Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kết quả công tác BVTV năm 2007 và kế hoạch công tác trọng tâm năm 2008 Cục Bảo vệ thực vật pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.46 KB, 4 trang )

kết quả nghiên cứu khoa học BVTV - Số 2/2008

43
Kết quả công tác BVTV năm 2007 và kế hoạch
công tác trọng tâm năm 2008

Cục Bảo vệ thực vật

I. Kết quả công tác
Năm 2007, 5 chương trình trọng
điểm của Cục BVTV được thực hiện
là:
1. Chương trình phòng trừ dịch
hại tài nguyên thực vật theo hướng
chuyển đổi cơ cấu cây trồng đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia.
1.1. Sâu bệnh trên lúa:
Sâu cuốn lá nhỏ: 664.836 ha, trong
đó nhiễm nặng 207.700 ha.
Rầy nâu, rầy lưng trắng: 773.700 ha
(nặng 94.600 ha), có 65 ha bị cháy rầy.
Sâu đục thân: 135.000 ha (nặng
15.500 ha)
Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: 73.000
ha (nặng 19.000 ha, tiêu hủy 11.000
ha).
Bệnh đạo ôn: 180.000 ha (nặng
9956 ha).
Ngoài ra còn có chuột, ốc bươu
vàng, bệnh khô vằn, bạc lá. Cây ngô ở
Cao Bằng, Lạng Sơn có 2931 ha bị sâu


gai.
Rau họ hoa thập tự có 1840 ha bị
sâu tơ.
Keo lá chàm ở Quảng Trị có 170 ha
bị sâu ăn lá.
Cây cà phê: 84.000 ha bị rệp sáp,
rệp vảy, khô cành.
Cây dừa bị bọ cánh cứng, cây thông
bị sâu róm.
1.2. Chỉ đạo phòng trừ
Cục đã có thông tin dự báo về sâu
bệnh ngay từ đầu năm, từ đầu các vụ
sản xuất, thông qua Hội nghị tổng kết
công tác toàn quốc, ban hành 36 thông
báo tới 64 tỉnh, thành. Duy trì ban chỉ
đạo phòng chống rầu nâu, vàng lùn,
lùn xoắn lá (RN, VL, LXL) để chỉ đạo
sản xuất. Cục, Viện BVTV và các
doanh nghiệp đã xây dựng mô hình
phòng trừ RN, VL, LXL đạt kết quả.
Tổ chức các Hội nghị về phòng trừ
RN, VL, LXL tại phía Nam.
Tham mưu để Bộ ban hành 2 công
điện, 2 chỉ thị và Cục đã ban hành các
công điện số 46, số 70, số 540 (khẩn)
và công văn để chỉ đạo phòng trừ dịch
hại lúa trên toàn quốc. Cùng các cơ
quan phát hành 3 triệu cuốn sổ tay,
trong đó có 10.000 cuốn bằng tiếng
Khơme, về phòng trừ RN, VL, LXL.

Triển khai các việc trừ sâu hại cây
rừng; thực hiện dự án về GAP, đào tạo
64 giảng viên, 480 nông dân, tổ chức
một số Hội nghị về SRI, về trừ dịch
hại cây tiêu và nhiều công việc khác.
Nhờ đó, phía Nam được mùa, phía
Bắc không mất mùa do sâu bệnh, góp
phần vào chỉ tiêu xuất khẩu gạo, đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia.
2. Chương trình KDTV phục vụ
XNK và hội nhập quốc tế
- Kiểm dịch 208.282 lô hàng có
trọng lượng 20.192.520 tấn.
- Phát hiện 181 lần các đối tượng
KDTV của VN, chủ yếu là ngài đục củ
chỉ đạo bảo vệ thực vật BVTV - Số 2/2008

44

khoai tây.
- Chỉ đạo triển khai KDTV nội địa.
- Đã gieo trồng 1600 mẫu giống cây
trồng trong vườn ươm KDTV, không
phát hiện đối tượng KDTV.
- Giám định 835 mẫu sinh vật gây
hại, phát hiện 1 mẫu nhiễm đối tượng
là tuyến trùng Radopholus imilis.
- Điều tra 1.137 lượt kho với trọng
lượng 3,6 triệu tấn, phát hiện 40 loài
dịch hại thông thường, 2 ổ dịch mọt

