Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Điều trị rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.89 KB, 8 trang )



Điều trị rối loạn giấc ngủ
ở người cao tuổi

Ngủ là trạng thái đặc biệt của cơ thể, khi cơ thể tạm thời
gián đoạn tất cả các liên lạc với môi trường xung quanh
Giấc ngủ là một quá trình ức chế lan tỏa có tác dụng bảo vệ
vỏ não, giúp cho cơ thể phục hồi sức lực, tăng cường thu nạp
các chất dinh dưỡng, khôi phục lại sức khỏe bị tổn hao trong
lúc thức.

Giấc ngủ và nguyên nhân gây ra chứng rối loạn giấc ngủ

ThS.BS Phan Hữu Phước, chuyên Khoa Lão học TP.HCM,
cho biết, giấc ngủ thực sự trải qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn trạng thái giấc ngủ chậm kéo dài khoảng 90 phút.
Trong giai đoạn này các tế bào não và cơ thể được nghỉ ngơi
tuyệt đối.

- Giai đoạn trạng thái giấc ngủ nhanh kéo dài trong 30 phút.
Trong giấc ngủ nhanh, cơ thể xuất hiện giấc mơ, mộng du,
nói mớ, cử động tay chân…

Ở bệnh nhân rối loạn giấc ngủ kéo dài, quá trình khôi phục
giấc ngủ không được đầy đủ làm cho người bệnh thường
xuyên mệt nhọc, yếu đuối và bị một số triệu chứng khác như
bần thần, chóng mặt, hay quên, buồn bã, bi quan, chán ăn…
Trong trường hợp nặng hơn, có thể gây ra tình trạng suy
nhược cơ thể, thậm chí suy nhược thần kinh.




Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi thường gặp 2
dạng: Dạng mất ngủ và dạng đảo lộn giấc ngủ.

- Mất ngủ ở người cao tuổi là tình trạng người cao tuổi ngủ
ban đêm chỉ được dưới 4 tiếng hoặc trong những tình huống
khó đi vào giấc ngủ chậm nên ngủ rất khuya hay đi vào giấc
ngủ dễ dàng nhưng thức giấc sớm, sau đó trằn trọc suốt đêm.

Ban ngày mệt mỏi, lừ đừ, không muốn làm bất cứ điều gì.
Nguyên nhân gây mất ngủ có thể là do môi trường xung
quanh không yên tĩnh, dùng các chất gây hưng phấn trước
khi ngủ như trà, cà phê, coca hay một số loại thuốc dùng điều
trị bệnh khác. Một số người có thói quen uống rượu trước khi
ngủ hay dùng thuốc an thần lâu ngày nhưng ngưng đột ngột
cũng có thể bị mất ngủ. Những người nhàn rỗi nhiều, người
lao động trí óc lười vận động cũng rất dễ bị mất ngủ.

Ngoài ra, tình trạng đau mãn tính ở cơ, xương , khớp, dị ứng
về đêm, khó thở, ngừng thở khi ngủ, co giật chân khi ngủ,
những trường hợp rối loạn nhịp tim, suy tim và những rối
loạn ở đường tiêu hóa như trào ngược thực quản hay những
vấn đề về đường tiểu như tiểu đêm nhiều lần, tác dụng phụ
của một số nhóm thuốc điều trị bệnh khác có tác động đến hệ
thần kinh trung ương, thấm qua hàng rào máu não và gây ra
tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Ở người tuổi trung niên và cao tuổi, trầm cảm có thể là
nguyên nhân bị mất ngủ, đặc biệt là lúc gần sáng. Tình trạng

lo âu mãn tính kéo dài cũng có thể mất ngủ và gây ra những
cơn ác mộng trong giấc ngủ nhanh.

- Vấn đề đảo lộn giấc ngủ là hiện tượng không ngủ được vào
ban đêm nhưng ngủ nhiều vào ban ngày, hay gặp ở người già
có thể do rối loạn chức năng hoạt động tại não trong quá trình
lão hóa hay sau tai biến mạch máu não, sau một cơn bệnh
nặng…

Hướng điều trị

Cũng theo ThS.BS Phan Hữu Phước, để điều trị chứng rối
loạn giấc ngủ, chúng ta nên:

- Tập thể dục, chơi thể thao vào buổi sáng, cân bằng giữa lao
động trí óc và lao động tay chân.

- Không dùng những chất kích thích như trà, thuốc lá, cà phê,
sô cô la, vitamin C vào buổi tối, không ăn tối quá trễ, nên ăn
nhẹ nhàng, không ăn quá no và nên uống một ly sữa vào buổi
tối.

- Trước khi ngủ có thể tắm nước ấm, mát xa nhẹ nhàng tạo
cảm giác thư giãn.

- Tạo môi trường yên tĩnh tuyệt đối và không có ánh sáng khi
ngủ.

- Dùng những yếu tố vật lý có thể gây ngủ như tiếng động
đều đều, tiếng mưa rơi, tiếng lá xào xạc hay tiếng hát ru.


- Chủ động thư giãn cơ thể bằng cách không suy nghĩ miên
man, tập trung vào nhịp thở, đếm nhịp thở… sẽ dễ đi vào
giấc ngủ.

- Trong những trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể dùng
thuốc an thần hoặc thuốc điều chỉnh giấc ngủ dưới sự chỉ
định của thầy thuốc.

- Để điều trị tình trạng đảo lộn giấc ngủ, điều đơn giản nhất
là hạn chế hoặc không cho người bệnh ngủ vào ban ngày,
chuyển dần giấc ngủ vào ban đêm. Trong những trường hợp
cần thiết, có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để dùng thêm
thuốc điều chỉnh tình trạng rối loạn giấc ngủ.

×