy đủ thông tin. Ở một số nơi, nhiều cá
nhân và tổ chức không sẵn lòng làm việc với MSM.
Do đó, nguyên tắc quan trọng cần chú ý là tất cả các
can thiệp dành cho đối tượng MSM cần tôn trọng
tính đa dạng của cộng đồng MSM và huy động sự

tham gia của các thành viên nhóm trong toàn bộ
tiến trình thực hiện các can thiệp.
Việc tiếp cận với các nhóm MSM sẽ hiệu quả
hơn khi sử dụng những điểm gặp mặt của MSM, kết
hợp cùng với các hoạt động giải trí để triển khai các
can thiệp. Trong những hoạt động này, cần sự tham
gia tích cực của nhóm đồng đẳng bởi nó có vai trò
quyết đònh trong việc tiếp cận với đối tượng đích.
Bên cạnh đó, các can thiệp có thể sử dụng internet
như một kênh giáo dục rộng rãi. Những thông điệp
mang tính giáo dục và tư vấn có thể được phổ biến
thông qua internet. Những trang web đặc thù cho
mục đích này có thể được thiết kế và giới thiệu đến
cộng đồng MSM. Mặt khác, thành lập các trung tâm
và đường dây nóng tư vấn cho MSM là điều cần
thiết để hỗ trợ nhóm nguy cơ này. Các trung tâm và
đường dây nóng cần được điều hành bởi những
chuyên gia trong lónh vực tính dục và quyền tình
dục, bao gồm cả tình dục đồng giới. Bên cạnh đó,
tư vấn viên cũng cần có những hiểu biết về các vấn
đề pháp luật liên quan đến bản quyền công dân.
Một trong những hoạt động can thiệp cần
chú ý là cải thiện chất lượng và đa dạng hình thức
phân phối bao cao su giúp MSM sử dụng BCS
thường xuyên hơn bằng cách thay đổi quan niệm
sai lầm của MSM về nguy cơ lây nhiễm HIV; tăng
mức độ chấp nhận sử dụng BCS thông qua sự tham
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23) 9
gia của đồng đẳng và các chương trình tiếp thò xã

hội; mở rộng mạng lưới giáo dục đồng đẳng và dòch
vụ cộng đồng cho các MSM nguy cơ cao để phát
triển kỹ năng thương lượng dùng BCS; triển khai
nghiêm túc chính sách quốc gia quy đònh về việc
cần có BCS ở những cơ sở dòch vụ giải trí. Không
những chỉ khuyến khích sử dụng BCS mà các
chương trình can thiệp cũng cần chú ý đến việc
nâng cao hiểu biết và khả năng tiếp cận với chất
bôi trơn tan trong nước để tăng cường sử dụng trong
nhóm MSM thông qua kích cầu và tăng tính sẵn có
của chất bôi trơn tan trong nước; tăng cường tiếp
cận với chất bôi trơn tan trong nước tại các điểm
bán lẻ phi truyền thống; tăng cường sự thuận tiện
trong việc sử dụng chất bôi trơn tan trong nước qua
việc điều chỉnh cách đóng gói.
Cùng với những hoạt động đó, việc khuyến
khích xét nghiệm tự nguyện và mở rộng tiếp cận
điều trò cho MSM bằng các dòch vụ chăm sóc sức
khỏe tình dục thân thiện với MSM với việc tăng
cường năng lực của cán bộ cung cấp dòch vụ VCT
và STI/STDs để những dòch vò họ cung cấp trở nên
thân thiện hơn; nâng cao chất lượng và sự thuận
tiện của các dòch vụ VCT/STI/STDs cũng là một
trong những hoạt động cần thiết để xác đònh và
kiểm soát tỷ lệ hiện mắc HIV/STI/STDs ở nhóm
MSM hiệu quả hơn.
Nhưng điều quan trọng để thực hiện các can
thiệp một cách hiệu quả và thành công là cộng đồng,
đặc biệt là người lập chính sách, người cung cấp dòch
vụ công, giới truyền thông đại chúng và gia đình của