đậu Mexicô, 1 ổ dịch TG.
- Kiểm tra, khảo sát các cửa khẩu
mới thành lập. Khảo sát cửa khẩu Nậm
Cắn (Nghệ An).
- Huấn luyện về KDTV: 6 lớp với
225 người (phân tích virus RN, CL,
LXL) và cho cán bộ mới tuyển dụng
về 6 chi cục Lai Châu, Điện Biên, Sơn
La, Đà Nẵng, Đăk Lăk, thành phố Hồ
Chí Minh và cho các công ty khử
trùng.
3. Chương trình nâng cao năng
lực quản lý nhà nước về BV-KDTV,
thuốc BVTV và tăng cường công tác
thanh tra kiểm tra
- Xây dựng 5 chương trình công tác
trọng điểm của Cục, phân công cho
lãnh đạo Cục mỗi đồng chí phụ trách
từng chương trình.
- Trình Bộ và Bộ trình Chính phủ
ban hành 11 văn bản quy phạm, pháp
luật về KDTV: 7 và BVTV: 4.
- Đang soạn thảo văn bản sửa đổi
quy định số 50 của Bộ NN-PTNT về
kiểm dịch chất lượng, dư lượng và
khảo nghiệm thuốc BVTV.
- Xây dựng, đề nghị các cấp có
thẩm quyền ban hành 5 tiêu chuẩn VN,
43 tiêu chuẩn cơ sở, 7 quy chuẩn kỹ
thuật ngành về BVTV, KDTV, thuốc

BVTV, vào tháng 1-2008.
- Rà soát 210 tiêu chuẩn ngành để
chuyển thành quy chuẩn quốc gia, tiêu
chuẩn cơ sở theo Luật tiêu chuẩn.
- Thẩm định 1085 hồ sơ đăng ký
thuốc BVTV và cấp 413 giấy phép
khảo nghiệm, trình Bộ ký cho phép
đưa ra thị trường 916 sản phẩm thuốc
BVTV mới.
- Cấp 177 giấy phép nhập khẩu
thuốc BVTV hạn chế sử dụng, thuốc
BVTV mẫu, chất chuẩn theo quy định.
- Kiểm dịch 4.786 mẫu chất lượng
thuốc BVTV và 5725 mẫu dư lượng
thuốc BVTV, có 73 mẫu quá mức dư
lượng tối đa cho phép, khảo nghiệm
sinh học 3074 thuốc mới, khảo nghiệm
diện rộng xong 1662 lần.
- Các chi cục BVTV đã tiến hành
481 đợt thanh tra với 10.107 cửa hàng,
đại lý bán thuốc BVTV, phát hiện
1454 cửa hàng vi phạm: không đủ điều
kiện, bán thuốc cấm, thuốc ngoài danh
mục, vi phạm nhãn mác
- Kiểm tra và phát hiện 1742
trường hợp vi phạm, trong tổng số
5768 hộ nông dân trồng rau: không
tuân thủ thời gian cách ly, vi phạm
trang bị bảo hộ lao động, vi phạm
kỹ thuật sử dụng thuốc và gây ô

nhiễm môi trường (vứt bao gì bừa
bãi).
- Các chi cục đã cấp 6.098 chứng
chỉ buôn bán thuốc, 16 chứng chỉ gia
công sản xuất thuốc. Mở 2002 lớp
huấn luyện cho 72.073 người về pháp
lệnh BV-KDTV; 33 lớp cho 2295
người kinh doanh thuốc BVTV; 36 lớp
cho 2.761 người buôn bán thuốc
chỉ đạo bảo vệ thực vật BVTV - Số 2/2008

45
BVTV.
- Thanh tra về BVTV:
+ Cùng thanh tra của Bộ Y tế thanh
tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm.
+ Thực hiện kế hoạch thanh tra của
Bộ về thi hành pháp luật về BV-
KDTV trong việc kinh doanh thuốc
BVTV, phát hiện 57/134 nhãn thuốc vi
phạm nguồn xuất xứ (của 13 đơn vị,
công ty ) và 1/5 mẫu thuốc không đạt
chất lượng.
+ Lập 881 biên bản vi phạm hành
chính, đã ra 729 quyết định xử phạt.
+ Giải quyết 6 đơn khiếu nại về
thuốc BVTV.
4. Chương trình chuyển giao ứng
dụng KHCN BVTV phục vụ sản

xuất NN theo hướng sản xuất NN
sạch, bền vững
Tiếp tục thực hiện chương trình "3
giảm 3 tăng".
Tổ chức 4 lần hội nghị đầu bờ về
SRI - mô hình thâm canh cải tiến.
Đang xin kinh phí để mở rộng tại
ĐBSH.
Khảo sát 16 đề tài: Xây dựng các
tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Mở rộng kỹ thuật sạ lúa né rầy.
Mở rộng nuôi ong ký sinh trên rau ở
nhiều tỉnh.
5. Chương trình kiểm soát dư
lượng thuốc BVTV trên rau quả và
các sản phẩm NN khác nhằm đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg về
các biện pháp cấp bách đảm bảo
VSATTP và 3 chỉ thị của Bộ NN-
PTNT cũng về vấn đề này. Kết quả
58/64 tỉnh thành thực hiện nghiêm túc
các chỉ thị nói trên.
Lấy mẫu gạo để phân tích dư lượng
acetamiprid và thấy dư lượng thấp hơn
mức cho phép.
Hai trung tâm kiểm dịch thuốc
BVTV phía Bắc và phía Nam hàng
tháng đều lấy mẫu rau, chè ở chợ, siêu
thị để phân tích dư lượng thuốc

BVTV.
Triển khai mô hình sản xuất rau an
toàn (GAP) ở Hà Tây và phối hợp với
Cục trồng trọt về sản xuất chè sạch và
kiểm tra điều kiện vùng sản xuất rau
an toàn tại TP. HCM, Hà Nội, Hà Tây,
Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Long An,
Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu.
Phối hợp với Công ty cổ phần
BVTV An Giang hướng dẫn nông dân
xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn
theo hướng GAP. Tổ chức 2 lớp huấn
luyện TOT cho 201 cán bộ của 36
tỉnh.
Ngoài 5 chương trình nói trên, một
số công tác khác đã được thực hiện là:
- Công tác kế hoạch tài chính.
- Công tác tổ chức quản lý hành
chính.
- Công tác hợp tác quốc tế: dự thảo
Hiệp định về KDTV giữa Việt Nam và
Trung Quốc, giữa Việt Nam và Belarus.
Tham gia thực hiện hiệp định GMS.
Viện trợ vật tư cho Campuchia. Hội thảo
với ASEAN về KDTV, với tổ chức Crop
Life. Làm việc với Lào và 40 đoàn nước
ngoài về KDTV và thuốc BVTV,
ATVSTP và một số công việc khác.
Một số tồn tại
- Công tác thanh tra gặp khó khăn

do các cấp thẩm quyền ban hành
chỉ đạo bảo vệ thực vật BVTV - Số 2/2008

46

những văn bản quy phạm pháp luật
chuyên ngành, chưa thống nhất, chưa
có mẫu trang phục, phù hiệu, tiêu
chuẩn và thẻ thanh tra ngành nông
nghiệp.
- ở một số đơn vị triển khai chậm
các dự án

II. Chương trình công tác
trọng tâm năm 2008

A. Thực hiện chương trình
trọng điểm của Cục và Ngành
1. Bảo vệ sản xuất
2. VSATTP
3. Cải cách hành chính
B. Phương hướng, nhiệm vụ
và các giải pháp thực hiện
1. Bảo vệ thực vật
Nắm chắc tình hình thời tiết, cây
trồng, dịch hại Dự báo sớm sâu bệnh
15-20 ngày, không để bị thiệt hại trên
5%, các cây trồng khác trên 7%.
- Kiểm tra giám sát dịch hại ở các
tỉnh trọng điểm, không để dịch trên

diện rộng; chú trọng các cây lúa, tiêu,
cà phê, chè, thông
2. Kiểm dịch thực vật
Cùng các cơ quan chức năng khác
quản lý chặt nguồn hàng xuất nhập
khẩu, kiểm dịch nhanh, chính xác,
ngăn ngừa kịp thời các đối tượng
KDTV.
Đơn giản hóa giấy tờ nghiệp vụ.
Kiểm dịch 230.000 lô hàng có trọng
lượng 21 triệu tấn.
Triển khai mạnh KDTV nội địa.
3. Quản lý thuốc BVTV
Tăng cường quản lý việc nhập khẩu,
gia công, kinh doanh và sử dụng thuốc
BVTV, chú trọng các thuốc cấm và
hạn chế dùng ở nước ta.
Đẩy mạnh hướng dẫn nông dân sử
dụng thuốc BVTV.
Kiểm tra chất lượng, dư lượng thuốc
BVTV.
4. Thanh tra pháp chế
Xây dựng, bổ sung, sửa đổi các
văn bản quy phạm, pháp luật về
BVTV, KDTV, thuốc BVTV và các
việc khác theo chức năng.
5. Vệ sinh an toàn thực phẩm
Tiếp tục các công việc đã thực hiện
trong năm 2007.
Ngoài ra, phối hợp với Viện Rau

quốc tế tại Hà Nội tập huấn nâng cao
cho giảng viên tại miền Nam, miền
Trung về sản xuất rau an toàn.
Huấn luyện nông dân lồng ghép
IPM/EIQ/GAP.
Mở 1 lớp IPM cho các vùng trồng
rau: đào tạo giảng viên.
Mở 100 lớp IPM cho nông dân.
Mở 8 lớp về EIQ tại Hà Tây, Lâm
Đồng, Hà Nội, Hải Phòng.
6. Công tác cải cách hành chính
7. Các công tác trọng tâm khác.



×