MSM cần có cái nhìn tích cực và bình đẳng hơn đối
với MSM để tăng cường sự tiếp cận của họ với các
chương trình can thiệp giảm thiểu nguy cơ trên.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế, Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi
và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam 2005 -
2006. 2006.
2. Bộ Y tế, Cục Phòng chống HIV/AIDS, and Viện Vệ sinh
Dòch tễ Trung ương, Kết quả chương trình giám sát kết hợp
hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) lần thứ 2 tại
Việt Nam 2009. 2009.
3. Griensven, F.v., Dòch tễ học về HIV và STI ở những người
đồng tính nam (MSM) tại Tiểu vùng sông Mekong (GMR):
Chúng ta biết những gì? 2005, Bộ Y tế Công cộng Thái Lan,
Tổ chức CDC Hoa Kỳ.
4. Jenkins, R.A., Khái niệm MSM và Tình dục Nam giới ở
Đông Nam Á. 2005, Trung Tâm Kiểm soát và Phòng ngừa
Dòch bệnh Atlanta, Hoa Kỳ.
5. Khuất, T.H., B.D. Lê, and T.L. Vũ, Nam có quan hệ tình
dục với nam ở Hà Nội: Đặc điểm xã hội và những vấn đề về
sức khỏe tình dục. 2005, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội:
Hà Nội.
6. Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế tại Việt Nam
(FHI/Vietnam), Kế hoạch Hỗ trợ khẩn cấp cho Phòng chống
HIV/AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR), and
C.q.P.t.Q.t.H.K. (USAID), Trao đổi với nam tình dục đồng
giới: Các quan điểm của họ về thay đổi hành vi để dự phòng
HIV. 2008.
7. Trương, T.M., T.T. Tôn, and D. Colby, Hành vi tình dục

đồng giới và nguy cơ lây nhiễm HIV tại khu vực nông thôn
tỉnh Khánh Hòa - Việt Nam, in Giới, Tình dục và Sức khỏe
tình dục. 2006, Nhà xuất bản Thế giới: Hà Nội.
8. Trường Đại học Y Hà Nội and S. Trường Đại học New
South Wales, Autralia, HIV/AIDS và các Trung tâm Giáo
dục Lao động Xã hội ở Việt Nam: Nhu cầu, sự lựa chọn và
chăm sóc về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của học
viên Trung tâm giáo dục lao động xã hội cùng bạn tình của
họ. 2009.
9. Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, Tìm hiểu và giảm kỳ
thò liên quan đến nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới và
HIV. 2010, Hà Nội.
10. Vũ, N.B. and P. Girault, Đối mặt với sự thật: Tình dục
đồng giới nam (MSM) và HIV/AIDS ở Việt Nam, in Giới,
Tình dục và Sức khỏe tình dục. 2005, Nhà xuất bản Thế giới:
Hà Nội.
11. Vũ, M.L.v.n.n.c., Tình dục đồng giới nam tại Việt Nam
- sự kỳ thò và hệ quả xã hội. 2009, SHAPC, Ford
Foundation.: Hà Nội.
10 Tạp chí Y tế Công cộng, 2.2012, Số 23 (23)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
12. Winder, R., HIV và nam giới có quan hệ tình dục đồng
giới ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 2006.
Tiếng Anh
13. Beyrer, C., HIV/AIDS epidemics among men who have
sex with men (MSM) in Africa, Asia, Latin America and the
Caribbean, and the CIS. 2008.
14. Colby, D., HIV Knowledge and Risk Factors among Men
who have Sex with Men in Ho Chi Minh City, Vietnam.
2003.

15. Colby, D., H.N. Cao, and S. Doussantousse, Men who
have sex with men and HIV in Vietnam: A review. 2004.
16. (FHI), F.H.I., Reaching Men Who have Sex with Men in
Ho Chi Minh City: Sexual Identities and HIV Preventuon
Opportunities. 2005.
17. Family Health International (FHI), Minimum package
for HIV prevention interventions targeting men who have
sex with men in Ho Chi Minh City, Vietnam. 2006.
18. Hang, T.X.L., et al., Formative Assessment of Men
Having Sex with Men in Can Tho Province, Vietnam. 2005.
19. ICAAP, Men who have sex with men (MSM) in Vietnam
- The regional picture. 2009.
20. ICAAP, Injection drug use (IDU) a major risk factor for
HIV infection among Men who have sex with men (MSM)
attending an outpatient clinic in Vietnam. 2007.
21. Koe, S., MSM Sex Survey. 2009.
22. Koe, S., Asia Internet MSM Sex Survey. 2010.
23. Ton, T.T. and D. Colby, HIV prevalence and risk factors
among MSM in Khanh Hoa province. 2005.
24. Treat Asia and a t.F.f.A. Research, MSM and
HIV/AIDS risk in Asia: What the Fueling the Epidemic
Among MSM and How Can It be Stopped? 2006.
25. Vu, N.B., Key issue in MSM and HIV Programming in
Vietnam. 2008.
26. Wijngaarden, J.W.d.L.v., Exploring factors and
processes leading to HIV risk among the most vulnerable
children and adolescents in Vietnam. 2006.
27. World Health Organization, Health sector response to
HIV/AIDS among Men who have sex with men: Report of
the consultation. 2009.

×